Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Người Giữ Gìn Năm Giới

25/07/201308:53(Xem: 9422)
Hạnh Phúc Người Giữ Gìn Năm Giới

thanhdao


Hạnh Phúc Người Giữ Gìn Năm Giới

Thích Nữ Giác Anh


Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.

Hạnh phúc không đo bằng vật chất, dù vật chất là một phần tạo nên sự yên tâm cho con người. Hạnh phúc không đo bằng danh vị, dù địa vị và danh thơm một phần nào cũng góp nên cảm giác chắc chắn và thoải mái. Hạnh phúc không đo bằng sức khoẻ hay sắc đẹp, dù rằng không có sức khỏe hay thiếu phần ngoại hình cũng khó mang lại một đời sống hạnh phúc trong thế giới vốn rất trọng bề ngoài này. Hạnh phúc không phải chỉ có những mối quan hệ tốt đẹp với người thân xung quanh, vì dù đã có người thân, người thương nhưng vẫn cần những phương tiện cần thiết để sống và để tiếp tục thương. Hạnh phúc càng không phải là những thành công trong đời sống vì thành công mà không có mãn nguyện cũng đồng nghĩa với thất bại (success without fulfillment is failure).

Như vậy, hạnh phúc đời thường phải chăng là do tất cả những yếu tố đó ghép lại? Nếu phải như vậy, thì giữa cuộc đời này mấy ai dám mơ một đời sống hạnh phúc? Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới. Vì thế, dù những tiêu chuẩn làm nên hạnh phúc có vẻ khó khăn như kể trên, nhưng trên thế giới này vẫn có những cuộc đời rất hạnh phúc. Chắc chắn những con người hạnh phúc đó biết sống cuộc đời dựa trên đạo đức căn bản của năm giới. Năm giới đó, người Phật tử ai ai cũng biết: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng những chất gây mê mờ.

Qui y Tam Bảo và lãnh thọ năm giới là cửa ngõ cho những ai muốn bước vào thế giới tuyệt diệu của Phật giáo. Tuy vậy, bất cứ cá nhân nào dù chưa qui y Tam Bảo mà đã giữ gìn theo năm giới, cũng đảm bảo có một đời sống hạnh phúc giữa thế gian đầy đau khổ này. Điều đó rất chắc chắn. Quả thật, năm giới là nền tảng, là điều tất yếu để xây dựng một xã hội an định, một đất nước giàu mạnh và an ninh, dân chúng nơi đó thật sự hưởng an lạc và thái bình.

Giới đầu tiên, không sát sanh. Diễn đạt theo cách khác của không sát sanh là đời sống biết trân trọng và thương yêu chính bản thân và muôn loài. Ta không thể thương người nếu ta không biết thương ta. Vì không biết thương ta nên ta mới hại ta. Vì hại ta nên xã hội ngày nay mới có tỉ lệ quyên sinh cao nhất trong mọi thời đại. Và cũng chính không biết thương ta nên ta mới hại người, vì chính hại người là cái nhân cho người hại lại ta. Một cái vòng nực cười, lẫn quẫn, vô lý… nhưng mấy ai thật sự hiểu để tránh được!

Đức Phật dạy giới thứ nhất không được sát sanh, đó là cách nói ngắn gọn cho dễ nhớ. Vì làm sao đi đến không sát sanh nếu đời sống không bắt nguồn từ sự trân trọng và thương yêu lẫn nhau. Giữa người và người, giữa người và muôn loài, mối quan hệ đó một khi đã mất đi sự trân trọng và thương yêu, thì chắc chắn phải dẫn đến sự xâm phạm và giết hại lẫn nhau.

Tình trạng bạo hành trong gia đình, con cái bất hiếu lớn tiếng với cha mẹ, vợ chồng cãi vã dẫn đến đánh đập lẫn nhau… tất cả những kết quả đó từ sự thiếu trân trọng và thương yêu bên kia. Có một gia đình nọ, mỗi khi gặp chuyện bất đồng dẫn đến cãi vả, dù cãi nhau họ cũng không lớn tiếng. Do vì thói quen tôn trọng, sợ làm tổn thương người kia đã đạt đến đỉnh cao trong từng tư cách và đã biến thành thói quen của mỗi người. Chuyện đó không phải là không có trong xã hội.

