Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân Như

24/12/201308:41(Xem: 7859)
Chân Như

Sakya_Muni_67


CHÂN NHƯ

o0o

T/S Lâm Như-Tạng

o0o

I-KHẢO SÁT MỘT

Khảo sát về Chân Như trong tự điển “A Dictionary of Chinese Buddhist Terms” viết như sau:

“Tiếng Phạn viết là Bhũtatathatã. “Chơn” is as the real. “Như” is “as Như Thường , as thus always, or eternally so. i.e. reality as contrasted with unreality, or appearance and unchanging or immutable as contrasted with from and phenomena. It resembles the ocean in contrast with the waves. It is the eternal, impersonal, unchangeable reality behind all phenomena. Bhũta is substance, that which exists; tathatã is suchness, thusness; i.e. such is its nature. The word is fundamental to Mahãyana philosophy, implying the obsolute, the ultimate source and character of all phenomena, it is all. It is also called self-existent pure Mind (tự tánh thanh tịnh tâm); Buddha-nature (Phật tánh); Dharmakãya (pháp thân); Tathãgata-gabha (Như Lai Tạng) or Buddha-treasury; reality (thực tướng); Dharma-realm (pháp giới); Dharma-nature (pháp tánh); the complete and perfect real nature or reality (viên thành thật tánh);

There are categories of 1, 2, 3, 7, 10 and 12 in number: (1) The undifferentiated whole . (2) There are several antithetical classes, e.g. the unconditioned and the conditioned; the “Không” void , static, abstract, noumenal, and the “Bất không” not-void, dynamic, phenomenal; pure, and affected (or infected) ; undefiled (or innocent), i.e. that of Buddhas, defiled, that of all beings; in bonds and free; inexpressible , and expressible in words. (3) Formless (vô tướng); uncreated (vô sanh); without nature (vô tánh); i.e. without characteristics or qualities, absolute in itself. Also as relative; i.e. good, bad, and indeterminate , (7, 10, 12).

The 7 are given in the “Duy Thức Luận 8”; the 10 are in two classes, one of the “Biệt Giáo” cf. Duy Thức Luận 8; the other of the Viên Giáo, cf. Bồ Đề Tâm Nghĩa 4; the 12 are given in the Nirvãna Sũtra.

Ngoài ra còn có những từ lien quan đến Chân Như như:

Chân Như Nhứt Thục: Bhũtatathatã the only reality, the one Bhũtatathatã reality.

Chân Như Tam Muội: The meditation in which all phenomena are eliminated and the bhũtatathatã or absolute is realized.

Chân Như Nội Huân: The internal performing or influence of the bhũtatathatã or Buddha-spirituality.

Chân Như Thật Tướng: The essential characteristic or mark (laksana) of bhũtatathatã; i.e. reality. Chân Như is bhũtatathatã from the point ot view of the void, attributeless absolute. Thật Tướng: is bhũtatathatã from the point of view of phenomena.

Chân Như Hải: The ocean of the bhũtatathatã, limitless.

Chân Như Pháp Thân: The absolute as dharmakãya, or spiritual body, all embracing.

Chân Như Duyên khởi: The absolute in its causative or relative condition ; the bhũtatathatã influenced by environment, or pure and

impure condition, produces all things.

Chân Như Tùy Duyên: The conditioned bhũtatathatã, i.e. as becoming; it accords with the Vô Minh Nhiễm Duyên unconscious and tainting environment to produce all phenomena.”

II- KHẢO SÁT HAI

Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau:

“Chân: chân thật, không hư vọng.

Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.”

Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau:

1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp.

2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .

3/ Vô tánh Chân Như: Chân Như không có tánh; đó là cái thể thật của các pháp, không bàn bạc suy xét được. Đó là thật tánh không dính vào sự chấp trước của vọng tình.

Pháp Bảo Đàn kinh, phẩm 5, tọa thiền viết: cái tánh người ta vốn trong sạch, chỉ bởi sự nghĩ quấy (vọng niệm) nó che lấp cái Chân Như. Vậy cứ không tưởng quấy (vọng tưởng) thì cái tánh tự nhiên trở nên trong sạch.

Những từ ngử khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường . Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêng, vắng lặng mà mầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng. Tịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di Đà. Khổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn Như. Chơn Như, Pháp Tánh hay Phật Tánh có vô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội Huân: Chân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánh mà phát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởng lý vô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

III-KHẢO SÁT BA

Tham khảo danh từ Chân Như đối chiếu Việt-Anh và có thêm phần chữ Sanscrit để chúng ta có cơ hội đối chiếu và tìm hiểu sâu hơn về sự tương quan giữa Chân Như và các từ ngử khác.

1/ The meanings of the bhutatathata:

  • Chân là chân thực: “Chân” means the “real,” or “true.”
  • Như là như thường: “Như” means “so,” “such,” “suchness,” “thus,” “thusness,” “thus always,” “ in that manner,” or “eternally so.”

“Chân Như: Bhutatathata or Tathata (skt)—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên Thành Thực Tính—Real—Reality—Suchness—According to reality—Natural purity—Theo Trung Quán Luận, chân như là chân lý, nhưng nó phi nhân cách. Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai chính là môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về thực tại. Ngài là Thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời Ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đối và hiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như, nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đây là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là Như Lai Tạng—According to Madhyamaka Philosophy, Tathata is the Truth, but it is impersonal. In order to reveal itself, it requires a medium. Tathagata is that medium. Tathagata is the epiphany of Reality. He is Reality personalized. Tathagata is an amphibious being parting both of the Absolute and phenomena. He is identical with Tathata, but embodied in a human form. That is why Tathata is also called the womb of Tathagata (Tathagatagarbha)—See Tự Tánh Thanh Tịnh

2/ Những từ khác về “Chân Như”—Other terms for “Bhutatathata”

  • Chân Thực Như Thường: The eternal reality.
  • Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.
  • Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.
  • Phật Tánh: Buddha-nature.
  • Pháp Thân: Dharmakaya.
  • Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.
  • Thực Tướng: Reality.
  • Pháp Giới: Dharma-realm.
  • Pháp Tính: Dharma nature.
  • Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

* Nhất Chân Như—The undifferentiated whole.

* Nhị Chân Như—There are two kinds of bhutatathata:

a/ Theo Chung Giáo của Tông Hoa nghiêm—According to the Final Teaching of the Flower Adornment Sect:

Có những từ như sau:

* 1) Bất Biến Chân Như: Chân tính của vạn pháp là bất biến (vạn pháp là chân như)—The immutable bhutatathata in the absolute.

* 2) Tùy Duyên Chân Như: Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên vọng pháp (chân như là vạn pháp)—The bhutatathata in relative or phenomenal conditions.

b/ Theo Biệt Giáo của Tông Thiên Thai—According to the Differentiated teaching of the T’ien-T’ai Sect:

Có những từ như sau:

* 1) Như Thật Không: The essence in its purity—The void—Static—Abstract—Noumena.

* 2) Như Thật Bất Không: The essence in its differentiation—The not-void—Dynamic--Phenomenal.

c/ Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to The Awakening of Faith:

* 1) Thanh Tịnh Chân Như: The pure bhutatathata.

