Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ rõ công phu niệm Phật

25/10/201214:15(Xem: 5081)
Chỉ rõ công phu niệm Phật

congphuniemphat-thichtritinh
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể cắt nghĩa. Do cái rõ ràng mà người được nghe, người được biết, nghe cũng dễ mà biết đúng cũng dễ. Chỉ quan trọng là phải có lòng tin chân thật, chí nguyện vãng sanh chân thật và thực hành đúng pháp siêng năng. Được vậy, thì đã nắm vững ở pháp môn Niệm Phật. Nếu lúc tu hành có sai cũng dễ nhận biết, làm đúng mình cũng tự biết, khi được mình cũng tự biết.

Tôi nói thật với các huynh đệ, những gì sau khi tôi đã hiểu đã biết, lúc thực hành như thế nào, trải qua mấy mươi năm, các huynh đệ đôi khi thắc mắc: không biết Hòa thượng tu như vậy thành tựu được gì không? Có được mà chỉ được bước đầu tiên thôi.

Các huynh đệ tụng kinh A Di Đà, Đức Phật có nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân được nghe Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm bất loạn thì người đó đến lúc lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Lúc ấy, do sức niệm của mình đã vững, lại có Phật và Thánh cùng đến tiếp đón nên tâm không điên đảo, được sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Khi về cõi Cực lạc lấy hoa sen làm bào thai mà sanh ra, thọ hưởng về chánh báo là thân thể, được thân kim cang bất hoại. Trong kinh nói, hoàn cảnh ở cõi đó rất rõ ràng, đất đai, nhà cửa, sự sinh hoạt đều rất trang nghiêm thanh tịnh, bảo đảm chắc chắn thành tựu quả vị Phật. Cho nên, vãng sanh Tịnh độ không phải chuyện tầm thường, phải được Đức Phật cùng Thánh chúng đến tiếp đón.

Vậy làm thế nào chúng ta được sanh về cõi Cực lạc? Trong kinh A Di Đànói: “Chẳng thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”. Chẳng dùng chút ítnghĩa là phải nhiều, nhiều thiện căn phước đức nhân duyên mới được sanh về. Nhưng muốn được nhiều phải làm sao? Theo lời Phật dạy, rất dễ hiểu, dễ thực hành, dễ được kết quả. Nghĩa là: Người nào nghe đến Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu.Nghe đếnnghĩa là chưa từng nghe biết cõi Cực lạc và Đức Phật A Di Đà, bây giờ mới được nghe biết danh hiệu của Ngài.

Bốn tiếng chấp trì danh hiệuthường thường không ai chú ý. Khó lắm! Lời trong kinh nói là lời Phật nói không phải chuyện thường, từ tiếng phải nắm cho rõ chứ không phải như phàm phu nói chuyện với nhau. Nếu không như vậy thì sẽ hiểu sai lệch, đã hiểu sai thì tu sai, tất nhiên không có chỗ thành tựu. Thế nào mới đúng ở nơi chấp trì danh hiệu? Chấp nghĩa là nắm, trìnghĩa là giữ, tức là trong tâm thường niệm Phật luôn luôn, chẳng phải như lúc mới tập niệm hoặc nửa tiếng hay một tiếng, hoặc một trăm câu nhưng lúc buông ra thì trong tâm không nhớ niệm Phật. Như vậy nghĩa của chấp trìlà nắm luôn giữ kỹ, không lúc nào không có, lúc có lúc không thì chẳng phải.

Về sau các bậc cổ đức diễn tả bốn tiếng ấy như là:

1. Bất niệm tự niệm: Mình không nghĩ niệm nhưng trong tâm vẫn luôn tự niệm Phật.

2. Niệm lực tương tục: Niệm Phật có sức mạnh thường niệm luôn, không lúc nào hở dứt.

Nếu người nào tự thực hành thì sẽ tự biết. Từ chỗ được chấp trì danh hiệulà đạt bước đầu tiên về đạo lực trong Pháp môn Trì danh niệm Phật.

Tôi nói rõ cho các huynh đệ biết, điều này tôi cũng đã nói rồi. Từ trước đến giờ, tôi chuyên tu ở nơi pháp môn Niệm Phật, là pháp tu mà Phật dạy từ phàm phu tiến lên bậc Thánh. Về chỗ thành tựu, tôi chỉ được bốn tiếng như trong kinh đã nói là chấp trì danh hiệu. Từ bước đầu tiên này mới được những bước sau như tiến lên tam muội (chánh định) chẳng hạn. Đến bây giờ, tôi cũng chỉ được tầng bậc này thôi, phần ít nhất của Pháp môn Niệm Phật. Đời tôi năm nay đã 96 tuổi mà thọ dụng không hết. Thứ nhất: ngũ tạng, lục phủ trong thân không sanh bệnh. Có lần tôi vô bệnh viện để khám bệnh. Sau khi khám xong, bệnh viện làm giấy kết quả xét nghiệm về tâm, can, tỳ, phế, thận, máu huyết… họ tổng kết rằng: kiểm tra kỹ, tất cả đều bình thường. Kế nữa, có điều làm chứng cho mình biết, các vị đắc đạo lên bậc Thánh, cái ngủ không có, thùy miên tâm sở bị trí lực làm cho thế lực của nó yếu hẳn hoặc mất đi. Người bình thường, thùy miên tâm sở còn nguyên, hễ nằm nhắm mắt thì khởi lên ngủ mê, còn trằn trọc không ngủ là bị bệnh mất ngủ. Còn người được đạo, thùy miên tâm sở yếu hoặc không còn. Vì sao? Vì có trí lực chế phục. Như lâu rồi cho đến bây giờ, mấy tháng nay tôi không ngủ. Mấy chú thị giả nói: “Con không ngủ một đêm thì ngày sau không làm gì được! Sư ông mấy tháng không ngủ tinh thần vẫn tỉnh sáng, còn phấn chấn mạnh hơn lúc trước kia”. Thỉnh thoảng tôi cũng ngủ nhưng ít lắm, đến đỗi chỉ khi có chiêm bao mới biết mình ngủ.

