Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì sao con người khổ đến vậy ?

21/01/201410:58(Xem: 6171)
Vì sao con người khổ đến vậy ?
CON NGƯỜI SỐNG Ở ĐỜI
SAO KHỔ ĐẾN VẬY?
Hòa thượng Tịnh Không

canh_khoTrong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên.

Con người vì sao khổ đến như vậy? Chúng ta phải hiểu rõ chân tướng sự thật và đạo lý của nhân quả báo ứng. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ. Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải viễn ly tham sân si. Khởi tham sân si là tạo ác nghiệp cực trọng, chiêu cảm đến quả báo.

canh_kho_2Nhiều người trên thế gian có phước báu. Phước báu đó là quả của tâm thiện, hành thiện tạo tác nghiệp thiện. Đức Phật đã dạy, đoạn ác tu thiện thì nghiệp báo có thể thay đổi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm, triều nhà Minh, nhờ thông suốt đạo lý nhân quả này mà cả đời không những có thể chuyển đổi vận mạng chính mình mà còn cầu được tài, được con, và được công danh. “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” quả thực không sai.

Thế nhưng cầu nguyện có đạo lý của cầu nguyện. Như lý như pháp mà cầu, nhất định sẽ đạt. Vậy, thế nào gọi là như lý như pháp mà cầu? Chúng ta khởi tâm động niệm vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh, không chỉ riêng lẻ vì chính mình. Chẳng hạn, chúng ta cầu tài vì mục đích giúp đỡ chúng sinh khổ nạn, lời nguyện cầu phát tài này là hợp lý, nên sẽ được cảm ứng. Còncầu phát tài cho chính mình hưởng thụ sẽ không thể cảm ứng. Chư Phật bồ tát thành tựu việc thiện cho người, giúp người làm việc tốt, chứ không giúp người làm việc ác. Giúp tạo ác nghiệp, chỉ có ma, không phải là Phật.

Chúng tôi những năm đầu khi vừa mới ra giảng kinh, pháp sư Đức Dung ở Đài Loan thường đến nghe giảng kinh, hiện tại vị pháp sư này đã qua đời. Khi đó, một hôm ông hỏi chúng tôi: “pháp sư Tịnh Không, ngài thường hay nói ‘Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng’, bản thân tôi cảm thấy hoài nghi.
Tôi đã từng hướng đến bồ tát Địa Tạng cầu xin một cái tủ lạnh, nhưng đã ba năm vẫn chưa có”. Chúng tôi liền hỏi ông ấy: “xin hỏi đạo tràng của thầy ở bao nhiêu chúng vậy?” Ông nói chỉ có một mình ông. Chúng tôi liền nói: “không cần thiết, nếu tôi là bồ tát Địa Tạng cũng sẽ không cho, vì chỉ có một mình ông thì không cần thiết”. Chúng ta vì đại chúng, thì sự mong cầu này là hợp lý, còn để một mình hưởng thụ mà mong cầu là sai.

Bản thân chúng tôi học Phật nhiều năm kiểm nghiệm xác xác thực thực “hữu cầu tất ứng”. Cái mong cầu của chúng tôi không phải là tủ lạnh, mà là kinh sách. Chúng tôi muốn đọc những kinh sách nào, chỉ cần trong lòng nghĩ đến, thì khoảng một hai tháng liền sẽ có người đưa đến, cảm ứng rất tốt. Chúng tôi nhớ được thời gian linh ứng dài nhất là nửa năm. Khi đó trong lòng chúng tôi muốn tìm một bộ Trung Quán Luận Sớ, chúng tôi nhờ người tìm giúp nhưng đến nửa năm mới tìm được, chân thật “hữu cầu tất ứng”. Chúng ta xuất gia vì muốn thâm nhập kinh tạng, vì để hoằng pháp lợi sinh, do đó kinh điển là sách tham khảo trọng yếu, quyết không phải là nhu cầu xa xỉ, cũng không vì chính mình, cho nên cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Vọng Tây(dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 8630)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
09/02/2014(Xem: 9047)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13140)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
09/02/2014(Xem: 5037)
Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác.
09/02/2014(Xem: 5647)
Đạo Phật không phải là một tín ngưỡng tôi giáo cuồng tín. Đạo Phật là phương pháp sống mang đầy triết lý. Do vậy, để nghiên cứu đạo Phật, bạn không cần phải tin tưởng vào một điều gì đó xa với thực tế. Điều quan trọng là chính bản thân bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu và thể nghiệm, chứ không phải chỉ dựa vào niềm tin.
08/02/2014(Xem: 5613)
Thường người ta có thái độ rất sai lầm về tâm nghi. Thay vì coi Nghi như con đường dẫn đến trí tuệ, họ coi đó là sai lầm, là điều không bao giờ nên xảy ra. Tâm nghi là cánh cửa trí tuệ, là lý do tại sao khoa học dựa trên nghi vấn và thí nghiệm đã rất tiến bộ,
05/02/2014(Xem: 20780)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
04/02/2014(Xem: 4642)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng..
01/02/2014(Xem: 10022)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường. Do vậy, trong khóa tu Gieo Duyên cuối năm 2013 tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, chúng tôi trong Ban Giáo Thọ phụ trách giảng giải chủ đề này trong ba buổi học để học viên nắm vững được đầy đủ hơn, ngõ hầu vui thích học pháp và như vậy mới dễ dàng cho việc ứng dụng giáo pháp vào đời sống thường nhật. Trạch pháp - chọn pháp – nói đủ là trạch pháp giác phần hay pháp giác ý. Dùng trí tuệ lựa chọn, phân biệt đúng sai, thật giả của các pháp để chọn chân bỏ giả thẳng hướng tới Bồ Đề, là một trong bảy pháp giác chi như lời Phật dạy.
01/02/2014(Xem: 8916)
Không gian vũ trụ mênh mông vô định hướng, nhưng không gian cũng chỉ là sự tích tập, buông xả mà thôi. Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung. Cuộc sống con người cũng vậy, không phải từ lúc sinh ra cho
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]