Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những câu hỏi từ trái tim

10/08/201307:18(Xem: 13020)
Những câu hỏi từ trái tim
Su_ong_nhat_hanh2

Những câu hỏi
từ trái tim
Giáo huấn về sự tu tập của
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Những câu hỏi này được ghi lại vào ngày 7 tháng 4, 2013 tại buổi pháp thoại thứ ba của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại khóa tu dành cho Các Nhà Giáo tại Thái Lan, vào tháng 4, 2013. Trong bài pháp thoại này, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi không chỉ xuất phát từ những vấn đề cá nhân mà cả những vấn đề trong phạm vi giáo dục. Những đề tài trao đổi bao gồm cả việc thực tập chánh niệm đối với người trẻ.

H (Hỏi):Thưa Thầy, khi chúng con cố gắng thực tập hạnh lắng nghe sâu lắng, thì đối tượng tiếp xúc lại dùng những lời lẽ hung bạo, nói những điều xấu ác để làm tổn thương người khác và bản thân họ, thì làm sao chúng con có thể duy trì hạnh lắng nghe sâu lắng.

TS (Thiền sư): Mục đích của việc lằng nghe với lòng từ bi là để giúp người khác bớt khổ đau. Khi người ta tràn đầy đau khổ thì họ khó sử dụng ái ngữ. Có lẽ những đớn đau, chua chát, bạo lực, thất vọng và sân hận trong lòng họ đã biểu hiện ra bằng những lời nói và hành động tai hại. Vì thế khi lắng nghe quý vị hãy nhớ một điều: người này đang đầy đau khổ. Tôi lắng nghe là để giúp người đó bớt khổ đau. Hành động chánh niệm này có hai khía cạnh: trước hết là nhận ra được sự khổ đau trong lòng người đối diện, kế tiếp là nhớ lại mục đích của hạnh lắng nghe của ta. Trong lúc lắng nghe, hãy chánh niệm về những điều này và sử dụng năng lượng của từ bi để bảo vệ mình khỏi bị ảnh hưởng bởi những lời nói độc hại. Nếu làm được như thế thì những lời nói đó không thể làm tổn thương quý vị lâu dài. Nếu quý vị không giữ được tâm từ bi, thì đừng cố gắng buộc mình phải tiếp tục lắng nghe kẻo quý vị thất niệm, và tâm quý vị sẽ không được bảo vệ nữa. Hãy đợi đến một lúc khác để thực hành hạnh lắng nghe, khi quý vị tràn đầy từ bi, thông cảm.

H: Thưa Thầy, chúng con có nhận một nhân viên vào phụ trách việc huấn nghệ. Nhưng anh ta thường dùng những lời lẽ xúc phạm đối với phụ nữ, hay những người khác sắc tộc. Chúng con không thể chịu đựng được những lời lẽ này. Chúng con muốn hỏi là, làm sao chúng con có thể bày tỏ với anh ta sự khó chịu của mình về cách ứng xử của anh ta một cách thân thiện nhất?

TS: Thầy không nghĩ là quý vị cần phải chuyển đổi cách ăn nói của người đó. Nhưng quý vị cần chuyển đổi cách lắng nghe của mình. Nếu quý vị nhận ra được nỗi khổ đau của anh ta, và anh ta đã thể hiện điều đó ra ngoài như thế nào, thì quý vị có thể lắng nghe bất cứ điều gì anh ta nói mà không bị bực tức. Nếu quý vị có thể lắng nghe với tâm từ bi, người nói dần dần sẽ tự họ thay đổi cách nói năng, quý vị không cần phải bảo họ làm thế.

thu_phap_su_ong_nhat_hanh

Một trong những bút pháp của Sư Ông trưng bày tại

Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Bangkok tháng 4-2013

H: Thưa Thiền sư, chúng con làm việc với những người dân thuộc một bộ tộc trên núi. Họ phải giết thú, phá rừng, góp phần vào việc làm nóng trái đất – cách kiếm sống của các bậc phụ huynh này dựa trên việc sát hại mạng sống. Làm sao chúng con có thể dạy con cái họ cách bảo vệ sự sống?

