Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gieo trồng phước đức

22/01/201103:39(Xem: 3436)
Gieo trồng phước đức

GIEO TRỒNG PHƯỚC ĐỨC
Phiên tả: Giác Hạnh Đức
Hiệu chỉnh: Nguyễn Bá Cẩm

Trong thời đại hiện nay, trên đà phát triển toàn cầu hóa nhiều mặt, người ta chú trọng nhiều về phương diện kinh tế, vì nó mang lại lợi ích vật chất cho con người. Song bên cạnh, nó kéo theo nhiều tai họa không thể lường được, sự phân biệt giàu nghèo đã làm cho con người trở nên khó gần gũi, không thân thiện nhau. Cho nên, việc bố thí, cúng dường là nền tảng của các điều tốt lành để xóa đi sự cách biệt tạo điều kiện cho con người dễ gần gũi, thân thương nhau hơn, nhất là đối với những người đang tiến bước trên con đường giác ngộ, giải thoát.

Người xuất gia theo đạo Phật thực hành bố thí, cúng dường để buông xả tâm tham, sân, si đang dính mắc bên trong. Họ thực hành bổn phận truyền đạt những lời Phật dạy đến mọi người cũng là cách bố thí chân chánh của người xuất gia.

Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng và thật lớn lao, bởi họ vừa phải lo làm lụng nuôi sống bản thân, gia đình, cha mẹ, anh em, vợ con, phải lo đóng góp cho xã hội, lại còn thêm trách nhiệm hộ trì Tam bảo, giúp đỡ chư Tăng, Ni có điều kiện, thời gian học hỏi, tu hành. Trong cuộc sống hằng ngày, họ phải lo cơm, áo, gạo tiền, gánh nặng việc gia đình, chuyện xã hội với bổn phận người công dân lại phải làm hậu cần cho Tam Bảo không phải là chuyện dễ làm mà ai cũng có thể làm được. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người Phật Tử phải có Bồ-đề tâm kiên cố, có nhận thức sáng suốt, đúng đắn, hiểu rõ nguyên nhân của phước quả, nghiệp báo mới có thể làm được.

Trong thế gian này, người giàu sang phú quý, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại không phải bổng dưng mà có, mà đó là kết quả việc tu nhân, tích đức của họ trong nhiều đời trước. Trên đời này, không có việc gì là ngẫu nhiên, đương nhiên hay tự nhiên mà thành.

Muốn được giàu sang, quyền quý, sung túc trong tương lai, trong đời này ta phải biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ tùy theo khả năng của mình. Người Phật tử chúng ta phải ý thức được điều này, muốn được giàu sang, nhiều của cải mà hiện thời ta không biết làm phước thì e rằng ta không còn có cơ hội.

Cho nên:

Đạo Phật đi vào đời

Vì lợi ích chúng sanh

Để vượt qua hiểm nghèo

Phật dạy pháp bố thí

Thực hành làm phước, bố thí, cúng dường hay giúp đỡ, chia sẻ tình thương với mọi người là tiêu chí đầu tiên trong đạo Phật. Đức Phật dạy chúng ta phải biết xả bớt lòng tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện chỉ biết sống cho riêng mình, ai đau khổ mặc kệ. Đạo Phật không chấp nhận lối sống hẹp hòi, vị kỷ như vậy, vì nó làm mất đi ý nghĩa tình người.

Đạo Phật chủ trương sống hòa mình cùng nhân loại, với quan niệm ai cũng là người thân, người thương, nên mỗi người đều phải có trách nhiệm và bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha.

