Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thánh Nhân Trong Kinh Điển Pali

26/09/201200:36(Xem: 3513)
Thánh Nhân Trong Kinh Điển Pali

THÁNH NHÂN TRONG KINH ĐIỂN PALI


Thích Nhật Từ


phatvathanhchungCon đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ. Bất kỳai sống đời đạo đức và trí tuệ theo tinh thần Phật dạy, giải thoát tâm mình khỏi các thác lũ lậu hoặc, chuyển hóa đời sống trnên toàn diện sẽ có thể chứng đạt giác ngộ ngay đời này và tại thế gian này.

I. DẪN NHẬP

Lội ngược dòng với cuộc đời hay tình trạng của thế giới được gọi là "thánh" (ariyaa), trạng thái sống siêu vượt hơn các điều kiện của người phàm phu (assutavant puthujjana). Dòng họ thánh nhân trong Phật giáo nguyên thủy bao gồm những ai đã gia nhập vào gia đình của bậc giác ngộ (gotrabhuu). Tất cả những gì được đức Phật giảng dạy chỉ hướng đến sự chấm dứt của thế giới (ti.n.n loke visattikan ti),[1] sự chứng ngộ và giải thoát.

II. CÁC LOẠI THÁNH NHÂN

Thánh nhân (ariyapuggala / ariyasaavaka) được định nghĩa là người đã chuyển hóa hoàn toàn trạng thái của người phàm kẻ tục (puthujjana / anariyapuggala), đã chứng đắc được bốn con đường siêu thế (lokuttaramagga) và bốn quả siêu việt (lokuttaraphala).

Trong một phân loại phổ biến nhất của kinh điển Paali, có bốn loại thánh nhân, đó là, bậc vào dòng (Sotaapanna, dự lưu), bậc trlại thế gian một lần (Sakadaagaamii, nhất lai), bậc không còn trlại (Anaagaamii, bất lai) và bậc A-la-hán (Arahanta).[2] Nếu phân loại chi tiết hơn, số lượng thánh nhân lên đến bảy, tám và chín tùy theo các bản văn khác nhau.

Gia phả bảy thánh nhân bao gồm (1) bậc giải thoát bằng hai cách (ubhatobhaagavimutta), (2) bậc giải thoát nhờ trí tuệ (pa~n~naavimutto), (3) bậc thân chứng (kaayasakkhii), (4) bậc chứng đạt chánh kiến (di.t.thippatta), (5) bậc giải thoát nhờ chánh tín (saddhaanusaarii), (6) bậc theo đuổi chân lý (dhammaanusaarii) và (7) bậc thành tín đức tin (saddhaanusaarii).[3]

Gia phả tám thánh nhân thường được gọi là bốn đôi tám chúng[4] bao gồm: (1) bậc tuệ tri con đường ngược dòng (sotaapatti-magga), (2) bậc chứng đắc quả ngược dòng (sotaapatti-phala) hay bậc dự vào dòng thánh (sotaapanna), (3) bậc tuệ tri được con đường trlại một lần (sakadaagaami-magga), (4) bậc chứng được quả trlại một lần (sakadaagaami-phala) cũng còn gọi là bậc trlại một lần (sakadaagaamin), (5) bậc tuệ tri con đường không trlại (anaagaami-magga), (6) bậc chứng được quả không trlại (anaagaami-phala) cũng còn gọi là bậc không trlại (anaagaamin), (7) bậc tuệ tri con đường A-la-hán (arahatta-magga), và (8) bậc chứng được quả A-la-hán (arahatta-phala) hoặc còn gọi là quả thánh nhân.[5]

Gia phả chín thánh nhân bao gồm tám bậc giác ngộ vừa nêu cộng với bậc đã gia nhập vào gia phả thánh (gotrabhuu).[6]

Mức độ diệt trừ các trói buộc của tâm (sa'myojana) được xem là tiêu chí xác định sự chứng đắc hay gia nhập vào gia phả của các bậc thánh trong Phật giáo. Có mười loại trói buộc (sa'myojanaani, kiết sử), đó là, j quan niệm sai lầm về nhân tính (sakkaaya-di.t.thi, thân kiến), k nghi hoặc (vicikicchaa), l chấp các giáo điều và nghi thức như là phương tiện giải thoát (siilabbata-paraamaasa, giới cấm thủ), m khao khát khoái lạc giác quan (kaama-raaga, tham dục), hiềm hận (vyaapaada), o tham ái cảnh hiện hữu vật chất (ruupa-raaga, sắc ái), p tham ái cảnh hiện hữu phi vật chất (aruupa-raaga, vô sắc ái), q cống cao, tự phụ (maana, mạn), r không an định (uddhacca) và s vô minh (avijjaa). Năm trói buộc đầu được gọi là "các trói buộc thấp" (hạ phần kiết sử, pancamaani orambhaagiyaani sa'myojanaani),[7] trong khi năm cái sau được gọi là "các trói buộc cao" (thượng phần kiết sử, pancamaani uddhambhaagiyaani sa'myojanaani).[8] Gọi là các trói buộc thấp là vì năm cái đầu trói buộc chúng sanh vào các thế giới thấp kém, như thế giới của khoái lạc giác quan (kaama-loka). Tương tự, gọi là các trói buộc cao là vì năm cái sau trói buộc chúng sanh vào thế giới cao hơn đó là thế giới sắc thể (ruupa-loka) và thế giới vô sắc thể (aruupa-loka).[9] Trong các trói buộc này, khoái lạc giác quan (kaamacchanda), hiềm hận (vyaapaada), không an định và mê muội (uddhacca-kukkucca), nghi hoặc (vicikicchaa), cộng với hôn trầm và thuỳ miên (thiina-middha) tạo thành năm phiền não (niivara.na).[10]

Tuỳ theo mức độ toàn thiện đạo đức, có hai loại thánh nhân chính (ariyapuggala / ariyasaavaka), đó là, bậc còn phải huấn luyện tâm linh (sekha, hữu học) và bậc đã hoàn tất huấn luyện tâm linh (asekha, vô học).[11] Bậc còn huấn luyện tâm linh (sekha) là những hành giả còn phải trao dồi đạo đức, thiền định và trí tuệ, để đạt được quả A-la-hán trong khi bậc đã hoàn tất sự huấn luyện (asekha) đã đạt được mức độ toàn thiện về ba huấn luyện này (tiisu sikkhaasu sikkhitaa). Phối hợp với gia phả bốn thánh nhân, bậc còn phải huấn luyện tâm linh (sekha) bao gồm ba hạng đầu, trong khi trong gia phả tám thánh nhân, bậc còn phải huấn luyện tâm linh bao gồm bảy hạng đầu. Tương tự, bậc đã hoàn tất huấn luyện tâm (asekha) là bậc A-la-hán, bậc thánh theo đúng nghĩa, cả trong gia phả bốn thánh nhân và tám thánh nhân. Đối với bậc A-la-hán, "sanh đã bị phá vỡ, đời sống thánh đã hoàn thành, những gì cần làm đã làm xong và không còn tái sanh nữa."[12]

Do diệt trừ ba trói buộc đầu thông qua con đường của bậc dự vào dòng thánh (Sotaapatti magga), vị hành giả được gọi là bậc vào dòng thánh nhân (Sotaapanna), và sự chứng đắc của vịấy được gọi là quả vào dòng thánh (Sotaapatti-phala). Tương tự, do diệt trừ ba trói buộc đầu và một vài mức độ của hai trói buộc kế, đó là, khoái lạc giác quan và hiềm hận, thông qua con đường của bậc chỉ trlại một lần (Sakadaagaamii magga), vị hành giả trthành bậc trlại một lần (Sakadaagaamii), và sự chứng đắc của vịấy được gọi là quả trlại một lần (sakadaagaami-phala). Nhờ diệt trừ toàn bộ năm trói buộc thấp (pancamaani orambhaagiyaani sa'myojanaani), thông qua con đường của bậc không còn trlại (Anaagaamii magga), vị hành giả trthành bậc không còn trlại (Anaagaamii), và sự chứng đắc của vịấy được gọi là quả không còn trlại (Anaagaami-phala). Nhờ diệt trừ năm trói buộc cao (pancamaani uddhambhaagiyaani sa'myojanaani), tức năm trói buộc cuối cùng, thông qua con đường của bậc A-la-hán (Arahantta magga), vị hành giả trthành bậc giác ngộ hay bậc A-la-hán (Arahant), và quả chứng đắc của vịấy được gọi là quả giác ngộ hay quả A-la-hán(Arahatta-phala).[13] Như vậy gia phả của tám thánh nhân được phân thành hai bốn cặp: đó là bốn quả và bốn hướng.[14] Trong một ẩn dụ đặc biệt,[15] đức Phật đã so sánh bốn bậc thánh với hình ảnh của hoa sen và hành giả. Bậc dự vào dòng thánh được ví với vị hành giả bất động, bậc trlại một lần với hành giả hoa sen xanh, bậc không trlại với hoa sen trắng và bậc A-la-hán là bậc thánh cao nhất.