TS: Nếu quý vị có thể nấu những bữa ăn chay cho họ, thì rất tốt. Dần dần hy vọng là họ có thể thay đổi thói quen ăn uống. Quý vị cần tìm những phương cách thiết thực để chỉ cho họ thấy sự khổ đau của các sinh vật, có thể một bộ phim tài liệu về cảnh thú vật bị làm thịt để ăn, họ sẽ cảm nhận được nỗi đau của những con thú mẹ. Điều đó còn giáo dục họ hơn là một bài pháp thoại hay những lời giáo huấn trừu tượng. Quý vị có thể gầy dựng một vườn rau, trồng rau xanh, rồi mời họ cùng tiếp tay với quý vị. Vườn rau không những có thể được duy trì, sản sinh thực phẩm, mà còn có thể được dùng để dạy cho con cái của họ những phương cách sống khác. Hãy chỉ cho bọn trẻ thấy là chúng có thể thể hiện tình thương yêu bằng cách ăn những thực phẩm hữu cơ, rằng chúng ta không cần phải ăn thịt. Người có lòng từ bi là người hạnh phúc. Vậy quý vị hãy làm như thế đi, rồi quý vị sẽ thành công.

H: Thưa Thầy, chúng con muốn áp dụng những phương pháp của Thầy vào trường học, nhưng thầy hiệu trưởng, hay giám hiệu không chấp nhận việc này. Chúng con phải làm thế nào để có thể áp dụng chúng mà không bị đuổi việc?

TS: Có nhiều cách để đem các phương cách này vào trường học. Cách tốt nhất là đem các bài học về chánh niệm vào lớp học một cách khéo léo, tinh tế. Nếu quý vị bảo các em học sinh bắt đầu buổi học bằng cách thở có chánh niệm, thì ai có thể ngăn cấm quý vị? Quý vị cần để cho người ta cảm nhận được những đổi thay trong lớp học. Nếu lớp học trở nên tốt hơn, các em học sinh tử tế hơn thì mọi người sẽ bắt đầu chú ý. Giả thử quý vị hướng dẫn một buổi thư giãn hoàn toàn; không kể đến thời gian dài hay ngắn, chắc chắn là nó sẽ gây ảnh hưởng trên lớp học. Quý vị cũng cần dành thời gian để tiếp xúc với thầy hiệu trưởng và các bạn đồng nghiệp để bàn về phương cách làm cho học sinh cảm thấy yên tâm hơn, và những việc cụ thể cần làm. Khi một thầy hay cô giáo thực hành chánh niệm thì mọi thứ về người đó đều thay đổi, người ngoài sẽ nhận thấy điều đó và sẽ hỏi vị thầy hay cô giáo đó về sự tự tại của họ. Khi người ta thấy được điều đó, họ sẽ không ngăn trở quý vị được an lạc. Nếu quý vị không biết được cảm giác an lạc của chánh niệm thì quý vị không thể đem nó vào lớp học. Một cách nữa là quý vị có thể viết về những lợi ích của việc thực hành chánh niệm và chia sẻ điều đó với các bạn đồng nghiệp hay cấp trên. Có rất nhiều kết quả có thể chứng minh rằng chánh niệm đã mang đến ích lợi cho môi trường giáo dục như thế nào.

H: Thưa Thầy, con đang đau khổ nhưng khi con đang cố gắng để thoát ra khỏi nguồn gốc của khổ đau của mình, thì học trò con tìm đến, muốn con giúp giải quyết những vấn đề của họ, rồi mẹ con lại gọi điện thoại báo là cha con muốn làm hại bà. Làm sao con có thể cùng lúc giải quyết khổ đau từ ba nguồn lực như thế?

TS: Quý vị cần lắng nghe những vấn đề của học trò và mẹ của mình, nhưng chỉ giải quyết trước một vấn đề! Nên rõ ràng là trước tiên quý vị cần nói với bà mẹ là mình sẽ trao đổi với bà, rồi quán xét vấn đề và gọi lại cho bà. Làm như thế là hợp lý. Để không bị choáng ngợp bởi quá nhiều vấn đề cùng một lúc, chúng ta cần biết dung dưỡng bản thân để có đủ sức mạnh mà giải quyết nhiều vấn đề.

