Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúc mừng không trong sạch

22/01/201103:49(Xem: 3693)
Chúc mừng không trong sạch

CHÚC MỪNG KHÔNG TRONG SẠCH

Lão phú hộ lúc nào trong lòng cũng tự so sánh, nhà nông dân chỉ dâng tặng một quả bí mà được nhận lại quá nhiều đồ quí giá gấp trăm ngàn lần, lãi quá, lãi quá. Lão vừa so sánh vừa tiếc nuối và trong lòng cảm thấy uất ức, ganh tị với người nông dân trong xóm.

Thế là, lão phú hộ liền triệu tập một cuộc họp đột xuất để bàn kế hoạch cùng tất cả người thân trong gia đình. Cả nhà đều nhất trí chở đầy bốn cỗ xe tứ mã không thiếu thứ gì hết và họ cũng chờ đợi sự ban ơn của vua. Lần này, đức vua lấy làm khó chịu, không biết giải quyết như thế nào cho phù hợp trước sự dâng tặng quá nhiều của gia đình phú hộ.

Một tia sáng lóe lên, đức vua đã nghĩ ra một món quà tuyệt hảo để trả ơn cho gia đình phú hộ. Và món quà được mang đến chỉ có cái bị rách đựng quả bí đỏ của anh nông dân hôm trước, kèm theo lời giải thích nói lên giá trị của quả bí là do tấm lòng tôn kính, quý trọng chân thực, không có mưu cầu.

Lão phú hộ và gia đình trước khi nhận quả bí được đức vua ân cần chỉ dạy về phương diện cho, tặng, dâng, hiến không phải để cầu lợi lộc về cho mình.

Lão phú hộ và gia đình do lòng tham lam, ích kỷ, muốn bố thí cho vua để được bỗng lộc cao quý. Nào ngờ đâu “mất cả chí lẫn chài,” nhưng nhờ vậy mà gia đình lão đã ý thức được giàu sang, nhiều của cải là do nhiều đời trước biết làm phước cúng dường. Từ đó, lão ta và gia đình thay đổi quan niệm, sống có nhân từ và đạo đức hơn.

Một trái bí và chiếc bị rách để đổi lấy 4 cỗ xe đầy ắp nhiều món trân quý đã làm cho nhà phú hộ thay đổi cách nhìn trong sự sống tương quan này.

Trên đời này, giàu hay nghèo là do nhân duyên của nó, người được giàu sang, phú quý là nhờ vào các yếu tố:

- Yếu tố thứ nhất là biết tích lũy, làm phước bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ.

- Yếu tố thứ hai là phải siêng năng, tinh cần, làm việc có phương pháp, có nghệ thuật.

- Yếu tố thứ ba là không xa hoa, lãng phí, biết tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt gia đình.

- Yếu tố thứ tư là không trộm cướp, lường gạt của người và làm ăn chân chánh.

Như người nông dân kia với lòng chí thành, chí kính, sẵn sàng mang quả bí dâng tặng đức vua không một chút mong cầu hay vụ lợi đã làm cho đức vua cảm động mà ban tặng lớn.

Cái chìa khóa vạn năng của việc làm phước là ở chỗ này, chúng ta cần lưu tâm khi làm phước, không nên khởi tâm mong cầu thì cái kết quả mới được thù thắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2012(Xem: 5967)
Ngày nay, biểu hiện của xa hoa lợi dưỡng trong nếp sống tu hành của người tu sĩ Phật giáo vượt xa thời Đức Phật tại thế. Ngày xưa lợi dưỡng, xa hoa của người tu sĩ Phật giáo chỉ là sự thọ nhận cúng dường vượt trội so với những người tu sĩ khác, từ đó, có được sự cung kính, danh vọng, nể trọng, tự cao.
02/09/2012(Xem: 5913)
Đây là câu hỏi và đề tài thật phức tạp luôn gây tranh cãi trong Đạo Phật. Bởi vậy, khi tìm trong sách hoặc search trên mạng, quí vị sẽ không tìm thấy câu trả lời thật rõ ràng và thật thỏa mãn cho mình. Ngược lại các câu trả lời luôn luôn rất khác nhau, rất mơ hồ và …rất bế tắc! Nói theo kiểu Thiền Tông Trung Quốc là “không thể giải bày” (bất khả ngôn thuyết).
27/08/2012(Xem: 10172)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
21/08/2012(Xem: 3399)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ, khiến ta phải chấp nhận mà không biết nguyên nhân! Nhiều người không hiểu nên tin có đấng thần linh thượng đế, đủ quyền năng ban phước giáng họa?
15/08/2012(Xem: 7372)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
14/08/2012(Xem: 4973)
Một người đàn ông trên 60 tuổi khi thấy một chiếc xe tang chạy qua, ông ta lặng lẽ bước xuống xe, lấy chiếc mũ bảo hiểm đang đội trên đầu cầm tay rồi đứng thẳng người, đầu hơi cúi một chút. Ông cứ đứng vậy, yên lặng chờ xe tang đi qua mới ngước mặt lên.Người phụ nữ đứng bên cạnh thấy thế mới tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, ông quen với người chết hay sao mà đứng cúi đầu chào tiễn biệt họ vậy?”. Ông trả lời: “Tôi không hề quen biết hay bà con với người đã mất, nhưng cha mẹ tôi dạy rằn
14/08/2012(Xem: 3276)
Một ngày đã qua ta biết mình vẫn còn đang sống, một tháng đã qua ta biết mình vẫn còn đó, một năm đã qua ta biết mình vẫn còn đây, cũng với hình hài đó nhưng tất cả đều đổi mới một cách kỳ diệu, đôi khi ta vẫn không nhận ra mình đã... mới rất nhiều từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động. Dáng vấp hình hài này cũng mới hoàn toàn. Có thể đó là một nụ cười tươi với những nếp nhăn ẩn giấu trong sâu kín hoặc là mái tóc đã điểm bạc để mình và người trở nên già dặn hơn…nhưng vẫn còn đó với những bâng khâng và trăn trở, vết hằn nơi khóe mắt, biểu hiện của sự lo lắng bất an trong tâm khảm mọi người.
05/08/2012(Xem: 7191)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
04/08/2012(Xem: 11449)
Hằng năm, nhằm vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tất cả mọi người Phật tử trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày Đức Bồ Tát Sidddhattha đản sinh, Đức Bồ Tát Sidddhattha chứng đắc thành Đức Phật Gotama và Đức Phật Gotama tịch diệt Niết Bàn.
02/08/2012(Xem: 16831)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]