III. BẬC DỰ VÀO DÒNG THÁNH (SOTAAPANNA)

Tình trạng của bậc dự vào dòng thánh

Trong ý nghĩa giải thoát, có hai loại dòng (sota): đó là dòng luân hồi (sa'msaara) và dòng niết-bàn (nibbaana). Dòng luân hồi còn được gọi trong kinh điển Phật giáo là thác lũ (ogha) của khoái lạc giác quan (kaamogha, dục lậu), của tái hiện hữu (bhavogha, hữu lậu), của quan điểm sai lạc (di.t.thogha, kiến lậu) và lũ lụt vô minh (avijjogha, vô minh lậu).[16] Dòng luân hồi sẽ chảy vào các cảnh giới ma quỷ, thú vật và đọa xứ, trong khi dòng pháp(dhammasota) sẽ đưa hành giả thực nghiệm tâm linh đến bờ bên kia (paara'm / paara"ngata), hay chảy vào niết-bàn, cũng như nước của trăm sông tuông về biển cả.[17] Bậc dự vào dòng thánh (Sotaapanna) là bậc bắt đầu lội vào dòng niết-bàn, lội ngược dòng luân hồi, và được định nghĩa như là bậc đã diệt trừ ba trói buộc đầu, đó là, quan niệm sai lầm về nhân tính (sakkaaya-di.t.thi, thân kiến), nghi hoặc (vicikicchaa), và chấp vào giáo điều và nghi thức như là phương tiện giải thoát (siilabbata-paraamaasa, giới cấm thủ).[18] Nhờ nhổ sạch gốc rễ của ba trói buộc này, vịấy đã đứng vững trên con đường của bậc thánh, không bao giờ bị thối chuyển, và đã đóng bít các cánh cửa tái sanh vào ngạ quỷ, thú vật, đoạ xứ hay những cảnh giới hiện hữu thấp kém, và chắc chắn sẽ chứng đắc giải thoát.[19]

Quan điểm sai lầm về nhân tính (sakkaaya-di.t.thi) là những chủ trương cho rằng năm nhóm nhân tính tâm vật lý (pa~ncakkhandhaa), như thân thể (ruupa), cảm giác (vedanaa), ý niệm hóa (sa~n~naa), hoạt động tâm (sa"nkhaaraa) và thức phân biệt (vi~n~naa.na), là đồng nhất với một thực tại bản ngã thường hằng, hay cho rằng chúng chứa đựng, hoặc được chứa đựng trong thực tại bản ngã đó.[20] Quan điểm sai lầm này dẫn đến ba hình thái lầm nhận bản ngã khác, đó là, "cái này là của tôi" (eta'm mama), "cái này là tôi" (eso’ ham asmi) và "cái này là bản ngã của tôi" (eso me attaa).[21] Quan niệm nhân tính sai lầm này bám rễnhận thức đi ngược lại các chân lý "tất cả những gì duyên khi tương thuộc là không thường còn" (sabbe sa"nkhaaraa aniccaa, chư hành vô thường), "tất cả những gì duyên khi tương thuộc dẫn đến không mãn hay đau khổ"(sabbe sa"nkhaaraa dukkhaa, chư hành thị khổ) và "tất cả mọi sự vật hiện tượng là không thực thể, vô ngã" (sabbe dhammaa anattaa, chưpháp vô ngã).[22]

Nghi hoặc (vicikicchaa) bao gồm năm thái độ hoài nghi về đức Phật, giáopháp giải thoát của Phật, đoàn thể tu sĩ Phật giáo, đời sống đạo đức và sự độ lượng. Chúng được gọi là năm trói buộc hay chướng vật của tâm.[23] Nghi hoặc về đức Phật là thái độ hoài nghi về sự toàn thiện của đức Phật về đạo đức và trí tuệ. Người sống với nghi hoặc này sẽ không tin rằng đức Phật không còn các khổ đau nội tại, đã diệt trừ sạch các dòng chảy bất thiện và bất tịnh của tâm, luôn phát triển tối đa các hành vi thiện ích cho đời, sống với trí tuệ không chấp trước.[24] Hoài nghi về con đường giải thoát của Phật là một thái độ không nhìn thấy được bản chất giải thoát, thiết thực hiện tại, sâu kín thâm diệu của những lời Phật dạy. Hoài nghi về đoàn thể tu sĩ Phật giáo là thái độ không tin vào sự chuyển hóa về đời sống đạo đức và trí tuệ của các hành giả tu sĩ Phật giáo. Hoài nghi về đời sống đạo đức là thái độ cho rằng luân lý và đạo đức không thể hướng đến đời sống thánh thiện hay ý nghĩa. Và hoài nghi về sự độ lượng là thái độ không thừa nhận giá trị đạo đức và xã hội của các hành vi bố thí, cúng dường, giúp đỡ hay ban tặng,nói chung giá trị của các hành vi công đức hay từ thiện xã hội. Nhìn chung các nghi hoặc này không có lợi cho đời sống đạo đức, và ngăn bít con đường phát triển tâm linh và chứng đắc giải thoát.

Phân loại bậc dự vào dòng thánh

Có ba bậc dự vào dòng thánh, đó là, bậc phải trải qua tối ba là bảy lần tái sanh (sattakkhattu'mparama), bậc chỉ tái sanh hai ba lần (kola'mkola) và bậc chỉ trlại một lần rồi chứng thánh quả(ekabiijii).[25] Có nghĩa là mức độ và cấp bậc phát triển đạo đức, thiền định và trí tuệ trong tỉnh thức và diệt trừ các trói buộc (sa'myojaya) sẽ làm cho giai đoạn tu tập trnên ngắn hay dài. Kinh điển nguyên thủy ghi chép rằng thời gian bảy lần tái sanh không phải là thời gian cố định cần thiết. Tuỳ thuộc vào mức độ nỗ lực và hành trì của hành giả mà thời gian tu tập có thể rút ngắn lại ngay trong đời sống hiện tại này, để chứng được quả A-la-hán. Đó là lý do mà kinh điển ghi bằng cách diệt trừ ba trói buộc, bậc dự vào dòng thánh chỉ phải tái sanh "tối đa" bảy lần trong thế giới chư thiên và loài người để chận đứng hoàn toàn dòng luân hồi. Trong phần lớn các trường hợp, nhờ diệt trừ ba trói buộc, bậc dự vào dòng thánh sẽ tái sanh trong gia đình thiện (kola'mkolo) và chỉ tái sanh một hai lần là có thể chấm dứt toàn bộ đau khổ. Trong các trường hợp khác, bậc dự vào dòng thánh chỉ tái sanh làm người một lần thôi là có thể chứng quả A-la-hán, từ giả vĩnh viễn mọi khổ đau.[26]Nói cách khác, thời gian không phải là yếu tố quyết định sự chứng ngộ. Thay vào đó, nỗ lực tu thực nghiệm tâm linh qua thiền định là yếu tố chủ não của con đường giải thoát và giác ngộ.

Vị trí đạo đức và trí tuệ của bậc dự vào dòng thánh

Bậc dự vào dòng thánh đã hoàn toàn dứt được năm sợ hãi và sầu bi phát sanh từ các hành vi bất thiện như giết hại mạng sống, trộm cướp, đời sống tình dục, lờinói sai sự thật và rượu cũng như các kích thích tố có hại cho tâm trí và thể chất.[27] Bậc dự vào dòng thánh là người tuệ tri được nguồn gốc duyên khi và tương thuộc (pa.ticcasamuppaada) của thế giới (loka).

Có bốn niềm tin bất động của bậc dự vào dòng thánh (cattaari sotaapattiya"ngaani).[28] Đó là j niềm tin bất động vào đức Phật, k niềm tin bất động vào con đường giải thoát của Phật, l niềm tin bất động vào thánh tăng m niềm tin bất động vào đời sống đạo đức sẽ dẫn đến thiền định (samaadhi). Bốn niềm tin chân chánh này còn được gọi là tấm gương của đạo đức hay chân lý (dhammaadaasa).[29] Về đức Phật, bậc dự vào dòng thánh tin tưng với trí tuệ rằng đức Phật là chủ đề của thiền quán (buddhagu.naaramma.na).[30] Bậc dự vào dòng thánh tin đức Phật là j Như Lai (Tathaagata), k Bậc A-la-hán đáng tôn kính (arahati) do đã bẻ gẫy (hanati) các gộng (araa) của bánh xe tái sanh, l bậc giác ngộ viên mãn (Sammaasambuddha), m bậc trí tuệ và đạo đức trọn vẹn (Vijjaa cara.na sampanna), n bậc đã chấm dứt luân hồi (Sugata), o bậc tuệ tri được thế giới (Lokaviduu), p bậc huấn luyện loài người (Anuttara purisa damma saarathi), q bậc thầy của thần linh và con người (satthaa devamanussaana'm), r bậc giác ngộ (Buddha), và s bậc Thế Tôn (Bhagavant).[31]

Về con đường giải thoát của đức Phật, bậc dự vào dòng thánh tin rằng đó là giáopháp j được giảng dạy một cách thiện xảo (svaakkhaata), k mang lại kết quả thiết thực trong đời (sandi.t.thika), có giá trị siêu thời gian (akaalika), m mời gọi sự đến và thấy (ehipassika), n hướng đến cao thượng (opanayika), và o và được bậc trí đã kinh nghiệm và công nhận (paccatta'm veditabbo vi~n~nuuhi).[32] Bậc dự vào dòng thánh nhận thức được rằng giáo pháp của Phật (dhamma) rất thâm sâu, khó thấy, khó hiểu, siêu tuyệt, vượt khỏi logic, vi diệu, thù thắng.[33]