Có hai việc: trước tiên, phải biết đối phó với khổ đau, và thứ đến là phải biết vun trồng hạnh phúc. Quý vị phải biết cách chữa lành vết thương và cũng cố bản thân. Ở đây Thầy xin nhắc lại thí dụ việc đi đến trường: đi như thế nào để có thể nuôi dưỡng bản thân. Làm những công việc thường ngày cũng vậy, làm như thế nào để chúng trở thành nguồn nuôi dưỡng ta. Khi cuộc sống hằng ngày nuôi dưỡng ta, ta sẽ có đủ sức mạnh và không bị choáng ngợp bởi nhiều vấn đề cùng lúc. Nếu một bác sĩ nhận thấy bệnh nhân của mình quá yếu, không thể chịu đựng phẫu thuật, ông sẽ dời việc phẫu thuật lại chờ cho bệnh nhân mạnh lên trước. Biết cách sống an lạc trong từng giây phút rất quan trọng trong việc giảm bớt khổ đau. Khi quý vị mở vòi nước, quý vị cảm thấy an lạc. Khi đánh răng, quý vị thấy hạnh phúc. Biết hàm ân và vui vẻ làm tất cả những việc đơn giản hằng ngày này rất quan trọng, chính chánh niệm sẽ giúp quý vị tỉnh thức trước những khổ đau và các giải pháp.

H: Thưa Thầy, khi con thực tập, con cũng cảm nhận được một vài chuyển hóa, nhưng chúng không bền lâu. Thí dụ, con có thể nhận thấy tâm sân của con khởi lên và để cho nó qua đi, nhưng con chỉ làm được đôi ba lần như thế, nên con cảm thấy rất nản lòng. Làm sao con có thể duy trì được kết quả của công trình tu tập của con?

TS: Nếu quý vị buộc mình phải thở, với ý nghĩ rằng điều đó là tốt, thì đó không phải là cách tu tập thông minh. Nhưng nếu quý vị bắt đầu thở theo một phương cách mà quý vị cảm thấy bình an, tự tại trong ba, bốn giây phút đầu tiên, thì đó là cách thực hành đúng. Đừng cố thực tập trong đau khổ. Đức Phật đã dạy rằng Pháp hoàn hảo ở khúc đầu, khúc giữa và khúc cuối. Quý vị cần phải cảm thấy an bình, hạnh phúc suốt quá trình thở vào, thở ra của mình, không chỉ ở khúc cuối. Vì thế hãy từ bỏ cách thực hành là phương tiện, và an lạc là kết quả của cách thực hành này. An lạc không phải là đích đến mà chỉ là con đường. Không có con đường nào đưa đến việc buông thư. Buông thư chính là con đường. Quý vị không thể buộc mình phải buông thư! Cách tu tập tốt là chúng ta không phải khổ trong quá trình tu tập! Nếu chúng ta khổ khi thiền hành, thì đó không phải là cách tu tập tốt! Nếu chúng ta tập thở theo tiếng chuông mà cảm thấy khổ, thì đó không phải là cách tu tập tốt. Hãy vui vẻ khi thực hành, thì quý vị không phải có câu hỏi này!

H: Thưa Thầy, phần đông chúng con sống trong những thành phố lớn, nên khi có dịp đến tu tập tại các chùa, thì chúng con lại thấy rất khó thực hành theo. Rồi khi trở về thành phố, thật khó giữ, khó nhớ những điều đã học được.

TS: Làm người xuất gia dễ tu tập hơn người cư sĩ. Khi quý vị sống trong tăng đoàn, quý vị được sống trong một môi trường lý tưởng. Vì thế việc duy trì, giữ gìn giới pháp dễ hơn khi ta sống trong tăng đoàn với các bạn đồng tu. Đức Phật luôn đi cùng với rất nhiều vị tỳ kheo vì Ngài hiều rất rõ thực tại đó. Chúng tôi chỉ theo gương Đức Phật bằng cách mời theo nhiều vị tu sĩ và cư sĩ có nhiều kinh nghiệm tu tập. Nếu quý vị muốn tu dễ, hãy trở thành một tu sĩ!

