Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

18/09/201215:28(Xem: 12239)
2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG


V.2. Ý nghĩa của việc cúng quả (trái cây)

Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng. Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.

traicaycungPhat-thichhanhphu

Trái cây cúng Phật - ảnh minh họa

Không có gì giá trị, lớn lao và quý báu hơn công đức nhẫn nhục. Không có gì nguy hiểm, tai hại hơn sự nóng giận, cộc cằn. Chúng phá hủy hết mọi công đức của chúng ta trên đường tu tập. Trong kinh, Phật dạy: “Tham lam, quả báo đọa ngạ quỉ; nóng giận quả báo đọa địa ngục; ngu si quả báo đọa súc sanh”. Người có tính hay nóng giận thường bị mọi người xa lánh.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” hay một nhà bác học nói rằng: “Thiêntài: 1% là bẩm sinh, còn 95% là khổ luyện, cần cù, siêng năng”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Cầu học như nghịch thủy hành châu, bất tấn tắc thoái” (Cầu học như chèo thuyền ngược nước, chẳng tiến ắt lùi). Do đó chúng ta biết rằng sự nghiệp ở thế gian, hay trong Phật pháp muốn đạt thành tựu, điều không thể thiếu yếu tố quan trọng là sự siêng năng, cần cù, tinh tấn đối trị lại với giải đại, phóng dật. Bồ tát thành Phật sớm hay muộn đều quyết định ở sự tinh tấn. Tinh tấn được ví như xăng dầu làm cho chiếc xe hơi chạy. Ðộng cơ dù tốt, người lái dù giỏi, con đường dù bằng phẳng, mục đích dù gần, mà không dầu xăng thì chiếc xe vẫn ở nguyên một chỗ. 

Tập trung tâm ý vào một công việc, một đối tượng, cộng với sự siêng năng, tinh tấn giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách tốt đẹp và nhanh chóng, đó là thiền định. Tất cả pháp môn trong Phật pháp đều không rời yếu tố thiền định. Hành giả tu học có sự thiền định sẽ không bị đắm nhiễm bởi cảnh duyên danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần.

Đạo Phật có câu: “Lấy từ bi làm lẽ sống. Lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau, của sanh tử luân hồi. Do đó trên bước đường học Phật giải thoát cần có gươm trí tuệ để chặt phá vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não. Trong ứng xử giao tiếp với mọi người, chúng ta phải có đủ sự sáng suốt để phân biệt đúng-sai, tốt-xấu, phải-trái, v.v… để tránh những chuyện không tốt xảy ra cho bản thân, gia đình, xã hội.

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả. Đó là ý nghĩa của việc cúng hoa, trái cây cho Phật.

