Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm và vật

23/08/201307:30(Xem: 5350)
Tâm và vật

Duc_Phat_Thich_Ca (4)


TÂM VÀ VẬT

Đức Phật nói rất nhiều vấn đề, Khoa học cũng đã chứng minh được nhiều vấn đề mà đức Phật đã nói cách nay trên 2550 năm; trong phạm vi giới hạn, bài này người viết chỉ đưa ra hai vấn đề đó là: 1. Tam tế tướng, 2. Tâm và vật, để xem Khoa học nói gì về hai vấn đề này.

I ) - TAM TẾ TƯỚNG: (Ba thể nhỏ nhiệm)

ĐỨC PHẬT DẠY:

Cấu tạo con người và vạn vật đều do Tam tế tướng của A Lại Đa Thức mà thành, Tam tế tướng gồm có Nghiệp tướng, Cảnh giới tướng và Chuyển tướng; tuy ba nhưng chỉ là một, một mà là ba; vật chất và tinh thần đều là một thể.

VỀ KHOA HỌC:

Các nhà Khoa học cho biết trong vũ trụ chỉ có ba thứ, đó là Năng lượng (Energy), Vật chất (Matter) và Tin tức (Information, News); do ba thứ này mà sinh ra đủ thứ trong vũ trụ.

LỜI BÀN:

Trước khi so sánh: lời đức Phật nói và sự tuyên bố của các nhà Khoa học, chúng ta nên tìm hiểu về A Lại Đa Thức.

Thức là gì?Thức là sự nhận biết phân biệt, Thức vô hình không thấy được, Theo Duy Thức Học, con người có 8 thức như sau:

1- Nhãn thức:Là thấy biết hình sắc do nhãn căn (mắt) tiếp xúc với sắc trần (cảnh vật).

2- Nhĩ thức:Là nghe biết khi nhĩ căn (tai) đón nhận thanh trần (âm thanh).

3- Tỵ thức:Là biết mùi khi tỵ căn (mũi) đón nhận hương trần (mùi).

4- Thiệt thức:Là biết vị khi thiệt căn (lưỡi) tiếp xúc vị trần (thức ăn thức uống).

5- Thân thức:Là biết cảm giác do thân căn (thân thể tay chân) tiếp xúc trần (vạn vật).

Năm thức này có nhiệm vụ ghi nhận khi năm căn tiếp xúc với năm trần.

6- Ý thức:Là thức thứ sáu có nhiệm vụ tiếp xúc với pháp trần, pháp trần là tất cả những gì mà năm thức trên ghi nhận được, ý thức duyên với năm thức trên để nhận diện, phán đoán, phân biệt cho rõ ràng.

7- Mạt Na thức:“tự ý thức”, thức thứ bảy tự ý thức về chính mình, còn gọi là “Ý”, tự ô nhiễm cho rằng mình có một cái “ta”; Mạt Na đưa tin tức về cảm giác chủng tử từ sáu thức trước cho A Lại Đa (Thức thứ tám) gìn giữ tất cả các sự kiện, và chấp làm thật ngã thật pháp. Tuy nhiên, nó luôn luôn thay đổi, nó là căn bản phiền não gồm: Ngu si, tà kiến, kiêu mạn, và ái dục. Mạt Na còn là tác giả của “căn cảnh duyên, tác ý duyên, và chủng tử duyên”; nó có tánh tướng lo nghĩ và làm chỗ nương tựa cho sáu thức trước về ô uế hoặc trong sạch. Mạt Na phân biệt chủ thể khách thể, tạo nên ý thức “nhị nguyên” (Cho rằng bản thể vũ trụ do hai bản thể làm thành, hoặc theo hai cái nguyên đề mà suy diễn ra cái khác như sáng tối, phải trái, đẹp xấu, yêu ghét v.v…); Mạt Na chấp ngã, nhân, chúng sanh, chấp đủ thứ điên đảo. Năm giác quan cùng ý thức báo cho Mạt Na tin tức từ bên ngoài không hề đánh giá tốt xấu, nhưng chính Mạt Na, thức thứ bảy này là kẻ đánh giá phải trái, hay dở, yêu ghét v.v… và ra lệnh cho sáu thức kia phản ứng hành động; đồng thời Mạt Na đưa tất cả các cảm giác (chủng tử) vào A Lại Đa thức là thức thứ tám.