* 2) Nhiễm Tịnh Chân Như: Infected (affected) bhutatathata.

d)

* 1) Hữu Cấu Chân Như: Chân như nơi chúng sanh—Defiled bhutatathata, i.e. that of all beings.

* 2) Vô Cấu Chân Như: Chân như nơi chư Phật—Undefiled or innocent bhutatathata, i.e. that of Buddhas

e)

* 1) Tại Triền Chân Như: Bonded (In bonds) bhutatathata.

* 2) Xuất Triền Chân Như: Free bhutatathata.

f) Cũng Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to the Awakening of Faith:

* 1) Y Ngôn Chân Như: Dựa vào danh nghĩa lời nói giả danh để hiện rõ bản tướng—Bhutatathata that is expressible in words.

* 2) Ly Ngôn Chân Như: Thể của chân như vốn là xa lìa tướng ngôn từ, xa lìa tướng tâm niệm—Bhutatathata that is inexpressible.

g) Theo Đại Trí Độ Luận, có ba loại Chân Như—According to the Mahaprajnaparamita-Sastra, there are three kinds of Tathata or essential nature:

* 1) Chân Như là tánh đặc thù của mỗi sự vật: Tathata means the specific, distinct nature of everything.

* 2) Chân Như là tánh tối hậu của những bản chất đặc thù của sự vật về tánh hạn định hay tánh tương đối của mọi sự vật: Tathata means the non-ultimacy of the specific natures of things, of the conditionless or relativity of all things that are determinate.

* 3) Chân Như là Thực Tại tối hậu của mỗi sự vật: Bản chất tối hậu, vô hạn định hay phi nhân duyên của tất cả sự vật mới đích thật đúng nghĩa Chân Như—Tathata means the ultimate reality of everything. Only this ultimate, unconditioned nature of all that appears which is Tathata in the highest sense. 

3/ Nhị Chân Như(xin xem thêm phần Nhị Chân Như trong phần “Khảo Sát Bốn” tiếp theo )

4/ Tam Chân Như—Three kinds of bhutatathata:

a/

* 1) Vô Tướng Chân Như: Thể của chư pháp là hư tướng—Formless bhutatathata.

* 2) Vô Sinh Chân Như: Chư pháp do nhân duyên sinh ra, nên là vô thực sinh—Uncreated bhutatathata.

* 3) Vô tánh Chân Như: Chân thể của chư pháp, tuyệt hết tất cả mọi suy nghĩ và lời nói—Without nature bhutatathata (without characteristics or qualities, absolute in itself).

b)

* 1) Thiện Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành thiện pháp—Good-deed bhutatathata.

* 2) Bất Thiện Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành bất thiện—bad-deed bhutatathata.

* 3) Vô Ký Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành vô ký pháp—Indeterminate bhutatathata.

Ngoài ra còn có những từ khác như sau:

Chân Như Duyên Khởi: Chân như bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, điều kiện thanh tịnh hay bất tịnh, tạo ra chư pháp—The absolute in its causative or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things.

** For more information, please see Duyên

Khởi and Tứ Duyên Sanh .

Chân Như Hải: Biển chân như—Pháp tính chân như có đầy đủ vô lượng công đức tính—The ocean of the Bhutatathata, limitless.

Chân Như Nhứt Thực: Chân như là chân lý duy nhất—Bhutatathata the only reality, the one bhutatathata reality.

Chân Như Nội Huân: Hương thơm từ bên trong hay ảnh hưởng của chân như (pháp tánh của chân như là sự cảm hóa từ bên trong trong. Chân như là tự tánh thanh tịnh tâm mà ai ai cũng đều có, là pháp thân của chư Phật. Pháp thân nầy có khả năng trừ bỏ vọng tâm ở bên trong. Còn bên ngoài thì nhờ hai báo thân và hóa thân của chư Phật để lại giúp đở huân tập. Nhờ đó mà chúng sanh dần dần phát tâm Bồ Đề, chán cõi thế tục và cầu thành Phật)—The internal perfuming or influence of the bhutatathata, or Buddha-spirituality.

Chân Như Pháp Thân:

* Bất Không Chân Như có đầy đủ pháp công đức vô lượng: Not-void, or phenomenal bhutatathata has limitless virtue.

* Cái thể của pháp thân, chân thực như thường: The absolute as dharmakaya or spiritual body, all embracing.

Chân Như Tam Muội: Thiền định quán lý chân như vô tướng, trong đó mọi hiện tượng đều tận diệt và chân như hiển lộ—The true thusness samadhi—The meditation in which all phenomena are eliminated and the Bhutatathata or absolute is realized—See Nhứt Tướng Tam Muội.

Chân Như Thực Tướng: Chân như và thực tướng là đồng thể, nhưng tên gọi khác nhau. Đối với nghĩa nhất như của không đế thì gọi là chân như; còn đối với nghĩa diệu hữu của giả đế thì gọi là thực tướng—The essential characteristic or mark (laksana) of the Bhutatathata, i.e. reality. The bhutatathata from the point of view of the void, attributeless absolute; the real-nature is bhutatathata from the point of view of phenomena.

Chân Như Tùy Duyên: Tùy duyên chân như là tùy theo nhiễm duyên vô minh mà sinh ra vọng pháp, hay chân như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, tịnh hay bất tịnh, mà sanh ra vạn pháp—The conditioned Bhutatathata or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things—See Chân Như Duyên Khởi.” (tham khảo Phật Học Từ Điển của Thiện Phùc).

IV- KHẢO SÁT BỐN

Mặc dù trong số những Từ Điển Phật Học đã trích dẫn có phần giống nhau nhưng cũng có nhiều luận điểm không tương đồng nên chúng tôi xin trích dẫn ra đây để tiện việc so sánh, tham khảo.

Chân Như, bhùta-tathatà

“Chân có nghĩa là chân thật. Như có nghĩa là như thường. Thể tính của chư pháp là lìa xa hư vọng, thường trụ, không biến, không đổi nên gọi là Như. 

Luận Duy Thức quyển 2 viết: “Chân là chân thực, làm rõ cái không phải là hư vọng. Như là như thường, biểu thị sự không biến đổi. Tức là sự chân thực đó trong hết thảy chư pháp, thể tính của nó là thường như nên gọi là chân như”.

Các từ Tự tính thanh tịnh tâm, Phật tính, Pháp thân, Như Lai Tạng, Thực tướng, Pháp giới, Pháp tánh, Viên Thành Thực Tánh, đều là một thể, chỉ khác tên gọi.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.” 

1/ Nhất Chân Như:

Một cõi chân pháp, không sai biệt. Đó là cái nhất tâm chân sinh chưa chia chẻ ra.

2/ Nhị Chân Như: có nhiều loại:

(1) Tùy duyên Chân Như, bất biến chân như: Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên vọng pháp của chin cõi, đó là tùy duyên chân như. Tuy tùy duyên Chân Như là vọng pháp, song chân tính bất biến, nên gọi là Bất biến Chân Như. Vì là tùy duyên Chân Như nên Chân Như tức là vạn pháp. Vì là bất biến Chân Như nên vạn pháp tức Chân Như. Đó là những lời bàn trong chung giáo của tông Hoa Nghiêm, trong Biệt Giáo của tong Thiên Thai.