Nói rộng ra hơn nữa, một chính phủ biết trân trọng và thương yêu người dân, khi lâm vào hoàn cảnh cần có chiến tranh, họ cũng chọn thời điểm ít tốn nhân mạng của bên mình và của đối phương nhất, chứ không dễ dàng hy sinh tính mạng của binh lính và dân lành hai bên bao giờ. Huống chi trong thời bình, những chính phủ biết quí trọng thương yêu dân chúng, chắc chắn sẽ xây dựng xã hội dựa trên cơ sở nhân bản, tự do và đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.

Nước Úc là hình ảnh điển hình của một xã hội hạnh phúc và an định. Người dân nơi đây sống vui hiền hòa, nhân vị luôn là tiêu chí đầu tiên. Chế độ an sinh xã hội cho người thiếu may mắn, bệnh đau, thương tật, yếu già… đứng đầu trên thế giới. Chính phủ Úc biết trân trọng và thương yêu người dân. Giữa người với người, đồng loại với nhau đều xây dựng mối quan hệ trên sự trân trọng, tôn kính và thương yêu như thế, thì chắc chắn xã hội ấy thái hòa và an lạc. Và đất nước Úc quả thật là như vậy so với các nước khác trên thế giới.

Duới cái nhìn của Phật Giáo, tình thương còn lan xa hơn. Đức Phật dạy rõ, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, có nghĩa là tất cả chúng sanh đều cần yêu thương và giúp đỡ như mình. Vì thế, hạnh nguyện ăn chay của người Phật tử bắt nguồn từ tình thương đối với chúng sanh muôn loài là như vậy. Bồ Tát đạo dựa trên Bồ Đề Tâm làm căn bản, Bồ Đề Tâm là thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, nghĩa là trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Chúng sanh không phân biệt người hay trời, thấy hay không thấy, địa ngục hay súc sanh, hóa độ chúng sanh là hóa độ tất cả. Làm sao hóa độ chúng sanh cho được nếu không có sự trân trọng và thương yêu chúng sanh. Thế nên, người Phật tử thọ Bồ Tát giới đều lấy việc trường chay làm pháp hành đầu tiên. Có nhiều Phật tử, tuy chưa thọ Bồ Tát giới nhưng vì lòng bi mẫn đối với chúng sanh, cũng phát nguyện trường chay. Những tấm gương đó thật tươi sáng!

Tuy nhiên, cũng không nên vì ăn chay, vì thương chúng sanh với ý tưởng cố chấp thái quá mà đánh mất hạnh phúc khi đối xử với những người thân bên mình. Cái tuyệt của Phật Pháp “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” là ở chỗ đó. Tuỳ theo nhân duyên mà không đánh mất lòng từ bi, vẫn giữ được hạnh nguyện từ bi nhưng không làm gẫy đổ nhân duyên. Nhạy bén, dung hòa làm sao để có thể bày tỏ được tình thương, đem đến hạnh phúc cho mọi người và mọi loài, từ người gần đến người xa, từ người thân đến người lạ, không bỏ mất một ai, đó mới là cái hay của người giữ giới.

Sống với niềm trân trọng và tình thương rộng mở, cá nhân đó luôn cảm nghiệm một tâm hồn nhẹ nhàng và vui tươi. Người biết thương yêu sẽ tránh được nỗi lo lắng sợ hãi người khác trả thù mình.

Trên thế gian này, ai cũng muốn mọi người trân trọng và thương yêu mình. Nhưng không có một hạnh phúc nào, tình thương chân thật nào đến từ một chiều cả. Mình thương người thì người mới thương mình, mình biết quí trọng người thì người mới quí trọng mình.

