Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con người và triết lý nhân sinh

09/04/201317:29(Xem: 3979)
Con người và triết lý nhân sinh
CON NGƯỜI & TRIẾT LÝ NHÂN SINH

Nhụy Nguyên

“Con người là chủ nhân vũ trụ”, nên đổi cách nói thông dụng này thành: “Con người là chủ nhân của trái đất”; như vậy cũng chỉ tạm chấp nhận được. Bởi trên không gian quả địa cầu còn nhiều cảnh giới khác nhau cùng tồn tại. Đơn cử như không gian của người âm. Con người là chủ nhân, là trung tâm. Vậy điều trọng yếu ta phải trang bị là gì nếu trước hết không phải triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh là gì? Đó chính là phần cơ bản trong đạo Phật. Đạo Phật nêu ra một cách chi tiết và sinh động về các tầng trời, cõi Phật - có vẻ xa vời.Nên chỉ bàn đến điều gần nhất với con người, ấy là sự sống sau cái chết. Có hay không cõi âm? Chưa cần trực ngộ, chưa cần chau mày nhăn trán nghĩ suy; đất nước chúng ta có hẳn một Viện nghiên cứu về vấn đề này.

Một nhà ngoại cảm bằng khả năng có được “từ cõi chết trở về” đã nói chuyện với hơn mười nghìn liệt sĩ, những tưởng thừa lý do để đục bỏ ba chữ “chết là hết” cùng một dấu chấm than chạm khắc trên tấm bia chấp thủ của bao người. Gần đây, Phan Thị Bích Hằng, qua sự tiếp xúc với người âm đã thấy được sự nhiệm màu: sống không tu tập, chỉ có đạo Phật mới cứu được con người bên kia thế giới. Trong một đại lễ cầu siêu, cô Hằng cũng thấy Thượng Dương hoàng hậu do sân hận với Nguyên Phi Ỷ Lan nên sau hàng ngàn năm vẫn chưa “siêu thoát”, vẫn còn chen lấn cùng chúng sinh bốc cháo và đồ vãi cúng…

Để người âmđược giải thoát, người trụ lễ cầu siêu nhất thiết phải là bậc minh tu, Hòa thượng, bậc chứng quả đắc đạo… Nên siêu thoát ở đây, thiết nghĩ phải bỏ trong ngoặc kép, bởi siêu thoát đúng nghĩa phải là thoát khỏi luân hồi sinh tử, ví như lên được Tây phương Cực lạc. Có thể ví sự siêu thoát trên như một cán bộ tại cơ quan nọ trước đây làm việc trong căn phòng tối tăm chật hẹp, ẩm mốc, nay được chuyển tới gian phòng rộng, thoáng đãng sạch sẽ hơn; đó cũng có thể là tầng trời thấp nào đó, chứ chưa thay đổi cảnh giới! Mỗi cảnh giới có thời gian khác nhau. Chúng ta biết các liệt sĩ được tiếp chuyện với nhà ngoại cảm, sau mấy chục năm họ vẫn ở “tuổi hai mươi”, vẫn không già [bao nhiêu]. Biết đâu ở cõi ấy, một năm chỉ bằng một ngày ở cõi dương.

Đời Hán có Lưu Thần và Nguyễn Triệu một lần lên núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên nữ, phải lòng liền cưới làm vợ. Nửa năm [ở trời] chợt nhớ cõi trần da diết nên quyết định xuống thăm bà con họ hàng. Đâu ngờ chẳng còn ai. Ngẩn ngơ hỏi han mãi mới biết người thân giờ đã trở thành thiên cổ qua bao đời. Thượng Dương hoàng hậu sau hàng ngàn năm, nhà ngoại cảm cũng thấy bà “như cũ”. Như vậy có thể người âm sau nhiều năm [ngồi chưa ấm chỗ] họ vẫn chưa đến thời điểm chịu nghiệp quả tạo tác ở đời hoặc họ đã nhận chịu sự thống khổ vô biên nhưng “bất khả lộ”, hay họ chưa phải đầu thai vào các nẻo trong lục đạo. Hoặc gần giáo lý Phật hơn, chính là do còn chấp nê thân mình; đó chỉ là sự tác động của thần thức, là “ảo” (thực tế thần thức của họ đã đi đầu thai); nếu [hồn] họ chịu tới chùa nghe kinh, nghe giảng Pháp, niệm Phật khắc sẽ thâm nhập được vào một cõi nào đó không tệ để rút ngắn thời gian cập bến bờ Tịnh độ.