(2) Không Chân Như, Bất không Chân Như: Chân Như rút cục lìa các pháp mà trong như gương sáng. Đó là Không Chân Như; Chân Như có đầy đủ tất cả các pháp, thanh tịnh như gương sáng hiện lên muôn vẻ, nên gọi là Bất Không Chân Như. Đây cũng là thuyết của Đại Thừa Khởi Tín luận .

(3) Thanh Tịnh Chân Như, Nhiễm Tịnh Chân Như: Đây là tên khác của Tùy Duyên Chân Như và bất biến Chân Như (tham khảo luận Thích Ma Ha Diễn quyển 3).

(4) Hửu Cấu Chân Như, Vô Cấu Chân Như: Chân Như mà chúng sanh có đầy đủ gọi là Hửu Cấu Chân Như. Chân Như mà chư Phật hiển hiện gọi là Vô Cấu Chân Như. Đây là thuyết nêu ra trong Đại Thừa Chỉ Quán quyển 2.

(5) Tại Triền Chân Như, Xuất Triền Chân Như và Vô Cấu Chân Như: ( tham khảo Khởi Tín luận).

(6) Sinh Không Chân Như, Pháp Không Chân Như: Chân Như không có nhân ngã mà hiểu rõ gọi là Sinh Không Chân Như. Chân Như không có Pháp Ngã mà hiểu rỏ gọi là Pháp Không Chân Như. Đây là thuyết của Duy Thức Luận.

(7) Y ngôn Chân Như, Ly ngôn Chân Như: Thể của Chân Như vốn là xa lìa tướng ngôn từ, xa lìa tướng tâm niệm, đó là Ly Ngôn Chân Như. Dựa vào ngôn ngữ lời nói gỉa danh để hiện rõ bản tướng gọi là Y Ngôn Chân Như. Đó cũng là thuyết của Khởi Tín Luận.

(8) An lập Chân Như, Phi An lập Chân Như: Đó là tên gọi 

khác của Y Ngôn Chân Như và Ly Ngôn Chân Như. Theo thuyết của Thám Huyền Ký.

(9) Tương Đãi Chân Như, Tuyệt Đãi Chân Như:là tên 

gọi khác của An Lập Chân Như và Phi An Lập Chân Như.

Đây là thuyết của Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao.

Như trên chúng ta đã thấy sở dĩ gọi Nhị Chân Như vì từng

cặp đối nghĩa nhau nên mới có tên gọi như thế.

3/ Tam Chân Như:

(1) Vô tướng Chân Như: nói về thể của chư pháp là hư tưởng mà không có hư tướng biến kế sở chấp.

(2) Vô Sinh Chân Như: nói về chư pháp do nhân duyên sinh ra, nên là vô thực sinh.

(3) Vô Tính Chân Như: nói về chân thể của chư pháp, tuyệt hết cả suy nghĩ và lời nói, đó là thực tính không chấp vào vọng tình.

Ba Chân Như nầy dựa vào Tam Vô Tính trong Duy Thức Luận mà lập ra. Còn gọi là: (1) Thiện Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành thiện pháp. (2) Bất Thiện Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành bất thiện pháp. (3) Vô Ký Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành vô ký pháp (xem Tạp Tập Luận).

4/ Thất Chân Như: 

(1) Lưu Chuyễn Chân Như: nói về thực tính lưu chuyễn của Hửu Vi pháp.

(2) Thực Tướng Chân Như: nói về thực tính hiển hiện của vô ngã.

(3) Duy Thức Chân Như: nói về thực tính duy thức của nhiễm tịnh pháp.

(4) An Lập Chân Như: nói về thực tính của Khổ Đế.

(5) Tà Hạnh Chân Như: nói về thực tính của Tập Đế.

(6) Thanh Tịnh Chân Như: nói về thực tính của Diệt Đế.

(7) Chính Hạnh Chân Như:nói về thực tính của Đạo Đế.

Ba Chân Như: Lưu Chuyển, An Lập, Tà Hạnh không thông với Phật. Ba loại Chân Như: Thực Tướng, Duy Thức và Thanh Tịnh là cảnh của Căn Bản Trí. Chân Như còn lại thuộc về Hậu Đắc Trí. Đó là lấy nghĩa thuyết mà nêu là bảy. Nếu bỏ nghĩa thuyết mà bàn về cái thể của Chân Như, thì bảy loại Chân Như chỉ là một loại Chân Như vậy (tham khảo Giải Thâm Mật kinh, Phân Biệt Du Già phẩm và Duy Thức Luận quyển 8).

5/ Thập Chận Như: mười Chân Như mà hàng Bồ Tát Thập Địa chứng được đó là:

(1) Biến Hành Chân Như: loại Chân Như nầy là do hai không: Pháp Không và Ngã Không hiển hiện. Mọi Pháp không có chỗ nào là không tồn tại nên gọi là Biến Hành.

(2) Tối Thắng Chân Như: Chân Như nầy có đủ đức vô biên, cao hơn tất cả các pháp khác, nên gọi là tối thắng.

(3) Thắng Lưu Chân Như: giáo pháp mà Chân Như nầy lưu chuyễn rất là thù thắng, nên gọi Thắng Lưu Chân Như.

(4) Vô Nhiếp Thọ Chân Như: chân như nầy không bị lệ thuộc, không phải là cái mà ta giữ lấy, nên gọi là Vô Nhiếp Thọ Chân Như.

(5) Vô Biệt Chân Như: chân như nầy không có các loại sai biệt nên gọi là vô biệt chân như.

(6) Vô Nhiễm Tịnh Chân Như: bản tính của chân như nầy là vô nhiễm, không phải là về sau mới thanh tịnh.

(7) Pháp Vô Biệt Chân Như: loại chân như nầy đa số pháp là an lập, không có biệt dị, nên gọi là pháp vô biệt.

(8) Bất Tăng Giảm Chân Như: loại chân như nầy xa lìa chấp trước tăng giảm, không phải tùy theo tịnh nhiễm mà có tăng giảm nên gọi là bất tăng giảm. Còn gọi là “tướng độ tự đại sở y chân như”. Vì hàng Bồ Tát nếu chứng được loại chân như nầy thì có thể tự tại hiện ra thân tướng, hiện ra quốc độ.

(9) Trí Tự Tại Sở Y Chân Như: hàng Bố Tát nếu chứng được loại chân như nầy, thì được vô ngại giải đắc tự tại nên có tên như vậy.

(10) Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chân Như: nếu chứng được loại chân như nầy thì ở nhất thiết thần không tác nghiệp Đà La Ni Định Môn đều được tự tại nên có tên như vậy. Cái tính của chân như thật ra không sai biệt nay tùy theo thắng đức mà lập ra 10 loại Chân Như. Hàng Bồ Tát ở bậc sơ địa đã đạt được tất cả và có thể chứng hành, nhưng còn chưa được viên mãn nên phải làm cho viên mãn rồi sau mới xây dựng được (tham khảo Duy Thức Luận quyển 10).