Đối với loài khác, biết sống thương yêu, không sát hại luôn đem đến một cảm thọ an bình và yên ổn. Không sát hại chúng sanh sẽ không thọ quả báo đau đớn của giết hại. Sống vui, không sát sanh đem đến một thân thể khỏe mạnh, không ốm đau và bệnh tật. Sức khỏe tốt đẹp là điều rất cần cho hạnh phúc.

Bí quyết đầu tiên cho một đời sống hạnh phúc là như thế.

Giới thứ hai, không trộm cắp. Không trộm cắp nói cách khác là tôn trọng vật sở hữu của người khác. Ở các nước như Singapore, Malaysia… hình phạt của tội trộm cắp rất nghiêm và rất nặng, đặc biệt ít có trường hợp du di. Các cửa hàng ngoài đường, người ta có thể trưng bày mọi thứ quí giá, đắt tiền mà không lo lắng đến tệ nạn trộm cắp. Ở các quốc gia đó, nếu bị bắt vì tội trộm cắp, hình phạt có thể bị đánh đòn tại chỗ, hay chặt một ngón tay để làm gương. Nghe qua thật tàn nhẫn, nhưng quả thật, tệ nạn ăn cắp ở những nước đó rất ít xảy ra. Người dân không lo sợ chuyện bị ăn cắp dọc dường, mất đồ là có thể việc nhỏ, quan trọng hơn là cảm giác sợ sệt, bất an rất khó chịu!

Quả thật, trong gia đình nếu có một người bị tật ăn cắp thì gia đình đó chắc chắn thường hay xào xáo, khổ sở. Bản thân người có tật đó, không thể có phút giây yên vui được. Vì làm sao vui khi môi trường chung quanh không vui. Người mắc bệnh ăn cắp, lúc nào đầu óc tâm tư cũng lo toan, suy tính, làm thế này và làm thế kia… Xong việc ăn cắp rồi, cũng chưa yên ổn, phải lo lắng giấu giếm sợ người mất của nghi kỵ, không tha cho mình. Thật tội nghiệp cuộc đời của người phải đeo nghiệp ăn cắp.

Ngược lại, nếu luôn sống tôn trọng quyền sở hữu của người khác sẽ luôn đem đến một cảm thọ an ổn và nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng vì không phải lo. An ổn vì ai cũng vui. Lại thêm gặp việc gì cũng thường được dễ dàng, trôi chảy. Sống tôn trọng sở hữu của người, được quả báo ít bị mất trộm, ít lo bị ăn cắp. Đi đâu, làm gì hay thậm chí có quên việc gì ở đâu, cũng có người lượm được đem trả lại. Ai kinh nghiệm qua rồi, mới thấy cảm giác đó thật tuyệt!

Có một câu chuyện, người thật việc thật. Chú kia là hướng dẫn viên du lịch, hôm đó dẫn đoàn đi Nhật. Làm tour guide thì lúc nào cũng phải có sẵn tiền mặt để đổi cho khách. Hôm đó chú ấy ôm gói tiền rất to, rất nặng, hơn 50,000 Úc kim, đến lúc cần phải đi toilet, chú ôm nguyên gói tiền vào toilet công cộng, khi xong việc, thân thể nhẹ nhàng đứng lên đi ra, bỏ gói tiền lại. Đến khi nhớ ra thì đã hơn nửa ngày rồi. Chú ấy tức tốc quay trở lại chỗ cũ, nhưng biết hỏi ai bây giờ. Chú chỉ biết thất vọng đến báo trạm cảnh sát gần đó nhất. Nhưng ngay lúc thất vọng nhất, ông cảnh sát đã xin xem giấy tờ passport để làm thủ tục hoàn lại gói tiền cho khổ chủ. Gói tiền được một người Nhật sau đó lượm được và đem đến gởi cho trạm cạnh sát. Chú tour guide nhận lại gói tiền trên tay, vừa mừng, vừa khâm phục tinh thần chân thật của người Nhật Bản. Chú tour guide đó là chú T. T, giám đốc công ty Triumph Tour ở Sydney này.