8- A Lại Đa Thức:Các cảm giác của tất cả các hoạt động của Năm Căn và Ý thức được Mạt Na đưa vào “A Lại Đa”, là Thức thứ tám, còn gọi là “Tàng thức”. A Lại Đa có nhiệm vụ gìn giữ tất cả các tin tức ấy, gọi là “chấp trì sinh mệnh chủng tử” của các pháp, nó luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận tin tức do Mạt Na chuyển đến, không bao giờ đầy, ví như chiếc bình không đáy, bao nhiêu chứa cũng hết và không bao giờ mất. Cả đời người sóng gió lên bổng xuống chìm, trải qua biết bao nhiêu sự việc, trong A Lại Đa có đầy đủ, ví như cái máy “Vi tính” chứa đủ thứ của cuộc đời.

Tóm lại: A Lại Đa Thức là thức thứ tám của chúng ta, nó chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống chúng ta và là nguồn gốc của tất cả hiện tượng gồm có Nghiệp tướng, Cảnh giới tướng và Chuyển tướng.

So sánh, chúng ta thấy có sự trùng hợp giữa lời đức Phật dạy và Khoa học, đó là:

- Phật nói Nghiệp tướng, nhà Khoa học gọi là Năng lượng,

- Phật nói Cảnh giới tướng, nhà Khoa học gọi là Vật chất,

- Phật nói Chuyển tướng, nhà Khoa học gọi là Tin tức.

Như vậy, chúng ta không còn nghi ngờ những lời Đức Phật đã nói, vì đã được các nhà Khoa học có cùng quan điểm như thế; tuy nhiên điều mà Đức Phật nhấn mạnh, đó là “Vật chất và tinh thần đều là một thể”, nghĩa là trong vật chất có năng lượng, trong năng lượng có vật chất và có cả tin tức nữa; tức là một mà là ba, ba mà là một, điều này nhà Khoa học vẫn chưa tìm ra.

II ) – TÂM VÀ VẬT CHẤT(Cảnh vật)

“Tướng do Tâm sinh,

Cảnh tùy Tâm chuyển”

ĐỨC PHẬT DẠY:

Trong Kinh đức Phật dạy: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO"; thế nào là tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển?

- Tướng do tâm sinh:

Khi con người chết đi, thần thức mang theo nghiệp thức đã tạo trong suốt đời để được sinh vào một trong 6 cõi: Trời, Người, Thần, Ngạ Quỷ, Súc sanh, Địa ngục. Tùy nghiệp thức mà có hình dáng của cõi được sinh vào như thế, nếu tái sinh cõi Người thì tùy nghiệp mà được thân hình toàn vẹn đẹp đẽ hay xấu xa hay khuyết tật v.v...

Tướnglà tướng mạo hình dạng mặt mũi thân thể con người, tướng do tâm sinh là hình dạng mặt mũi của chúng ta do tâm chúng ta mà sinh ra như thế. Khi mới sinh ra thì hình dạng do nghiệp thức tạo ra, khi lớn lên mặt mũi, thân hình mỗi ngày mỗi thay đổi khác, tùy theo tâm niệm của mỗi người trong suốt hành trình của cuộc đời.

Tóm lại tướng mạo của con người là hiện tượng vật chất, tướng mạo đẹp xấu cùng ý niệm của con người có liên quan. Nói rõ hơn thì hành vi ý niệm tốt sẽ có tướng mạo đẹp, chẳng những tướng mạo đẹp mà còn khoẻ mạnh nữa.

- Cảnh tùy tâm chuyển:

Cảnhlà cảnh vật chung quanh chúng ta, như đất đai núi rừng sông biển đại địa và tất cả những thứ vật chất nhỏ bé khác. Hoàn cảnh vật chất ấy theo ý niệm của con người mà chuyển biến.

Hiện nay trên thế giới xã hội động loạn, bên trong có nguyên tố con người, còn những tai họa thiên nhiên đối với mọi người tưởng rằng không có tương quan, sự thực không phải vậy. Đức Phật đã dạy “Cảnh tùy tâm chuyển”, tâm niệm của chúng ta và những tai họa thiên tai coi như tự nhiên ấy có tương quan mật thiết với nhau. Nếu tất cả con người đều có niệm thiện thì những tai biến thiên nhiên như bão lụt, động đất, sóng thần, núi lửa phụt lên sẽ không xảy ra.