Giáopháp của đức Phật được tóm gọn trong 37 yếu tố hướng đến giác ngộ (bodhipakkhiyadhamma), bao gồm 4 cơ schánh niệm (cattaaro-satipa.t.thaanaa), 4 nỗ lực chân chánh (cattaaro sammappadhaana), 4 thần túc (cattaaro iddhipaadaa), 5 căn (pa~ncindriyaani), 5 năng lực (pa~ncabalaani), 7 yếu tố giác ngộ (sattabojjhanga) và 8 đường thánh (ariyo atthangiko maggo).[34] Về cộng đồng tu sĩ thánh, bậc bậc dự vào dòng thánh tin rằng đó là cộng đồng có đời sống đạo đức, hành vi trí tuệ, đi trên đường chân chánh, bao gồm tám thánh nhân, xứng đáng được tôn kính và quy ngưỡng và là ruộng phước của đời.[35] Về bản chất của đời sống đạo đức, bậc bậc dự vào dòng thánh tin rằng đạo đức (siila), không tỳ vết, không gián đoạn chắc chắn sẽ dẫn đến thiền định và trí tuệ và luôn được bậc trí khen ngợi.[36] Về sự độ lượng (caaga), bậc bậc dự vào dòng thánh tin rằng đó là hành vi giúp cho con người ci bỏ được thái độ tham lam, bỏn xẻn, vị kỷ, hướng đến tâm vị tha, không chấp thủ shữu, sẳn sàng ban tặng, giúp đỡ và chia xẻ shữu của mình cho người khác.[37] Với những niềm tin (saddhaa) đầy trí tuệ này, bậc bậc dự vào dòng thánh (sotaapanna) được mô tả là bậc đã nắm vững chánh pháp (di.t.thadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogaa hadhammo), vượt khỏi hoài nghi và thiếu niềm tin (ti~n~navicikccho vigatakatha'mkatho) và chắc chắn không còn lui sụt trên đường giác ngộ (niyato sambodhiparaaya.no). Trong các bài kinh khác,[38] bốn điều kiện này được lập lại với vài thay đổi, nhất là điều kiện sau cùng.đây, niềm tin về đời sống đạo đức được thay thế bằng sự độ lượng.[39]

Có vài điều kiện nhất định mà bậc dự vào dòng thánh phải thực hiện để dự vào dòng niết-bàn. Đó là thân cận các bạn tri thức thiện (kalyaa.namittataa),[40] ứng dựng tâm vào các chủ đề thiền quán liên hệ đến giáopháp (dhammaanudhamma-pa.tipatti) và thực hành đường thánh gồm tám yếu tố (ariya-a.t.tha"ngika-magga), như quan niệm chân chánh (sammaadi.t.thi), tư duy chân chánh (sammaasa"nkappa), lờinói chân chánh (sammaavaacaa), hành vi chân chánh (sammaakammanta), nghề nghiệp chân chánh (sammaa-aajiiva), nỗ lực chân chánh (sammaa-vaayaama), chánh niệm (sammaasati) và chánh định (sammaa-samaadhi).[41]

Ngoài ra, bậc dự vào dòng thánh đang trên đường hoàn thiện đời sống đạo đức và trí tuệ bằng thiền định.[42] Vịấy tuệ tri nguyên lý duyên khi tương thuộc (paticcasamuppaada) của mọi sự vật (dhammaa).[43] Vịấy nhận chân rõ bốn chân lý thánh.[44] Vịấy được gọi là hành giả bất động,[45] một trong tám thành viên của gia phả thánh.[46] Vịấy làm chủ và không bao giờ vi phạm các nghiệp giết hại,nói láo, trộm cướp, hoạt động tình dục, và rượu chè hút sách.[47]

Bậc dự vào dòng thánh thường thực hiện sáu loại thiền quán (sa~n~na) tạo thành trí tuệ (cha vijjaa bhaagiye dhamme). Đó là quán tưng về vô thường (anicca) của các vật hữu vi (sa"nkhaaraa), quán tưng về khổ (dukkha) trong sự vô thường, quán về sự không thực thể hay vô ngã (anatta), quán về sự từ bỏ, quán về sự xả ly, ly tham và niết-bàn.[48]

Như là kết của sự chứng đắc, bậc dự vào dòng thánh (sotaapanna) đã vĩnh viễn khép lại các cánh cửa tái sanh vào ma quỷ, thú vật, đoạ xứ, hay các cảnh giới bất thiện. Vịấy không bao giờ bị thối thất trong con đường giác ngộ, chắc chắn đạt được sự giác ngộ và giải thoátđời này hay tương lai.[49] Vị ấy không còn sợ hãi cái chết.[50] Vịấy chỉ phải tái sanh tối đa 7 lần (sattakkhattu-parama) trong các cảnh giới thiện. Vịấy được mệnh danh là người được liệt vào gia phả thánh (kola"nkola) chỉ phải sanh đôi ba lần. Vịấy chỉ phải tái sanh một lần (ekabiijii) để chấm dứt mọi đau khổ.[51] Giá trị của quả dự vào dòng thành là "hơn hẳn các bậc trị vì trái đất, hơn hẳn được sanh về cõi trời và hơn hẳn các bậc chúa tể của các thế giới."[52]

Cầnnói thêm rằng giai đoạn tiền dự lưu trong tiến trình chuyển hóa tâm linh dẫn đến niết-bàn được gọi là thành viên của gia phả thánh (gotrabhuu).[53] Thành viên của gia phả thánh có thể là người cư sĩ hay vị tu sĩ, sống đời không đam mê khoái lạc thế gian(puthujjana)[54] và đã hoà nhập vào đời sống của các bậc thánh (ariya). Người phàm kẻ tục (puthujjana), có thể trthành thành viên thánh, nếu vịấy chịu phát huy các đức tánh đạo đức thiện.Nói cách khác quả vị giác ngộ không phải là đặc ân dành cho đệ tử Phật, mà là thành quả của nhữngai nỗ lực chân chánh để thành Phật.[55]

IV. BẬC TRLẠI MỘT LẦN (SAKADAAGAAM… )

Bậc trlại một lần (Sakadaagaamii) được định nghĩa là thành viên thánh, người đã chấm dứt trọn vẹn ba trói buộc đầu (sa'myojanaani) và giảm thiểu tối đa hai trói buộc kế tiếp, đó là, đam mê khoái lạc giác quan (kaama-raaga) và hiềm hận (vyaapaada), và là vị chỉ phải sanh lại đời này một lần nữa là có thể tạ từ sanh tử và khổ đau.[56]

Vịấy huấn luyện mình trong các nguyên tắc đạo đức. Người như vậy do diệt trừ ba trói buộc sẽ chỉ phải tái sanh tối đa bảy lần nữa trong cõi trời và người và sau cùng sẽ dứt sạch đau khổ. Hoặc người như vậy sau khi diệt trừ bau trói buộc sẽ trthành người chỉ phải tái sanh một lần [ekabiijii] là có thể diệt hết đau khổ. Vịấy nhờ diệt trừ ba trói buộc và làm giảm thiểu tầm hoạt động của tham dục [rago], sân hận [dosa] và vô minh [moha], trthành vị trlại một lần để chấm dứt các đau khổ.[57]

Theo đoạn kinh trên, con đường của bậc trlại một lần bắt đầu bằng sự diệt trừ trọn vẹn ba trói buộc và có những tiến bộ tâm linh và đạo đức nhất định về đam mê khoái lạc giác quan (kaamaraago) và hiềm hận (vyaapaado).

Trong quá trình chứng đắc của ba con đường giác ngộ cao hơn, tiến triển và sự tiến hóa tâm linh cũng khi đầu giống như người chứng được quả dự vào dòng thánh này. Nghĩa là mỗi con đường chứng ngộ cao hơn có thể đạt được một cách thứ tự từ thấp đến cao, để trthành một bậc thánh thật sự.

V. BẬC KHÔNG CÒN TRLẠI (ANAAGAAM… )

Tình trạng của bậc không còn trlại

Quả vị thánh thứ ba là bậc không trlại sanh tử (Anaagaamii), được định nghĩa như là người đã nhổ sạch gốc rễ của năm trói buộc thấp (pancamaani orambhaagiyaani sa'myojanaani), đó là, quan niệm sai lầm về nhân tính (sakkaaya-di.t.thi), hoài nghi (vicikicchaa), cho rằng giáo điều và nghi lễ là phương tiện của giải thoát (siilabbata-paraamaasa), đam mê khoái lạc giác quan (kaama-raaga), hiềm hận (vyaapaada). Năm kiết sử này là những phiền não trói buộc con người vào những thế giới thấp kép. Thoát khỏi chúng, vị hành giả sẽ có thể tái sanh cõi trời tịnh cư (suddhaavaasa) và khi qua đời tại đó, không còn sanh tử trên cõi đời này nữa.[58]Nói cách khác, vị không trlại sanh tử là bậc thánh không còn trlại đời sống của thế giới khoái lạc giác quan (kaamadhaatu), giải phóng mình khỏi các đam mê sắi dục (kaamayoga) và gần kề với cứu cánh của sự chứng ngộ quả A-la-hán. Sau khi mãn phầncõi đời, vịấy có thể tái sanh vào một trong những cõi trời cao nhất và chứng đắc đạo quả A-la-hán tại đây. Tuy nhiên, bậc không trlại này vẫn còn phải chịu sự hiện hữu (bhavayoga) do sự diệt trừ phiền não (aasavaa) chưa đến mức rốt ráo.

