Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không phải là lời của Phật

17/03/201217:09(Xem: 9575)
Không phải là lời của Phật
KHÔNG PHẢI LÀ LỜI CỦA PHẬT *
Kurt Schmidt
Thái Kim Lan chuyển ngữ

Đây là bài tiểu luận trong cuốn : “Leer ist die Welt“ (“Thế giới rỗng không") của Kurt Schmidt, 1953, nxb Christiani Konstanz) gồm 13 tiểu luận về các vấn đề tôn giáo, triết học, đạo đức học, ngôn ngữ học và lịch sử triết học liên quan đến Phật giáo của nhà nghiên cứu Phật giáo người Đức, Kurt Schmidt, một trong những người tiên phong (từ những năm 20) nghiên cứu Phật giáo sâu sắc, nghiêm túc và trung thực tại Âu châu.

Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo mỗi lần gặp phụ nữ. Theo truyền thuyết, lúc ấy Phật đã dạy: “Không được nhìn!". Trả lời câu hỏi tiếp theo nếu trong trường hợp đã lỡ nhìn thấy người phụ nữ rồi thì phải ứng xử như thế nào, Phật lại dạy, cũng theo truyền thuyết: “Không được bắt chuyện!„ Trả lời câu hỏi thứ ba, các tỳ kheo phải đối xử như thế nào, khi chẳng đặng đừng câu chuyện đã được bắt đầu với người phụ nữ, Phật lại khuyên - cũng theo truyền thuyết: “Hãy giữ vững tâm trí!

Trong kinh Đại Niết bàn, bản kinh lớn tường thuật về giai đoạn cuối đời và cái chết của Đức Phật có ghi đoạn đối thoại trên. Đoạn này xét ra không thật, mà là một thêm thắt của người đời sau. Điều đó có thể chứng minh được.

Đáng nghi ngờ trước hết là vị trí mà ở đó cuộc đối thoại trên được ghi lại ở trong kinh. Liền ngay trước đó là lời tường thuật Đức Phật đã an ủi lời than thở của Ananda rằng sau lúc nhập diệt của đấng toàn hảo các tỳ kheo sẽ không còn cĩ nơi nương tựa kiết tập bằng cách nêu lên 4 địa điểm chiêm bái, ở đó những người sùng đạo về sau sẽ lũ lượt kéo đến: đó là nơi Đức Phật hạ sanh, cây Bồ đề là nơi Đức Phật đã chứng ngộ chân lý, khu rừng Isipatana (Lộc uyển) tại Banares, nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và khu rừng Sala (thông tho) tại Kusinara, nơi Đức Phật nhập niết bàn - và ngay sau vị trí nói trên là lời tường thuật về việc Đức Phật đã yêu cầu các đệ tử của ngài không nên lo lắng về nghi lễ tẩm táng cho ngài mà nên để cho các cư sĩ lo việc ấy. Hai chuỗi tư tưởng trước và sau này liên kết với nhau một cách không gượng ép, còn sự hướng dẫn của Đức Phật về cách hành xử với phụ nữ xen vào giữa phá vỡ sự liên hệ của hai sự kiện nói trên. Điều này đã đủ cho thấy rằng đoạn văn về phụ nữ đã được thêm vào về sau.

Thật thế, những sự ghi xen vào như thế được tìm ra khá nhiều ngay chính trong kinh Đại Niết Bàn. Cho nên thật ra cũng không có gì lạ lùng khi nhận định rằng đoạn văn về những lời dạy về cách đối xử với phụ nữ của Phật không thật là lời của Phật. Đoạn văn ấy đã được một vị thuộc trường phái chống phụ nữ và theo khổ hạnh cực đoan đem lén vào và đã đưa vào thời điểm sau sự biên soạn kinh Đại Niết Bàn một khoảng thời gian khá lâu, khi mà ngôn ngữ Pali đã biến đổi.

