Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tài thí, nội thí

22/01/201103:49(Xem: 3759)
Tài thí, nội thí

TÀI THÍ, NỘI THÍ

Tài thí là dùng phương tiện tiền bạc, của cải vật chất chia sẻ cho người nghèo khổ, thiếu thốn bất hạnh.

Nội thí là bố thí chi phần trong thân thể mình như hiến máu, hiến các bộ phận của cơ thể để cấy ghép chữa bệnh cho người khác hay hiến xác cho khoa học v.v…Người bố thí bằng hình thức nội thí tức là thực hành Bồ-Tát đạo. Đức Phật đã từng kinh qua thực hành Bồ-Tát đạo, trong một kiếp quá khứ, Ngài đứng trên núi trông thấy một con cọp mang thai bị đói, không săn được mồi, thương cho tình cảnh con cọp sẽ bị chết trước khi sinh con, Ngài từ trên cao nhảy xuống làm thức ăn cho cọp. Nhờ đó con cọp được khỏe lại đi tìm thức ăn và sinh con vẹn toàn.

Việc thực hành tài thí (bố thí tài sản) là việc dễ dàng, ai cũng có thể làm được, nhưng việc thực hành nội thí (bố thí thân xác) là việc khó làm hơn, rất hiếm có ở thế gian. Ngày nay với nền khoa học hiện đại, việc bố thí bộ phận cơ thể người hay hiến xác cho khoa học tương đối phổ biến, chứ ngày xưa chỉ có các bậc Bồ-Tát mới thực hành hạnh nguyện này nhờ vào lòng Từ Bi cao cả mới dám xả thân vì lợi ích chúng sanh như đức Phật.

Thực hành bố thí với tâm chân thành, hoan hỷ và đúng lúc thì mới đạt được giá trị cao như người khát cần nước, người rét cần lửa, kẻ trần truồng cần y phục…Thực hành bố thí với tâm vô lượng và đúng thời, đúng lúc như vậy, theo Kinh Pháp Hoathì cả người cho và người nhận đều được lợi lạc.

Khi bố thí giúp người

Mặt thân tâm vui vẻ

Cảm ơn người đã nhận

Chẳng cần cầu đáp nghĩa

Người nhận vật bố thí

Hoan hỷ vì được của

Người thí hạnh phúc hơn

Vì gieo được phước lành.

Theo lời Phật dạy, sự sống trong vũ trụ này luôn được gắn bó với nhau từ con người cho đến muôn loài. Cho nên, nhân quả ở người làm phước cũng rất đa dạng như có người dệt vải ta mới có áo mặc; có người làm ruộng ta mới có cơm ăn v.v… Người xuất gia theo đạo Phật thọ nhận vật phẩm cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân tức là đang vay nợ theo luật nhân quả. Vậy người xuất gia trả nợ bằng cách nào? Người xuất gia phải tu hành miên mật, chân chính, hướng dẫn cho Phật tử biết điều hay lẽ phải, tránh xa tội lỗi, đó là cách trả nợ cao thượng cho Đàn-na tín thí, còn nếu không làm tròn trách nhiệm, bổn phận, người xuất gia cũng phải trả món nợ này theo định luật nhân quả.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2013(Xem: 4135)
Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú). Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người: Sinh, già, bệnh, chết.
27/09/2013(Xem: 4444)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phải biết số, kế học thuộc cửu chương, học cách cộng trừ nhơn chia, lên nữa phải học công thức, phương trình v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]