6/ Thập Nhị Chân Như: còn gọi là 12 vô vi, 12 Không, gồm có: 

(1) Chân Như

(2) Pháp Giới: giới có nghĩa là cậy dựa, là nơi mà Phật Pháp dựa vào.

(3) Pháp Tính: đó là thể tính của các pháp nên gọi là pháp tính.

(4) Bất Hư Vọng Tính: để đối lại với hư vọng tính của chư pháp hửu vi mà gọi là hư vọng tính.

(5) Bất Biến Dị Tính: để đối lại với sinh diệt biến dị của chư pháp mà gọi là bất biến dị tính.

(6) Bình Đẳng Tính: đối lại với sự sai biệt khác nhau của chư pháp mà gọi là bình đẳng tính.

(7) Ly Sinh Tính: lìa bỏ sinh diệt nên gọi là ly sinh tính.

(8) Pháp Định: pháp tính thường trụ nên gọi là pháp định.

(9) Pháp Trụ: pháp vị mà chư pháp trụ ở chân như nên gọi là pháp trụ.

(10) Thực Tế: đó là chổ cùng cực chân thực của chư pháp tính nên gọi là thực tế.

(11) Hư Không Giới: dùng để ví cái lý thể đầy khắp cả pháp giới nên gọi là hư không giới.

(12) Bất Tư Nghì Giới: cái lý thể tuyệt hết tư duy và ngôn ngữ nên gọi là bất tư nghì giới (tham khảo kinh Đại Niết Bàn)..

7/ Viên Giáo Thập Chân Như

Mười chân như nói trên là nghĩa của Biệt Giáo. Mười chân Như của Viên Giáo nói trong kinh Pháp Hoa, chỉ có Phật và Bồ Tát

mới có thể đến cùng tận thực tướng của chư pháp. Có mười phép như thị nên mười như thị và mười chân như danh nghĩa giống nhau. Tông Thiên Thai bảo rằng vô tác trong vô tác. Chân Ngôn nói rằng 10 giới chân như. Bộ Lý Thú Thích giải nghĩa trong 10 núi Kim Cương trí biểu thị 10 địa, 10 chân như, 10 pháp giới c ủa Như Lai như vậy.

Trong bộ Tức Thân Thành Phật Nghĩa Thích trong 10 giới đã liệt kê nhóm địa ngục, 10 giới cũng giống với Thiên Thai. Trong đó có giải thích giả và chân như của Phật Tính luận, nên gọi là Chân Như (tham khảo Bồ Đề Tâm Nghĩa, quyển 4).” (tham khảo Phật Học Hán Việt đã dẫn).

Còn những loại Chân Như khác như Chân Như Bất Biến, Chân Như Duyên Khởi, Chân Như Hải, Chân Như Nội Huân, Chân Như Pháp Thân, Chân Như Tam Muội, Chân Như Thực Tướng, Chân Như Tịch Diệt Tưóng, Chân Như Tùy Duyên đã giải thích ở phần trên.

V- KHẢO SÁT NĂM

Một khảo sát khác về Chân Như chiết giải như sau.

“Chân Như, tiếng Phạn là Tathatà hoặc là bhùta-tathatà, chỉ bản thể chân thật, nguồn gốc của tất cả muôn vật. Còn gọi là Như Như, Như Thực, Pháp Giới, Pháp Tính, Thực Tế , Thực Tướng, Như Lai Tạng, Pháp Thân, Phật Tính, Tự Tính Thanh Tịnh Thân, Nhất Tâm, Bất Tư Nghì Giới. Trong sách Hán dịch ở thời kỳ đầu dịch là Bản Vô, Chân, chân thật không hư dối. Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi. Tức là cái mà Phật Giáo Đại Thừa gọi là “Bản Thể của muôn vật”. Nhưng luận cứu một cách tường tận, thì mỗi tông, mỗi nhà giải thích danh từ Chân Như đều có khác, tổng kết có thể đưa ra mấy định nghĩa như sau đây.

Cư theo các kinh điển A Hàm chép thì lý pháp duyên khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, cho nên gọi là Chân Như. Lại cứ theo luận Dị Bộ Tông Luận thì trong chin vô vi mà Hóa Địa Bộ liệt kê có Thiện Pháp Chân Như, Bất Thiện Pháp Chân Như, Vô Ký Pháp Chân Như, Đạo Chí Chân Như, Duyên Khởi Chân Như. Trong đây, ba tính: Thiện, Bất Thiện, Vô Ký, Tám Chánh Đạo và Lý Pháp Sanh Tử Duyên Khởi, đều là chân thật và vĩnh viễn bất biến cho nên gọi là Chân Như.

Phật Giáo Đại Thừa chủ trương: bản tính của hết thảy sự tồn tại là Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã, bản tính ấy siêu việt các tính sai biệt, cho nên gọi là Chân Như. Như tự tính Pháp Thân của Như Lai chẳng hạn. Cứ theo Phật Địa Kinh luận quyển 7, thì Chân Như là thực tính của hết thảy hiện tượng (chư Pháp), hình tướng tuy sai biệt, nhưng bản thể thì là một. Để phân biệt với quan điểm sai lầm, hư dối mà tạm gọi là Chân Như thôi. Nếu cho đó là chỗ nương tựa của hết thảy pháp lành, thì gọi là pháp giới. Để tránh quan niệm cho là không thì gọi là Thực Hửu. Để tránh quan niệm nhận là có thì gọi là Không Vô, chân thực, Thực Tế. Vì là trí không phân biệt nên tạm gọi là Thắng Nghĩa.

Kinh Đại Bát Nhã quyển 360 nêu ra 12 tên gọi như sau: Chân Như, Pháp Giới, Pháp tính, Tính không hư dối, Tính không đổi khác, Tính bình đẳng, Ly sanh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không giới và Bất tư nghì giới.

Luận Đại thừa A tỳ Đạt Ma tạp tập quyển 2 nêu ra 6 tên về Chân Như: Chân Như, Tính Không, Vô tướng, Thực Tế, Thắng Nghĩa, và Pháp giới.

Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển 8 phần dưới thì nêu ra 14 tên như sau: Thực tướng, Diệu hửu, Chân Thiện diệu sắc, Thực tế, Tất kính không, Như Như, Niết Bàn, Hư không, Phật tính, Như lai tạng, Trung thực lí tâm, Phi hửu phi vô trung đạo, Đệ nhất nghĩa đế, và vi diệu tịch diệt. 

Ngoài ra còn gọi là Nhất như thực tướng, Chân như nhất thực, Chân như thực tế, Chân thắng nhĩa đế v.v…Vì tướng Chân Như bình đẳng tuyệt đối nên cũng gọi là Nhất tướng.

1/ Kinh Giải Thâm Mật quyển 3 có nói về 7 Chân Như: 

(1) Lưu chuyễn Chân Như(Lí pháp duyên khởi)

(2) Thực tướng Chân Như(Thực tính của các pháp)

(3) Liễu biệt Chân Như(Lí pháp vạn pháp duy thức)

(4) - (7) Phối hợp với 4 đế Khổ, Tập, Diệt, Đạotheo thứ tự là: An lập chân như, Tu hành chân như, Thanh tịnh chân như, và Chánh hành chân như.

