Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tài thí, nội thí

22/01/201103:49(Xem: 3790)
Tài thí, nội thí

TÀI THÍ, NỘI THÍ

Tài thí là dùng phương tiện tiền bạc, của cải vật chất chia sẻ cho người nghèo khổ, thiếu thốn bất hạnh.

Nội thí là bố thí chi phần trong thân thể mình như hiến máu, hiến các bộ phận của cơ thể để cấy ghép chữa bệnh cho người khác hay hiến xác cho khoa học v.v…Người bố thí bằng hình thức nội thí tức là thực hành Bồ-Tát đạo. Đức Phật đã từng kinh qua thực hành Bồ-Tát đạo, trong một kiếp quá khứ, Ngài đứng trên núi trông thấy một con cọp mang thai bị đói, không săn được mồi, thương cho tình cảnh con cọp sẽ bị chết trước khi sinh con, Ngài từ trên cao nhảy xuống làm thức ăn cho cọp. Nhờ đó con cọp được khỏe lại đi tìm thức ăn và sinh con vẹn toàn.

Việc thực hành tài thí (bố thí tài sản) là việc dễ dàng, ai cũng có thể làm được, nhưng việc thực hành nội thí (bố thí thân xác) là việc khó làm hơn, rất hiếm có ở thế gian. Ngày nay với nền khoa học hiện đại, việc bố thí bộ phận cơ thể người hay hiến xác cho khoa học tương đối phổ biến, chứ ngày xưa chỉ có các bậc Bồ-Tát mới thực hành hạnh nguyện này nhờ vào lòng Từ Bi cao cả mới dám xả thân vì lợi ích chúng sanh như đức Phật.

Thực hành bố thí với tâm chân thành, hoan hỷ và đúng lúc thì mới đạt được giá trị cao như người khát cần nước, người rét cần lửa, kẻ trần truồng cần y phục…Thực hành bố thí với tâm vô lượng và đúng thời, đúng lúc như vậy, theo Kinh Pháp Hoathì cả người cho và người nhận đều được lợi lạc.

Khi bố thí giúp người

Mặt thân tâm vui vẻ

Cảm ơn người đã nhận

Chẳng cần cầu đáp nghĩa

Người nhận vật bố thí

Hoan hỷ vì được của

Người thí hạnh phúc hơn

Vì gieo được phước lành.

Theo lời Phật dạy, sự sống trong vũ trụ này luôn được gắn bó với nhau từ con người cho đến muôn loài. Cho nên, nhân quả ở người làm phước cũng rất đa dạng như có người dệt vải ta mới có áo mặc; có người làm ruộng ta mới có cơm ăn v.v… Người xuất gia theo đạo Phật thọ nhận vật phẩm cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân tức là đang vay nợ theo luật nhân quả. Vậy người xuất gia trả nợ bằng cách nào? Người xuất gia phải tu hành miên mật, chân chính, hướng dẫn cho Phật tử biết điều hay lẽ phải, tránh xa tội lỗi, đó là cách trả nợ cao thượng cho Đàn-na tín thí, còn nếu không làm tròn trách nhiệm, bổn phận, người xuất gia cũng phải trả món nợ này theo định luật nhân quả.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2012(Xem: 13150)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
19/11/2012(Xem: 9543)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
19/11/2012(Xem: 5039)
Thực là một điều lý thú đối với Phật tử chúng ta, khi theo dõi cuộc bàn luận về một đề tài Phật giáo như: “Biệt nghiệp và cộng nghiệp” giữa hai nhà khoa học tự nhiên, hai nhà bác học thế giới: Một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal). Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia. Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
18/11/2012(Xem: 10001)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
18/11/2012(Xem: 5214)
Ông Anthony Burns là nhà nghiên cứu Irish trong truyền thống Zen hơn 16 năm. Ông ta hoan hỷ trả lời những thắc mắc của các bạn. Bạn có thể tiếp xúc với ông ta qua email: [email protected] Sự kỳ thị phân biệt đối với nữ giới trong Phật giáo có gốc rễ của nó trong xã hội Vệ Đà và là bệnh chứng thuộc về cấu trúc gia trưởng của xã hội loài người từ thời gian đó.
18/11/2012(Xem: 4805)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
18/11/2012(Xem: 12066)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
16/11/2012(Xem: 9043)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
15/11/2012(Xem: 3771)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
14/11/2012(Xem: 4516)
Khi đức Phật ngự trong động Nhẫn-Đà Bà-La, tại núi Tà-đà, thuộc nước Ma-kiệt-Đà, bấy giờ Vua Trời Thích (Đế-Thiên Đế-Thích, cũng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi tâm muốn đến gặp Phật. Ngay khi ấy, các vị Trời cõi Đạo-Lợi biết được Đế-Thích khởi tâm như thế, liền đến chỗ Đế-Thích thưa :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]