Đức Phật đã không bao giờ phát ngôn như thế. Ngài đã nói thế nào về phái nữ, ta có thể tìm thấy trong câu kệ của 42 Bài không thuộc kinh tạng Pali mà bằng tiếng sanskrit, những lời thật đẹp, mà Karl Seidenstuecker đã chuyển dịch từ bản tiếng tàu trong tập “Buddhistische Evangelien“ của ông. Những lời ấy như sau:

“Khi nói với một người phụ nữ, hãy làm điều ấy với sự trong sáng của con tim. Hãy tự nói với chính mình: “Ở trong thế giới đầy phiền não này tôi muốn giống như một đóa huệ trong sạch, không bị vây tanh mùi bùn trong đầm hoa đang mọc. Nếu người phụ nữ là một vị già nua, hãy xem như là mẹ. Nếu người ấy là một bà chủ nhân đáng kính, hãy đối xử như một bà chị. Nếu là một người xuất thân thấp kém, hãy xem họ như là em gái của mình. Nếu người phụ nữ còn ngây thơ trẻ con, hãy đối xử tế nhị và lịch sự.

Đây mới chính là - dù không hoàn toàn đúng theo từng chữ, nhưng chắc chắn theo đúng với tinh thần - những lời dạy đích thực của Đức Phật.

Kurt Schmidt(Theo tạp chi Tia sáng)

*Thái Kim Lan chuyển từ bản tiếng Đức

NGUYÊN VĂN BẢN KINH:

.../....

Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:

“Thế Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị kỳ cựu đa văn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao, thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?”

Phật bảo A-nan:

“Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:

“1. Tưởng tới chỗ Phật sanh, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển Pháp luân đầu tiên, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;

“4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.

“Này A-nan, sau khi ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.

“Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, có các người dòng họ Thích đến cầu đạo, hãy nhận cho họ xuất gia thọ giới Cụ túc chớ để lâu. Những người Phạm chí dị học đến cầu đạo cũng nhận cho xuất gia thọ giới Cụ túc, chớ có để thử qua bốn tháng. Vì những người kia vốn có học sẵn các luận thuyết khác, nếu để lâu thì các kiến giải trước của họ sẽ phát sanh lại.

Bấy giờ A-nan quỳ xuống, chắp tay bạch Phật:

“Tỳ-kheo Xiển-nộ thô lỗ, tự chuyên, sau khi Phật diệt độ, phải đối xử thế nào?”

Phật dạy:

“Sau khi Ta diệt độ, nếu Tỳ-kheo Xiển-nộ nộ

không tuân oai nghi, không chịu nghe giáo huấn, các ông hãy cùng xử trị theo phép phạm-đàn là truyền hết các Tỳ-kheo không ai được cùng nói chuyện, cùng tới lui, chỉ bảo, giúp đỡ.”

A-nan lại bạch Phật: “Sau khi Phật diệt độ, các hạng nữ nhân đến thọ giáo huấn cần được đối xử như thế nào?”

Phật dạy:

“Đừng gặp họ.”

“Giả sử phải gặp thì làm sao?”

“Chớ cùng nói chuyện.”

“Giả sử phải cùng nói chuyện thì làm sao?”

“Hãy tự thu nhiếp tâm ý.

“Này A-nan, ngươi chớ nghĩ sau khi Ta diệt độ, các ngươi mất chỗ nươơng tựa, không ai che chở. Chớ có quan niệm như vậy. Nên biết những Kinh và Giới mà Ta đã dạy từ khi thành Đạo đến nay là chỗ nương tựa, che chở các ngươi đó!

“Này A-nan, từ nay trở đi, cho phép các Tỳ-kheo tùy nghi bỏ các giới cấm nhỏ nhặt. Kẻ trên, người dưới xưng hô nhau phải thuận lễ độ. Đó là pháp kính thuận của người xuất gia.”

.../...

(Trích: KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
02- Kinh Du Hành)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 14249)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6633)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4976)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8629)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 13096)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 7348)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5898)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8831)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10459)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 28198)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]