Có thể tin được hai điều đức Phật dạy không?

Trong tạp A Hàm quyển 2 trang 302 khi Tôn Giả Mục Kiền Liên thưa với Phật rằng Tôn Giả nhìn thấy chúng sinh lớn như cái nhà lầu trên hư không, Đức Phật xác nhận là có, nhưng Phật đã không nói ra vì sợ nói ra, người không tin, và Phật còn nói “Những người không tin lời Ta nói là ngu si, mãi mãi chịu khổ”. Phật vì thương xót chúng sinh nên mới nói ra, mà không chịu tin thì nhất định phải chịu khổ, vì không tin nên không làm theo lời dạy của Ngài, nên phải chịu khổ là lẽ dĩ nhiên.

VỀ KHOA HỌC:

- Thí nghiệm thnhất:Năm 2004, Bác sĩ người Nhật tên Giang Bản Thắng đã công bố kết qủa cuộc thí nghiệm trên 10 năm với mấy chục vạn lần (mấy trăm nghìn lần) thí nghiệm như sau:

Ông dùng nước làm đông lạnh để quan sát trong phòng thí nghiệm có kính hiển vi để quan sát và máy chụp hình để chụp các kết qủa. Bắt đầu, ông cho nước xem một hàng chữ khen ngợi nước là quý dễ thương, là hữu ích cho muôn loài v.v..., đồng thời hạ nhiệt độ cho nước đông lại, thì trên mặt băng đá kết tinh những hoa tuyết đẹp. Khi thí nghiệm cho nước nhìn các dòng chữ chê bai nước xấu xa dơ bẩn chẳng mang lại lợi ích gì v.v..., thì trên mặt băng đá hiện những hình xấu xí. Cũng thí nghiệm như thế đối với chữ của các nước khác, nước đều đọc hiểu và thể hiện tương tự; điều này chứng tỏ nước đọc và hiểu chữ viết của tất cả mọi nước; nước thông minh tuyệt vời nên mới như thế!

Bác Sĩ Giang Bản Thắng chưa ngừng ở đây, ông tiếp tục thí nghiệm bằng lời nói; Ông nói lời khen ngợi nước thì nước kết tinh hoa tuyết rất đẹp, còn ông nói chê bai nước thì nó kết tinh những hình xấu xí; Ông cũng làm tương tự như thế khi dùng những tiếng nói của nhiều dân tộc khác nhau thì phản ứng của nước cũng cùng một kết qủa.

Bác Sĩ Giang Bản Thắng vẫn chưa ngưng thí nghiệm, lần này, ông không nói với nước, cũng chẳng cho nước coi chữ, mà ông đối diện với nước, dùng ý niệm của mình xem nước có hiểu không; kết qủa là khi ông có ý nghĩ vui vẻ khen ngợi nước, nó cũng kết tinh hoa tuyết rất đẹp đẽ, còn khi ông chỉ có ý nghĩ xấu chê bai nó thì nó kết tinh những hình thù xấu xí.

Để cho chắc chắn rõ ràng hơn, ông cũng làm thí nghiệm về ý niệm với nhiều người của nhiều dân tộc khác nhau, thì ông đều có cùng một kết qủa, nước thông minh tuyệt vời!

- Thí nghiệm thứ hai:Tại một eo biển ở Nhật, có một cái hồ tên hồ Tỳ Bà, nước ở hồ này luôn luôn có mùi hôi làm cho những người qua lại rất khó chịu vì mùi hôi từ hồ bốc lên. Từ nhiều năm trước người ta nghĩ cách để làm mất mùi hôi, nhưng vô phương kế phải bó tay. Bác sĩ Giang Bản Thắng cho làm một cuộc thí nghiệm như sau:

Ông thỉnh một vị Hòa Thượng chân tu cùng với trên 100 người đến bờ hồ nơi có gió xuôi để mọi người không ngửi mùi hôi, vị Hòa Thượng điều khiển buổi cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện mọi người đều buông bỏ hết tạp niệm, nghĩa là không suy nghĩ chuyện nọ việc kia, chỉ có một tâm niệm duy nhất với một câu niệm “Nước trong hồ sạch rồi, nước trong hồ sạch rồi, nước trong hồ sạch rồi . . .”. Buổi cầu nguyện kéo dài một giờ, và thực hiện sau ba buổi thì nước hồ hết mùi hôi; thật là mầu nhiệm biết bao!