Tôn trọng vật sở hữu người khác là việc nghĩ xa và cấp thiết, tôn trọng ý tưởng hay công sức của người là việc gần hơn nhưng không thiếu phần quan trọng. Vì biết trân trọng ý tưởng hay công lao của người khác, đó là lối sống của một người có nhân cách cao, văn minh và anh dũng. Những người như vậy, sống cuộc đời thật thảnh thơi, bạn bè con cháu quay quần, vì người đó biết khuyến khích và công nhận tiềm năng của người khác. Giữa cuộc đời bon chen và tỵ hiềm, rất cần những tấm lòng rộng lớn đẹp đẽ như thế.

Một con người, một xã hội ai ai cũng gìn giữ giới thứ hai không trộm cắp này, thì con người đó, xã hội đó làm sao không ổn định và thăng bằng được. Chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với người luôn trân quí sở hữu của mình và của người như thế.

Giới thứ ba, không tà dâm. Không tà dâm nói cách khác là sống đời trang nghiêm, thanh tịnh và chung thủy. Đối với người tu sĩ Phật Giáo, giới này là không dâm dục. Không dâm dục vì tất cả chúng sanh đều từng là cha mẹ mình. Không dâm dục vì dâm dục là cái nhân của sanh tử luân hồi. Trong vô lượng kiếp tái sinh, có khi làm thân nam, có khi làm thân nữ, có khi làm bạn, có khi là thù… Cái ái luyến dẫn đến đòi hỏi dâm dục thật ra không bắt nguồn từ cái thật thương yêu bền vững chân thật. Giới hạn của ý thức con người chỉ gói gọn trong một kiếp sống ngắn ngủi. Kiếp này thấy thương người này, nhưng có thể sẽ thương người khác vào kiếp sau. Nhưng mỗi lần thương, cứ hoang tưởng cái thương đó sẽ là duy nhất! Vì vậy, Phật dạy tất cả tu sĩ Phật Giáo nên thường xuyên quán tưởng Vô Thường, sợ phải theo nghiệp mà tái sanh nên phải nhớ rõ muốn đi trên đường chấm dứt sinh tử phải không dâm dục.

Hoàn cảnh ngày nay, dù xa cách Phật đã lâu, giữa đại dương bao la của sinh tử, rất khó tìm thấy những người gìn giữ được hạnh nguyện này. Nếu ai tìm được người đó, hãy cung kính trân trọng, vì người đó chính là ngọn đuốc soi sáng đêm dài tăm tối, là bài học quí giá trên con đường thực hành đạo giải thoát.

Tuy khó gặp, nhưng không phải là không có. Người viết được tận mắt, tận tai, tận tâm… chứng kiến một người. Người đó là vị ân nhân trên lộ trình tu đạo. Nhìn vị đó, người tu tự an ủi giữa thời mạt pháp này vẫn còn người tu, vẫn còn người hành những điều khó hành nhất. Đảnh lễ vị đó, người tu biết rằng nếu cố gắng mình cũng được dõi theo bước chân Ngài, được vẹn tròn đến ngày viên mãn.

Đối với người cư sĩ tại gia hay nói xa hơn, đối với người đang sống đời bình thường. Không tà dâm là điều quan trọng bắt buộc như giới không dâm dục của người tu sĩ. Hạnh phúc gia đình phần chính yếu dựa vào sự thủy chung của hai bên. Lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ được, chứ một khi đã phạm vào lỗi này rồi, thì hạnh phúc gia đình thật vô cùng mong manh!

