Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba pháp ấn

13/10/201114:42(Xem: 5709)
Ba pháp ấn

BA PHÁP ẤN

TT. Thích Đức Thắng

Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bởi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừahay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.

TheoKinh Tạp A-hàm quyển 10 thì đức Đạo sư cùng đệ tử của Ngài đã đề cập vàgiảng dạy về đề tài này theo ý nghĩa của chúng qua ngũ uẩn diệt. Thật ra ba phạm trù này do các bộ phái sau này căn cứ vào những lời dạy rải rác khắp trong kinh điển theo những lời dạy của Phật cùng các Thánh đệ tử của Ngài sau này mà lập ra, nhưng tất cả đều rất chính xác theo nhữnglời dạy của Ngài ở rải rác trong ba tạng giáo qua ba phạm trù khế cơ khế lý trên. Theo Căn bổn Thuyết nhứt thiết hữu bộ Tỳ-nại-da 9, đức Thế tôn bảo với Hiền Thủ:

Chư hành giai vô thường Các hành đều vô thường
Chư pháp tất vô ngã Các pháp ắt vô ngã
Tịch tịnh tức Niết-bàn Vắng lặng tức Niết-bàn
Thị danh tam pháp ấn. Đó là ba pháp ấn.

Đólà ba pháp ấn mà đức Đạo sư đã dạy Ngài Hiền Thủ trong Luật Căn bổn Thuyết nhứt thiết hữu bộ. Theo Kinh Duy Ma Cật sớ 6 thì: “Như luận Đại Trí thuyết thì Kinh Thinh văn có ba pháp ấn, vô thường ấn, vô ngã ấn, Tịch diệt Niết-bàn ấn. Theo kinh Tiểu thừa thì có ấn này, tức là chỉ chokinh liễu nghĩa của Tiểu thừa. Hành giả nào vâng theo những lời dạy trong những kinh này thì sẽ đắc đạo. Nếu kinh nào không có ba pháp ấn này thì không phải là kinh liễu nghĩa.”

Ở đây Kinh Duy Ma Cật ngoài những gì cần để hình thành nghĩa lý của ba phạm trù này như các Kinh điển Thinh văn, mà còn xác nhận một cách chắc chắn rằng trong kinh liễu nghĩa Tiểu thừa lúc nào cũng hiện diện một trong ba pháp ấn này, hành giả nào vâng theo những lởi dạy trong kinh Liễu nghĩa này mà tực hành tu tập thì sẽ đưa đến chỗ đắc đạo và, nếu kinh nào mà không có sự hiện hữu của ba pháp ấn này thì kinh điển đó không phải là kinh Liễu nghĩa.

Và cũng theo A-tỳ-đạt-ma pháp Uẩn Túc luận 12 thì: “Đối với ba pháp ấn mà hành giả còn sinh khởi do dự cho rằng tất cả các pháp vô thường mà cho rằng chẳng phải tất cả các pháp là vô thường; tất cả các pháp là vô ngã mà cho rằng chẳng phải tất cả các pháp vô ngã; là Niết-bàn tịch tĩnh mà cho rằng chẳng phải Niết-bàn tịch tĩnh, thì những quan niệm này là si mê.”

Ba pháp ấn là ba phạm trù dùng để ấn chứng, công nhận những kinh điển nào phù hợp với chân lý, phù hợp với những lời dạy của đức Đạo sư, phù hợp với sự thật thì kinh điển những lời dạy ấy đích thật là của trí tuệ còn nếu đối với những kinh điển như vậy mà hành giả nào khởi niệm nghi ngờ không có lòng tin chắc thật vào ba phạm trù nghĩa lý này thì đó là những con người si mê ngu muội cần đượcgiáo dục và hướng dẫn để đi theo con đường chánh.

Cũng theo Cu Xá luận ký 1, Đ. 41, trang, 0001b xác nhận một cách dứt khoát về ba phápấn này thì: “Kinh giáo tuy là nhiều, tóm lược lại thì chia ra làm ba loai gọi là pháp ấn: Một, chư hành vô thường. Hai, chư pháp vô ngã. Ba, Niết-bàn tịch tĩnh. Vì ấn chứng các pháp nên gọi là pháp ấn. Nếu thuân theo ấn này thì gọi là kinh Phật, nếu nghịch lại ấn này thì chẳng phải là những lời Phật dạy.”

Qua kinh luận trình bày ở trên dù là Tiểu thừa hay Đại thừa ba phạm trù này dùng để kiểm chứng và chứng minh rằng những kinh luật luận đó do đức Đạo sư thuyết còn nếu không thuộc vàmột trong ba phạm trù này thì không phải là những lời dạy của đức Đạo sư mà là những lời thuyết của Ma (chỉ cho ngoại đạo).