Sự trói buộc của dục lạc (kaamayoga) còn gọi là sự đam mê khoái lạc thân xác (kaamacchanda) là sự đam mê về năm dục lạc của đời (pa~nca kaamagu.na),[59] đó là, vật thể đẹp do mắt nhận thức, âm thanh hay do tai nhận thức, mùi dễ chịu cho mũingửi, vị ngon do lưi nếm, vật êm ái do thân xúc chạm. Hàng phàm phu xem những thứ này là khả lạc, khả ái, khả hỷ và thậm chí như những hình thái hạnh phúc cao nhất mà con người có thể đạt được trên đời này.[60] Nhưng trên thực tế, đó là thứ hạnh phúc thấp nhất, so với hạnh phúc của thiền định và niết-bàn.[61] Sợi dây trói buộc của khoái lạc giác quan là một thể hiện của tham (lobha / raaga) và hình thức khác của tham ái (ta"nhaa), đóng chức năng như là phiền não chính của tâm và gây ra đau khổ. Cũng như các hiện tượng khác, các dục lạc đều mang tính chất của điều kiện nhân quả. Chúng được ba nhóm hành vi bất thiện của thân, miệng và ý điều khiển và chi phối. Các hành vi bất thiện này phát sanh từ sự không kiềm chế và làm chủ hoạt động của các quan năng cảm giác. Sự không làm chủ các giác quan lại do thiếu chánh niệm và tỉnh giác. Mất chánh niệm và tỉnh giác trong cuộc sống là thiếu thái độ nhận thức sự vật như chúng là.[62] Tiến trình duyên khi của các bất thiện này được mô tả trong kinh Tương Ưng(Sa'myutta-Nikaaya)[63] rằng thực phẩm cho sự phát sanh các trói buộc của khoái lạc giác quan chưa sanh và làm lớn mạnh các trói buộc đã sanh là "đặc điểm đẹp của các sự vật và thái độ quan sát sự vật không đúng với bản chất của chúng (ayoniso manasikaara, không như lý tác ý).Nói cách khác, do vắng mặt của thái độ nhận thức sự vật như chúng là (yoniso manasikaara), con người đánh mất tự chủ tâm mình trước các vẻ đẹp quyến rũ của các sự vật, đã làm cho các giác quan chạy theo và vướng mắc vào các đối tượng của chúng, tìm kiếm khoái lạc qua thân, lờinói và ý tưng.

Hiềm hận (vyaapaada) thường được thể hiện qua các thái độ và hành động chống trả, bức chế, đàn áp, tranh chấp, đấu tranh, tiêu diệt các sự vật không khả ái, khả lạc và khả hỷ. Nó là một hình thái của sân (dosa) vốn là một trong ba gốc rễ của các động cơ và hành vi bất thiện. Cũng như trói buộc các khoái lạc giác quan, như đức Phật trình bày, đặc tính không đẹp của sự vật và thái độ nhận thức không phù hợp với bản chất của sự vật như chúng là, là hai thực phẩm nuôi sống sự sanh khi của các hiềm hận chưa sanh, và phát triển các hiềm hận đã sanh.[64]

Đức Phật đã so sánh trói buộc của khoái lạc giác quan với con nợ và hiềm hận với con bệnh và giải thoát khỏi trói buộc khoái lạc giác quan và giải thoát khỏi hiềm hận được ví như hết nợ và hết bệnh.[65] Trong kinh Tương Ưng,[66] đức Phật đã sánh ví trói buộc của khoái lạc giác quan với tô nước bẩn trong khi hiềm hận như tô nước đang sôi. Người nhìn vào đó không thể thấy rõ được gương mặt của mình.Nói khác đi, khi tâm con người bị các trói buộc của khoái lạc giác quan và hiềm hận chi phối và ám ảnh sẽ không có thể nhận biết và tuệ tri được các đặc tính tốt của mình, của người và của cả hai.

Theo đức Phật, trói buộc khoái lạc giác quan sẽ bị diệt trừ nhờ vào sự phát triển thái độ nhận sự vật đúng với bản chất của chúng (yoniso manasikaara) và sự giải thoát nội tại nhờ vào lòng từ bi (mettaacetovimutti).[67] Khi chi tiết hoá, các trói buộc này được diệt trừ bằng cách phát triển đời sống ẩn dật (viveka) của thân (kaayaviveka), của tâm ý (cittaviveka) và ẩn dật kiềm chế (vikkhambha.naviveka). Yêú tố đầu tiên của tiến trình tu tập phát triển đời sống tâm linh là rút lui các căn khỏi sự vướng bận của chúng đối với các đối tượng thế giới. Kế đến là sự rút lui của các hoạt động nội tâm về các phiền não và lậu hoặc. Thứ ba là phát triển thái độ từ bỏ (pahaana), chẳng hạn như từ bỏ nhờ khống chế (vikkhambhanappahaana'm), từ bỏ nhờ thay thế các phương tiện đối lập (tada"ngappahaana'm), từ bỏ bằng cách chặt đứt (samucchedappahaana'm), tự bỏ nhờ đời sống an tĩnh (pa.tippassaddhippahaana'm) va từ bỏ bằng sự giải thoát (nissaranappahaana'm).[68]

Trình bày một cách khác là, các trói buộc của khoái lạc giác quan có thể được đoạn trừ bằng cách thực hành thiền định về các chủ đề bất lợi và xấu xa của thân xác, về thiền làm chủ các quan năng cảm giác, về sự huân bình trong các nhu cầu, trong khi đó, hiềm hận có thể có thể được trừ diệt bằng cách hành trì thiền định về các chủ đề từ bi, thông cảm, tuỳ hỷ, ủng hộ người tốt việc tốt, gần gủi người thiện v.v…Nói chung, chúng ta có thể vượt qua hai trói buộc này bằng cách thực hành bốn cơ scủa chánh niệm (sammaasati), đó là chánh niệm về các hoạt động của thân (kaayaanupassanaa), của các cảm giác (vedanaanupassanaa), của tư tưng (cittaanupassanaa) và của những ý niệm của tâm (dhammaanupassanaa).[69]

Phân loại bậc không trlại sanh tử

Trong kinh điển nguyên thủy, có tất cả năm loại hình các bậc không trlại sanh tử là:[70]

j Người đã chặt đứt dòng hoạt động của năm trói buộc cao và chứng đắc niết-bàn trong nửa đời người đầu (antaraa parinibbaayii),

k Người đã chặt đứt dòng hoạt động của năm trói buộc cao và chứng đắc niết-bàn trong nửa đời người sau (upahacca parinibbaayii),

l Người đã chặt đứt dòng hoạt động của năm trói buộc cao và chứng đắc niết-bànmột cách không cần dụng công (asa"nkhaara parinibbaayii). Kinh Tăng Chi(A"nguttara Nikaaya)[71]đề cập hạng hành giả này do ý thức và quán chiếu về sự bất tịnh của thân, sự vô ngã của các sự vật, sự vô thường của thế giới, sự giả tạm của cuộc đời, và tất cả phải chết, nên đã phát triển được năm năng lực và năm căn.

m Người đã chặt đứt dòng hoạt động của năm trói buộc cao và chứng đắc niết-bànvới nhiều nỗ lực và khó khăn (sasa"nkhaara parinibbaayii), và

n Người đã lội ngược dòng để chứng đạt trạng thái [giải thoát] cao nhất (uddha'msoto akani.t.thagaamii).[72]

VI. BẬC A-LA-HÁN

Trình trạng đạo đức và trí tuệ của A-la-hán

Bậc A-la-hán được định nghĩa là người không còn các trói buộc khoái lạc giác quan (kaamayoga) trói buộc tái hiện hữu (bhavayoga) và các dòng chày lậu hoặc của tâm đã khô cạn (aasavaana'm khaya).[73] Sự chấm dứt hoàn toàn các lậu hoặc (aasavaana'm khaya) hay giải thoát lậu hoặc (anaasava) sẽ dẫn đến sự chứng đạt giải thoát tâm (cetovimutti), và giải thoát bằng trí tuệ (pa~n~naavimutti) và chứng đạt được trí tuệ siêu việt (abhi~n~naa) ngay trong đời hiện tại này (di.t.thevadhamme).[74]

Bậc A-la-hán đã hoàn tất ba huấn luyện cao cấp về tâm linh (tiisu sikkhaasu sikkhitaa) đó là sự huấn luận về đạo đức cao thượng (adhisiila), thiền định cao thượng (adhicitta) và trí tuệ siêu việt (adhipa~n~naa). Bậc A-la-hán đã hoàn thành đời sống thánh thiện (yo saaro brahmacariyassa tasmim aparapaccayaa) và không còn bị tái sanh trong tương lai (vippamuttaa punabbhavaa)."[75] A-la-hán là bậc không còn bị giao động (akopya) trong các biến cố của đời. A-la-hán là bậc chiến thắng (vijitaavino) tất cả các khuynh hướng bất thiện và xấu ác (anusayaa).

A-la-hán là người đã đạt được lý tưng hoàn thiện đạ đức và trí tuệ trong Phật giáo nguyên thủy. Do hoàn thiện đạo đức, bậc A-la-hán sẽ không còn các hoạt động cố ý giết hại, lấy của không cho,nói sai sự thật, quan hệ tình dục và uống rượu hút sách.[76] Trong suốt cuộc đời vị A-la-hán đã vĩnh viễn từ bỏ nghiệp sát hại chúng sanh, đã từ bỏ các loại vũ khí, là người tràn đầy tình thương, trí tuệ, chân thành và làm lợi ích cho đời.[77] Hoạt động của bậc A-la-hán luôn mang lại hạnh phúc và lợi ích cho con người và các loài hữu tình khác, phù hợp với luật đạo đức.

