Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Phước Thiện (Puññakusala)

31/07/201201:54(Xem: 10011)
01. Phước Thiện (Puññakusala)

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp

 

PHƯỚC THIỆN

(PUÑÑAKUSALA)

Trong tam giới, con người nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung, thân tâm được an lạc đó là quả của phước thiện.

Người có nhiều phước thiện cho quả, trong đời sống được nhiều an lạc, có ít khổ cực.

Người có ít phước thiện cho quả, trong đời sống được ít an lạc, có nhiều khổ cực.

Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma)hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.

Trong đời này, có số người được giàu sang phú quý, có chức cao quyền lớn..., người ta thường gọi: "người ấy có phước lớn"; nên hiểu rằng đó là cách gọi theo quả phước thiện, không phải gọi theo nhân phước thiện. Nếu muốn gọi cho đúng và chính xác thì nên gọi: "người ấy hưởng quả phước lớn". Như bà Visākhā gọi ông phú hộ Migara, cha chồng của bà "dùng đồ cũ", có nghĩa là hưởng quảcủa phước thiện bố thí từ kiếp trước; trong kiếp hiện tại không tạo nhânphước thiện bố thí.

Trong bộ Petavatthu: Tích ngạ quỷ, có những ngạ quỷ tiền kiếp đã từng là phú hộ.

Cho nên, kiếp hiện tại, người nào được giàu sang phú quý,... kiếp vị lai người ấy không chắc được giàu sang phú quý... như vậy. Bởi vì, sự giàu sang phú quý... là quả của phước thiện bố thí; khi hưởng quảgiàu có, mà không tạo thêm nhân phước thiện bố thí, có tâm keo kiệt bỏn xẻn trong của cải ấy, sau khi chết do năng lực ác nghiệp cho quả tái sanh vào hàng ngạ quỷ, chịu cảnh đói khát, khổ cực; dầu do thiện nghiệp nào đó cho quả được tái sanh làm người, thì cũng là người nghèo đói, thiếu thốn khổ cực. Vậy, chỉ có phước thiện cho quả mới hỗ trợ cho chúng sinh được an lạc mà thôi.

Phước Thiện Là Gì?

Theo Phật giáo: Danh từ Phướcdịch ra từ Pāḷi là Puñña. Danh từ Thiệndịch ra từ Pāḷi là Kusala.

Puñña: phước:có nghĩa là trạng thái làm cho tâm của mình được trong sạch khỏi phiền não. Ngược với phước là tội(pāpa)là trạng thái làm cho tâm bị ô nhiễm bởi phiền não.

Quả báu của phước là sự an lạc thân – tâm.

Kusala: thiện:có nghĩa là trạng thái tiêu diệt ác pháp. Ngược với thiện là bất thiện(akusala)chính là ác pháp.

Quả báu của thiện là sự an lạc thân – tâm.

Cho nên, phướcthiệnđồng nghĩa với nhau.

Phước(puñña)thường thấy trong Kinh tạng, có nghĩa hẹp.

Thiện(kusala)thường thấy trong Vi diệu pháp tạng, có nghĩa rộng.

Phước sanh lên do bởi nhiều nhân duyên, trong Puññakiriyāvatthu: Hành động tạo nên phước thiện,có 10 pháp:

1- Bố thí (dāna).
2- Giữ giới (sīla).
3- Hành thiền (bhāvanā).
4- Cung kính(apacāyana).
5- Giúp đỡ trong việc thiện (veyyāvacca).
6- Hồi hướng – chia phước (pattidāna).
7- Hoan hỉ với phước của người khác hồi hướng (pattānumodanā).
8- Thuyết pháp (dhammadesanā).
9- Nghe pháp (dhammassavanā).
10- Chánh kiến (diṭṭhijukamma).

Đó là 10 pháp để phát sanh, tạo nên phước thiện.

Tập sách nhỏ này đề cập đến phước thiện bố thí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7119)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6118)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11911)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
20/09/2016(Xem: 6510)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
12/09/2016(Xem: 10175)
Sanh tử tử sanh chẳng chút ngừng Tiếp diễn muôn đời mãi không ngưng Nhìn dòng nước chảy luôn bất tận Cùng gió mây trời bổng nhẹ tưng
20/08/2016(Xem: 4692)
Hoặc trên trời dưới biển Hay trốn vào động núi Không chỗ nào trên đời Trốn được quả ác nghiệp. (1)
20/08/2016(Xem: 4588)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các tỳ kheo, Pháp này cũng chỉ có một vị là vị Giải Thoát » (1)
20/08/2016(Xem: 4663)
Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1)
28/05/2016(Xem: 12891)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17355)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]