Thế gian không thiếu những con người sống đời thanh cao và chung thủy. Nhưng cũng có rất nhiều gia đình tan vỡ vì một trong hai người thiếu thủy chung. Một khi đã không còn tin cậy được nhau nữa thì dù con cái có thành đạt, sự nghiệp có giàu có, gia nhân có đông đủ… trong chốc lát cũng biến thành mây khói! Màn đêm đau khổ sẽ trùm lên cả gia đình. Từ đó, bệnh tật, tan gia bại sản cũng xảy đến. Tâm bệnh sẽ kéo theo thân bệnh là điều tất nhiên. Con cái trong gia đình, tự nhiên đang êm ấm bỗng dưng lạnh lẽo, tiêu điều. Vì cha mẹ thiếu vun bồi giới hạnh, mà cuộc đời của các con cũng thành những trẻ cô đơn từ đây. Thật tang thương biết bao!

Trong xã hội nếu có nhiều gia đình ly dị (divorce), thành phần trẻ em thiếu tình thương, thiếu giáo dục đạo đức cũng sẽ nhiều thêm. Lớp thiếu niên đó lớn lên thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm sẽ sống ra sao… Khi đôi mắt các em trong gia đình đỗ vỡ nhìn các em được sống trong cảnh hạnh phúc mà khao khát, mà thương cảm… mà buồn rơi nước mắt !

Phật khuyên người Phật tử gìn giữ giới thứ ba này, cũng là lời khuyên cho toàn thể nhân loại. Trong số những người con thành đạt, phần lớn đều được nuôi dưỡng từ mái ấm thủy chung của cha mẹ. Cha mẹ đồng lòng thì chuyện gì cũng làm nên, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Các con chắc chắn sẽ nên người. Một mái ấm như thế tràn ngập tiếng cười và niềm thương yêu. Các trẻ lớn lên trong không khí ấy, phần lớn sẽ được trưởng thành như ý nguyện. Thêm một bí quyết nữa để sống đời hạnh phúc là gìn giữ giới thứ ba này vậy.

Giới thứ tư là không nói dối, nói theo cách khác là sống đời chân thật. Trên thế gian này, chỉ có Phật Đà viên mãn hạnh nguyện “chân thật ý, chân thật ngữ”. Vì cứu cánh giải thoát là đạt đến vô ngã, vì vô ngã nên không sợ hãi, không sợ hãi nên không cần phải dối.

Sống trong cuộc đời, ai ai cũng thích được gần người thành thật. Một tình bạn sỡ dĩ bền lâu mấy mươi năm không phai mờ là vì hai người thành thật với nhau. Sống bên cạnh người thành thật, luôn có cảm giác an ổn và thoải mái. Sống với người thành thật, không phải lo toan, suy nghĩ. Dù cho có đôi lúc gây cấn, bất đồng, nhưng do thành thật mọi việc cũng suông sẽ, nhẹ nhàng. Thậm chí qua đó tình thương càng gắn kết sâu đậm hơn.

Trong Phật đạo, thành thật là cái nhân của chứng đạo. Thành thật với mình là quan trọng nhất. Không thể tu đạo được nếu không có đức tánh thành thật. Giảng kinh thuyết pháp mà tánh đức không thành thật cũng không thể giảng lâu, giảng sâu và rộng rãi được. Âu đó cũng là nhân quả nghiệp báo vậy.

Đức Phật thường ví người không thành thật mà tu đạo, giống như đổ nước vào bát úp, Phật Pháp không thể nào thâm nhập thấm sâu vào tâm trí người không thành thật. Vì hạt giống trí tuệ giải thoát đã bị chủng tử giả dối ngăn chặn không thể sinh sôi, phát triển.

Nói dối việc tuy nhỏ, cũng tạo thành thói quen. Lâu dần chính thói quen đó tác hại ghê gớm đến đời sống của mình. Thế gian không chấp nhận người nói dối. Phật Pháp càng không chấp nhận.

Người luôn nói thật, sống thật thường chiêu cảm mọi người thương mến, dễ gần. Nói ra lời gì cũng dễ nghe. Diễn giảng Phật Pháp rộng sâu, thu hút. Nhân chủng chân thật chiêu cảm đọc tụng kinh điển sớm mau giác ngộ, tỉnh thức hơn người. Thế gian có câu, nồi nào úp vun nấy, người ngay sẽ gặp người ngay. Đi đâu cũng có thiện thần giúp đỡ. Nói nôm na là thế, nhưng xét kỹ cách nói ấy rất khoa học, vì nhân nào quả nấy là định luật của muôn đời, trường hợp nào cũng như thế không sai khác được. Giới thứ tư không nói dối là thêm một bí quyết nữa để sống đời hạnh phúc.