Trên đường đạo, mình biết rất rõ ràng chứ không phải mù mờ. Mù mờ nguy hiểm lắm! Chính mình không rõ để nhận biết, rồi tự viết thành sách. Người đọc tưởng rằng đúng, chẳng dè chỉ là phàm phu tự ý nói ra. Tôi thường nói, phải y cứ trong kinh làm chánh, gọi là Thánh giáo lượng. Trong kinh không nói, dù người có nói hoặc viết sách truyền bá thì chưa chắc chắn. Vì phàm phu vẫn phải phàm phu, chẳng thể phàm phu muốn thành Thánh liền thành Thánh.

Hồi xưa, tôi chuyên nắm giữ nơi pháp môn Niệm Phật là do có tâm ưa thích. Tâm ưa thích này, nghiệm lại là tập quán quen thuộc của mình nhiều đời nhiều kiếp chớ không phải mới đây. Kế đến, tôi nhận thấy pháp tu này chắc chắn, từ chỗ ứng dụng tu đến lúc được kết quả đều có mực thước rõ ràng. Chẳng hạn, lúc hạ thủ công phu Trì danh niệm Phật, bắt đầu thực hành cũng rõ ràng từ việc nghe tiếng Nam-mô A Di Đà Phật, chỉ có sáu chữ, dễ nhận, dễ biết, dễ nhớ. Nhưng niệm phải đúng pháp là thế nào? Lúc niệm Phật thì có âm thanh của câu Phật hiệu, nhưng tâm phải nhận rõ được tiếng niệm, chớ đừng miệng niệm mà tâm lại nghĩ việc khác. Ví dụ: miệng niệm Phật, trong tâm lại suy nghĩ xâu chìa khóa để đâu rồi? Như vậy là tu trật, đúng hay sai liền biết.

Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó. Niệm thầm hay ra tiếng đều phải vậy. Thế nên, lúc ứng dụng tu đúng hay không đúng tự mình dễ dàng phân biệt. Muốn niệm đúng pháp cũng khó lắm! Tâm phải theo tiếng rất khó! Khó kềm, khó nhiếp cho đến phải dùng xâu chuỗi, nhờ lần chuỗi để trói buộc cái tâm loạn tưởng lại, chứ không phải lần chuỗi thiệt lẹ hột này rồi đến hột khác.

Thuở trước, tôi tự tìm cách để niệm Phật. Lúc ngồi lại niệm Phật thầm, tôi định thời gian là một xâu chuỗi. Ban đầu niệm đủ ba câu Phật hiệu rồi lần một hột, nhưng ba câu Phật này phải chắc chắn, nếu nó xao lãng không rõ ràng thì bỏ, lại niệm ba câu khác. Sau đó, tiến lên năm câu lần một hột, rồi đến bảy câu lần một hột, sau rốt mười câu lần một hột. Nếu lúc niệm Phật mà có một chút xao lãng, tạp niệm xen vào thì mười câu đó bỏ, niệm mười câu khác. Nhiếp tâm không dễ dàng, phải chuyên cần tinh tấn, nắm cho thật vững chắc. Mình tu đúng thì chính mình được thành tựu, do đó phải cố gắng.

Lúc được Bất niệm tự niệm trong tâm biết rất rõ ràng như từ chỗ điểm A bước đến điểm B, được rồi thì nhất định không bao giờ mất, chắc thật không phải mờ mịt. Đến bây giờ, tôi chỉ được chỗ này thôi. Các huynh đệ đừng nghĩ rằng, các vị Thánh xuôi chân nằm ngủ ngáy khò khò như mình đâu, nghĩ vậy là sai. Tôi được một chút đó mà cái ngủ đã tự nhiên mất, nếu có thì chỉ thỉnh thoảng.

Các pháp môn khác cũng vậy, lúc còn phàm phu thì chưa có đạo lực, ở pháp Phật được chút gì thì gọi là đạo lực. Đã có sức mạnh trên đường đạo ắt phải khác hẳn lúc chưa có.