Tuy nhiên, sau nửa năm, nước hồ có mùi hôi trở lại; do đó trong dịp thăm nước Nhật và thăm Bác sĩ Giang Bản Thắng năm 2005, Hòa Thượng Tịnh Không, người Trung Quốc nói với Bác sĩ Giang Bản Thắng: “Nếu cứ 2 tháng cho người đến cầu nguyện một lần như thế thì nước hồ sẽ không còn mùi hôi”.

LỜI BÀN:

Trước kia, vì vô minh không hiểu lời đức Phật nói nên không tin không làm theo lời dạy của Ngài, tạo ra biết bao nhiêu khổ đau cho mình và cho người. Kể từ bây giờ, Khoa học đã chứng minh câu nói của Phật: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, chúng ta đã có chính tín rồi thì còn chần chừ gì nữa mà chắng vâng làm.

Để được tường tận rõ ràng hơn chúng ta bàn thêm dưới đây:

Tướng do tâm sinh:Thân thể con người là vật chất được cấu tạo bởi vô số tế bào, mà tế bào lại được làm thành bởi vô số nguyên tử hạt điện tử. Trong phần vật chất của cơ thể con người có 70% là nước. Khi chúng ta khởi tâm niệm thiện thì 70% là nước ấy trong cơ thể sẽ trở nên đẹp đẽ khoẻ mạnh sống lâu; khi chúng ta khởi lên niệm xấu ác thì 70% nước trong cơ thể trở nên xấu và là căn nguyên của sự sinh ra bệnh.

Muốn sống lâu trong khỏe mạnh, chúng ta phải nghĩ lành tránh nghĩ ác, muốn nghĩ lành tránh nghĩ ác, chúng ta phải biết phân biệt giữa thiện và ác; nói đến điều thiện và điều ác một cách tổng quát thì ai cũng biết, nhưng đi vào chi tiết và cách đối xử hàng ngày nhiều người đã không phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác. Nhiều người đã lầm lẫn giữa thiện và ác, họ đã cho việc ác là thiện, việc thiện là ác, vì không phân biệt được giữa thiện và ác một cách rõ ràng, nên họ đã hành động điên đảo, tạo khổ đau cho mình và cho người.

Đức Phật dạy bốn nguyên tắc căn bản để chúng ta nhận định phân biệt được sự khác biệt giữa điều tốt việc thiện, với điều xấu việc ác như sau:

1-Nếu ý nghĩ lời nói việc làm của mình có hại cho mình, có hại cho người, có hại cho cả hai, đây là điều xấu, việc ác.

2-Nếu ý nghĩ lời nói việc làm của mình có lợi cho mình, có hại cho người, đây là điều xấu, việc ác.

3-Nếu ý nghĩ lời nói việc làm của mình có hại cho mình, có lợi cho người, đây là điều tốt, việc thiện.

4-Nếu ý nghĩ lời nói việc làm của mình có lợi cho mình, có lợi cho người, đây là điều tốt, việc thiện.

Từ bốn nguyên tắc này, chúng ta cố gắng suy gẫm, sẽ phân biệt được đâu là thiện đâu là ác; như vậy chúng ta không còn nhầm lẫn giữa thiện và ác, theo đó chúng ta hành động một cách quang minh chính đại, và nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng ta phải thực hành liền: ngay sau khi đọc bài này, chứ không phải đợi tới lúc bệnh hoạn xảy ra rồi mới nghĩ tới điều làm lành thì đã bỏ qua mất cơ hội tốt cho mình mất rồi.

