Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

18/09/201215:28(Xem: 11614)
6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

Theo như trong kinh điển ghi chép lại thì việc lạy Phật có từ thời đức Thế Tôn còn tại thế. Khi các đệ tử xuất gia, tại gia, các vua quan, đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Ðức Phật Thích-ca, đều cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán của mình lên chân Ngài để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng, bi - trí siêu phàm. Ý nghĩa của việc lạy Phật là tỏ ra niềm tôn kính, khiêm nhường, hạ thấp mình xuống, trừ cái tâm tự cao, ngã mạn của chính mình. Có ba cách thức lễ Phật như sau:

a. Ngã mạn lễ

Khi lễ Phật mà còn ngạo nghễ kiêu căng, năm vóc không sát đất (đầu, hai tay, hai chân chạm đất) biểu hiện tấm lòng không thành kính, ý tưởng vơ vẩn đâu đâu...

b.Cầu danh lễ

Khi thấy có đông người thì siêng năng lạy không ngừng nghỉ, cố ý làm cho kẻ khác chú ý đến mình. Còn lúc không có người thì thân biếng nhác, tâm giải đãi... Cách lạy như thế này không ích gì, lại thêm mỏi mệt, thêm nhiều tội lỗi. Người xưa ví cách lạy này như “chiếccối giã gạo, nhấc lên rồi thả xuống”.

c. Thân tâm cung kính lễ

Lúc lễ lạy đặt thân tâm hết lòng thành kính nghiêm trang, năm vóc sát đất... Cách lễ này đúng pháp. Theo cách lạy của Tịnh độ tông thì:

Khi lạy xuống, trước tiên úp hai lòng bàn tay xuống đất. Lạy như thế có ý nghĩa là buông xả tất cả từ vật chất bên ngoài đến ý tưởng (vọng niệm) bên trong, nhất tâm nhất ý đặt vào lòng thành kính.

- Sau đó ngửa bàn tay ra, đặt trán của mình lên hai lòng bàn tay, ý nghĩa là nhằm đón nhận những giáo pháp , những công hạnh, hạnh nguyện của đức Phật trao cho mình để chúng ta áp dụng thực hành vào cuộc sống khi đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Lưu ý rằng phần lưng và mông phải thấp sát xuống, bằng phẳng, như hình cái mặt bàn. (Xin xem đĩa “Oai nghi của người Phật tử tại gia” do chùa Hoằng Pháp phát hành sẽ rõ thêm).

- Cuối cùng là úp hai lòng bàn tay xuống đất (trước khi đứng lên), ý nghĩa cũng là buông xả. Sau khi đón nhận những giáo pháp của Phật trao cho, ta đem thực hành vào cuộc sống để lợi người lợi mình. Khi xong việc liền buông xả, không nên câu nệ, chấp cứng vào đó, phải tùy duyên uyển chuyển. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy: “Chánh pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp. Ngài ví những giáo pháp của mình như chiếc thuyền, khi đã qua sông, muốn lên bờ thì phải bỏ chiếc thuyền”.

Lay_Phat

Phật tử lạy Phật - ảnh minh họa


Ấn Quang đại sư là vị Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông. Tương truyền Ngài là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai, thị hiện ở Ta-bà nhằm giúp A-di-đà Phật giáo hóa, chỉ dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Ngài nói: “Tu hành, điểm then chốt quan trọng của sự thành tựu là lòng thành kính. Một phần thành kính được một phần lợi ích (tiêu tội nghiệp tăng phước). Mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “thành ư trung nhi hành ư ngoại” nghĩa là lòng thành từ bên trong tâm thể hiện ra hình tướng bên ngoài. Trong tu tập vấn đề tụng kinh niệm Phật thì việc có lòng thành vô cùng quan trọng vì trên sẽ cảm ứng đến chư Phật, Bồ-tát, dưới cảm đến mọi người xung quanh, khi người khác nhìn vào sẽ có cảm tình, nhờ thế ta dễ dàng cảm hóa được nhiều người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2013(Xem: 8789)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11745)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 6302)
Đây là món quà vô giá, hết sức đơn giản bạn có thể tặng con. Những chủng tử nụ cười, thanh tịnh, từ bi của Phật sẽ từ từ gieo vào tàng thức, chuyển hóa con thành người thánh thiện có khuôn mặt tươi vui, hiền hòa rất tự nhiên. Bạn sẽ thấy con dễ mến vô cùng và thương kính gần gũi cha mẹ hơn bao giờ hết.
16/08/2013(Xem: 3589)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả
15/08/2013(Xem: 17810)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
15/08/2013(Xem: 4111)
Ðức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Ngài tìm những người bạn đồng tu lúc trước là năm anh em ông Kiều-trần-như để thuyết pháp. Bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế, trong đó đế thứ nhất là Khổ đế, nói cái khổ là lẽ thật của cuộc đời này. Ðức Phật nói khổ, tại sao chúng tôi lại nói người tu là tìm về nguồn an lạc giải thoát, tức là vui. Như vậy có trái với bản ý của đức Phật hay không?
15/08/2013(Xem: 3721)
Nếu Phật tử tu vừa tụng kinh, vừa niệm Phật, vừa trì chú, vừa tọa thiền thì quá nhiều. Phật bảo: “Chúng sanh có nhiều phiền não nên Phật cũng có nhiều pháp môn để đối trị.” Cho nên mỗi một phương pháp tu là thích ứng với mỗi căn cơ, mỗi bệnh của chúng sanh. Ai thích hợp với pháp môn nào thì tu pháp môn ấy, tu một cách triệt để cũng đạt đến kết quả viên mãn.
13/08/2013(Xem: 8911)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9694)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
11/08/2013(Xem: 3592)
Một số người đặt câu hỏi thế này: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình không?” Vì đa số Phật tử nghĩ mình tu thì bao nhiêu tội lỗi trước, những điều mình làm đau khổ cho người, đều do công đức tu hành mà tan biến hết. Nếu thay đổi được thì có trái với câu nhân nào quả nấy không? Trong kinh kể đức Phật tu hành đã thành Phật mà còn bị nạn kim thương, mã mạch, tức là vẫn thọ quả báo như thường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]