Nếu không, quý vị phải thành lập các đạo tràng cư sĩ dầu quý vị ở nơi đâu. Ở thành phố, một đạo tràng cư sĩ sẽ thay thế tăng đoàn của các tu viện. Đó là lý do tại sao những khóa tu như thế này có thể khơi nguồn cảm hứng để người cư sĩ có thể duy trì việc tu tập bằng cách thành lập hay tìm ra các đạo tràng. Thông thường vào ngày cuối khóa tu người ta mới tìm ra được, nhất là những người sống cùng một thành phố. Rất nhiều đạo tràng tu tập của cư sĩ đã được thành lập khắp nơi trên thế giới. Ở Đức có hơn 80 đạo tràng của cư sĩ tu theo pháp môn Tịnh độ. Ở Anh, có khoảng 100. Trong các thành phố như Luân Đôn và Nữu Ước, nhiều khi có đến 10. Vì thế khi quý vị trở về, hãy tìm hiểu, hãy họp thành nhóm để mỗi tuần tụ họp lại một lần đi kinh hành trong chánh niệm, ăn cơm chánh niệm và nghe pháp với nhau. Tôi luôn thực hành kinh hành ở các trạm xe lửa hay phi trường. Nếu đến các siêu thị, tôi cũng làm như thế! Khi quý vị thực tập như thế thì quý vị biết phải mua gì, phải không mua gì! Đôi khi tôi bước ra khỏi siêu thị mà không mua thứ gì! Đó là Phật giáo ứng dụng mà quý vị có thể đem vào thực tế.

H: Thưa Thầy, làm thế nào để con cháu có thể hàn gắn lại với những bậc cha mẹ hay ông bà, những người đã làm tổn thương, đã xâm phạm họ? Chúng con cũng muốn thương yêu các bậc trưởng bối, nhưng vết thương của chúng con quá sâm đậm.

TS: Khi cha mẹ của chúng ta đau khổ và họ không biết làm thế nào để giải tỏa nỗi đau đó, họ sẽ chuyền nó qua cho chúng ta. Vì thế hãy quan sát nỗi đau của quý vị, quý vị sẽ thấy nỗi đau của cha mẹ trong đó. Nếu chúng ta không thể chuyển hóa nỗi đau đó, chúng ta cũng sẽ trao truyền nó lại cho con cái chúng ta. Đó là luân hồi khổ đau

Thông thường chúng ta nghĩ là cha mẹ ở bên ngoài chúng ta, rằng họ là người khác. Điều đó không đúng; họ ở trong chúng ta, hoàn toàn có mặt trong từng tế bào trong cơ thể chúng ta. Những nỗi khổ và niềm vui của mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta cũng là của cha mẹ chúng ta. Nếu quý vị không chuyển hóa được nỗi đau của cha mẹ bên trong chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ khiến cho những người chúng ta thương yêu nhất khổ đau.

Quý vị đừng tìm cách thay đổi người cha hay mẹ ở bên ngoài quý vị mà không chuyển hóa người cha hay mẹ bên trong quý vị. Hãy nhớ rằng chúng ta là sự tiếp nối của cha mẹ chúng ta. Chúng ta sẽ mang họ vào tương lai. Vì thế mỗi khi quý vị bước đi, hãy mời gọi người cha, người mẹ bên trong quý vị cùng bước, để họ có thể tận hưởng những điều kỳ diệu của cuộc sống và có thể được chuyển hóa ở bên trong quý vị. Hãy uống trà cùng họ, để họ có thể được chuyển hóa ở bên trong quý vị. Hãy thay đổi người cha, người mẹ ở bên trong quý vị trước, điều đó dễ làm hơn, trước khi hướng tâm đến người cha, người mẹ ở bên ngoài. Chúng ta có thể chuyển các bậc cha mẹ ở bên trong thành những người dễ thương, vui vẻ, đồng cảm, và chấm dứt sự luân hồi của họ trong ta. Sau đó quý vị mới có thể đủ sức giúp người cha, người mẹ bên ngoài thay đổi. Nhưng phải đợi đến lúc đó, vì người cha sân hận trong ta khi phải đối mặt với người cha giận dữ bên ngoài sẽ chẳng đem lại lợi ích gì! Tôi cũng đã chứng kiến nhiều người con đã quay trở lại giúp đở cha mẹ mình. Nương tựa Tam Bảo, giữ năm giới là con đường hoàn hảo nhất để chữa lành các vết thương và chuyển hóa tốt hơn.

Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển ngữ từ Questions from the heart: Advice about practice from Thich Nhat Hanh, Nguồn: Buddhistdoor Magazine, April 2013)

Questions from the heart:

This series of questions and answers was recorded on 07/04/2013 for Thay's third dharma talk at his Schools and Educators' retreat in Thailand, April 2013. Here he answered questions from people who sought help with not only their personal issues, but their professional problems in teaching. Commonly discussed topics included involving young people in mindfulness practice.

Q: When we are trying to practice deep listening, but the subject directs violent speech and harmful words that hurt themselves and others, how can we remain listening deeply?

A:The purpose of compassionate listening is to help the subject suffer less. If they are full of suffering it may be hard for them to use loving speech. There is probably much bitterness, pain, violence, disappointment, and irritation in their hearts which manifest as harmful words and moods. So you must remember one thing while you are listening: this person is full of suffering. I am listening to help him or her lessen their suffering. This mindfulness has two aspects: first, see the suffering inside the subject, and then recall the purpose for which we are listening. While listening, use these reminders and this energy of compassion to protect yourself from harmful speech. Harmful words will not leave a lasting scar on you if you do so. If you lose your compassion, do not force yourself to continue listening lest you forget and lose your protection. Ask for another day to listen deeply, when you are not drained of compassion and empathy.

Q: There is a man who has been hired to do some training. He uses language that is derogatory against women, towards people of different ethnicities. I find this very difficult to listen to. My question is, how can I express to him in loving ways my discomfort with his behaviour and language?

A: I don't think that you have to change his way of talking. You need to change your way of listening. If you see his suffering, and how he is directing his suffering, you can listen to anything he is saying and not get irritated. If you listen with compassion, people tend to gradually change their way of speaking on their own, and you don't need to tell him to do so.

Q: I work with hill tribe villagers, and they have to harm and kill animals for food and cut down the forests, contributing to global warming - their parents' livelihood depends on the destruction of life. How can I teach their children practical ways to respect life?

A:If you can cook something vegetarian for them to eat, that would be very good. And they may hopefully change their eating habits gradually. You should find ways to concretely show them the suffering of living beings, perhaps a film or documentary of animals being eaten by predators, and they will feel the pain of animals' mothers. That is more educational than a dhamma talk or an abstract ethical admonition. You could create a vegetable garden and grow biodegradable produce, and invite them to cultivate the garden with you. A garden is not only sustainable and provides vegetables to eat, but can also educate children about alternative ways of living. Show them love is possible with eating organic food, and we need not consume dead animals for food. A person who loves is a happy person. So organize this and you can succeed.

Q:We want to apply your techniques in our school, but the headmaster or director does not allow or permit this teaching. How can we implement the teachings without being fired?

A: There are many ways to bring the teaching into your school. The best way is to incorporate mindfulness teaching into the classroom in a skilful, subtle way. If we invite students to start the class with mindful breathing, who can stop us? We should let people notice the changes in our class. If the class does better, behaves happier, people may begin to notice. Suppose you lead a total relaxation session; no matter how long, it will surely have an impact on the class. We should also find the time to approach the principal and other teachers and discuss how to improve the students' wellbeing, and how something must be done. When a schoolteacher practices mindfulness, everything about her changes, and people will notice and ask about the peace in her. When others see it, they will not try to prevent your peace. If you do not enjoy this peace of mindfulness, you will not be able to teach it in the classroom. Or you could write an article about the benefits of practice and share it with your colleagues and superiors. There is much evidence to show how mindfulness has benefited schools.

Q: I have suffering but when I try to escape this root of suffering, students come to me to seek help with their own problems, and then my mother calls me on the phone to say that my father wants to harm her. How can I handle suffering from three sources at once?

A: I would try to listen to your students and mother's suffering, but I think we need to handle one first! So it is very clear you need to tell your mother first that you will discuss with her, reflect on the problem, and call her back. This is quite logical. In order not to be overwhelmed by so many things at the same time, we need to learn to nourish ourselves so we are strong enough to handle multiple problems.