Bậc A-la-hán là người đã chặt đứt hoàn toàn các trói buộc của hiện hữu (parikkhii.nabhava-sa'myojana).[78] Có tất cả mười trói buộc của hiện hữu như đã đề cập bên trên. A-la-hán không còn dòng chảy của các lậu hoặc (khii.naasavo) như khoái lạc giác quan (kaamaasavo // kaamaasrava), tái hiện hữu (bhavaasavo // bhavaasrava), quan điểm sai lầm (di.t.thaasava // dټ/font> 㼯font> .taasrava), và vô minh (avijjaasavo // avidyaasrava).[79] Các lậu hoặc này là những thác lũ (ogha).[80] Đức Phật cũng được định nghĩa là người chỉ con người vượt thoát các thác lũ (oghassa nitthara.na'm pa~n~naapenti),[81] một con đường vượt xa giáopháp của các sa-môn (sama.na) và bà-la-môn (brahma.na) thời bấy giờ. Ngay thời Phật còn sống, sự thanh tịnh đạo đức (siila) và khổ hạnh ép xác (tapo-jiguccha) là hai cách để vượt qua (pataareti) thác lũ (ogha) của các hành giả Bà-la-môn. Đức Phật không tán thành lối hành trì này, bi lẽ theo ngài, đời sống đạo đức đơn thuần không thể làm cho con người trthành thánh, mặc dù đây là yếu tố quan trọng trong tiến trình thánh hóa bản thân. Đời sống đạo đức phải được song hành với sự phát triển thiền định chân chánh (sammaasamaadhi), tuệ trí chân chánh (sammaa-~naa.na) và giải thoát chân chánh (sammaa-vimutti).[82] Trong khi đó, phươngpháp khổ hạnh hành xác (tapo-jiguccha) không thể nào giúp hành giả vượt thoát khỏi thác lũ của tâm, và càng không thể giúp ta đạt được trí tuệ hay tuệ giác, ngoài trừ làm cho thân thể ngày càng yếu đi và tinh thần ngày càng mê loạn.[83]

Bậc A-la-hán đã chứng đạt được mục đích giải thoát tối hậu. Vô minh, tái sanh, tham ái, các trói buộc, sợ hãi, sầu lo và thái độ "tôi-là" đã hoàn toàn không còn sự sống trong bậc A-la-hán.[84] Trong mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, co duổi, ăn mặc, liếc ngó, thức và ngủ v.v. . . vị A-la-hán luôn thể hiện tỉnh giác.[85] A-la-hán được gọi là vị có tâm kim cương[86] và là bậc đã chứng đạt niết-bàn,[87] một trạng an lạc tuyệt đối của tâm. Có thểnói rằng, trong bậc A-la-hán, sự giác ngộ (bodhi), giải thoát (vimutti) và niết-bàn (nibbaana) là một. Cần lưu ý rằng giải thoát khỏi đau khổ không có nghĩa là sự chấm dứt vĩnh viễn sự sống. Giải thoát là thoát khỏi đau khổ trong vòng sanh tử triền miên. Niết-bàn là trạng thái an lạc siêu thời gian của tâm, do tâm đã vắng mặt hoàn toàn các đau khổ.

Phân loại bậc A-la-hán

Có nhiều loại A-la-hán cũng như có nhiều con đường dẫn đến sự chứng đắc giác ngộ. Do có hai cách thức mà một hành giả chứng đắc được quả A-la-hán nên có hai loại A-la-hán chính được biết đến là bậc giải thoát bằng hai cách (ubhatobhaagavimutta)[88] và bậc giải thoát nhờ trí tuệ (pa~n~naavimutta). Loại A-la-hán đầu là vị đã diệt trừ toàn bộ các phiền não lậu hoặc của tâm thông qua tám giải thoát (vimokkhaa)[89] và chứng đạt được trí tuệ (pa~n~naa),[90] trong khi loại A-la-hán sau là người chứng thánh do thực hành con đường bốn cấp độ thiền định đầu (jhaana) mà không cần vận dụng đến các cấp độ thiền định kế và tám giải thoát (vimokkhaa).[91]

Giáo sư N. Dutt [92] trình bày rất rõ ràng rằng sau giai đoạn quả dự vào dòng thánh (Sotaapanna), một vị thành tín đức tin (saddhaanusaarii) sẽ được tôn xưng là bậc giải thoát nhờ chánh tín (saddhaanusaarii) hay bậc thân chứng (kaayasakkhii) vì khi thực hành thiền định cao hơn vịấy nhận ra được trạng thái định tĩnh nội tại bằng hai cách tâm linh và vật lý, và bắt đầu tiến trình giải thoát tâm linh với tâm giải thoát (cetovimutti) và kết thúc bằng tuệ giải thoát (pa~n~naavimutti) và bấy giờ vịấy được gọi là bậc giải thoát bằng hai cách (ubhatobhaagavimutta). Bậc theo đuổi chân lý (dhammaanusaarii) còn được gọi là vị bậc chứng đạt chánh kiến (di.t.thippatta) bi do sự tiếp tục dấn thân vào học hỏi triết lý hơn là thiền định cao cấp, bắt đầu con đường giải thoát bằng tuệ giải thoát và kết thúc bằng tâm giải thoát và do vậy được gọi là vị chứng đắc giác ngộ nhờ trí tuệ (Pa~n~naavimutta). Như vậy, A-la-hán có thể là người chứng đắc giác ngộ bằng trí tuệ (pa~n~naavimutta), nếu vịấy không trải qua giai đoạn an trú và thọ hưng 8 giải thoát (vimokkhaa) và không kinh qua các cấp độ thiền định vô sắc giới (aruupa-jhaana); và cũng thể là người giải thoát bằng hai cách (ubhatobhaagavimutta) nếu vịấy an trụ và thọ hưng 8 giải thoát (vimokkhaa).[93]

Cầnnói thêm rằng tiến trình và cách thức mà một hành giả trthành bậc A-la-hán luôn luôn khác nhau tuỳ thuộc vào căn cơ của từng người. Có nhiều vị chứng quả A-la-hán sau khi hoàn tất sự huấn luyện về đạo đức và trí tuệ mà thuật ngữ Phật giáo thường gọi là bậc vô học (asekha). Có nhiều vị do có niềm tin bất động về Ba Ngôi Báu và nhờ vào trí tuệ hân hoan và trí tuệ năng hoạt (haasupa~n~na and javanapa~n~na) mà chứng đắc giác ngộ.[94] Có nhiều vị chứng A-la-hán do liên tục thực hành thiền định về bản chất của năm nhóm nhân tính tâm vật lý là không thường còn, không có thật thể và đau khổ.[95] Cũng có hạng A-la-hán chứng ngộ đạo quả giải thoát bằng đốn ngộ sau khinghe một bài kinh của Phật dạy, như trong kinh Trung Bộ: "và sau khinghe kinh này, có hơn 60 vị chứng đắc, giải thoát tâm khỏi các lậu hoặc phiền não và không còn chấp thủđời."[96] Điều này cũng từng xảy ra với các vị đệ tử tại gia của Phật, chẳng hạn như Da-xá (Yasa), một thiện nam và Khemaa, một tín nữ đã chứng đắc giác ngộ sau khi nhận được sự chỉ dạy của đức Phật.[97]

Điều này cho thấy rằng con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ[98] hay cư sĩ.[99] Bất kỳai sống đời đạo đức và trí tuệ theo tinh thần Phật dạy, giải thoát tâm mình khỏi các thác lũ lậu hoặc, chuyển hóa đời sống trnên toàn diện sẽ có thể chứng đạt giác ngộ ngay đời này và tại thế gian này. Một trong những bằng chứng đó là kinh Tương Ưng ghi chép có hay 50 đệ tử tại gia chứng quả không còn trlại sanh tử,[100] và 25 vị chứng đạt niết-bàn, được ghi trong kinh Tăng Chi.[101]

VII. A-LA-HÁN VÀ THÁI ĐỘ VÔ NGÃ

Thái độ "tôi là" chỉ là sự ngộ nhận do dựa vào các nỗ lực đồng nhất bản ngã (asmimaano) với năm nhóm nhân tính tâm vật lý và đây là đầu mối của lưới bẩy vô minh (mohajaala), đã hoàn toàn vắng mặt trong bậc A-la-hán. Sự hoàn thiện và chứng đắc mục đích (attha) giác ngộ (bodhi) của bậc A-la-hán không có liên hệ đến chủ nghĩa tự ngã trung tâm dưới ba hình thái: hơn, bằng và thua.

Bạch đức Thế Tôn, vị Tỳ-kheo chứng A-la-hán đã vượt qua các lậu hoặc của tâm (aasavaa), đã hoàn tất đời sống thành, đã làm xong việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã diệt trừ các trói buộc của sanh tử, đã giải thoát nhờ trí tuệ, thì đối với vịấy thái độ sau đây sẽ không còn: "có người hơn tôi," hay "có người bằng tôi," hay "có người thua tôi."[102]

Theo đức Phật, một bậc A-la-hán thật chứng được thánh quả sẽ không bao giờ phát ngôn liên hệ đến thái độ "Tôi-là." Thái độ nhận thức đặt trên bản ngã hay hướng về bản ngã chỉ có thể có trong tâm trí của kẻ phàm người tục, do chưa nhổ lên được vô minh, và do vậy vẫn còn phải chịu đau khổ do các phản ứng cảm xúc và chấp thủ gây ra.[103]Nói cách khác, đối với người thật sự chứng đắc đạo quả, mọi so sánh và tham chiếu về một thực thể bản ngã thường hằng (attaa) hoàn toàn không còn nữa. Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) trình bày sự kiện vô ngã này rất rõ khi cho rằng chỉ có hạnh phúc và khổ đau nhưng không có tác nhân để kinh nghiệm cảm giác hạnh phúc và đau khổ đó; chỉ có các sự kiện về hoạt động nhưng không có một tác nhân để điều khiển các hoạt động đó; chỉ có sự kiện trên con đường giải thoát nhưng không có tác nhân du hành trên đó; chỉ có sự kiện về chấm dứt các lậu hoặc nhưng không có tác nhân để chấm dứt. Câu phát biểu của ngài như sau: "Có đau khổ nhưng không có người chịu khổ; có hành vi nhưng không có người thực hiện; có sự chấm dứt nhưng không có người chấm dứt; có con đường nhưng không có người du hành."[104]