Trong bảy Chân Như kể trên, ngoài thực tướng Chân Như ra, sáu thứ còn lại cũng gọi là 6 Chân Như, vì tự thể của các lí pháp vĩnh viễn bất biến, cho nên gọi là Chân Như. Đó là do các tướng trạng được hiển hiện bởi Chân Như thực tướng mà đặt tên là Chân Như.

Thuyết của tông Pháp Tướng, theo luận Thành Duy Thức quyển 9 thì Chân Như là pháp xa lìa sự phân biệt hư dối, là tính nhân vô ngã, Pháp vô ngã, tương đương với tính Viên Thành Thật trong ba tính.

Tông nầy chủ trương hết thảy hiện tượng đều từ thức A lại da sinh ra, cho nên bản thân Chân Như là cái thể vắng lặng tuyệt đối, siêu việt hết thảy hiện tượng, tự thể củ nó không trở thành hiện tuợng, cho nên nói “Chân Như vắng lặng, không tạo các pháp”.

2/ Thành Duy Thức luận quyển 10Bố Tát phải đến Sơ Địa mới ngộ lí Chân Như. Theo thứ tự sâu cạn của nội dung giác ngộ mà lập 10 Chân Như khác nhau:

(1) Biến hành Chân Như: tức lí nhân không, pháp không tràn khắp muôn vật.

(2) Tối thắng Chân Như:Chân như do thân hoàn toàn thọ trì giới cụ túc mà ngộ được, vì nó có vô lượng công đức, nên gọi là tối thắng.

(3) Thắng lưu Chân Như:Giáo pháp từ Chân Như lưu xuất, có phần hơn các giáo pháp khác mà căn hản của giáo pháp ấy tức là Chân Như.

(4) Vô nhiếp thụ Chân Như:ý là không trở thành đối tượng của sự chấp trước.

(5) Loại vô biệt Chân Như:nghĩa là sanh tử và Niết Bàn chẳng phải hai, mê ngộ nhất như.

(6) Vô nhiễm tịnh Chân Như:Chân như siêu việt nhiễm và tịnh.

(7) Pháp vô biệt Chân Như:nghĩa là Chân Như đã lìa tướng sai biệt, cho nên bất luận bàn về pháp nào thì thể của nó vẫn là một.

(8) Bất tăng giảm Chân Như:nghĩa là đoạn diệt các phiền não ô nhiễm nó chẳng giảm, mà tu các pháp thanh tịnh nó cũng chẳng vì thế mà tăng, tức lìa sự chấp trước tăng giảm Một khi ngộ được Chân Như nầy, có thể biến hiện các loại hình trạng và quốc độ một cách tự tại, cho nên cũng gọi là Tướng độ tự tại sở y Chân Như.

(9) Trí tự tại sở y Chân Như:ý là được tự tại đối với bốn trí vô ngại.

(10) Nghiệp tự tại đẳng sở y Chân Như: Tất cả tác dụng của thân khẩu ý, như thần thông, tổng trì, thiền định v.v… đều được tự tại.

Dùng 10 Chân Như trên đây làm thuận tự, từ Sơ Địa đến Thập Địa, hành trì mười Ba La Mật.

3/ Trong Duy Thức luận quyển 9 viết về 10 Ba La Mật (dasaparamita (scr.), dix vertus cardinales (fr.) ) còn gọi là 10 thắng hạnh, là hành pháp của hàng Thập Địa Bồ Tát (tham khảo Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán) như sau: 

(1) Bố Thí Ba La Mật (danaparamita): có 3 loại : tài thí, pháp thí và vô úy thí.

(2) Trì Giới Ba La Mật (silaparamita): giữ giới, giữ oai nghi tế hạnh, không hại sinh mạng, khuyên người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

(3) Nhẫn Nhục Ba La Mật (ksantiparamita) : dứt sân hận, nhịn những điều khó nhịn, được từ tâm Tam Muội, khuyên người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

(4) Tinh Tấn Ba La Mật (viryaparamita) : tấn tới không ngừng trên đường hành đạo, nói pháp tối thắng, khiến người nghe hoan hỷ phát tâm hành trì đạo pháp tiến đến giác ngộ giải thoát.

(5) Thiền định Ba La Mật (dhyânaparamita) : giữ chánh định, giáo hóa mọi người, nhập chơn pháp giới. thuyết pháp vi diệu khiến người nghe tĩnh ngộ thực hành theo đạt đến Vô Thượng Bồ Đề.

(6) Bát Nhã Ba La Mật (prajnaparamita) : hiểu rỏ chân lý, quán thấu diệu lý bình đẳng.

(7) Phương Tiện Thiện Xảo Ba La Mật (upayaparamita) : hiểu rỏ cách giúp ích chúng sinh, xem chúng sanh bình đẳng, nói pháp vi diệu độ mọi người tiến tu đến giác ngộ.

(8) Nguyện Ba La Mật (pranidanaparamita) :quán Trung Đạo, tu từ bi để hóa độ chúng sanh, nói pháp vi diêu, biện tài vô ngại, khiến chúng sanh không thối chuyễn quả vi Phật.

(9) Lực Ba La Mật (balaparamita) :dùng sức trí tuệ khiến chúng sanh đắc nhập pháp đại thừa, làm cho người tà kiến quay về Chánh Đạo.

(10) Trí Ba La Mật (jnânaparamita) :hiểu rỏ các pháp, giữ vững Trung Đạo: không chán sanh tử, không ham Niết Bàn, có đại xã tâm, thương xót chúng sanh, nói pháp Nhứt Thừa khiến chúng sanh đắc Phật Đạo. 

Đoạn trừ 10 trọng chướng mà đến bồ đề.

Chướng (obstructions(fr.) ) : chướng ngại, che lấp, ngăn bít. Chướng là tên gọi khác của phiền não.

4/ Mười Trọng Chướng:

(1) Dị sanh tánh Chướng :chướng ngại vì sanh nơi tộc tánh lạ.

(2) Tà Hạnh Chướng : chướng ngại do những hành động tà vạy.

(3) Ám độn Chướng :chướng ngái vì u tối, chậm lụt.

(4) Vi tế phiền não hiện hành Chướng : chướng ngại về những mối phiền não nhỏ nhặc hiện hành.

(5) Ư hạ thừa Bát Niết Bàn Chướng :nhập Niết Bàn của bậc Hạ Thừa (La-Hán). Đó là một mối Chướng ngại vì về sau còn phải tu học thêm nữa.

(6) Thô tướng hiện hành Chướng : chướng ngại vì tướng thô hiện hành.

(7) Tế tướng hiện hành Chướng : chướng ngại vì tướng nhỏ nhặc hiện hành.

(8) Vô tướng trung, tác gia hành chướng : chướng ngại vì trong chỗ không tướng mà tác hành thêm ra.

(9) Lợi tha trung, bất dục hành chướng : chướng ngại vì trong chỗ lợi ích cho người ta mà chẳng chịu hành động.

(10) Ư chư pháp trung, vị đắc tự tại chướng : ở trong các pháp mà chưa đắc tự tại, ấy cũng là một sự chướng ngại. 

