Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán đảnh

21/10/201216:59(Xem: 4958)
Quán đảnh

QUÁN ĐẢNH

Kyabje Kalu Rinpoche

quandanh-kalurinpocheThực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởng và trí thông minh của đệ tử nhận nó. Những quán đảnh này mang hình tướng là các nghi thức phức tạp khác nhau. Trong những quán đảnh của các bổn tôn Mật thừa vĩ đại, các kiểu phổ biến và chi tiết nhất của quán đảnh được đặc trưng bởi việc sử dụng một mạn-đà-la cát màu. Kiểu trung bình sẽ sử dụng mạn-đà-la vẽ trên vải. Một kiểu đơn giản hơn là sử dụng mạn-đà-la làm bằng các đống gạo nhỏ. Cuối cùng, trong quán đảnh được giảm tới mức tinh túy, thân của đạo sư, bậc ban quán đảnh hay chỉ một sự đại diện tinh thần đơn giản là đủ để biểu tượng cho mạn-đà-la.

Bốn giai đoạn của một quán đảnh

Một quán đảnh trong dạng thức trọn vẹn phổ biến nhất bao gồm bốn phần nhỏ gọi là bốn quán đảnh.

- quán đảnh bình

- quán đảnh bí mật

- quán đảnh trí tuệ

- quán đảnh thứ tư hay quán đảnh của khẩu cao quý

Các dạng thức đơn giản của quán đảnh hạn chế ở mức trao truyền thân, khẩu hay ý của bổn tôn hoặc chỉ với quán đảnh bình. Tuy nhiên, quán đảnh trong sự trọn vẹn, ám chỉ đến bốn phần như vừa đề cập. Chỉ trong những hoàn cảnh này mà samayagiới mới đóng vai trò đầy đủ và phải được tôn trọng một cách tỉ mỉ với sự trao truyền lực gia trì để mở ra cánh cửa của các thành tựu.

Các giai đoạn chuẩn bị

Vị lạt ma chịu trách nhiệm ban quán đảnh, trước tiên cần tuân thủ Mật điển tham chiếu được tuyên thuyết bởi Đức Phật bằng cách chuẩn bị mạn-đà-la, thứ phục vụ như một hỗ trợ. Mạn-đà-la này có thể là mạn-đà-la cát, mạn-đà-la được vẽ, hay một mạn-đà-la bao gồm các đống gạo nhỏ được đặt một cách biểu tượng trên đế. Tiến hành một mình, vị lạt ma thực hiện một phần của nghi lễ trong ba giai đoạn chuẩn bị.

- dakye, ở đó vị lạt ma tự quán tưởng bản thân trong hình tướng bổn tôn

- dunkye, ở đó vị lạt ma quán tưởng chư bổn tôn trong hư không

- bumkye, ở đó vị lat ma gia trì bình quán đảnh, quán tưởng nó như là cung điện linh thánh mà chư bổn tôn của quán đảnh đang ngự

- cuối cùng, giai đoạn chuẩn bị thứ tư được thêm vào. Vị lạt ma ban quán đảnh cho bản thân (dajuk). Chỉ sau giai đoạn này các đệ tử mới được vào chùa để nhận quán đảnh.

Quán đảnh bình

Đệ tử trước tiên nhận quán đảnh bình, được trao truyền lên thân. Điều này giới thiệu đệ tử với bản tính thanh tịnh của các thành phần khác nhau của tính cách tâm – vật lý của họ. Có năm uẩn, năm yếu tố hay các nhân tố của nhận thức. Quán đảnh này được ban với sự giúp đỡ các Pháp khí nghi lễ, biểu tượng cho năm vị Phật phụ – như là vương miện, chày kim cương, chuông và nhiều thứ khác. Nhờ quá trình này, các lỗi lầm và che chướng liên quan đến thân tan biến và các thành phần của bản thân trở thành những khía cạnh thanh tịnh tương ứng: năm vị Phật phụ, năm vị Phật mẫu, tám Bồ Tát nam và nữ và nhiều vị khác. Quán đảnh này ban sức mạnh để thiền định với chính thân này trong hình tướng của thân bổn tôn và một cách tuyệt đối sẽ dẫn chúng ta đến việc đạt được thân Hiển bày (Hóa thân).

Quán đảnh bí mật

Quán đảnh thứ hai, quán đảnh bí mật, liên quan đến khẩu, được truyền bởi rượu gia trì, thứ trở thành cam lồ (tiếng Tạng dutsi), chứa trong bát sọ người. Đệ tử uống vài giọt. Quán đảnh này tịnh hóa các che chướng và lỗi lầm về khẩu, ban sức mạnh để trì tụng thần chú của bổn tôn và cho phép người ta đạt được thân của kinh nghiệm hoàn hảo (Báo thân).