VIII. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỘT BẬC A-LA-HÁN "THIỆT"

Kinh điển nguyên thủy cũng còn đề cập đến tiêu chí xác định đâu là môt vị chứng đắc quả A-la-hán thật sự. Có năm tiêu chí được ghi lại trong bài kinh Chabbisodhana-Sutta, thuộc kinh Trung Bộ.[105] Trước nhất là, bốn phán đoán (vohaara) về bản chất của sự thấy,nghe, kinh nghiệm và nhận thức được sử dụng để kiểm chứng sự chứng đắc giác ngộ. Đối với vị A-la-hán thật, khi những gì được thấy chỉ đơn thuần quan niệm là thấy, những gì đượcnghe chỉ quan niệm đơn thuần lànghe; những gì được kinh nghiệm chỉ đơn thuần quan niệm là kinh nghiệm và những gì được nhận thức chỉ quan niệm đơn thuần là nhận thức.[106] Nhờ quan niệm đơn thuần sự thấy, sựnghe, sự kinh nghiệm và sự nhận thức mà bậc A-la-hán thoát khỏi các phản ứng và chấp mắc vào sự vật được thấy, đượcnghe, được kinh qua và được thấy. Tâm của vị A-la-hán sẽ hoàn toàn giải thoát.[107]Nói cách khácai vẫn còn chấp mắc vào những cái thấy,nghe, kinh nghiệm và nhận thức khi sáu giác quan tiếp xúc với sáu đối tượng của chúng không thể được gọi là bậc đã chứng đắc A-la-hán.

Thứ hai là, về phương diện của năm nhóm nhân tính chấp thủ (pa~ncupaadaanakkhandhaa), như là thân thể (ruupa), cảm giác (vedanaa), ý niệm hóa (sa~n~naa), khuynh hướng tâm (sa"nkhaaraa) và thức phân biệt (vi~n~naa.na), bậc A-la-hán "thiệt" không còn những thái độ xem đồng hóa chúng với bản ngã, chúng nằm trong bản ngã hay bản ngã nằm trong chúng. Thái độ bản ngã hay xem sự vật có một thực thể bản ngã thường hằng hoàn toàn không còn chân đứng trong nhận thức của bậc A-la-hán. Do đó mọi thái độ chấp trước về bản ngã hoàn toàn không còn.[108]

Thứ ba là, đối với sáu yếu tố hình thành nên thế giới, như là yếu tố ngoại diên hay chất rắn (pa.thavii-dhaatu // pټ/font> thivii-dhaatu), yếu tố chất lỏng (aapo-dhaatu // aapa-dhaatu), yếu tố nhiệt lượng (P = S tejo-dhaatu), yếu tố vận động (P = S vaayo-dhaatu), yếu tố không gian (aakaasadhaatu) và yếu tố nhận thức (vi~n~naa.nadhaatu // vij~naanadhaatu),[109] vị A-la-hán thật không bao giờ quan niệm rằng chúng là thực thể, bản ngã, linh hồn, hay cho rằng bản ngã không tuỳ thuộc vào chúng.Nói chung ý thức về các nhóm vật thể và tâm lý như là bản ngã đã không còn trong vị A-la-hán.[110]

Thứ tư là đối với sáu quan năng cảm giác (㼯font> aOfont> -indriyaa.ni // ajjhattikaayatana) và sáu đối tượng giác quan (㼯font> aOfont> -aayatanaani // baahiraayatana), như con mắt (cakkhu // cak㼯font> ur-indriya) và vật nhận thức (ruupa // ruupa); lỗ tai (sota // Ἧfont> rotrendriya) và âm thanh (sadda // Ἧfont> abdafont> ); lỗ mũi (ghaana // ghraa.nedriya) và mùi (gandha // gandhafont> ); lưi (jivhaa, jihvendriya) và vị (rasa // rasfont> ); thân thể (kaaya // kaayendriya) và vật xúc chạm (pho.t.thabba // sparἯfont> afont> ); tâm (mano // manendriya) ý tưng (dhamma // dharma), bậc A-la-hán sẽ tuệ tri rõ rằng cái gì có đam mê, cái đó có chấp thủ, cái gì có chấp thủ cái đó có tham ái, cái gì có tham ái cái đó tạo thành tín điều của tâm, thành kiến, khuynh hướng, và bậc A-la-hánluôn chặn đứng tiến trình của chúng, để không bị chấp thủ.[111]

Và thứ năm là, các phán đoán hay thái độ "tôi-là" chẳng hạn như "tôi là người làm," 'mgười làm là của tôi," v.v… đối với bản thân và thế giới, không còn xuất hiện trong vị A-la-hán nữa. Lý do là khi nhìn thấy sự giới hạn của đời sống tại gia, vịấy theo đuổi đời sống không gia đình, từ bỏ các nghiệp sát hại, trộm cướp, đời sống tình dục, lờinói sai sự thật, lờinói gây chia rẽ, lờinói hung dữ và ác độc, lờinói vô nghĩa, rượu chè hút sách; vịấy cũng từ bỏ các thái độ tham dục, sân hận và si mê. Vị ấy khi quan sát con người và thế giới, không nắm giữ các đặc điểm chung và riêng của chúng, hoàn toàn làm chủ các giác quan. Vịấy sống trong chánh niệm và tỉnh giác, trong mọi tư thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, co duỗi, mặc áo quần, ăn uống, soi gương,nói chuyện, im lặng, ngủ hay thức v.v. . . Vịấy sống trong tình trạng tâm không còn tham lam, sân hận và si mê, hôn trầm, thùy miên, trạo cử, hoài nghi. Nhận chân rõ về các khoái lạc giác quan là khổ nhiều hạnh phúc ít, và các trạng thái bất thiện của tâm gây ra đau khổ, vịấy thiền định và an trú vào các cấp thiền thứ nhất, hai, ba, bốn và bốn cấp thiền định thuộc vô sắc giới (không vô biên, thức vô biên, vô shữu và phi tưng phi phi tưng), và định không còn cảm giác và nhận thức. Tại đây, vịấy hướng tâm về tuệ tri sự chấm dứt các phiền não và lậu hoặc.[112]

Tương truyền rằng tôn giả A-nan cũng trình bày bốn yếu tố (a"ngehi) để xác địnhai là vị A-la-hán thật sự. Theo tôn giả, nếuai không có được một trong bốn yếu tố tu tập sau đây mà tự xưng mình đã chứng quả A-la-hán thì biết đó chỉ là sự ngộ nhận hay cống cao mà thôi. Bốn yếu tố xác định đó là:

đây này các vịpháp hữu, vị tỳ-kheo phát triển tuệ quán (vipassanaa) rồi đến sự an chỉ (samatha) . . . hay phát triển sự an chỉ rồi tuệ quán (vipassanaa pubba"ngama'm samatha弯font> bhaaveti) . . . hay phát triễn song hành tuệ quán và sự an chỉ (samathavipassana'm yuganaddha'm bhaaveti) . . . và khi tâm đã thật sự rõ vềpháp (dhammuddhacciggahiitamanaa hoti) vịấy đạt được tâm chuyên nhất theo đó con đường (magga) giác ngộ phát sanh. Vịấy theo con đườngấy và phát triển thêm. Nhờ sự phát triển tối đa con đườngấy, tất cả các trói buộc của tâm tan rã, các khuynh hướng (anusayaa) bất thiện (akusala) hoàn toàn chấm dứt.[113]

Theo đoạn kinh trên, tuệ quán (vipassanaa) và an chỉ (samatha) là hai yếu tố quan trọng giúp hành giả chứng đạt được sự giác ngộ và giải thoát. Phát triển tuệ quán và an chỉ hay cả hai là các phươngpháp chính yếu để chứng đắc quả A-la-hán.Nói cách khác, tiêu chí xác định A-la-hán nằmchỗ "kiểm chứng" sự có mặt của 4 yếu tố thực nghiệm này hay không. Nếu câu trả lời là không thì các tuyên bố chứng quả A-la-hán là không có cơ svà trnên sai lầm. Nếu câu trả lời là có thì sự chứng đắc A-la-hánngười đó có thể tin được. Do đó, các tranh luận cho rằng tuệ quán (vipassanaa) siêu việt hơn an chỉ (samatha) hay ngược lại, không chỉ trnên vô nghĩa về phương diện thực tiễn mà còn trnên không thích hợp. Tuệ quán và an chỉ được xem là hai phươngpháp bổ xung mật thiết cho nhau, trên tiến trình giúp cho hành giả đạt ngộ và giải thoát, do đó, thiếu một thì cái kia không tồn tại.


CHÚ THÍCH

[1] S. I. 60.

[2] D. I. 156.

[3] D. III. 105, 254; M. I. 439, 477; A. I. 118; Ps. II. 52; Vism. 659. Về các bậc giải thoát nhờ chánh tín (saddhaanusaarii) và bậc theo đuổi chân lý (dhammaanusaarii), xem S. V. 200f; M. I. 142.

[4] A. II. 56; GS. II. 65: "Tăng đoàn của đức Phật gồm bốn đôi tám." Tham khảo thêm Sn. v. 227 and D. III. 227; DB. III. 219; A. IV. 372.

[5] A. IV. 292; GS. IV. 193.

[6] A. IV. 373; A. V. 25.