Hiện nay, trong xã hội nhiều người quan niệm rằng có một số loài hoa, trái cây không thể dùng cúng dường Phật, vì họ nghĩ rằng sẽ đem đến những điều không tốt, không may mắn cho bản thân, gia đình. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng. Truyện kể rằng: Thời Phật còn tại thế, một hôm có đứa bé cúng dường đến Phật một nắm cát, Phật liền thọ nhận và thọ ký cho đứa bé sau này sẽ trở thành vị vua (tức là vị vua A-dục). Hoặc trong một câu chuyện khác, một hôm đức Thế Tôn đi vào thành khất thực, có anh chàng Ba-lia nghèo khổ đã không ngần ngại đem nửa chén cơm và nửa bát canh thừa của mình cúng dường lên đức Phật, Ngài liền thọ nhận. Do đó, chúng ta thấy rằng cúng dường đến Phật là cúng bằng tấm lòng, sự chân thành, tâm cung kính, chứ không phải bằng hình tướng vật thể bên ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2012(Xem: 3717)
Tất cả các học phái Phật giáo đều nói về lí tính duyên khởi (the principle of pratiya samutpada) nghĩa là các hiện tượng sinh khởi tùy thuộc vào các hiện tượng khác. Đức Phật đã trình bày mười hai chi, từ chi thứ nhất – căn bản vô minh (fundamental ignorance) – đi tới chi thứ mười hai – già và chết -- để diễn tả bản chất duyên khởi của sinh tử luân hồi. Khi cơ chế vận hành của nguyên nhân và hiệu quả là tâm yếu của bốn thánh đế được giải thích đầy đủ chi tiết, chúng ta đi tới giáo pháp của đức Phật về mười hai chi của duyên khởi.
10/04/2012(Xem: 4801)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
04/04/2012(Xem: 3932)
- Kính bạch thầy, tôi là người không theo đạo Phật, nhưng tôi thấy tại sao thế giới này chiến tranh hoài mà không có ngày thôi dứt. Vậy kẻ thù của nhân loại là ai? Thầy trả lời: Đây là câu hỏi dường như dễ, nhưng lại là khó! Vì sao? Chẳng lẽ con người với nhau mà là kẻ thù, coi sao được? Nếu không phải là kẻ thù, vậy ai chính là thủ phạm? Xin thưa, kẻ thù của nhân loại là “chính mình”, đây là một sự thật ít ai ngờ tới. Để hiểu được rõ ràng, thầy sẽ kể cho bạn một câu chuyện có tính cách minh họa và ẩn dụ sâu sắc, để ta và người cùng tìm ra kẻ thù đang tiềm ẩn ở đâu? Một nhà sư nọ thường có những biểu hiện nóng giận, tham lam và ích kỷ. Mặc dù xuất gia đầu Phật đã lâu nhưng những cố tật ấy, làm cho nội tâm của thầy luôn bị khủng hoảng. Vốn là người quyết chí tu hành thoát ly sống chết đời này, nên nhà sư luôn tự quán xét lại chính mình mà thấy rõ bệnh “ ngu si chấp ngã” rất nặng nề và từ đó thầy quyết tâm lập chí làm mới lại chính mình.
04/04/2012(Xem: 3174)
1-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp. 2-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội. 3-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.
31/03/2012(Xem: 3402)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả. Ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, muôn đời không sai chạy... Quãng đời nghiệp chướng Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc lớp nghèo thành thị. Cha tôi có nhiều vợ, tám anh em tôi là dòng thứ hai. Vì vậy mà mẹ tôi phải khổ sở cả đời.
31/03/2012(Xem: 3443)
Vì nhân duyên ta lại gặp nhau Giữa dòng đời tất bật, ngược xuôi Sống dưới mái ấm gia đình Ta dành cho nhau chút tình yêu thương. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mấy ai được nghĩa vẹn toàn Ta yêu thương trong dày vò Ta đến với nhau vì thiếu hiểu biết.
29/03/2012(Xem: 3285)
Chúng ta đến với nhau Bằng tình yêu luyến ái Là tự mình ràng buộc Trong nhiều kiếp mai sau. Muốn chấm dứt sống chết Hãy diệt trừ tham ái Chuyển hóa sự vô minh Để sống đời hạnh phúc.
26/03/2012(Xem: 3284)
Nhân quả là chân lý sống, không thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người không tin vào nhân quả thường có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an. Họ hay tin vào những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ lại vào người khác dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, không tin sâu nhân quả, do đó không nhìn thấy được lẽ thật nên luôn sống trong đau khổ lầm mê. Còn ai hiểu và tin sâu nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, luôn sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân, miệng, ý của chính mình. Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lòng tin sâu như vậy, thì sẽ sống không ỷ lại, không cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm dám chịu không đổ thừa cho ai.
17/03/2012(Xem: 9886)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
12/03/2012(Xem: 3600)
Duy thức, như tất cả các con đường khác của Phật giáo, nhằm đến mục tiêu chiến lược là thấy được “hai vô ngã: nhân vô ngã và pháp vô ngã”. Nhân vô ngã là con người vô ngã. Pháp vô ngã là mọi hiện tượng đều vô ngã. Thấy được hai vô ngã là thấy thực tại tối hậu, gọi là tánh Không, Niết-bàn, Pháp thân, Chân Như… Nói theo hệ thống Duy thức, thấy hai vô ngã là giải tan Biến kế sở chấp tánh để Viên thành thật tánh hiển bày. Sanh tử là do không biết rằng tất cả đều do thức biến hiện. Kinh Lăng Già đời Tống, Cầu-na Bạt-đà-la dịch: “Thế nào người trí ở ngay nơi lầm loạn này mà khởi chủng tánh Phật thừa? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ở bên ngoài đều vô tự tánh nên chẳng có tướng vọng tưởng”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]