Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì pháp quên mình được ngộ đạo

22/01/201103:49(Xem: 3394)
Vì pháp quên mình được ngộ đạo

VÌ PHÁP QUÊN MÌNH ĐƯỢC NGỘ ĐẠO

Thuở xưa, A-dục là một ông vua độc ác, nhờ gặp Phật pháp, ông cải tà quy chánh trở thành đệ tử nhà Phật. Ông thường xuyên cung thỉnh chư Tăng vào cung thuyết giảng Phật pháp cho cung phi mỹ nữ nghe, nhưng cấm họ nhìn thấy vị pháp sư. Vì vậy, mỗi lần thuyết giảng, vị Pháp sư phải ngồi sau một tấm màn che. Hôm ấy, vị Pháp sư đang giảng đề tài “Lợi ích cúng dường”bổng một cung nữ đứng dậy tiến đến vén tấm màn che và quỳ trước pháp sư thưa rằng: “Kính bạch pháp sư, con nghe nói đức Phật thành đạo dưới cội bồ-đề nhờ thiền định mà giác ngộ giải thoát, không phải do tu bố thí trì giới?”

Vị pháp sư giải đáp: “Đời người có bốn cái khổ gọi là Tứ đế: sanh, bệnh, lão, tử. Khổ vì xa lìa người thương, khổ vì gặp người không ưa, khổ vì mong cầu không được, Khổ vì điều không muốn mà đến. Chúng sanh do tham, sân, si và chấp ngã, thấy mình là trên hết nên sanh ra thù hận, tàn sát lẫn nhau”.

Sau khi nghe vị Pháp sư giảng giải, người cung nữ này ngộ đạo và chứng quả Tu-đà-hoàn. Cô biết mình vén màn nhìn vị Pháp sư để hỏi đạo là phạm lệnh cấm của vua, nên khi hết thời giảng, mọi người ra về, cô vẫn quỳ tại chỗ chờ vua ban lệnh xử tội. Phạm lệnh cấm của vua, theo luật triều đình lúc bấy giờ là phải bị tội chết.

Vua A-dục từ khi cải tà quy chánh trở thành Phật tử, ông không ban xử tội chết nữa. Vì vậy, cô cung nữ ấy không bị xử tội, lại được vua ban lời khen và khuyến khích mọi người nên bắt chước cô tìm hiểu, học Phật pháp cố gắng áp dụng trong đời sống hằng ngày cho có kết quả.

Qua đó, chúng ta thấy Phật pháp có khả năng nâng đỡ những ai vấp ngã, xóa tan bóng tối mê lầm tội lỗi, đem ánh sáng giác ngộ đến cho muôn loài. Nếu người cung nữ đó không dám quên mình vì pháp, làm sao nhận ra được đạo lý chân thật? Làm sao giác ngộ và chứng được Tu-đà-hoàn, một quả vị có giá trị cao đối với đời sống con người.

Cũng như bản thân tôi, nhờ gặp được Phật pháp mới có đủ duyên tu hành. Bây giờ tôi mới có cơ hội chia sẻ cùng quý vị những lời Phật dạy. Nếu chúng ta không dám chấp nhận những lỗi lầm, sai trái của mình trước đây, để quay về, để làm mới cuộc đời thì chắc chắn suốt đời ta phải sống trong đau khổ lầm mê. Vì vậy, trong các hạnh bố thí, chỉ có bố thí pháp mới giúp cho người vượt qua biển khổ, sông mê, khiến người bỏ ác làm thiện, hướng đến chân, thiện, mỹ, tin sâu nhân quả, nghiệp báo không dám làm điều xấu ác.

Pháp thí dứt phiền não

Pháp thí phá ngu si

Pháp thí mở trí tuệ

Pháp thí thoát sanh tử.

Thực hành Pháp thí giúp người sanh trí tuệ, thấy biết đúng như thật. Nhờ có trí tuệ, ta bớt lầm mê, chấp thân này là thật, nên vì thân này mà tạo ra biết bao tội lỗi để bù đắp cho thân như tranh giành quyền lợi, chèn ép, bóc lột công sức lẫn nhau, giết hại các loài để ăn uống tẩm bổ cho thân, mong cầu tồn tại lâu dài, nhưng rồi có bao giờ được thỏa mãn, toại nguyên đâu. Nhờ Pháp thí, ta mới hiểu được thân này là không thật có, nó có là do bốn đại hợp thành, tức là do nhân duyên hòa hợp của đất, nước, gió, lửa tạo thành, đến khi hết duyên thì thân này bại hoại tan rã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2011(Xem: 8165)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
14/02/2011(Xem: 6934)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
01/02/2011(Xem: 3693)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, nhau tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập, đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna) còn gọi là nghịch lưu quả, Tư-đà-hàm (sakradāgamin) còn gọi là Nhất lai quả, A-na-hàm (anāgāmin) còn gọi là Bất hoàn quà và, A-la-hán (arhat) tức là A-la-hán quả.
01/02/2011(Xem: 4470)
Đây là bốn phương pháp thu phục, đưa chúng sanh hữu tình từ vô minh phiền não trở về giác ngộ giải thoát, từ khổ đau trở về an vui, từ sinh tử trở về Niết-bản, từ tà kiến sai lầm trở về chánh pháp chánh kiến mà đức Đạo sư dành dạy cho các hàng đệ tử của Ngài, nhất là đối với các hàng Bồ-tát.
25/01/2011(Xem: 3766)
Sự hiện hữu hay hủy diệt của một thực tại giả hợp, chúng luôn luôn tùy thuộc vào nhân và duyên có được, từ nơi định luật vô thường khởi-diệt của nhân sinh và vũ trụ, đã nói lên tính dung thông vô ngại của nguyên lý Duyên khởi tính không các pháp đối với cuộc sống.
25/01/2011(Xem: 3791)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình, trong muôn nghìn pháp môn mà đức Đạo sư đã để lại.
22/01/2011(Xem: 5338)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
14/01/2011(Xem: 3523)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3360)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567