Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Ý nghĩa của việc cúng nước

18/09/201215:28(Xem: 11572)
5. Ý nghĩa của việc cúng nước

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.5. Ý nghĩa của việc cúng nước

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Con từ Lĩnh Nam đến. Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần “bổn phận của người Phật tử tại gia” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

  • Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

- Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

- Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

- Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

- Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

- Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

  • Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

- Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

- Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

- Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

- Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

- Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

lynuoccungPhat-thichhanhphu

Ly Nước Cúng Phật - ảnh minh họa

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2010(Xem: 17380)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
03/10/2010(Xem: 5940)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
27/09/2010(Xem: 4552)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
20/09/2010(Xem: 5213)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
31/08/2010(Xem: 6569)
"Niệm Phật, niệm Pháp niệm tăng, nhằm tự nhắc nhở mình, không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, tâm luân hướng thượng. Khi nhớ nghĩ đến ba điều cao thượng trên, các tâm lý bất thiện như tham, sân, si không có cơ hội phát sinh,các ý niệm thuần thiện sanh khởi,hiện tại sống an lành, chân chánh." (Kinh Trung Bộ).
28/08/2010(Xem: 5695)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
27/08/2010(Xem: 10585)
Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.
24/07/2010(Xem: 4118)
Khổ đau hay hạnh phúc đều là những hậu quả tất yếu mà những hành động trước đó chúng ta đã tạo ra; dù là đồng thời hay dị thời đi nữa, thì chúng cũng bị lệ thuộc vào sự chi phối của luật tắt Nhân quả đứng về mặt hiện tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]