There are two things: first, learn how to handle suffering and second, learn how to nourish happiness. You must learn how to heal and fortify yourself. I must repeat the example of walking to school: walk in such a way that you can nourish yourself. Doing any everyday act, practice so that daily life becomes nourishing. When daily life nourishes you, you will have enough strength and not be overwhelmed by multiple problems. If a doctor sees that a patient is too weak to undergo surgery, he will postpone surgery to help the patient get stronger first. Learning how to live happily in every moment is very important to reduce suffering. When you open the water tap, you feel happy. When you brush your teeth, you feel happy. Learning to appreciate and enjoy all these daily basic things is vital, and mindfulness keeps you alert to suffering and solutions.

Q: When I practice, there is indeed some transformation, but the benefits do not remain. I can see my anger arising and let it go, for example, but I've only done so twice, and I feel very discouraged. How can I keep the fruits of my practice?

A:If you force yourself to breathe in, thinking this is automatically good, this is not wise practice. If you begin breathing in a way that makes you happy and at ease in the first three or four seconds, this is wise practice. Don't force practice it suffer through it. The Buddha said the Dhamma is lovely in the beginning, middle, and end. You should feel calm and happy throughout breathing in, not just at the end. So abandon the practice is the means, and happiness is the result of this practice. Happiness isn't a destination but a way. There is no way to relaxation, relaxation is the way. You can't force yourself to relax! Good practice is when you are not suffering during practice! If you suffer during walking meditation, that is not good practice. If you breathe in and out to the bell and feel suffering, that is not good practice. Enjoy your practice, and there won't be this question!

Q:Some of us live in very busy cities, so when we get a chance to practice in the temple, we find it very hard to follow. When we return to the city, the teachings are hard to keep and remember.

A:It is easier to practice as a monk than a layperson. When you live in a community of monks you are protected in an ideal environment. So preserving the teachings and precepts is easier when you are in a community of monastic brothers and sisters. The Buddha always brought a lot of monks with him because he understood this reality. We are just imitating the Buddha by bringing as many experienced monastics and lay practitioners! If you want the practice to be easy, become a monk!

If not, you must set up a lay sangha wherever you are. In the city, a lay sangha replaces the temples monastic sangha. That is why a retreat like this can inspire people to continue their practice by setting up or finding a sangha. Usually, they find this on the latest day of the retreat, especially those who live in the same city. Many lay sanghas have been established in the world. In Germany, there are more than 80 lay sanghas practicing in the PV tradition. In the UK, there are perhaps 100. In cities like London and New York, there can be as many as 10. So when you go home, ask around, get together a group once a week to walk mindfully together, eat mindfully together, listen to a dhamma talk together. I always practice walking meditation at the train station or airports. If I go to the supermarket, I do the same! When you do walking meditation there, you know what to buy and what not to buy! Sometimes I walked out of the supermarket not buying anything! This is applied Buddhism that you can practice in society.

Q: How can children and grandchildren reconcile with parents or grandparents that have hurt or abused them? They want to love their elders, but the wounds are just too strong.

A: When our father suffers and does not know how to handle the suffering, he transfers this to us. So looking into our suffering, we can see the suffering of our father. If we do not transform this suffering, we will also transmit it to our children. This is the samsara of suffering. Usually we think our father is outside of us, that he is another person. That's not true; he is inside us, fully present in every cell of our body. The happiness and suffering of every cell in our body is our father's too. If we do not transform our father's suffering in us, we will make the people we should love the most suffer too.

