Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật làm phước

22/01/201103:49(Xem: 4044)
Đức Phật làm phước

ĐỨC PHẬT LÀM PHƯỚC

Thời Phật còn tại thế, người đệ tử A-na-luật là anh em chú bác ruột với Ngài. Do quyết chí tu hành, nên A-na-luật bị mù cả hai mắt, bù lại, Ngài chứng được Thiên nhãn thông.

Một hôm, đức Phật thuyết giảng trong một pháp hội lớn, tất cả đại chúng đều say mê chăm chú lắng nghe, riêng Ngài A-na-luật thì ngủ gà, ngủ gật. Thấy thế, đức Phật gọi dậy và phương tiện độ người đệ tử:

- Này A-na-luật, có ai bắt buộc ông đi tu không? Hay vì ông thiếu nợ nhiều quá phải làm thuê, làm mướn vất vả nên trốn vào đây tu?

A-na-luật thưa:

- Bạch Thế Tôn, không phải như thế. Con là một Hoàng Tử đâu cần làm thuê, làm mướn và cũng không thiếu nợ ai. Con đi tu vì cảm kích công hạnh của Thế Tôn không thể nghĩ bàn. Con tu là để cầu giác ngộ giải thoát, nhưng vì tập khí xa xưa của con còn quá nhiều, nên nó che chướng làm con mê mờ trong lúc nghe Thế Tôn chỉ dạy.

Đức Phật bảo:

- Ông tu vì muốn giác ngộ và giải thoát sinh tử cho chính mình và cứu giúp chúng sanh, tại sao lại mê ngủ như vậy?

Nghe những lời cảnh tỉnh của Thế Tôn, Ngài ăn năn hổ thẹn, xin sám hối chừa bỏ tật ngủ gật và phát nguyện lớn: “Nếu đời này không thành đạo thì tôi không nhắm mắt.” Do quyết chí tu hành, ban ngày học hỏi làm việc, ban đêm siêng năng hành trì đến nỗi đôi mắt bị đỏ lên và sưng vù. Các thầy thuốc bảo Ngài ngủ lại bình thường thì mắt sẽ hết bệnh, nhưng Ngài vẫn cương quyết một lòng tu tập không ngủ nghỉ.

Đức Phật nghe chuyện, thân hành đến thăm và khuyên ông nên ngủ lại bình thường như trước, nhưng ông vẫn không chịu ngủ, cuối cùng đôi mắt của Ngài bị mù hẵn khi chưa chứng đạo. Tuy vậy, Ngài vẫn quyết tâm tinh tấn tu hành, chỉ một thời gian ngắn, Ngài chứng đắc Thiên nhãn thông với lực dụng không thể nghĩ bàn. Ngài có thể thấy suốt vũ trụ bao la như nhìn một trái xoài trong lòng bàn tay không bị chướng ngại của vật cản nào.

Một hôm, chiếc y của mình bị rách, Ngài muốn tự tay khâu lại, nhưng ngặt nỗi không thấy đường xỏ chỉ vào kim, Ngài lên tiếng nói rằng: “Có ai xỏ kim dùm tôi không?” Vừa lúc ấy đức Phật đi ngang nghe được, liền đến xỏ kim giúp người đệ tử mù của mình. Chúng ta thấy, một việc làm lành dù nhỏ nhoi đức Phật cũng không từ nan. Học chuyện xưa để mỗi người chúng ta bắt chước công hạnh của Như Lai Thế Tôn.

Việc làm của đức phật khiến chúng ta phải cảm phục, quý kính, bởi Ngài là bậc toàn giác, bậc thầy vĩ đại, mà vẫn không bỏ qua việc làm phước nhỏ.

Qua đó, chúng ta thấy người giác ngộ không từ chối bất cứ việc lành nào cho dù rất nhỏ khi đủ nhân duyên. Như vậy, chứng tỏ rằng sự có mặt của đạo Phật luôn đem đến lợi ích thiết thực cho con người, không gây tổn hại cho ai trên đời này cả dù rất nhỏ.

Chúng ta phải biết làm việc thiện dù lớn hay nhỏ, ta phải cố gắng vun trồng, cóp nhặt để như giọt nước lâu ngày đầy lu. Ngược lại, việc ác dù nhỏ mấy ta cũng phải tránh, không làm. Muốn gieo trồng phước đức, ta phải xa rời nghiệp ác và phát triển nghiệp lành.

Học hạnh xưa của Thế Tôn để ngày nay chúng ta cố gắng bắt chước gieo trồng phước đức. Một ngày làm việc thiện thì bao việc ác không thể có mặt. Như vậy gieo trồng phước đức có lợi cho ta rất nhiều, còn tham lam bỏn xẻn, ích kỷ, tâm địa nhỏ nhoi thì lúc nào cũng chịu nhiều đau khổ thiệt thòi.

Ta làm việc ác nhỏ lâu ngày tạo nên nghiệp ác lớn, ví như lỗ thủng nhỏ rỉ nước vào thuyền, nếu không chặn lại ngay từ đầu, đến một lúc nào đó nó sẽ nhấn chìm cả chiếc thuyền lớn.

Bởi chưng kiếp trước khéo tu

Kiếp này con cháu võng dù xênh xang.

Dân gian có câu: “Có phước làm quan.” Làm quan thì có điều kiện giúp đỡ gia đình, quyến thuộc, đó là lẽ đương nhiên trong cuộc đời. Theo quan niệm dân gian Việt Nam “một người làm quan cả họ được nhờ” là thế. Để thấy lời Phật dạy không sai, mỗi người chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức. Do phước nghiệp không đồng nên con người có thân tướng, lời nói, vóc dáng khác nhau, không ai giống ai cả. Người giàu sang, kẻ nghèo khổ, người sống thọ, kẻ chết yểu, người thông minh, kẻ ngu dốt cũng từ đó mà ra.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2012(Xem: 14458)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
27/07/2012(Xem: 3885)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữu có tự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
27/07/2012(Xem: 9582)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
25/07/2012(Xem: 15334)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
24/07/2012(Xem: 15361)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
20/07/2012(Xem: 12064)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
15/07/2012(Xem: 3019)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, trong chợ, bãi đậu xe (parking), sân banh, v.v…Tất cả đều có vô số vạn hữu : cỏ, cây, muôn thú và con người, gọi chung chư pháp đang hiện hữu trên vũ trụ. Kinh văn Ph
13/07/2012(Xem: 9359)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
11/07/2012(Xem: 3382)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát, phải học Phật. Là Tăng bảo trong Phật giáo phải học kinh, luật, luận. Muốn biết lý lẽ thế gian tức thị phật pháp, phải học Phật pháp. Tâm biết được những thứ đạo thiện, đạo ác, phải học Phật. Muốn thành Phật, Bồ Tát, các bậc Thánh, phải học và tu tập Phật pháp. Muốn nói Phật Pháp đúng khế lý, phải uyên thâm Phật học. Tâm giác ngộ, là chất liệu kiến tạo pháp thân. Trước khi làm việc gì, phải đem tâm tư duy, quán xét kỹ, rồi mới th
07/07/2012(Xem: 9637)
Tôn giáo là phương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]