Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Năm: Lời Kết

14/02/201102:31(Xem: 3886)
Phần Năm: Lời Kết

Thích Nhất Hạnh
HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN &
KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN
(Giảng chung cho Phật tử và tín hữu Cơ Đốc)

PHẦN NĂM: LỜI KẾT

Chúng ta có thể kết luận rằng cầu nguyện bao giờ cũng có kết quả, và mức thành công của việc cầu nguyện tùy thuộc vào phẩm chất của sự cầu nguyện. Nếu biết cầu nguyện thì chắc chắn chúng ta sẽ được đáp ứng.

Khi cầu nguyện, chúng ta phải có năng lượng của chánh niệm, của từ bi. Đi đôi với sự cầu nguyện đó, còn phải có một sự tu tập của chính chúng ta, thì việc cầu nguyện mới hy vọng có kết quả như ý ta mong. Ta không thể khoáng trắng cho người ở ngoài ta, dù người đó là Bụt Thích Ca hay là Chúa Ki-tô.

Ba điều thông thường của cầu nguyện là sức khỏe, sự thành công, và sự hài hòa. Tuy vậy đối với người xuất gia thì khác. Lời cầu nguyện đầu tiên và quan trọng nhất của người xuất gia là vượt thoát sinh tử,là thực hiện cho được sự an lạc, hạnh phúc của pháp giới bản môn ngay trong thế giới tích môn.

Cầu nguyện là một đề tài rất lớn và rất hay. Chúng ta tạm chấm dứt những bài giảng về Cầu nguyện bằng cách nhắc mọi người rằng thế giới đang đi vào một kỷ nguyên Y khoa mới, mà chúng ta có thể gọi là Y khoa Nhất tâm, trong đó Tâm thức Cộng đồng đóng một vai trò chữa trị hay hoại diệt rất lớn.

Trong giai đoạn Y khoa này, việc chữa trị cho người bệnh tùy thuộc vào sự tu học, sự cầu nguyện, sự thương yêu, sự hành xử hàng ngày của mọi người, kể cả các vị bác sĩ. Bác sĩ phải biết rằng sức khỏe chịu ảnh hưởng rất lớn của Tâm thức Cộng đồng và có liên hệ mật thiết với sự giải phóng của tâm bệnh nhân. Vì vậy ngày nay bác sĩ phải học phương thức cầu nguyện cho bệnh nhân, và phải biết thiền tập trong lúc hành nghề thì mới trở thành một bác sĩ giỏi trong giai đoạn mới này của Y khoa.


[1] Thân phụ thầy là người nước Khương Cư (Sogdiane, Bắc Ấn Độ), qua Giao Châu buôn bán, thân mẫu thầy là người Việt.
[2] Xem Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội.

[3] Tất cả những sách nà đều do nhà xuất bản Lá Bối USA ấn hành, địa chỉ: 1037 E.Taylor, San Jose, CA 95112, Hoa Kỳ.

[4] Sắc, thanh, hương, vị, và xúc.

[5] Sen búp từng cánh hé, Nhất Hạnh, Lá Bối - San Jose, CA, 1994

[6] có nghĩa là thương xót


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2012(Xem: 4840)
Phạn ngữ "Buddha" (Phật) có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ. Phật là hồng danh của Ðức Bồ Tát CỒ ÐÀM SĨ ÐẠT TA (Siddhatta Gotama) khi Ngài thành đạo. Giáo lý của Ðức Phật truyền dạy gọi là Phật Giáo.
11/05/2012(Xem: 11303)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
11/05/2012(Xem: 4784)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phật là hành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
29/04/2012(Xem: 9474)
Nghe Thuyết Pháp Cho Ipad, Iphone và Download - Thích Hạnh Tuệ
25/04/2012(Xem: 4228)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
24/04/2012(Xem: 9375)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
19/04/2012(Xem: 3144)
Vô minh không chỉ có nghĩa là phi-trí tuệ (non-knowledge), nó cũng là một thức nghĩ tưởng cái đối lập của trí tuệ chính xác (the opposite of correct knowledge). Vô minh ở đây là nhận thức sai lầm về bản ngã là hiện hữu có tự tính và về các pháp/hiện tượng gồm cả tương tục của bạn là những đối tượng được kiểm soát bởi một Tôi hiện hữu có tự tính (inherentlyexistent I).
19/04/2012(Xem: 3236)
Tất cả các học phái Phật giáo đều nói về lí tính duyên khởi (the principle of pratiya samutpada) nghĩa là các hiện tượng sinh khởi tùy thuộc vào các hiện tượng khác. Đức Phật đã trình bày mười hai chi, từ chi thứ nhất – căn bản vô minh (fundamental ignorance) – đi tới chi thứ mười hai – già và chết -- để diễn tả bản chất duyên khởi của sinh tử luân hồi. Khi cơ chế vận hành của nguyên nhân và hiệu quả là tâm yếu của bốn thánh đế được giải thích đầy đủ chi tiết, chúng ta đi tới giáo pháp của đức Phật về mười hai chi của duyên khởi.
10/04/2012(Xem: 4175)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
04/04/2012(Xem: 3407)
- Kính bạch thầy, tôi là người không theo đạo Phật, nhưng tôi thấy tại sao thế giới này chiến tranh hoài mà không có ngày thôi dứt. Vậy kẻ thù của nhân loại là ai? Thầy trả lời: Đây là câu hỏi dường như dễ, nhưng lại là khó! Vì sao? Chẳng lẽ con người với nhau mà là kẻ thù, coi sao được? Nếu không phải là kẻ thù, vậy ai chính là thủ phạm? Xin thưa, kẻ thù của nhân loại là “chính mình”, đây là một sự thật ít ai ngờ tới. Để hiểu được rõ ràng, thầy sẽ kể cho bạn một câu chuyện có tính cách minh họa và ẩn dụ sâu sắc, để ta và người cùng tìm ra kẻ thù đang tiềm ẩn ở đâu? Một nhà sư nọ thường có những biểu hiện nóng giận, tham lam và ích kỷ. Mặc dù xuất gia đầu Phật đã lâu nhưng những cố tật ấy, làm cho nội tâm của thầy luôn bị khủng hoảng. Vốn là người quyết chí tu hành thoát ly sống chết đời này, nên nhà sư luôn tự quán xét lại chính mình mà thấy rõ bệnh “ ngu si chấp ngã” rất nặng nề và từ đó thầy quyết tâm lập chí làm mới lại chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567