[7] D. III. 234; S. V. 61.

[8] D. III. 234.

[9] A. V. 13; S. V. 61; Vbh. 377.

[10] A. I. 4; A. III. 62; A. IV. 457; A. V. 193; D. I. 246; S. V. 96; Vbh. 378.

[11] A. I. 62.

[12] A. III. 376: Khii.naa jaati vusita'm brahmacariya'm kata'm kara.niiya'm naapara'm itthattaayaa ti. Công thức này cũng tái xuất hiệncác kinh luật sau đây Vin. I. 14, 35, 183; D. I. 84, 177, 203; M. I. 139; M. II. 39; S. I. 140; S. II. 51, 82, 95, 120, 245; S. III. 21, 45, 55, 68, 71, 90, 195, 223; S. IV. 2, 20, 35, 45, 86, 107, 151, 383: S. V. 72, 90, 144, 222; A. I. 165; A. II. 211; A. III. 93; A. IV. 88, 179, 302; A. V. 155, 162.

[13] D. I. 156-7.

[14] D. I. 156; S. I. 220; A. II. 56; Sn. 227; Dhs. 74-5.

[15] A. II. 87-8.

[16] S. V. 59.

[17] S. V. 347-78.

[18] D. I. 156; S. V. 357;

[19] S. II. 68.

[20] M. I. 300.

[21] S. III. 66-8; S. IV. 2ff.

[ 22] A. I. 286; S. III. 133; Dhp. 277-9.

[23] M. I. 101-3; D. III. 237; A. III. 248; A. IV. 460; A. V. 17.

[24] D. III. 237.

[25] A. I. 233; A. IV. 380; A. V. 120; S. V. 205.

[26] A. I. 233.

[27] S. II. 69.

[28] S. V. 345-8, 355-6, 361, 364-5, 367, 370; A. IV. 405. So sánh D. III. 250.

[29] D. III. 227, M. I. 37; S. I. 219; A. II. 56. So sánh D. II. 93; S. II. 68; S. V. 357; A. III. 211.

[30] Hãy tham khảo chẳng hạn như D. III. 76; M. I. 37; S. V. 197; A. III. 285.

[31] D. III. 236; S.II. 69, V. 197; A. III. 284-5.

[32] M. I. 37; A. III. 285.

[33] M. I. 487: ghambhiiro h'ayam . . . dhammo duddaso duranubodho santo pa.niito atakkaavacaro nipu.no pa.n充avedaniiyo.

[34] D. III. 102; Vbh. 249.

[35] M. I. 37; D. III. 227; S. II. 69; S. IV. 271; A. I. 222; A. III. 285.

[36] A. III. 285-6.

[37] A. III. 286, 312.

[38] S. V. 351-2.

[39] S. V. 352.

[40] Tham khảo về vấn đề nàycác kinh S. V. 2-30; A. I. 14-8; It. 10.

[41] S. V. 348.

[42] A. I. 232, 233; GS. I. 211f, 213. Xem thêm A. IV. 381; GS. IV. 253f.

[43] S. II. 70; KS. II. 49. Cf. A. III. 441; GS. III. 307.

[44] S. III. 203; KS. III. 165.

[45] A. II. 86; GS. II. 96.

[46] A. II. 89; GS. II. 99.

[47] A. IV. 405; GS. IV. 273f. Tham khảo thêm S. II. 68; KS. II. 48.

[48] S. V. 346.

[49] A. IV. 407; GS. IV. 274; S. II. 68; KS. II. 47; Tương II. 126.

[50] S. V. 386; KS. V. 333; Tương V. 563.

[51] A. IV. 381; GS. IV. 253f. Xem thêm A. I. 233; GS. I. 213 và S. V. 205; KS. V. 180; A. V. 120; GS. V. 82; Vism. 709; pp. 833f; TTĐL. III. 456).

[52] Dhp. 178.

[53] A. IV. 373; GS. IV. 247; Tăng IV. 95.

[54] Majjhima Nikaaya (I. pp. 7,239): người phàm phu tục tử (puthujjana) được định nghĩa là người sồng và làm việc trong sự ngộ nhận về một bản tính nga (I-ness) và bản tính ngã shữu (mine-ness) và luôn cho rằng mình có thân thể, cảm giác, ý tưng hoá, hoạt động tâm và thức phân biệt. Do không biết được bản chất vô ngã của cácpháp vịấy nuôi lớn lòng chấp thủ vào các sự vật và do đó làm tăng trươngr các lậu hoặc (aasavas) về dục lạc thấm kém, về tái hiện hữu và vô minh (kaama, bhava and avijjaa taìhaa). Tham khảo N. Dutt (1981), Early Monastic Buddhism, Calcutta: Firma KLM Private Ltd., p. 253).

[55] KS. IV. 247, ghi chú 3.

[56] D. I. 156; S. V. 357, 379;

[57] A. I. 233: Idha bhikkhave siilesu paripuurakaarii hoti samaadhismi'm mattasokaarii pa--aaya mattaso kaarii. So yaani taani khuddaanukkaddakaani sikkhaapadaani taani aapajjati pi vuỉỉhaati pi. Ta'm kissa hetu. Na hi mettha bhikkhave abhabbataa vuttaa. Yaani ca kho taani sikkhaapadaani aadibrahamacariyakaani brahmacariyasaaruppaani tattha dhuvasiilo ca hoti ỉhitasiilo ca samaadaaya sikkhati sikkhaapadesu. So ti.n.na'm sa'myojanaana'm parikkhayaa sattakkhattuparamo hoti sattakkhattuparama'm deve ca maanuse ca sandhaavitvaa sa'msaaritvaa dukkhassa anta'm karoti. So ti.n.na'm sa'myojanaana'm parikkhayaa raagadosamohaana'm tanuttaa sakadaagaamii hoti sakid eva ima'm aagantvaa dukkhassa anta'm karoti. Tham khảo bản dịch tiếng Anh của F.L. Woodward, SG. I. 213.

[58] D. I. 156; M. I. 141; S. V. 357: yesa'm bhikkhuuna'm pa-corambhaagiyaani sa'myojanaani pahiinaahi sabbe te opapaatikaa tattha parinibbaayino anaavattidhammaa tasmaa lokaa. Bi vì ba trói buộc đầu đã được bậc dự vào dòng thánh (sotaapanna) và bậc trlại một lần (sakadaagaami) diệt sạch. Đối tượng diệt trừ của bậc không còn trlại (anaagaami) hai trói buộc sau trong nhóm năm trói buộc thấp.

[59] M. I. 85, 92, 398, 454.

[60] M. I. 85.

[61] Ud. 11.

[62] A. V. 113.

[63] S. V. 64.

[64] S. V. 64.

[65] D. I. 72.

[66] S. V. 121-2. Xem thêm A. III. 230ff.

[67] S. V. 105.

[68] Vism. pp. 113, 596-7.

[69] M. I. 56; D. II. 300-1.

[70] Buddhaghosa (Vism. p. 612) giải thích các thuật từ này như sau: bậc antaraa-parinibbaayii đạt ngộ được niết-bàn sau khi tái sanh về trời Tịnh Cư (suddhaavaasa) trước nửa đời người. Bậc upahacca-parinibbaayii chứng đạt niết-bàn sau nửa đời người. Bậc asa~nkhaara-parinibbaayii tiến trên đường cao thượng không cần nhiều dụng công. Bậc sasa~nkhaara-parinibbaayii tiến trên đường cao thượng không cần dụng công gì cả. Bậc akaniỉhagaamii càng thăng tiến từ nơi thọ sanh (trong trời Tịnh Cư) đến cảnh giới chư thiên cao nhất (akaniỉỉhabbava) và chứng đạt giải thoát tại đây.

[71] A. II. 156; GS. II. 161.

[72] D. III. 237; A. I. 233; A. IV. 14, 70, 380; A. V. 120. Về giải thích của năm bậc không còn trlại sanh tử trong A-tỳ-đạt-ma-câu-xá (Abhidharmakoᡩ, xem N. Dutt (sách đã dẫn: 1980: 264-5). Dutt cho rằng thuật ngữ "parinibbaay." nên dịch là "người thực hành con đường diệt trừ các trói buộc cao" (those who practise the path to destroy the higher fetter).

[73] It. 95-6.

[74] D. I. 157. A. I. 232.

[75] S. III. 161; KS. III. 137.

[76] M. I. 523; MLS. II. 201f. Xem D. III. 235; DB. III. 225. So sánh D. III. 133; DB. III. 125; và A. IV. 370; GS. IV. 24.

[77] A. I. 211; GS. I. 190f.

[78] M. I. 4.

[79] D. III. 230, 276; M. I. 9; S. IV. 257; Vbh. 373; Dhs. 1448.

[80] S. V. 59.

[81] Thag. 1243.

[82] At M. III. 76, hai yếu tố sau làm con đường thánh gồm tám yếu tố trthành con đường toàn thiện gồm mười yếu tố (dasa~ngasamannaagata-arahaahoti).

[83] A. II. 189-202.

[84] M. I. 139; MLS. I. 178f. So sánh S. III. 83; KS. III. 69f.

[85] M. I. 175; MLS. I. 219.

[86] A. I. 124; GS. I. 107.