Quán đảnh trí tuệ

Quán đảnh thứ ba, quán đảnh trí tuệ, liên quan đến tâm, được trao truyền bởi một trí tuệ (tiếng Tạng rikma), tức là, một người phụ nữ trẻ, được vẽ, dành cho nghi lễ trên tấm thẻ nhỏ. Quán đảnh này tịnh hóa các lỗi lầm và che chướng liên quan đến tâm và ban sức mạnh để thiền định về sự hợp nhất của hỷ lạc và tính không, và đạt được thân tuyệt đối (Pháp thân).

Quán đảnh của khẩu cao quý

Quán đảnh thứ tư, quán đảnh của khẩu cao quý, không sử dụng các Pháp khí nghi lễ mà bao gồm một giới thiệu khẩu truyền đến kiểu tồn tại của tâm và mọi hiện tượng. Tác động của nó được đặt ở mức độ đồng thời – sự tịnh hóa đồng thời các lỗi lầm và che chướng của thân, khẩu và ý. Nó cũng cho phép thiền định đồng thời với thân là thân của bổn tôn, khẩu là thần chú của bổn tôn và ý là trạng thái định. Một cách tuyệt đối, nó dẫn đến sự chứng ngộ của thân tinh túy (Tự tính thân, tiếng Phạn svabhavakaya), sự hợp nhất của ba thân khác của Giác ngộ.

Để một quán đảnh có tác dụng thực sự, dĩ nhiên cần phải có các điều kiện bên ngoài nhất định. Vị lạt ma, người ban nó cũng cần có sự trao truyền chân chính và tiến hành nghi lễ chính xác, không thêm hay bớt thứ gì. Cuối cùng, đệ tử, những kẻ nhận nó cần có niềm tin trọn vẹn với vị lạt ma, một vài sự hiểu biết về quá trình và sự xác quyết về hiệu quả của nó.

Cách tiếp cận Kinh điển của Đại thừa và cách tiếp cận Mật điển của Kim Cương thừa dẫn đến cùng một mục tiêu, nhưng với lượng thời gian khác nhau. Người ta nói rằng hành giả cần thực hành ba vô lượng kiếp trước khi đạt đến Giác ngộ nhờ con đường Kinh thừa. Họ cũng nói rằng tối đa mười sáu đời là cần thiết để đạt được mục tiêu tương tự nhờ con đường Mật thừa. Về tối thiểu, nó khác biệt theo các bản văn. Một vài nói rằng trong sáu tháng, số khác nói sáu hay mười hai năm, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, Giác ngộ đều đặt được trong chính đời này.

Samye Ling, 3/1983

Trích: Đạo Phật bí mật, Kalu Rinpoche.

Việt dịch: Pema Jyana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2012(Xem: 13149)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
19/11/2012(Xem: 9542)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
19/11/2012(Xem: 5038)
Thực là một điều lý thú đối với Phật tử chúng ta, khi theo dõi cuộc bàn luận về một đề tài Phật giáo như: “Biệt nghiệp và cộng nghiệp” giữa hai nhà khoa học tự nhiên, hai nhà bác học thế giới: Một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal). Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia. Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
18/11/2012(Xem: 9995)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
18/11/2012(Xem: 5213)
Ông Anthony Burns là nhà nghiên cứu Irish trong truyền thống Zen hơn 16 năm. Ông ta hoan hỷ trả lời những thắc mắc của các bạn. Bạn có thể tiếp xúc với ông ta qua email: [email protected] Sự kỳ thị phân biệt đối với nữ giới trong Phật giáo có gốc rễ của nó trong xã hội Vệ Đà và là bệnh chứng thuộc về cấu trúc gia trưởng của xã hội loài người từ thời gian đó.
18/11/2012(Xem: 4802)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
18/11/2012(Xem: 12060)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
16/11/2012(Xem: 9039)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
15/11/2012(Xem: 3769)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
14/11/2012(Xem: 4513)
Khi đức Phật ngự trong động Nhẫn-Đà Bà-La, tại núi Tà-đà, thuộc nước Ma-kiệt-Đà, bấy giờ Vua Trời Thích (Đế-Thiên Đế-Thích, cũng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi tâm muốn đến gặp Phật. Ngay khi ấy, các vị Trời cõi Đạo-Lợi biết được Đế-Thích khởi tâm như thế, liền đến chỗ Đế-Thích thưa :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]