Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Thế Chí Bồ Tát: Cành hoa sen màu xanh

13/11/201009:51(Xem: 4079)
Đại Thế Chí Bồ Tát: Cành hoa sen màu xanh


image

Trong thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.

Bồ Tát Quán Thế Âm được nhiều người nhắc đến và tạc tượng lộ thiên ở các chùa, tu viện, tùng lâm, để ca ngợi hạnh kham nhẫn và đức từ bi cao thượng.

Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Ngài còn có danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát.

Các danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến Phật quả.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật ca ngợi Bồ Tát hạnh như sau:

“Nhân vì chúng sanh mà khởi tâm đại từ bi. Nhân lòng đại từ bi mà phát bồ đề tâm. Nhân phát bồ đề tâm mà thành ngôi chánh giác”.

Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.

HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ

Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thuộc về tâm thức, hạnh tu tâm dưỡng tánh, đi đến giải thoát rốt ráo. Tu theo Bồ Tát đạo là trước tiên phải tu tập thiền định để có được trí tuệ, xa lìa ái dục để được giác ngộ giải thoát; sau đó là phát đại nguyện độ tận tất cả chúng sanh đều được an trụ trong cảnh giới chư Phật. Mắt trần của chúng sanh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả, nhưng thật sự làm tất cả hạnh nguyện của tâm hạnh bồ tát, làm với tinh thần tích cực và tinh tấn mạnh mẽ cao thượng tột cùng.

Bồ Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật, không dụng tâm cố ý cho người thấy để tán dương khen ngợi, cũng không chấp vào công đức đã làm, không chấp tướng, không cầu danh. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng sinh một niệm gì cả, cũng không thấy có chứng, có đắc, có độ. Đó là chánh định và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều và cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chánh trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát.

Trong 37 phẩm trợ đạo, bát chánh đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Và tứ chánh cần gồm có:

Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh.
Tinh tấn dứt trừ các điều ác đã phát sanh.
Tinh tấn phát triển các điều lành chưa phát sanh.
Tinh tấn tăng trưởng các điều lành đã phát sanh.

Hình ảnh Bồ Tát Đại Thế Chí là một vị cư sĩ thân người nữ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm cành hoa sen xanh, tâm định như gương, thanh tịnh như nước lặng. Bồ Tát biểu trưng năng lực người tu không bị khuất phục bởi danh lợi và ngũ dục, tham sân si không làm ô nhiễm, như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

LỢI ÍCH CỦA TINH TẤN VÀ TRÍ TUỆ:


Đức tinh tấn và trí tuệ rất cần thiết cho người tu, là con đường đi đến sự giác ngộ và giải thoát viên mãn. Trí tuệ có được là do tinh tấn tu hành, siêng năng học đạo, tham thiền, niệm Phật, tụng kinh, bái sám, không giải đải, không thối chuyển. Người học đạo có trí tuệ sáng suốt, biết được sự nguy hiểm của vô minh dẫn chúng sanh đi vào lục đạo sanh tử của luân hồi, nên mạnh dạn chặt đứt phiền não của nhân bất thiện và nghiệp ác. Tinh tấn còn là tâm hoan hỷ siêng năng, chuyên cần làm mọi việc thiện lành, cứu người giúp đời, sau đó điều cần thiết và quan trọng là tinh tấn tự tu học, cho đến khi thân khẩu ý được hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh.

Việc ác không làm.
Việc thiện vâng làm.
Tâm ý thanh tịnh.
Lời chư Phật dạy.


Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, mặc dù giáo pháp của Đức Phật mênh mông, nhưng không ngoài một vị giải thoát.

Văn Tư Tu là ba pháp tu có công năng thành tựu được trí tuệ, người tu theo Phật phải luôn luôn học tập, suy tư và thực hành.

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật dạy:

“Trí tuệ là chiếc thuyền kiên cố chở ta ra khỏi biển sanh lão bịnh tử; cũng là ngọn đèn chói sáng xua tan vô minh hắc ám, là liều thuốc chữa bịnh tham sân si, là chiếc búa chặt đứt phiền não. Vậy các ngươi phải văn huệ, tư huệ, tu huệ và hành trì tinh tấn để tự tăng trưởng trí tuệ”.

Văn huệ: do nghe âm thanh, văn tự của Phật, mà hiểu được ý nghĩa của kinh điển.

Tư huệ: do trí suy tư tìm hiểu, thấy được chân lý, sự thật một cách sáng suốt.

Tu huệ: nhờ sự hành trì tinh tấn, mà giác ngộ thực tướng rõ ràng, mọi sự vật không sai.

Hiện thân của Bồ Tát Đại Thế Chí là căn bản trí tuệ cho người tu, nhờ vào trí tuệ có năng lực như ngọn đèn sáng rực, soi rọi các tà vọng thiện ác, thấy được vực sâu của tội ác trong thế gian một cách rõ ràng.

Ánh sáng trí tuệ chói rọi đến thâm tâm của con người, đến những nơi u ám của thế gian, để phá vỡ màn vô minh cứu khổ cho nhân loại. Tất cả chư Phật chư Bồ Tát nào cũng có hạnh nguyện đại từ bi và đại trí tuệ như Đức Phật A Di Đà và đó cũng là Phật tánh sáng suốt thanh tịnh, bất sanh bất diệt của con người.

Tu theo hạnh Bồ Tát Đại Thế Chí là tinh tấn kham nhẫn cho đến khi tâm an vui giải thoát, chứ không phải cái vui vị kỷ trong đối đãi: được mất, hơn thua, khen chê, sướng khổ. Si mê là gốc tội lỗi. Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ, vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí. Ðạo Phật là đạo giác ngộ bằng con đường trí tuệ, và giải thoát chúng sanh qua hạnh nguyện từ bi. Bồ tát cũng từ thế giới ta bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh giác.