Đạo Phật thấy rõ cuộc sống của muôn loài là phải nương tựa vào nhau, không một loài nào tách rời sự cộng sinh mà có thể tồn tại trong bầu vũ trụ bao la đầy khắc nghiệt này. Đức Phật đã tu tập thành bậc giác ngộ hoàn toàn, Ngài thấy rõ mọi sai biệt và bất đồng giữa con người và muôn loài, giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy người giàu sang, sung sướng, của cải vật chất đầy đủ, người nghèo hèn khốn khổ, đói rách thiếu thốn lang thang; kẻ sang người hèn, kẻ xấu người đẹp, kẻ ngu người trí, kẻ chết yểu người sống thọ, người an vui hạnh phúc, kẻ khổ đau…

Hôm nay, chúng tôi chân thành chia sẻ pháp thoại “Phước cúng dường.” Trong đó, đức Phật khẳng định: “Nếu ai muốn hiện tại và mai sau hưởng quả báo tốt đẹp thì ngay bây giờ phải biết gieo trồng phước đức.”

Người đủ ăn đủ mặc

Là người có phước đức

Vì thế nên ít lo

Nhờ vậy mà dễ tu.

Vậy thế nào là người có phước đức? Người có phước đức là người có cuộc sống ổn định, phương tiện vật chất đầy đủ, có nhà cửa, tiền tài, danh vọng, ăn ngon, mặc ấm lại sống trong gia đình trên thuận dưới hòa, biết cung kính, lễ phép với người trên, thương yêu, đùm bọc người dưới, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết dạy dỗ con cái điều hay lẽ phải, tránh xa bạn ác, gần gũi bạn lành, sống trong tình thương yêu, giúp đỡ đồng loại.

Nếu bây giờ chúng ta không làm phước, mà muốn được phước trong tương lai thì không thể được, cũng như trước kia mình chưa từng làm phước thì bây giờ làm gì có phước để mà hưởng. Nên nhớ rằng, làm phước tất được phước, và hưởng phước mà không tiếp tục làm phước thì phước sẽ hết. Biết được điều này, mỗi người chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức. Một ngày sống trên đời phải là một ngày sống có ích cho mình và cho người, không làm tổn hại cho ai. Ngược lại, người sống trong cảnh thiếu thốn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trong gia đình thường hay gây gỗ, bất hòa, xung đột lẫn nhau là vì kém phước đức.

Vậy thế nào là phước? Phước là những hành động, lời nói, ý nghĩ đem đến an vui hạnh phúc cho người trong hiện tại và mai sau. Người làm phước là người biết làm lành, làm tốt, được mọi người quý mến, ưa thích gần gũi. Nhờ sự gần gũi đó, họ dễ dàng thông cảm, hiểu biết, thương yêu, bao dung, tha thứ cho nhau, sẵn sàng dấn thân và phục vụ trên tinh thần vì lợi ích cho tha nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2011(Xem: 8164)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý -2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 5 tập (thay vì 3 tập trong lần in trước). Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
14/02/2011(Xem: 6934)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
01/02/2011(Xem: 3693)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, nhau tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập, đó là Tu-đà-hoàn (srota-āpanna) còn gọi là nghịch lưu quả, Tư-đà-hàm (sakradāgamin) còn gọi là Nhất lai quả, A-na-hàm (anāgāmin) còn gọi là Bất hoàn quà và, A-la-hán (arhat) tức là A-la-hán quả.
01/02/2011(Xem: 4470)
Đây là bốn phương pháp thu phục, đưa chúng sanh hữu tình từ vô minh phiền não trở về giác ngộ giải thoát, từ khổ đau trở về an vui, từ sinh tử trở về Niết-bản, từ tà kiến sai lầm trở về chánh pháp chánh kiến mà đức Đạo sư dành dạy cho các hàng đệ tử của Ngài, nhất là đối với các hàng Bồ-tát.
25/01/2011(Xem: 3766)
Sự hiện hữu hay hủy diệt của một thực tại giả hợp, chúng luôn luôn tùy thuộc vào nhân và duyên có được, từ nơi định luật vô thường khởi-diệt của nhân sinh và vũ trụ, đã nói lên tính dung thông vô ngại của nguyên lý Duyên khởi tính không các pháp đối với cuộc sống.
25/01/2011(Xem: 3791)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình, trong muôn nghìn pháp môn mà đức Đạo sư đã để lại.
22/01/2011(Xem: 5337)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
14/01/2011(Xem: 3523)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3360)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567