(Tham khảo Duy Thức Luận quyển thứ 9).

Ngoài ra còn có Nhị Chướng và Tam Chướng.

5/ Nhị Chướng (deux obstructions (fr.)) : hai mối chướng ngại, ngăn cản.

a/- (1) Phiền não chướng; (2) Tam muội chướng

Phiền Não Chướng (phiền não là chướng ngại): tức là ý kiến và sự suy nghĩ lầm lạc của phàm phu.

Tam muội chướng (thiền định là chướng ngại): khi người tu chứng được Tứ Quả (còn gọi là tứ đạo quả: 1/- Nhập Lưu gọi là Tu Đà Hườn(srotappana); 2/-Nhất Lai gọi là Tư Đà Hàm(sakragamin); 3/-Bất Lai gọi là A Na Hàm(anagamin); 4/-Bất Sanh gọi là A La Hán(arhat)) và phép Vô Tranh Tam Muội, nhưng lòng còn chấp trước, tức là còn tranh. Vì vậy nên chưa được giải thoát trọn vẹn.

b/ (1) Phiền não chướng; (2) Sở tri chướng 

Phiền não chướng: sự tối tăm phiền rầu làm não loạn tâm

thần, không hiển phát được cái chơn tánh diệu minh của

mình.

Sở tri chướng (chỗ biết là chướng ngại), cũng gọi là Trí

Chướng (trí khôn là chướng ngại): sự chấp nệ chỗ biết, chỗ

chứng của mình ngăn bít cái tánh trí huệ.

c/ (1) Lý Chướng ; (2) Sự Chướng 

Lý Chướng tức là chướng ngại về lý tánh: cái Bổn Giác Tâm

Nguyên vốn yên lặng, trong sạch, nhưng vì người đời nhiễm

bậy vô minh nên ngăn trở chánh kiến, không thể đạt lý chơn

như. Lý Chướng cũng có nghĩa: vì chỉ kể có lý mà thôi thì

chẳng thông đạt.

Sự chướng (chướng ngại về sự tướng) : chúng sanh bị vô minh

che lấp, lăn lộn trong vòng sanh tử, chẳng biết do đâu mà giải

thoát. Sự chướng cũng có nghĩa vì chấp có sự mà thôi cho nên

chẳng minh đạt.

Kinh Viên Giác: khi đã dứt trừ được sự chướng, bỏ hết các

tham dục sẽ ngộ nhập vào cảnh giới Thinh Văn, Duyên Giác.

Khi dứt trừ đủ Sự-Chướng và Lý-Chướng sẽ vào cảnh giới của

Bồ Tát, Như Lai.

d/ (1) Phiền Não Chướng; (2) Giải Thoát Chướng 

Phiền Não Chướng (đã giải thích ở trên).

Giải Thoát Chướng: Chứng đủ 8 phép giải thoát Tam Muội

cũng còn chướng ngại. Phép thứ tám cao hơn hết là Diệt Tân

Định. Nếu chẳng đắc trọn phép ấy ắt còn bị chướng ngại, chưa

được giải thoát trọn vẹn. 

6/ Tam Chướng

(1) Tham; (2) Sân; (3) Si. Ba món phiền não thông thường mà các nhà tu học cần phải dứt.

Tam Chướng đó cũng là:

(1) Phiền não chướng: như tham dục, sân nhuế, ngu si và vô số các món chướng ngại khác tùng theo tham sân si.

(2) Nghiệp Chướng : ngủ ngịch , thập ác.

Ngủ Nghịch: Giết Cha; Giết mẹ; giết A La Hán; Phá hòa

hợp tăng; làm thân Phật bị thương. (tham khảo A Xà Thế

vấn Ngủ Nghịch Kinh).

Thập Ác: Thân có 3 đó là : Sát sanh (pânâtipâto); Trạm

cắp (âdinnâdânạm); Tà dâm (kamêsumicchâcâro).

Khẩu có 4 : Vọng ngữ (Musâvâdo); Ỷ Ngữ

(sambhâppalâpo) là nói nhơ nhớp, vô nghĩa ngữ; Lưỡng

thiệt (pisunâvâcâ); Ác Khẩu (pharusavâcâ).

Ý có 3: Tham (abhijjhâ); Sân (byâpâro); Si (micchâditthi).

(3) Báo Chướng : như bị đoạ vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, phỉ bán chánh pháp, không tin Tam Bảo.

Ngoài ra, Chân Như của nhân vô ngã (nhân không Chân Như) và Chân Như của Pháp vô ngã (pháp không Chân Như) gọp lại gọi là nhị không Chân Như. Trong đó nhị thừa chỉ ngộ được Nhân Không Chân Như. Bồ tát thì có thể ngộ Nhị Không Chân Như.

Tông Địa luận chủ trương tự thể của thức A Lại Ya thứ tám (Tông Nhiếp luận gọi là thức A Ma La thứ chín) là tâm tư tính thanh tịnh. Tâm tự tính thanh tịnh ấy tức là Chân Như. Thức của nó vì chịu sự huân tập của vô minh, cho nên mới hiển hiện ra các hiện tượng nhơ và sạch.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết rằng Chân Như là bản thể của tâm chúng sinh. Vì nó dứt tuyệt nói năng, suy tưởng nên gọi là Li Ngôn Chân Như. Nhưng nếu miễn cưỡng mà phải dùng lời nói biểu hiện thì gọi là Y Ngôn Chân Như. Cả hai Chân Như nầy gộp lại gọi là Nhị Chân Như.

Đứng về phương diện Y Ngôn Chân Như mà nói thì thể của nó xa lìa tâm mê mà không, cho nên gọi là Như Thực Không (Không Chân Như). Vả lại thể của nó đầy đủ công đức thanh tịnh vô lậu rất mực trong sạch, cho nên là Chân Thực Bất Không (Bất Không Chân Như).

Đồng thời tâm chúng sinh (tức Chân Như) có đủ cả tâm Chân Như môn tuyệt đối bất động, và duyên với vô minh mà khởi động sinh diệt, rồi hình thành tâm sinh diệt môn của các hiện tượng nhơ và sạch, là Tùy Duyên Chân Như, gộp cả hai lại cũng gọi là Nhị Chân Như.

Thông thường, đối với pháp sinh khởi vạn hửu, nếu thuyết minh theo Chân Như bất biến hoặc tùy duyên, thì gọi là Chân Như Duyên Khởi (Như Lai Tạng Duyên Khởi). Còn hai Chân Như sau đây đều là tiếng đồng loại: Thanh Tịnh Chân Như và Nhiễm Tịnh Chân Như, hoặc Phi An Lập Chân Như và An Lập Chân Như (An Lập hàm ý là khiến vạn hửu sinh khởi đều đúng vị trí).

Tông Hoa Nghiêm y theo thuyết tính khởi, chủ trương “bản thể tức hiện tượng”, hàm ý Chân Như vốn là muôn pháp, muôn pháp vốn là Chân Như. Đồng thời, chia Chân Như thành Nhất Thừa Chân Như và Tam Thừa Chân Như.

