Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin và Kinh Kalama

16/12/201311:41(Xem: 11546)
Niềm tin và Kinh Kalama
thichcaphat_11Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.

Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật,
Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"

- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.

Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: "Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!

Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!

Ta biết rõ và chứng nghiệm những gì?

Và sau này chúng ta thường hay dùng những lời đó để dẫn chứng rằng, đức Phật dạy ta đừng bao giờ nên tin vào một điều gì hết, chỉ những gì tự chính bản thân mình đã chứng nghiệm rồi thì ta mới có thể tin. Nhưng có phải trong kinh Kalama đức Phật chỉ khuyên những người dân ở đấy có bấy nhiêu đó thôi chăng? Thật ra, trong kinh đức Phật còn giảng nghĩa thêm cho họ như vầy nữa,

- Các Ông nghĩ thế nào, lòng tham lam, sân hận hay si mê khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn

- Khi có người bị tham sân si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, nói láo, khuyến khích người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các việc này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Đáng chê hay không đáng chê?

- Đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy từ bỏ chúng. Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.

Và ngược lại, đức Phật lặp lại như vầy về những hành động vô tham, vô sân và vô si:

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kalama, khi không tham, không sân, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Khi có người không bị tham sân si chinh phục, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

- Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kalama, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy chứng đạt và an trú! Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.

Chúng ta ai cũng đều đã chứng nghiệm.

Như vậy, tôi nghĩ trong kinh Kalama đức Phật không nói về một niềm tin xa vời như ta nghĩ.

Trong kinh, đức Phật không phải chỉ khuyên chúng ta nên tin vào những gì tự mình chứng nghiệm mà thôi, mà ngài còn trình bày thêm cho ta thấy những điều mà chính bản thân chúng ta đã từng chứng nghiệm và biết rất rõ. Chúng ta ai cũng đã đều chứng nghiệm rằng, hễ mình hành động vì ganh tỵ, nhỏ nhen, tính toán, si mê... thì chúng là bất thiện và sẽ mang đến khổ đau. Và ngược lại, những hành động nào do bao dung, tha thứ, trí tuệ, thương yêu... thì chắc chắn sẽ mang đến cho ta hạnh phúc. Và đức Phật cũng nhắc nhở rằng, đức tin đặt nền tảng trên sự "tự bản thân mình chứng nghiệm" mà ngài trình bày là nằm trong ý đó. "Điều đã được nói lên với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." "And in reference to this was it said."

Có niềm tin trong sự thực tập của mình

Nếu không khéo, chúng ta có thể vô tình biến những lời dạy rất thực tế của đức Phật thành lý thuyết suông, rồi lý luận cho rằng niềm tin của ta phải được dựa trên một sự chứng nghiệm gì to tát hay xa xôi lắm. Thật ra, đức Phật bao giờ cũng khuyên ta nên có một niềm tin vào chánh pháp và sự thực tập của mình. Những việc làm nào bị thúc đẩy do tư lợi, do tham sân si sẽ mang đến cho ta khổ đau, và nếu biết cố gắng thực tập tha thứ, rộng lượng, cởi mở... ta chắc chắn sẽ có hạnh phúc.

Đó là những gì mà đức Phật khuyên ta nên tin, bỡi chúng ta đều đã chứng nghiệm và hiểu biết chúng rất rõ. Dầu xã hội hay cuộc sống chung quanh có nói rằng, giàu sang sẽ mang đến tự do, và dầu cho có một uy quyền nào đó bảo ta rằng, danh lợi sẽ mang đến hạnh phúc... ta cũng đừng vội tin. Hãy tự nhìn lại những gì mình đã chứng nghiệm đi! Cái gì bắt đầu từ những cố chấp, nắm bắt, nhỏ nhen sẽ chỉ mang đến sự bất toại nguyện và khổ đau. Và cái gì bắt đầu bằng sự buông bỏ, thảnh thơi sẽ đưa ta đến tự do và hạnh phúc. Và đó là một niềm tin mà tôi nghĩ trong Kinh Kalama đức Phật dạy ta hãy chấp nhận và biết cố gắng thực hành.

Nguyễn Duy Nhiên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2012(Xem: 3534)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
11/11/2012(Xem: 3990)
Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… là một chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống. Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giác quan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.
10/11/2012(Xem: 3543)
Những nỗi nghiệt ngã của cuộc đời đều do chấp thủ cực đoan mà ra. Thủ chấp là mặt trái của sự khổ đau. Nó được hình thành từ sự cố chấp, thành kiến sâu nặng nơi tham ái, sân hận, si mê ở mặt cạn cợt thô thiển và ngay cả sự cố chấp vào những lý tưởng tôn thờ như sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan ở mặt tế nhị sâu xa.
08/11/2012(Xem: 17690)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
07/11/2012(Xem: 4067)
Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… làmột chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàngđầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống. Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giácquan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.
05/11/2012(Xem: 3278)
Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.
01/11/2012(Xem: 14207)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
31/10/2012(Xem: 6036)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
25/10/2012(Xem: 5823)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật.
23/10/2012(Xem: 6761)
Những bài kệ trong tập này đã được thực tập tại Làng Hồng trong mùa Hè năm 1984. Thiếu nhi cũng như người lớn đã chép tay các bài kệ này để học thuộc lòng. Ta chỉ thực tập được các bài kệ sau khi đã thuộc lòng chúng, khi nâng chén trà lên chẳng hạn nếu ta có ý thức thì tự khắc bài kệ sau đây đến với ta một cách tự nhiên:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]