Giới thứ năm, không dùng chất làm mê mờ. Chất làm mê mờ có thể là rượu, bia, là thuốc hút, ma tuý…. Giới này trong kinh điển Phật dạy là giới phụ tùy. Phụ tùy là giới không bắt buộc, hoặc không chính thống là điều bắt buộc phải ngăn cấm. Tuy nhiên, nếu phạm giới này thì khó tránh gìn giữ các giới trên.

Người ta thường hay nói “rượu vào thì lời ra”, những lời tuôn ra trong cơn say thường là không chánh ngữ. Hoặc người ta thường nói “tửu sắc”, rượu thường đi chung với sắc, trong lúc mê mờ thì rất khó giữ giới không tà dâm. Say sưa, mê mờ khiến cho người dễ rơi vào trạng thái thiếu cẩn trọng, mất tư cách. Thế gian thường hay nói “đốt thuốc là đốt tiền”, nguồn lực tài chánh thay vì nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, sẽ biến thành những cơn say đốt cháy bản thân và những người yêu quí xung quanh.

Trong xã hội, biết bao cảnh những con người thành công, sự nghiệp cao trọng lại vướng vào cạm bẫy sa lầy của nghiện ngập ma túy. Danh vọng đang lên cao phải đứt đoạn. Cuộc đời đang như mơ phải sa cơ thất thế, vì bệnh hoạn do tiếp thu những chất làm hư người này.

Các bậc thánh trong thế gian, không ai không sáng suốt, không làm chủ tâm thức của mình. Đức Phật khuyên người Phật tử đã qui y Tam Bảo, đã bước trên con đường giải thoát, nên xa lìa những nguồn cội làm mê mờ đời sống tâm linh như thế. Giới thứ năm này là chất liệu cuối để xây dựng nên một đời sống an lành, mạnh khoẻ và hạnh phúc.

Năm giới là căn bản của người Phật tử. Năm giới là nền tảng của một xã hội. Năm giới là rào phòng thủ vững chắc xây dựng một quốc gia. Ai cũng mơ ước vươn lên một đời sống hạnh phúc, và ai cũng có khả năng gìn giữ năm giới. Đối với người Phật tử của Phật giáo Nam Truyền, mỗi đêm ít nhất họ hành trì bằng cách đọc lại ba pháp Qui Y, Quy Y Phật, qui y Pháp và qui Y Tăng. Và quan trọng hơn họ đều tụng lại năm giới. Năm giới là cuộc đời của người Phật tử, là cuộc sống của người Phật tử.

Năm giới quan trọng như hơi thở, như bữa cơm chính trong ngày. Năm giới không phải là điều bắt buộc mà là niềm vui, là nguồn sống, là hạnh phúc của mỗi cá nhân. Một khi gìn giữ năm giới đã ăn sâu vào tiềm thức, biến thành thói quen cư xử trong đời sống, thì chắc rằng đời sống của người đó sẽ rất an vui và hạnh phúc.

Ai ai cũng vươn đến một đời sống hạnh phúc và ai ai cũng có thể gìn giữ thọ trì năm giới như lời Phật dạy và thế giới này sẽ trở thành một thế giới thật sự an bình và hòa ái.

Một mùa Phật đản nữa lại về, chúc nguyện tất cả chúng sanh đều an lạc và hạnh phúc trong ánh quang minh của đạo pháp.