Nhất Thừa Chân Như lại chia làm Biệt Giáo Chân Như, Đồng Giáo Chân Như.

Tam Thừa Chân Như lại chia làm Đốn Giáo Chân Như, Tiệm Giáo Chân Như, đều do lí giải Chân Như một cách bất đồng mà có sự khác nhau như thế.

Tông Thiên Thai y theo thuyết Tính Cụ, chủ trương bản thân Chân Như xưa nay vốn có đủ các pháp sạch nhơ thiện ác.

Lại tự tính (Chân Như) của chư Phật, gọi là Vô Cấu Chân Như, hoặc Xuất Triền Chân Như. Còn thể tính Chân Như của chúng sinh, vì bị phiền não làm cho nhơ bẩn, cho nên gọi là hửu cấu Chân Như, hoặc Tại Triền Chân Như. Gộp cả hai lại tức là Lưỡng Cấu Chân Như (hai Chân Như cấu bẩn). 

Theo luận Ma Ha Diễn quyển 3 thì Chân Như là ngộ được lý của hai trí Thủy Giác và Bản Giác, cho nên lập hai nghĩa Tính Chân Như và Lý Hư Không.

Lý Hư Không thanh tịnh có 10 nghĩa: vô ngại, chu biến, bình đẳng, quảng đại, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hửu không, không không và vô đắc (tham khảo kinh Tạp A Hàm q.12, q.21; Phật Địa Kinh luận q.4, q.7; Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh luận q.12; Luận Thành Duy Thức q. 2; Luận Nhiếp Đại Thừa (bản dịch đời Lương) q. hạ; Nhiếp Đại Thừa Luận thích (bản dịch đời Đường) q.8; Đại Thừa Pháp Uyển nghĩa Lâm Chưong q.1).

7/ Chân Như Chi Nguyệt

Nhờ thể ngộ Chân Như mà từ trong tất cả mê hoặc giải thoát ra được, cũng như vầng trăng sáng phá tan bóng đêm đen tối.

8/ Chân Như Huân Tập

Nghĩa là pháp Chân Như tự huân tập tâm chúng sanh. Chân Như Huận Tập có hai loại:

Tự Thể Tướng huân tập và Dụng huân tập.

(1) Tự thể tướng huân tập:

Chân Như là tâm tự tính thanh tịnh mà người ta ai ai cũng có sẳn. Tâm ấy có đủ nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Chân Như vốn tự đầy đủ các pháp vô lậu cũng thành là tính cảnh giới của trí; thường huân tập tâm chúng sinh, khiến chúng sinh dần chán ghét sinh tử, mong cầu Niết Bàn, và tin rằng mình vốn có đủ tính Chân Như mà phát tâm tu hành. Như thế gọi là tự thể tướng huân tập.

(2) Dụng huân tập:

Nếu nhờ chư Phật, chư Bồ Tát dụng sức huân của duyên ngoài khiến nghiệp thiện của chúng sinh tăng trưởng thì gọi là Dụng Huân Tập. (Tham khảo Luận Thành Duy Thức Q.8; Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Sớ Q. hạ).

9/ Chân Như Ngưng Nhiên 

Nói đủ là “Chân Như Ngưng Nhiên Bất Tác Chư Pháp”, thuyết của tông Pháp Tướng. Có nghĩa là Chân Như ngưng tụ vắng lặng, không một mảy may theo duyên khởi động. Tông Pháp Tướng nói Chân Như là pháp vô vi không biến hóa, không tác dụng, chẳng vì huân tập mà sinh các pháp, tức là lí thường trụ bất biến, bình đẳng vô tướng.

Nếu như theo duyên mà khởi động thì trái ngược với điều kiện vô vi vô tác dụng mà sẽ rơi vào pháp hửu vi sinh diệt đổi dời.

Đó là Chân Như quan của Tông Pháp Tướng, trái với thuyết Chân Như Duyên khởi của luận Khởi Tín; kiến giải mỗi mỗi đều khác, bèn diễn thành sự khu biệt Tam Thừa, Nhất Thừa.

10/ Chân Như Pháp Thân 

Pháp Thân của Như Lai lấy Chân Như làm tự tính cho nên gọi là Chân Như Pháp Thân. Chân Như là tính thực của hết thảy hiện tượng, siêu việt các tướng sai biệt. Pháp Thân Như Lai lấy đó làm tự tính, diệt trừ hết phiền não chướng, đầy đủ hết thảy pháp lành, như như bất động. (tham khảo Kinh Hợp Bộ Kim Quang Minh Q1 phẩm Tam Thân Phân Biệt; Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (bản dịch đời Lương) Q14).