Ở đây chúng ta chỉ bàn đến điều gì mà Khoa học đã chứng minh được thôi, đó là thí nghiệm nước; nhưng thực ra Phật nói còn xa hơn rất nhiều, đó là tất cả vật chất chứ không chỉ có nước, tất cả vật chất đều có liên hệ đến tâm niệm của con người. Nghĩa là thân thể chúng ta do bốn đại “đất nước gió lửa” hợp thành, cả bốn đại này đều cảm ứng biết tâm niệm thiện ác khen chê vui buồn v.v… của chúng ta vậy. Rất tiếc Khoa học chưa tiến tới chỗ chứng minh tất cả vật chất đều cảm ứng biết tâm niệm con người.

Cảnh tùy tâm chuyển:Thí nghiệm về nước hồ Tỳ Bà chỉ là một việc nhỏ trong cái thế giới rộng lớn này.

Trong Kinh Lăng nghiêm Phật dạy:

1- Tham lam vô bờ bến: Mưa như đổ nước xuống không ngừng gây lũ lụt là do cảm chiêu của lòng tham lam quá nhiều của con người.

2- Sân hận căm thù:Hỏa tai, núi lửa nổ tung, sức nóng của trái đất tăng lên là do cảm chiêu của lòng sân hận căm thù của con người.

3- Ngu si tà kiến:Lốc xoáy, bão tố thổi đổ cây, tan nát nhà cửa do cảm chiêu của ngu si tà kiến.

4- Kiêu căng ngã mạn:Loạn động bất an, động đất sóng thần là do chiêu cảm của tính kiêu căng lòng ngã mạn của mỗi con người hợp lại mà thành.

Con người sống trên trái đất này có qúa nhiều tham sân si mạn đến mức không thể khống chế nổi, cho nên tai nạn nào cũng đều xuất hiện cả; tình trạng này có hóa giải được không?

Đối với Khoa học, cho đến nay: vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào cả.

Đối với Phật giáo, chúng ta đã hiểu câu Kinh Phật nói “Cảnh tùy tâm chuyển” thì có thể hóa giải được, bằng cách như Phật dạy: “Tận diệt tham sân si mạn, siêng tu Giới Định Tuệ”

Mọi người đều buông bỏ hết tham sân si mạn và thực hành Giới cấm, thiền Định, trau giồi trí Tuệ, thì thân thể đẹp đẽ khoẻ mạnh sống lâu, và các tai nạn thiên nhiên cũng giảm xuống. , .

Toàn Không

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2010(Xem: 5968)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
04/11/2010(Xem: 9870)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
27/10/2010(Xem: 12841)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
24/10/2010(Xem: 3195)
Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo— giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngãcủa chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực. Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp(Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm
22/10/2010(Xem: 3149)
Trong cuộc sống với muôn vàn sai khác, chúng ta ai cũng ước mơ, mong muốn mình có được việc làm ổn định, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại, có gia đình và sống hạnh phúc lâu dài nên khi được thì ta thích thú, vui mừng, đến khi mất thì ta bất an, lo lắng, buồn rầu, đau khổ. Ta cho “được” là may mắn, là hên, là hạnh phúc nên ta vui vẻ, mừng rỡ. Ta cho “mất” là thất bại, xui rủi nên cảm thấy phiền muộn, khổ đau. Được làm cho ta vui vẻ,
16/10/2010(Xem: 3605)
Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.
15/10/2010(Xem: 2933)
Đạo Phật dùng Trí-tuệ để làm một trong vô lượng phương tiện độ sanh, một phương tiện có thể nói là thù thắng để tự độ và độ tha, nên hàng xuất gia phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Đạo Phật không chủ trương dùng thần thông để hóa độ, vì ngoại đạo cũng xử dụng thần thông được. Đức Phật muốn chúng sanh, tự mình giải thoát lấy mình, nên cổ đức mới nói : “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời. Đó là : “Khai thị chúng sanh, ngộ, nhập, Phật tri kiến”, hơn nữa thần thông chỉ là kết quả của thiền định, nói thiền định sanh trí tuệ, nhưng kẻ không có trí tuệ thì không thể tu tập thiền định được, nên Đức Thế Tôn dạy hàng đệ tử lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trong Kinh Di Giáo Đức Phật dạy : “Ta như vị lương y biết bịnh mà nói thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường”
11/10/2010(Xem: 11038)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
08/10/2010(Xem: 6735)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
06/10/2010(Xem: 17057)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]