Chùa Pháp Bảo, thành phố Sydney,Úc Đại Lợi

Thích Nữ Giác Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2014(Xem: 5683)
Vô minh có nghĩa là không sáng, không sáng không có nghĩa là không có ánh sáng mà vì ta không nhận ra ánh sáng đó. Cũng vậy hằng ngày chúng ta sống trong ánh sáng mặt trời mà ta không nhận ra gì hết, còn các nhà khoa học thì nhận ra được. Chẳng những nhận ra mà còn đo được tốc độ di chuyển của nó và phân biệt được nó chuyển động bằng sóng hay bằng hạt.
16/11/2014(Xem: 15480)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
04/11/2014(Xem: 4948)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God. Các tôn giáo độc thần tin rằng vũ trụ và nhân loại sinh ra từ một Đấng Sáng Tạo, một thời xưa cổ được hình dung như là một ông già tóc bạc râu dài đã sanh ra con người theo mô hình Thượng Đế. Khi khoa học cho biết không thể có một vị như thế, các lý thuyết gia độc thần mới xóa hình ảnh râu dài tóc bạc và diễn giải Thượng Đế Sáng Tạo như một định luật đã sanh ra loài người và quan phòng cho khắp thế giới. Một số tôn giáo Tây phương còn đồng nhất khái niệm Phật Tánh (Buddha-nature) với Đấng Sáng Tạo trong khi chiêu dụ Phật tử cải đạo. Thực ra, Phật Tánh không hề sanh ra gì hết, vì không hề có một nguyên lý duy nhất bao giờ, và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các pháp sanh khởi theo luật Duyên Khởi; hễ đủ duyên thì sanh, hết duyên thì biến mất. Bởi vậy, mới nói Phật Tánh vốn thực là Vô Tự Tánh.
15/10/2014(Xem: 5472)
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
08/10/2014(Xem: 5538)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
06/10/2014(Xem: 5411)
Các kinh nghiệm, quan điểm, phương pháp, hệ thống, lý thuyết, chủ thuyết… là các công cụ để định hướng cho đời sống cá nhân và xã hội. Nó giống như những cái thuyền, bè giúp chúng ta đi qua dòng sông thực tiễn.
06/10/2014(Xem: 6127)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi. Đối với ngươi Đông phương, từ mấy ngàn năm nay, Cái Tôi được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa khám phá và theo dõi rất kỹ lưỡng và sâu sắc; đến nỗi họ mới lập nên một nền triết học về Bản Ngã, về Cái Tôi của con người; với chủ trương: muốn hạnh phúc thì phải giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc của Cái Tôi, hoặc chuyển hóa “Cái Tôi Rác Rưỡi” trở thành Cái Tôi thanh khiết, chân thiện. Đặc biệt, đạo Phật dạy phải nỗ lực diệt trừ “lòng chấp ngã” và luôn luôn đề cao tinh thần Vô Ngã như là một trong Tam Pháp Ấn.
02/10/2014(Xem: 4982)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền. Vacchagotta tới thăm Bụt. Ông hỏi: - Này sa môn Gautama, có một linh hồn hay không? Bụt im lặng không trả lời. Lát sau Vacchagotta hỏi: - Như vậy là không có linh hồn phải không? Bụt cũng ngồi im lặng. Sau đó Vacchagotta đứng dậy chào và đi ra. Sau khi Vacchagotta đi rồi, Thầy A Nan hỏi Bụt: - Tại sao Thầy không trả lời cho Vacchagotta? Và Bụt bắt đầu cắt nghĩa…
30/09/2014(Xem: 4821)
Ánh hào quang Phật giáo Việt-nam ở cuối triều đại nhà Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại) dần dần ẩn mình trong ốc đảo Tịnh Độ, chùa chiền và cá nhân phật tử không còn được sinh hoạt rộng rãi ra xã hội như trước, do bởi tấm chắn của hai bạo lực thực dân Pháp và Thiên-chúa giáo, ngăn chặn và đàn áp bằng Đạo Dụ số 10, không cho thành lập giáo hội, chỉ được lập hội như các hội thể thao, từ thiện… Do đó mà mọi sinh hoạt phật sự đều bị thu gọn trong chùa từ 1932.
23/09/2014(Xem: 16002)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]