Các nhà ngoại cảm nói chung chưa thể nhìn thấy cảnh giới của địa ngục, ngạ quỷ, a tu la… (phải người chứng Đạo mới thấy được). Họ chỉ mới thấy cảnh giới Thân trung ấmvà “những vấn đề xung quanh”. Điều này cũng là một hạn chế lớn khi soi vào định luật nhân quả, rộng hơn là không tránh khỏi khiến ai đó hiểu không thật đúng sự vi diệu của Phật pháp.Ngay cả người thân của Phật. Vào thời điểm xảy ra chiến tranh, Mục Kiền Liên liền xuống trần gian hốt quyến thuộc của Phật vào bát mang lên trời lánh nạn; cuộc chiến chấm dứt, Ngài xuống lại trần gian đổ bát ra thì thấy… toàn máu!

Đạo Phật hàng ngày nhắc nhở nhân loại hãy thức tỉnh. Bộ óc của con người thật vĩ đại, ai uyên bác không chừng nạp được hết thảy kiến thức liên mạng; chỉ trừ Phật pháp. Mức độ nghiêm trọng hơn khi nhân loại gán cho đạo Phật là một tôn giáo. (Chữ giáogắn sau Phậtphải mang nghĩa giáo dụcmới đúng, chứ không phải là giáo thuyết. Thật nực cười: tôn giáo [Phật giáo] lại không có giáo chủ. Đạo Phật hoàng toàn không có giáo chủ! Trong Kinh Nền Tảng Đức Tincó hai điều sau đủ thấy Đức Thế Tôn không phải giáo chủ:(1)chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở; (2) chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.Phật chỉ giảng ra những điều mình thấy [lúc đại triệt đại ngộ].

Ai nghe rồi hãy hành trìvà tự chứng xem có đúng không? Không đủ cơ duyên thì tự bỏ Phật, không một văn bản nào ràng buộc. Từ thời điểm 500 vị chứng quả A la hán đầu tiên do tổ Ca Diếp tập hợp để làm chứng cho việc chép lời Phật dạy [thành Kinh], (hễ một trong 500 vị ấy bảo lời này không đúng của Phật lập tức phải bỏ ra) cho đến nay đã rất nhiều người “giấu mặt’ chứng thánh quả, vẫn chưa ai “giải thiêng” một câu Kinh Phật. “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành” - câu nói của thầy giáoThích Ca Mâu Ni nhẹ như mây khiến những người tu cúi lạy [tượng Phật] vạn lần còn mang ơn trọng. Các tầng cảnh giới gần như là sự đặc định từ vũ trụ.

Nếu cõi người không cần pháp luật để trị ác nhân thì vũ trụ này cũng đâu cần tạo ra các tầng để ân sủng Phật và ngược lại là đọa đày chúng sinh. Phật thấy chúng sinh quằn quại trong địa ngục, nhớp nhúa quăng quật trong cõi súc sinh, giằng xé nhau trong cõi ngạ quỷ và ganh đua tham đắm trong cõi người, a tu la nên đã cùng các Bồ tát hạ mình xuống cứu vớt. Nếu chúng sinh thấy được công ơn vô lượng của các Ngài, thì sẽ không một ai lại kêu: “Sao cuộc đời lắm bất công oan trái!”. Con người không chịu tu để vói tay “lên trời” nên cứ đinh ninh “nho còn xanh quá”. Một người nông dân nghèo họ thường ăn cơm vào buổi sáng để đủ sức lên đồng; cơ may nào đó được lên phố làm việc công sở lương bổng kha khá thì chuyển qua dùng bún cho buổi sáng. Sau một thời gian dư dả họ lại tìm đến những quán ăn sáng xa xỉ hơn, dẫn đến tình trặng tìm kiếm“cảm hứng” cho vị giác.

Một người tu, nhờ năng lượng của thiền định và thanh lọc tâm tịnh sáng, một thời gian họ thấy không còn nhu cầu điểm tâm sáng nữa; chuyên tâm miên mật hơn người tu trở thành một thiền sư nhập thất hàng tháng hàng năm trời không cần ăn uống. Người nông dân [trở thành cán bộ] kia sẽ không hề chạm tay được vào niềm hạnh phúc vô bờ của người tu [trở thành thiền sư] khi đã dứt được cái sự ăn uống. Và nhiều niềm hạnh phúc tối thượng khác như dứt phiền não, ngũ dục lục trần… những thứ mà người phàm càng cố khoanh vùng hưởng thụ càng thấy bất lực khi thời gian dành cho sự tỉnh thức của mình dần ráo cạn.