Tôi từng diễn đạt phương pháp niệm Phật qua bài kệ:

Nam-mô A Di Đà

Không gấp cũng không hưỡn

Tâm tiếng hiệp khắn nhau

Thường niệm cho rành rõ.

Rànhlà câu tiếng rành rẽ. là phải rõ ràng. Lúc niệm Phật đừng ham nhiều rồi niệm phớt phớt, không cần nhiều nhưng phải thật rành rõ. Khi công phu nắm thiệt vững chỗ này. Kế đến là tâm tiếng hiệp khắn nhau, tuy khó nhưng luôn luôn cố gắng, đừng để lúc niệm Phật tiếng một nơi, tâm một ngã. Đó là tu không đúng rồi, mà không đúng thì không thể được. Ví như anh thợ mộc muốn làm cái bàn, anh phải làm đúng phương pháp thì mới thành ra cái bàn. Do vậy, việc quan trọng trước nhất là phảitu đúng pháp. Trì danh niệm Phật mà tâm tiếng hiệp khắn nhaugọi là tu đúng pháp, còn sai trật thì không được gì.

Muốn được như vậy, tôi đã dùng chuỗi để hạn định thời gian, lúc đến chỗ mười câu mới lần một hột phải mất mấy tiếng đồng hồ mới rồi một xâu chuỗi. Mỗi thời niệm Phật như vậy, ngồi khoanh chân niệm thầm phải mất hai tiếng đồng hồ. Tu hành phải chịu khó, phải bền bỉ thì mới có chỗ được. Lúc tôi niệm thầm mười tiếng lần một hột chuỗi, trong mười tiếng đó tới câu số tám hoặc số chín mà xao lãng thì bỏ không lần qua, bắt đầu từ một trở lại. Thế nhưng lúc thành tựu được chút gì trên đường đạo (đạo lực), trong tâm an lạc khỏe lắm!

Tôi từng nghĩ, bản thân mình có làm cái gì, được cái gì, có làm có được, phải đến chỗ được cho thật vững vàng rồi mới đem cái mình đã từng làm, từng tu khuyên nhắc truyền dạy người khác. Nguy hiểm nhất là phàm phu tự ý nghĩ ra rồi viết thành sách, làm lầm người khác. Thế nên, đệ tử Phật phải lấy Thánh giáo lượng (lời Phật dạy trong kinh điển) làm mực thước để đo. Nếu đúng theo kinh thì chắc chắn tin theo, so lại mà chưa đúng thì cần kiểm tra suy xét cho kỹ. Nếu chưa được đạo đều gọi là phàm phu, tự ý nói thì không bảo đảm.

Mấy huynh đệ phải nhớ đừng nên bỏ phí thời gian. Về thiền tông, tôi cũng đọc nhiều bộ sách lớn như Thiền học tập thành, Thiền học đại thành. Nhiều người đọc đến đoạn ngài Triệu Châu khi có người đến tham học, ngài không chỉ dạy điều gì, chỉ kêu nói Uống trà đi! Người học lễ bái rồi lui ra. Đó là câu khai thị, nhưng người thường khó nhận khó hiểu, lại tưởng lầm rằng đã đắc thiềnthì chỉ uống trà thôi!

Riêng về Pháp môn Niệm Phật là pháp dễ tu, có mực thước rõ ràng mà hành giả đều có thể nắm vững để thực hành. Một phương pháp lúc tu hành có từng bước thật rõ, tu đúng hay không đúng dễ nhận biết. Tôi xem nhiều kinh sách nhận thấy Pháp môn Niệm Phật dễ nắm vững, thực hành cũng dễ, khi chưa được cũng biết chưa được, khi được thì cũng biết đã được, thật rõ ràng!

Thời gian gần đây, tôi không thể lạy Phật nên mong các huynh đệ đừng lễ lạy tôi, chỉ xá là được rồi! Mong tất cả đều tinh tấn tu hành.

HT. Thích Trí Tịnh

(Thích Pháp Đăng thành kính ghi lại lời Khai thị của Hòa thượng, nhân Ngày Khánh tuế 17-7-Nhâm Thìn, tại chùa Vạn Đức)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2018(Xem: 6326)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 3564)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 8318)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 13874)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13429)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 15239)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 6875)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
19/11/2017(Xem: 5944)
Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.
19/11/2017(Xem: 18691)
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
19/11/2017(Xem: 5830)
Trên mặt trái đất đã và đang có núi cao, đồi thấp, suối cạn, ghềnh thác, đất, cát, đá cuội, ao, hồ, sông dài, biển rộng, bầu trời, mây bay, gió thổi, nắng, mưa, bão tố, không khí nóng, mát, lạnh lẻo, các loại cỏ, hoa, cây cối…Đó là chúng sanh không có tình. Muôn loài Súc Vật lớn, nhỏ trên khô, dưới nước, và các chủng loại Con Người. Đó là chúng sanh có tình. Tất cả, đều do vô số Duyên giả hợp lại mà có bản thể, chứ mỗi loài không thể tự có thân (không tự thể), như đã được nói rõ ở bài “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567