Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô minh và tuệ giác

14/12/201306:44(Xem: 9262)
Vô minh và tuệ giác

buddha_hanhtang
Vô minh và tuệ giác


Quảng Tánh

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.

Này các Tỷ kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người có trí này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Người ngu, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.114)

LỜI BÀN:

Trong quá trình phấn đấu vươn lên của nhân loại, trí thức là nhân tố quan trọng, có tính quyết định cho việc phát triển xã hội. Tuy nhiên, tri thức là một con dao hai lưỡi; nếu không được dẫn dắt và định hướng của đạo đức thì tri thức có thể mang đến bất hạnh cho con người. Thảm họa của vũ khí công nghệ cao có tác dụng hủy diệt hàng loạt đã minh chứng điều ấy. Vì thế, Phật giáo đặt trọng tâm vào sự nghiệp phát triển và thành tựu tuệ giác (trí tuệ) còn tri thức chỉ là phương tiện mà thôi.

Đối với những ai chân thật cầu tuệ giác thì phải thấy rõ những ác nghiệp của chính mình. Trừ những bậc Thánh, không ai trong chúng ta mà không có tội lỗi, chỉ khác biệt là nhiều hay ít nơi mỗi người. Vì thế, nhận ra những lầm lỗi và thừa nhận nó như một sự giới hạn, thấp hèn của tự thân là một sự tiến bộ, biểu hiện ban đầu của tuệ giác. Trong trường hợp tự thân không nhận ra lầm lỗi thì phải mong cầu người khác chỉ lỗi, góp ý và soi sáng thêm. Bất kỳ ai, muốn cầu tiến thì phải biết lắng nghe; nhất là nghe cái dở, cái xấu… của chính mình. Người dám nói lên những điều chưa tốt của người khác với thành ý xây dựng, đúng lúc đúng nơi là người tốt đồng thời người biết tiếp thu những góp ý, phê bình và thầm tri ân sự soi sáng ấy để kiện toàn là người có trí.

Tuy vậy, sự đời thường “tốt khoe xấu che” nến lắm khi “lời ngay trái tai”. Nói thật, nói ngay thì dễ mất lòng thậm chí bị trù dập, thù ghét bởi đa phần ai cũng bị tổn thương và mong muốn che đậy những hạn chế của mình. Người không thấy tội ác nên trược dài vào hố thẳm đã đành nhưng có đôi lần tâm chợt lóe sáng, giật mình nhận ra tội lỗi thì cố che giấu. Kẻ thông minh tài trí mà ác tâm thì việc làm ác cùng che đậy tội lỗi của họ rất tinh vi, ngụy trang khéo léo, nhằm thỏa mãn tham vọng nhiều hơn. Những hạng người này, dù có tri thức cao, theo Thế Tôn, vẫn là người thiếu trí, vô minh, không có tuệ giác.

Bậc trí, theo Thế Tôn, không nhất thiết là có tri thức cao bởi tri thức không đủ năng lực chuyển hóa được phiền não. Người có tuệ giác biết nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận sự thật ấy dù đau thương rồi nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa. Hoa sen tinh khiết và ngát hương cũng vươn lên từ bùn lầy. Cũng vậy, tuệ giác cũng nở hoa từ bùn nhơ vô minh, tội lỗi khi con người dám nhìn thẳng, thừa nhận và chuyển hóa nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7167)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6162)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11958)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
20/09/2016(Xem: 6569)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 10472)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4729)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4645)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4713)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 12948)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17452)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]