11/ Chân Như Quán

Còn gọi là Quán Chân Như Thiền, Chân Như Thực Quán, Pháp Thân Chân Như Quán, Như Quán, Chân Như Tam Muội. Tức quán Chân Như vô tướng bình đẳng, tâm tưởng được tịch lặng, diệt trừ các phiền não.
Kinh Lăng Già quyển 3 (Đại 16, 533 thượng) viết: “Quán Chân Như Thiền là gì? Nghĩa là quán xét nhân duyên hư dối phân biệt, biết hai thứ vô ngã một cách như thực, phân biệt hết thảy các pháp không có tướng thực thể. Lúc ấy không trụ nơi tâm phân biệt, được cảnh giới tịch lặng. Đại Tuệ! Thế gọi là Quán Chân Như Thiền”. Nếu có thể quán xét các pháp chẳng có, chẳng không mà đạt đến hết thảy pháp vô tướng bình đẳng, thì có thể phục diệt các phiền não mà hoàn toàn thành Phật Đạo. (xem Luận Đại Thừa Khởi Tín; Đại Thừa nghĩa chương Q3; Đại thừa chỉ quán pháp môn Q3).
12/ Chân Như Tam Muội 
Chân Như Tam Muội là Tam Muội trụ nơi cảnh Chân Như. Trong Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự, quyển thượng, ngài Khuê Phong Tôn Mật chia Thiền làm năm loại: Ngoại Đạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền, Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Trong đó Như Lai Thanh Tịnh Thiền là tối thượng thừa thiền. Ngài Tôn Mật còn gọi đó là Nhất Hạnh Tam Muội, Chân Như Tam Muội, và nói Tam Muội nầy là căn bản của tất cả Tam Muội. Người vào Tam Muội nầy có khả năng ngộ ngay tức khắc tâm mình xưa nay vốn thanh tịnh, vốn không có phiền não, vốn tự đầy đủ tính trí vô lậu, tâm ấy tức là Phật và cùng với Phật không khác. Tuy nhiên các kinh luận khác nói về Nhất Hạnh Tam Muội chưa coi đó là đồng với Chân Như Tam Muội. Tên Chân Như Tam Muội là đối với cảnh mà đặt; còn tên Nhất Hạnh Tam Muội thì từ nơi pháp thực hành mà đặt (xt. Nhất Hạnh Tam Muội).
Khảo sát thêm về Tam Muội: (TĐĐTC)………..
13/ Chân Như Thật Tướng 
Chỉ sự chân thực của hết thảy vạn hửu. Chân Như và thật tướng thể giống nhau, mà tên thì khác. Đứng về phương diện diệu hửu của Giả để nói thì gọi là Thực Tướng. Còn đứng về phương diện Nhất Như của Không để nói thì gọi là Chân Như. Ngoài ra thực tướng cũng là tên gọi chung của ba đế Không, Giả, Trung. Vì thế danh từ Chân Như Thực Tướng cũng thông cả ba đế Không, Giả, Trung (xem Vãng Sanh Yếu Tập, quyển trung), (xt. Chân Như, Thực Tướng).
14/ Chân Như Tịch Diệt Tướng
Đây là nói đến vô nhiễm tịnh Chân Như trong 10 Chân Như. Nghĩa là thể của Chân Như lìa tất cả sự nhơ sạch không theo các duyên mà khởi động đổi dời, cho nên dùng tướng tịch diệt mà đặt tên.
15/ Chân Như Vô Vi
Chân Như Vô Vi là một trong 6 Vô Vi của Pháp Tướng Tông. Là lý thể chân thực như thường do quán xét “Nhân, Pháp” cả hai đều không mà hiển hiện. Theo Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Sớ , quyển hạ, thì Pháp Tính xưa nay vốn thường vắng lặng, không biến động đổi dời, gọi là Chân Như. Loại Chân Như nầy tức chỉ cho chân tính Duy Thức của Tông Duy Thức (xt. Lục Vô Vi).
Nói thêm về Vô Vi để tiện việc tham khảo. Vô Vi, Amskrta (scr.) tiếng Pháp là Non agir nghĩa là không tạo tác, không có nhơn duyên tạo tác, không cố ý tạo tác; tự nhiên không tạo ra 4 tướng: Sanh, Trụ, Dị, Diệt. Vô Vi tức là Chân Lý, tức là Niết Bàn, Vô Tướng, Thật Tướng, Pháp Giới. 
Trái với hửu vi. Những cái gì có tâm ý, có sắc tướng là hửu vi; còn không tâm ý, không sắc tướng là hư không, vô vi. Hửu vi là vô thường. Vô vi là thường.
Vô Vi được chia làm 6 loại như sau:
(1) Hư Không Vô Vi: Vô Vi không có hình chất, không có tự tánh, không trở ngại như hư không.
(2) Trạch Diệt Vô Vi: Vô Vi do sự lựa chọn mà diệt hết phiền não, tức là Niết Bàn.
(3) Phi Trạch Diệt Vô Vi: Vô Vi đã sẳn thanh tịnh, chẳng phải do sự lựa chọn mà diệt phiền não để trở nên thanh tịnh. (Ba món trên gọi là Tam Vô Vi).
(4) Bất Động Diệt Vô Vi: Vô Vi bất động, chẳng động đến nghiệp sanh tử, cũng tức là Niết Bàn.
(5) Tưởng Thọ Diệt Vô Vi: Vô Vi diệt trừ tư tưởng và thọ cảm.
(6) Chơn Như Vô Vi: Vô Vi chơn thiệt như thường.
Ngoài ra còn có 5 loại vô vi khác nữa là :
(1) Vô vi không: Một cảnh trong thập bát không *. Tất cả các pháp vô vi cũng đều là không. Ấy là cái lý chơn không, để đánh đổ những kẻ chấp pháp vô vi. Vì vô vi là tạm lập ra để phá pháp hửu vi chứ thật ra cả pháp vô vi cũng không tồn tại.
*Mười tám không nói trên đó là: 1/ Nội không; 2/ Ngoại không; 3/ Nội ngoại không; 4/ Không không; 5/ Đại không; 6/ Đệ nhất nghĩa không; 7/ Hủu vi không; 8/ Vô vi không; 9/ Vô thỉ không; 10/ Tánh không; 11/ Tất cánh không (tất cả là không); 12/ Tán không (tan ra thành không); 13/ Tự tánh không; 14/ Chư pháp không; 15/ Bất khả đắc không; 16/ Vô pháp không; 17/ Hửu pháp không; 18/ Vô pháp hửu pháp không.
(2) Vô Vi Pháp: Pháp giáo không có tánh tạo tác, không có nhơn duyên tạo tác. Tức là pháp cao trội, Niết Bàn. Đối nghĩa là Hửu Vi Pháp, pháp mà người ta quyết tạo tác, pháp sanh ra bởi nhân duyên.
(3) Vô Vi Pháp Thân: Pháp than vô vi của Phật. Pháp than mà Đức Phật chứng được sâu xa, an nhiên, tịch, tĩnh. Nó rời khỏi các nhơn duyên tạo tác, các nhơn duyên sanh diệt.
(4) Vô Vi Sanh Tử: Sanh tử vô vi. Đó là cuộc sanh tử của chư Thánh, chư Phật. Các ngài trở lại cõi trần để tế độ chúng sinh, không bị vướng mắc vào nhơn duyên tạo tác như thế thường; không bị luật nghiệp quả ràng buộc, chế ngự; tâm tánh lúc nào cũng an lạc, thanh tịnh, tuy ở trong vòng sanh tử.
(5) Vô Vi Xá: Cảnh nhà vô vi. Đó là bậc tu học lấy Niết Bàn làm nơi yên nghỉ. Cho nên sống đời một cách vô vi, an tĩnh, lấy cảnh vô vi làm nhà.
Lâm Như-Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16908)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 18718)
Bản Đồ Mười Pháp Giới
20/06/2011(Xem: 8884)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 12875)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
20/06/2011(Xem: 44863)
Hôm nay là ngày thành hôn của hai con, ngày kỷ niệm trọng đại trong đời. Vì vậy nên về mặt tâm linh mới có phần nghi lễ trang nghiêm này. Thầy đã thay mặt ngôi Tăng Bảo ngưỡng bạch lên mười phương chư Phật, cầu thùy từ chứng minh gia hộ cho hai con được an vui hạnh phúc và vạn sự kiết tường như ý. Sau đây, Thầy có vài lời khuyên nhủ: Kể từ hôm nay các con không còn ỷ lại vào Cha Mẹ mà các con thực sự nhận lãnh trách nhiệm của tuổi trưởng thành đối với bản thân, gia đình và xã hội.
18/06/2011(Xem: 3720)
Thông thường ai cũng biết, ai cũn giải thích được: Nhơn là nguyên nhơn, Quả là kết quả, hoặc nguyên nhơn và quả báo. Thực ra, tưởng là đơn thuần như vậy, nhưng không phải là như vậy.
11/06/2011(Xem: 3439)
Chúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước sự kiện này nên chỉ cần được nhìn thấy hai ngài ở bên nhau hoặc được ở cùng với hai ngài là tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mỗi khoảnh khắc trong một ngày đều tràn đầy ân đức gia trì, đây thực sự có thể gọi là “mưa gia trì”. Tất cả
16/05/2011(Xem: 4404)
Trong Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tế thiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người không hề để ý đến.
29/04/2011(Xem: 7573)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
01/04/2011(Xem: 3943)
Phật giáo tuyệt nhiên không phải là tôn giáo, mà là một giáo dục chí thiện viên mãn, hơn nữa nó cũng không quá cao cả để người quỳ lạy, mà làđối với đời sống của tôi và bạn kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]