Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời kết

11/03/201215:18(Xem: 7198)
Lời kết
BUDDHADASA
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phongchuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012

LỜI KẾT

Trên đây là các nguyên lý Phật Giáođược đem ra giải thích thật quy củ. Đấy là những gì cho thấy Phật Giáo là mộtphép luyện tập thực dụng mang một cấu trúc rõ rệt, nhằm mục đích mang lại sự hiểubiết đích thật về bản chất của mọi sự vật. Trên thực tế thì mọi vật thể đều vôthường, bất toại nguyện và vô cá-tính, thế nhưng chỉ vì hiểu biết sai lầm mà tấtcả mọi con người đều bị chúng thu hút để rồi bám víu vào chúng. Phép tu tập PhậtGiáo dựa trên đạo đức (sila - tu giới), sự tậptrung (samadhi - tu định)và trí tuệ(pannâ - tu tuệ), là một phươngtiện giúp loại trừ hoàn toàn sự ham muốn và bám víu. Các đối tượng của sự bám víulà năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn)gồm: thânxác, giác cảm, sự nhận biết, tâm ý (tác ý - active thinking)và tri thứcgiác cảm (hay tri thức - consciousness). Khi nàochúng ta nhận thức được bản chất đích thật của năm thứ cấu hợp đó là gì thì chúngta sẽ hiểu được mọi vật thể, hiểu tường tận đến độ sự ham muốn đối với chúng sẽchuyển thành sự tỉnh ngộ (vỡ mộng: không có gì đáng để có, để trở thànhnhư thế, vì tất cả đều vô thường, khổ đau và chẳng thuộc về ai cả - vô ngã), và rồi dầndần chúng ta sẽ gỡ bỏ được tất cả.

Những gì mà chúng ta cần phải làm làbiết sống phù hợp với các nguyên tắc của một cuộc sống đúng đắn (samma vihâreyyum) và ngày đêm hãy để cholòng mình tràn ngập bởi một niềm hân hoan phát sinh từ cách hành xử luôn tràn đầylòng tốt, mang các nét thật đẹp và ngay thật. Những điều ấy sẽ giúp cho chúngta ngăn chận bớt những ngõ ngách lắc léo và bất tận của tư duy, giúp chúng ta tậptrung và đạt được một sự quán thấy sâu xa về mọi sự vật, dù trong bất cứ hoàn cảnhnào. Sau đó khi gặp được các điều kiện thuận lợi (cơ duyênđã đến)thì sự tỉnh ngộ sẽ xảy ra và rồi ta sẽ hiểu được làphải đấu tranh như thế nào để lánh xa những vật thể trong thế giới này, không cònbị chúng trói buộc nữa, kể cả việc đạt được Niết-bàn. Nếu chúng ta muốn đinhanh hơn thế và đạt được kết quả thật mau lẹ thì cũng sẽ có cách: đấy là conđường tu tập gọi là vipassanâ, một phépluyện tập khởi đầu bằng sự tinh khiết đạo đức (bằng sự giữgiới), sau đó là sự tinh khiết tâm thần (sự tập trung - thiền định - tu định)và tiếp tụccho đến lúc đạt được một sự quán thấy sâu xa và hoàn toàn minh bạch bằng trựcgiác (trí tuệ - tu tuệ). Đấy là cáchđập tan vĩnh viễn các thứ gông cùm khóa chặt chúng ta trong thế giới này, hầugiúp chúng ta đạt được quả tối thượng của Con Đường.

Trên đây là tóm lược thật ngắn gọn từđầu đến cuối Đạo Pháp của Đức Phật (Buddha-Dhamma). Trong đógồm cả lý thuyết lẫn thực hành và đồng thời nêu lên tất cả các chủ đề khácnhau, từ các bước chập chững đầu tiên trên Con Đường cho đến Quả tối thượng. Câuchuyện dừng lại ở Niết-bàn. Đức Phật đã từng nói như sau: "Tất cả chư Phậtđều công nhận Niết-bàn là một sự lợi ích lớn lao hơn cả". Vậy thì chúng tahãy đem những thứ ấy ra để áp dụng hầu thực hiện và đạt được những gì phải thựchiện và phải đạt được. Nhờ vào đó chúng ta sẽ xứng đáng được gọi là những ngườiPhật Giáo, chúng ta phát huy sự quán thấy sâu xa và sẽ khám phá ra sự tinh anh đíchthật trong Đạo Pháp của Đức Phật. Nếu chúng ta không lo tu tập Đạo Pháp của ĐứcPhật mà nghĩ rằng chỉ cần biết đến Đạo Pháp của Đức Phật là đủ, thì chúng ta sẽkhông bao giờ nhận thức được bất cứ một thứ gì cả. Mỗi người trong chúng ta phảisử dụng phép nội quán để quan sát và tìm hiểu những khiếm khuyết của mình hầu tìmcách để hoàn toàn sửa đổi chúng. Nếu chúng ta chỉ thành công một nửa thì ít rachúng ta cũng đạt được một sự hiểu biết minh bạch, và sau đó dần dần khi các thứô nhiễm được tẩy xóa thì chỗ của chúng sẽ được thay vào bằng một sự tinh khiếtvà sự quán thấy an bình và sâu xa (một cách trình bày vô cùng kín đáo và khéoléo: nếu chúng ta không thành công ngay trong kiếp sống này thì sự hiểu biếtminh bạch cũng sẽ còn đó để giúp ta trong tương lai).

Chính vì thế tôi khuyên quý vị hãy đếnvới Đạo Pháp của Đức Phật đúng với những gì được trình bày trên đây. Biết đâu ĐạoPháp ấy của Đức Phật sẽ có thể giúp quý vị "bước được vào dòng chảy".Đừng đánh mất dịp may mà chúng ta hiện có dưới thể dạng con người và được biếtđến giáo huấn của Đức Phật. Xin quý vị đừng đánh mất dịp may giúp mình trở thànhmột con người hoàn hảo.

Bures-Sur-Yvette, 09.01.12
HoangPhongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 14368)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6659)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 5018)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8676)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13247)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7411)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5952)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8883)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10527)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28825)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]