NIỆM HỒNG DANH PHẬT VÀ BỒ TÁT

Người mê miệng niệm Phật, nhưng tâm phiền não và ý mơ tưởng chuyện hưởng lạc cảnh giới tây phương. Người ngộ miệng niệm Phật, tâm trong sáng, ý thanh tịnh và tuệ chánh định như Bồ Tát Đại Thế Chí. Cảnh giới Tịnh Độ là cõi chư Phật trong sạch đẹp đẽ như ngọc lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, thì tâm chúng sanh muốn về cõi Phật cũng phải thanh tịnh sáng suốt, vô chấp và vô ngã tuyệt đối.

Niệm mà không chấp có niệm, đó là chánh niệm.
Hành mà không chấp có hành, đó là chánh tinh tấn.
Độ mà không chấp có độ, đó là chánh tư duy.
Tu mà không chấp có tu, đó là chánh tri kiến.

Niệm Phật để thanh tịnh tâm và đạt được nhất tâm. Muốn sanh về cõi tịnh độ Đức Phật A Di Đà, con người còn phải thực hành hạnh từ bi, kham nhẫn, thanh tịnh như Bồ Tát Quán Thế Âm và đạt định lực dũng mãnh, ý chí tinh tấn, trí tuệ sáng suốt như Bồ Tát Đại Thế Chí. Thiếu một trong hai đức tánh bên trái hoặc bên phải của Đức Phật A Di Đà, thì đường về cõi Tây Phương Tịnh Độ còn xa cách ngàn trùng.

Hành giả trên đường tu, biết ơn, phụng thờ, chí tâm đảnh lễ, và niệm hồng danh Bồ Tát Đại Thế Chí, tức là đang hướng về ánh sáng trí tuệ sẵn có tự thân. Kính lễ và niệm hồng danh chư Phật chư Bồ Tát không có ý nghĩa cầu xin bình an, hay vật chất sung sướng, chính là hướng về tâm hạnh từ bi, trí tuệ cao thượng, nguyện tinh tấn tu tâm dưỡng tánh theo lời Phật dạy. Như vậy là cách niệm hồng danh và đảnh lễ chư Phật chư Bồ Tát đúng chánh pháp bậc nhất, còn gọi là chánh niệm và chánh định.

Ở thế gian, khi bước chân vào điện Phật chốn Thiền môn, người Phật tử đã phải bỏ lại đôi dép bụi bặm bên ngoài, thân tướng trang nghiêm cung kính, tâm chánh niệm, ý thiện lành, để xứng đáng là Phật tử chân chánh khi đảnh lễ Đức Thế Tôn. Cõi Phật là cõi cao thượng, thanh tịnh, không có đau khổ, không có ba đường ác. Tâm người tu phải thanh tịnh, sạch hết phiền não, không còn nghiệp chướng, không còn danh lợi, không hơn thua tranh chấp, xả bỏ hết ích kỷ nhỏ nhen của phàm phu. Đó chính là chuẩn bị cho mình trở thành một bậc thượng thiện nhơn, để được sanh về cõi tịnh độ của chư Phật.

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ; đem ánh sáng trí tuệ phá trừ vô minh, giúp người tu diệt tham ái sân hận si mê, đó gọi là công đức; đem từ bi là tình thương trong sạch, thanh cao, cứu người giúp đời, đó gọi là phước đức. Công đức và phước đức là phương tiện đạt thành đạo quả.

Thông thường, khi con người trong thế gian làm được việc lành việc tốt, thì hay tự hào ngạo nghễ, xem thường tất cả mọi người khác. Sự trói buộc của bản ngã làm người tu mất hết một phần công đức, phước đức, giảm bớt một phần từ bi và trí tuệ. Tu Bồ Tát đạo là phải tự giải thoát những trói buộc và phiền não thế gian. Tu Bồ Tát đạo không sợ sanh tử, cũng không chán ghét ta bà khổ. Tất cả vì sự đau khổ của chúng sanh, phát nguyện tùy duyên cứu độ. Đó là tâm hạnh ưu việt của người tu Bồ Tát đạo.

Tóm lại, đời tu không phải ai cũng có hoàn cảnh giống như nhau, con người thường thích cầu nguyện cho cuộc đời bớt sóng gió, bớt khổ đau, nhưng cuộc đời không như chúng ta mong ước. Trên thế giới ta bà khổ, không phải ai phát tâm tu hành đều được người cung kính hay tán thán, hoặc không bị sóng gió, nhưng dù cảnh thuận hay nghịch, người tu luôn cố gắng tinh tấn giữ vững niềm tin và nghị lực không thối chuyển.

Con người có hạnh phúc, không nhất thiết là phải được tất cả mọi mong cầu, mà là người mạnh dạn đứng lên khi thất bại, biết chuyển đổi được những khó khăn và khổ đau xảy đến, thành an lạc hạnh phúc trong tâm hồn.

Bồ Tát Đại Thế Chí là oai lực của trí tuệ, là công hạnh lý tưởng cao thượng tột cùng của công phu tinh tấn tu tập của người tu.

Xuất gia hay tại gia đều có khả năng tự chọn con đường tu, tự độ và độ tha, bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ.

“Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ”, nơi tâm nhứt niệm thanh tịnh, không loạn động điên đảo thì thấy được cảnh giới tịnh độ, có nhiều hoa sen xanh tỏa ánh sáng màu xanh tuyệt đẹp, đó là hình ảnh của Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí chắc là không sai chút nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 14387)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6659)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 5020)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8678)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13251)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7414)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5952)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8883)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10527)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28865)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]