We should not seek to change the father outside of us without changing the father inside us. We must remember we are the continuation of our father. We are bringing our father into the future. So every time you walk, invite your father within to join so he can enjoy the wonders of life and be transformed in you. Enjoy a cup of tea with your father inside you, so he can be transformed inside you. It is easier to change your father in you first, before focusing on the father outside of us. We can transform our internal father into a loving, joyful, and compassionate person, and end the samsara of our father in us. Then we will be in a position to help the father external of us to change. But not before, because an angry internal father confronting an angry external father can't lead to much! I have seen children going back to help their parents. Taking refuge and the five precepts is the best path of healing and transformation.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2020(Xem: 4979)
Một Phật tử tại gia như tôi không biết gặp duyên phước nào để có thể được ghi lại vài cảm nghĩ về một bài viết mà cốt lõi chính yếu nằm trong Duy Thức Học , một bộ môn khó nhất cho những ai đã theo Đại Thừa Phật Giáo chỉ đứng hàng thứ hai sau Bộ kinh Đại Bát Nhã và hơn thế nữa những lời dẫn chứng lại trích từ quý Cao Tăng Thạc Đức rất uyên bác trác tuyệt về giáo lý Phật Đà như Đệ lục Tăng Thống HT Thích Tuệ Sỹ và Cố Thiền Sư Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki.
12/09/2020(Xem: 6257)
Cây danh mộc gumtree là đặc sản của Úc có nhiều loại như ta thường biết qua cây khuynh diệp, vì giống cây này đã được biến chế thành, dầu khuynh diệp trị cảm mạo hiệu quả. Chúng thường mọc tự nhiên thành rừng thiên nhiên, thân to cao, có loại vạm vỡ oai phong như lực sỹ trên võ đài, cho bóng mát cùng nhiều công dụng khác như xay thành bột chế tạo giấy các loại đa dụng, cũng như dùng làm cột trụ giăng dây điện trong nhiều thập niên qua, và đồng thời cũng là thức ăn ưa thích của loài mối (termites) nên con người hơi ngán mấy “ông thần nước mặn” này lắm. Từ này tự chế ám chỉ loài côn trùng bé nhỏ hay cắn phá làm hại hoa màu của giới nhà nông dãi dầu một nắng hai sương như chuột, chim, châu chấu, sâu rầy… cũng để gán cho những kẻ ngang bướng đều bị dán nhãn hiệu đó.
17/06/2020(Xem: 6985)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
08/05/2020(Xem: 4083)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người có thật trong lịch sử văn minh nhân loại. Ngài tên là Tất Đạt Đa, dòng họ Thích Ca, sinh vào ngày trăng tròn tháng Năm, năm 624 trước dương lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ miền trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal. Thân phụ là Vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc Thích Ca, Thân mẫu là Hoàng Hậu Ma Gia. Thân mẫu Ngài qua đời sớm, Ngài được Vương Phi Kế mẫu là em ruột của Mẹ, Dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề thương yêu và nuôi dưỡng như con ruột.
15/03/2020(Xem: 4152)
Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào qua câu chuyện Điên và Không Điên mà tôi nhớ mường tượng như trong Kinh Bách Dụ có kể. Câu chuyện Điên và Không Điên như thế này: Ở vùng Thiên Sơn và Thông Lãnh, có một quốc gia nhỏ, trong đó tất cả thần dân uống nhằm nước suối có chất độc nên bị bệnh điên; ông vua hợp với quần thần thảo luận cách cứu chữa cho thần dân; nhóm thần dân bị bệnh điên cùng nhau tâu với vua của họ rằng, họ không có điên và ngược lại họ bảo ông vua mới bị bệnh điên; khi họ được vua trị hết bệnh thì họ mới biết họ bị bệnh điên. Câu chuyện này dụng ý cho chúng ta biết, có một số người nhận thức sai lầm mà không biết lại bảo người khác nhận thức sai lầm, không khác nào mình bị bệnh điên mà lại chụp mũ bảo người khác bị bệnh điên. Những điều nhận thức sai lầm, đại khái được trình bày như sau:
01/03/2020(Xem: 11721)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7210)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
29/08/2019(Xem: 10566)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
26/08/2019(Xem: 4781)
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật từng dạy rằng: Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức. Và nuôi dưỡng tất cả mọi căn lành. (Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu,. Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn.).Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, muốn đạt được giác ngộ hành giả phải có niềm tin chân chính, mà niềm tin chân chánh ấy phải có cơ sở thực tế và trí tuệ đúng như thật. Trên tinh thần đó, đối với hệ thống Kinh Điển do Đức Phật truyền dạy trong 45 năm, người học Phật phải có cơ sở để chứng tín rằng đó là lời Phật dạy, cơ sở đó chư Tổ Đức gọi là Tam Pháp Ấn: 1/Chư Hành Vô Thường 2/Chư Pháp Vô Ngã 3/Niết Bàn Tịch Tĩnh Bất cứ giáo lý nào không dựng lập trên quan điểm này, thì Phật giáo xem là tà thuyết, và Tam Pháp Ấn này được xem là những nguyên lý căn bản của Phật Giáo.
07/07/2019(Xem: 5484)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567