Con người - chủ nhân của trái đất lẽ nào lại phớt lờ căn cốt triết lý nhân sinh?! Không tin có đời saulà không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nhân quả báo ứnglà không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin luân hồi sinh tửlà không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nếu tu tập đúng theo cách chỉ dạy của Phật sẽđứng hẳn ra ngoài Tam giới trọn vẹn hết khổ đaulà không muốn biết đến căn cốt của triết lý nhân sinh, v.v. Con người lẽ nào muốn trang bị tất cả những triết lý khác trước rồi mới trang bị điều căn cốt của triết lý nhân sinh?

Con Người tin sâu căn cốt triết lý nhân sinh, nghĩa là tin sâu lời Phật; sẽ không còn nghĩ ác, không còn hành vi bất thiện, dẫu cho sự nghĩ và hành vi ấy không ai nào biết đến. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm mười hai có 3 câu: “Đại hải Long Vương lúc làm mưa/ Có thể phân biệt đếm từng giọt/ Ở trong một niệm biết rõ ràng”.Hằng ngày ta vẫn giấu những việc xấu - gọi là nghiệp; và khoe khoang việc tốt, những việc liên quan đến từ thiện - gọi là đức. Mới chỉ Đại Hải Long Vương thôi trong một niệm đã đếm được bao giọt mưa trong một trận mưa, huống hồ các Bồ tát và Phật. Phật trong một niệm biết bao nhiêu lá rụng trong rừng. Tựa như lúc ta đóng ngoặc kép dòng tên một người nổi tiếng cho vào google rồi enter, trong một giây sẽ cho ra hàng triệu kết quả.

Phật thấu suốt đức nghiệp của hết thảy chúng sinh. Những việc xấu ngay cả mới khởi ý niệm vi tế thôi đã có trung tâm xử lý nhân quảghi lại. Còn với việc thiện, ta chỉ nên nói ra ở mức độ vừa phải để khơi dậy lòng tốt từ những người xưa nay chưa biết đến khái niệm “mở hầu bao” hiệp nghĩa. Hãy dè sẻn ở mức tối đa hành động thiện nguyện của mình, mà tốt nhất hãy lấy minh chứng công đức từ những người thật ta từng chứng kiến, càng gần ta và càng gần người ta muốn phục thiện càng tốt.

Sau 7 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, Phật chứng quả đầu tiên là Túc mạng minh - thấy rõ ràng những đời quá khứ, vị lai.Cuộc đời một sinh mệnh trong Tam giới như sợi dây giăng ngang trời với vô vàn nút thắt, mỗi nút đánh dấu một kiếp, quãng giữa các nút dài ngắn tùy thuộc vào số mạng, vào các kiếp [là người trần hay người trời, a tu la hay súc sinh, ngạ quỷ…]. Con người nói chung đều phải bám vào quả địa cầu quay tít mù và luôn trong cảm giác lo sợ run tay mỏi gối văng vào các nẻo thấp thua. Dẫu sao, biết sợ điều ấy cũng xem như bước giác ngộ đầu tiên vậy.

Nguồn: thuvienhoasen.org
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2010(Xem: 5620)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
28/08/2010(Xem: 4942)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
27/08/2010(Xem: 9439)
Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.
24/07/2010(Xem: 3563)
Khổ đau hay hạnh phúc đều là những hậu quả tất yếu mà những hành động trước đó chúng ta đã tạo ra; dù là đồng thời hay dị thời đi nữa, thì chúng cũng bị lệ thuộc vào sự chi phối của luật tắt Nhân quả đứng về mặt hiện tượng.
22/07/2010(Xem: 12142)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
11/07/2010(Xem: 9940)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
02/07/2010(Xem: 4824)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tôi có mặt ở đây là nhờ cha mẹ tôi đã lấy nhau, nhờ gia đình nuôi dưỡng
01/07/2010(Xem: 5242)
Vô thường, phụ thuộc vào sự biến đổi, là tính chất của các pháp hữu vi. Hãy tinh tấn”. Đó chính là lời nhắc nhở cuối cùng của Đức Phật Cồ-đàm đối với hàng đệ tử của Ngài. Và khi Đức Phật đã nhập Niết-bàn, Trời Đế Thích than rằng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567