[87] Bậcc A-la-hán là người đã đạt ngộ niết-bàn và có thể được xem từ ngữ cảnh của câu trích dẫn sau cùngS. IV. 252; KS. IV. 170f. Tại đây, quả A-la-hán (arahatta phala) được đánh đồng với niết-bàn: "Này quýpháp hữu, sự diệt trừ tham, sân và si được gọi là niết-bàn và sự diệt trừ tham sân và si cũng được gọi là quả A-la-hán (The destruction of lust, the destruction of hatred, the destruction of illusion, friend, is called Nibbaana" and "The destruction of lust, friend, the destruction of hatred, the destruction of illusion, Đ that is called Arahantship")

[88] M. I. 477; MLS. II. 151f: Kinh này định nghĩa bậc giải thoát bằng hai cách (ubhatobhaagavimutta) như sau: "Và này các tỳ-kheo thể nào là người giải thoát bằng hai cách? Có một số người an trú và kinh nghiệm qua chính mình với tám giải thoát thù diệu và siêu việt, và sau khi nhận chân bằng trí tuệ các phiền não và lậu hoặc của vị ấy hoàn toàn bị tiêu diệt." So sánh A. IV. 453; GS. IV. 297.

[89] D. II. 70f; DB. II. 68-70: Giải thoát 4-7 trong Tám giải thoát (vimokkha) chính là bốn cấp độ thiền vô sắc giới ???ruppa Jhaana): (1) Với hình thái ngoại diên của chính mình, vịấy nhận thức được các hình thể. (2) Không ý thức về hình thái ngoại diên của chính mình, vịấy thấy được các hình thái bên ngoài mình. (3) "thật tuyệt đẹp" và với tư tưng này, vịấy trnên có chủ tâm. (4) Do vượt khỏi trọn vẹn các nhận thức về hình thể mà các nhận thức về phản ứng của giác quan được diệt trư; không ý thức về các nhận thức về sự đa dạng mà chỉ ý thức về không gian vô biên, vịấy bước vào và an trú vào cảnh giới không vô biên xứ (5) Do vượt khỏi trọn vẹn cảnh giới không vô biên và chỉ ý thức về thức vô biên, vịấy bước vào và an trú cảnh giới thứ vô biên xứ. (6) Do vượt khỏi trọn vẹn cảnh giới thức vô biên xứ và chỉ ý thức về cái không có gì cả, vịấy bước vào và an trú vào cảnh giới vô shữu xứ. (7) Do vượt khỏi trọn vẹn cảnh giới vô shữu xứ, vịấy bước vào và an trú vào cảnh giới phi-tưng-phi-phi-tưng-xứ. (8) Do vượt khỏi trọn vẹn cảnh giới phi tưng phi phi tưng xứ, vịấy bước vào và an trútrạng thái không còn cảm giác và nhận thức. Tham khảo thêm M. II. 12f; MLS. II. 213f và D. III. 261f; DB. III. 242f.

[90] D. II. 71; DB. II. 70. Các bản sớ giải đều giải thích rằng ubhatobhaagavimutta có nghĩa là "thông qua sự chứng đạt vô sắc thể vịấy được giải thoát khỏi thân thể vật chất và thông qua con đường của quả A-la-hán vịấy giải thoát khỏi thân thể nội tâm. Tham khảo H. Gunaratana (1996), The Path of Serenity and Insight, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, p. 195.

[91] M. I. 477f; MLS. I. 152: Đức Phật mô tả vị giải thoát bằng trí tuệ (pa--aavimutta) như sau: "Và này các tỳ-kheo, thế nào là người giải thoát bằng trí tuệ?đây có vài vị an trú nhưng không nhận thức được tám giải thoát siêu việt và vượt khỏi các vật thể nhưng nhờ nhận thức bằng trí tuệ tất cả các lậu hoặc của vị được đoạn tận." Hãy đối chiếu D. II. 68-70; DB. II. 66-68; và A. IV. 453; GS. IV. 297,đây người giải thoát bằng trí tuệ phải trải qua chín cấp độ thiền định (Jhaana). Lưu ý thêmkinh Trường Bộ (D. II. 71; DB. II. 70; Trường I. 537) bậc giải thoát bằng trí được xem là vượt hơn chín cấp độ thiền định.

[92] Nalinaksha Dutt, sách đã dẫn (1981): 270f.

[93] A. II. 87; GS. II. 97: Hai loại A-la-hán "hành giả hoa sen xanh" và "hành giả hoa sen trằng" được mô tả như sau: "Thế nào là người được gọi là hành giả hoa sen trằng? Ai diệt trừ các lậu hoặc và đạt được sự giải thoát tâm và giải thoát bằng trí tuệ rằng các lậu hoặc đã đoạn tận và an trú vào sự chứng đạt đó. Nhưng vịấy chưa an trú sự kinh nghiệm về tám giải thoát. Đó là hạng người hành giả hoa sen xanh." Đ "Và thế nào là hành giả hoa sen trắng? Bằng cách diệt trừ các lậu hoặc (như trên) … an trú vào đó, và an trú với kinh nghiệm về tam giải thoát."

[94] S. V. 376; KS. V. 324.

[95] S. III. 83; KS. III. 68f; Tương III. 1555.

[96] M. II. 20; MLS. II. 70.

[97] Vin. I. 15-20. Yasa chứng quả A-la-hán khi còn là cư sĩ nhưng ngài đã gia nhập tăng đoàn ngay sau đó (DPPN. vol. II. mục từ Yasa Thera, p. 685). Khemaa, vị đệ tử đứng đầu trong số các đệ tử nữ đã chứng quả A-la-hán trước khi gia nhập ni đoàn và bà gia nhập tăng đoàn với sự đồng ý của chồng là vua Tần-bà-sa-la (DPPN. vol. I, mục từ Khemaa Therii, p. 727).

[98] Trưng Lão Tăng Kệ (Theraagaathaa) và Trưng Lão Ni Kệ (Theriigaathaa) có nhiều sự kiện tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni chứng quả A-la-hán. Cơ hội phát triển đời sống tâm linh của người xuất gia thường nhiều hơn so với người tại gia, tại vì các tu sĩ không còn phải vướn bận các trách nhiệm gia đình như làm ăn để sanh tồn cho bản thân, cho hôn nhân và con cái. Quả A-la-hán do đó ít xuất hiện ngoài tăng đoàn (Sa~ngha). Tuy nhiên, nếu vị A-na-hàm anaagaamii không chứng quả A-la-hán trong đời hiện tại, vịấy sẽ tái sanh về cõi trời Tịnh Cư, cảnh giới cao nhất của chư thiên (akaniỉỉhabbava) và tại đó vịấy sẽ chấm dứt con đường sanh từ luân hồi.

[99]M. II. 197; MLS. II. 38: Đức Phậtnói với bà-la-môn trẻ Subha: "Nếu một người tại gia hay xuất gia thực hành pháp đúng cách vịấy đạt được con đường chân chánh."

[100] S. V. 358-360; KS. IV. 313f.

[101] A. III. 451; GS. III. 314. Cha của đức Phật, đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) chứng quả A-la-hán và chết với tư cách là một A-la-hán cư sĩ (DPPN. vol II, mục từ Suddhodana, p. 1200, xem thêm Trưng Lão Ni Kệ, Mahaapajaapati Gotami , p. 225).

[102] A. III. 359: Yo so bhante bhikkhu araha'm khii.naasavo ohitabhaaro anuppattasadattho parakkhii.nabhavasa--ojano sammada??aa vimutto, tassa na eva'm hoti "atthi me seyyyo" ti vaa "atthi me sadiso" ti vaa "atthi me hiino" ti vaa. So sánh Vin. I. 185; A. I. 218.

[103] A. III. 359: Eva'm kho bhikkhave kulaputtaa a--a'm vyaakaronto. Attha ca vutto attaa ca anupaniito. Atha ca pana idhekacce moghapurisaa hasmaamakaa ma???????a'm vyaakaronti, te pacchaa vighaata'm aapajjantiiỉi.

[104] Vism. (PTS) II. 602: Dukkham eva hi, na koci dukkhito / kaarako na, kiriyaa va vijjati / atthi nibbuti, na nibutto pumaa / maggam atthi, gamako na vijjatii ti. //

[105] M. III. 29-36.

[106] So sánh A. II. 246; A. IV. 307; D. III. 232; Vin. IV. 2; Vbh. 376.

[107] M. III. 30.

[108] M. III. 30-1.

[109] Danh sách bốn đại còn tái xuất hiệnA. IV. 394f; năm đạiM. I. 423 f.; và sáu đạiD. III. 247; M. III. 62, 249; S. II. 248; A. I. 176; Vbh. 82ff.

[110] M. III. 31.

[111] M. III. 32.

[112] M. III. 33-6.

[113]A. II. 156-7.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2013(Xem: 2933)
Nhị đế là từ đượcqui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế (Skt: Saṃvṛti-satya , Pāli: Sammuti-sacca) hay còn gọi là Thế tục đế, là chỉ cho chân lý nhân quả của thế gian ...
29/03/2013(Xem: 3372)
Tứ đế là pháp nguyên thỉ đầu tiên được đức Phật chuyển pháp luân nơi vườn lộc dã cho năm vị tỳ kheo, sau khi Ngài thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ...
29/03/2013(Xem: 5264)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
08/03/2013(Xem: 3395)
Đức Phật trả lời vắn tắt: “Mỗi chúng sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh thành những tình trạng cao thấp.”
06/03/2013(Xem: 4405)
Điều thứ hai đại chúng được học là trong ba Pháp ấn của đạo Bụt phải có Pháp ấn Niết bàn.
31/01/2013(Xem: 8099)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
10/01/2013(Xem: 4041)
Chữ “Phật” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độmà dịch ra, kỳ thật chữ này có thể đem dịch sang Trung văn, nhưng tại sao lạikhông dịch? Vì trong trung tâm dịch kinh thời xưa quan niệm có năm loại không dịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]