1/Các hành vô thường,(Skrt: anityāḥ sarva-saṃskārāḥ), tức là chỉ cho mọi hiện tượng có được trên thế gian khiến cho mắt chúng ta nhận thấy qua hình ảnh mà thuật ngữPhật giáo gọi là pháp hữu vi; chỉ cho muôn vật chúng luôn bị sự chi phối của luật vô thường biến khác, từ hình thái này sang hình thái khác,hay biến dịch từ chỗ này sang chỗ khác luôn xảy ra không bao giờ dừng nghỉ. Mọi hiện tượng sinh diệt biến đổi này của thế gian chúng liên hệ với các pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tĩnh là một trong ba pháp ấn đại cương cơ bản của pháp Phật, nên được gọi là chư hành vô thường ấn, hay nhất thiết hành vô thường ấn, hoặc còn gọi là nhất thiết hữu vi pháp vô thường ấn. Theo bài kệ vô thường của Kinh Niết-bàn quyển hạ đức Phật đã dạy:

Chư hành vô thường Các hành vô thường
Thị sinh diệt pháp Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt dĩ Sinh diệt, diệt rồi
Tịch diệt vi lạc Tịch diệt là vui.

Quabài kệ này đức Đạo sư nói lên được tính bất toàn của mọi sự vật nói chung của mọi hiện tượng cùng muôn vật hiện hữu tại thế gian này nói chung và, chỉ cho năm thủ uẩn nói riêng, chúng bị luật vô thường chi phối, nên chúng kinh qua hai trạng thái sinh-diệt biến đổi, tạo ra đau khổ, nếu hành giả chúng ta muốn đạt đến mọi sự an vui Niết-bàn giải thóat thì, chúng ta phải vượt qua khỏi sinh-diệt (sống-chết), có nghĩa là chúng ta giải thóat khỏi khổ đau phát sinh từ các hành thì, sự giải thoát (tịch diệt) đó là an vui.

Các hành ở đây được đức Đạo sư định nghĩa như Kinh Khởi thế nhân bổn 9 (Đ. 1, trang. 412c) dạy: “Các Tỳ-kheo, các hành là vô thường, phá hoại, ly tán, lưu chuyển, biến diệt,không trường tồn, chỉ trong chốc lát như vậy, đáng chán, đáng lo, nên tìm cách giải thóat.” Các hành ở đây chỉ cho tất cả các pháp hữu vi hiệnkhởi có hình tướng mà mắt chúng ta có thể thấy và phân biệt chúng với nhau, có thể đụng chạm vào nhau. Nói chung là chỉ cho mọi hiện tượng cùng vạn vật đang hiện hữu giữa thế gian này; nhưng những hiện tượng cùng muôn vật chúng bị lệ thuộc vào vô thường cho nên chúng luôn luôn ở trong trạng thái sinh khởi và biến diệt không dừng nghỉ.

Từ trạng thái này biến sang trạng thái khác: Từ đứa bé mới lọt lòng cho đếnkhi trăm tuổi, tuy rằng phải trải qua một thời gian là trăm năn hay ít hơn, nhưng trong thời gian này chúng luôn thay đổi trong biến dịch trongtừng giây từng phút, từng sát-na một nên con người mới có hiện tượng lớn lên và già đi và cuối cùng là biến dịch. Hiện tượng thay đổi này có được là nhờ sự xúc tác của vô thường nên mới có thay đổi, nếu không có vô thường thì sẽ không có bất cứ một sự thay đổi nào hết. Do đó vô thường luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta và cũng nhờ có vôthường mà chúng ta mới có sự sáng tạo đổi khác trong tư duy, trong cuộcsống và cuộc sống càng trở nên có ý nghĩa.

Chỗ khác đức Đạo sư dạy rõ hơn như trong Kinh Niết-bàn Bản Hữu Kim Vô kệ luận 1, Đ. 26, trang. 0282c định nghĩa về: “Các hành tức là chỉ cho các hành của sắc tâm, chúng có mặt trong ba đời và, vô thường có năm nghĩa: Một vô thườngdiệt mất. Hai vô thường xa nhau. Ba vô thường biến khác, hay hồi chuyển. Bốn vô thường hữu phần. Năm vô thường tự tánh.” Đây chính là hiện tượng giả hợp của sắc (đất, nước, gió, lửa) có được nhờ các nhân duyên, duyên nhau mà sinh khởi và biến dịch, còn mặt thật bản chất (tâm)của chúng là không vì sự hiện hữu của chúng là do duyên, nên bản chất của chúng là không và chúng có mặt khắp trong ba đời (quá khứ, hiện tại,vị lai).

Như trong luận Du Già sư địa 18, Đ. 30, trang. 0378c đã nói: “Các hành vô thường là chỉ cho các hành kia vốn không, nhưng vì duyên sinh khởi nên hiện hữu (sinh), khi đã hiện hữu rồi thì phải biến diệt (tùy duyên)” Thật ra các hành ở đây như kinh trên đã nói thì chính là năm uẩn gồm có sắc và tâm (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Các hành nàylà vô thường biến đổi không chắc thật, không tồn tại, vĩnh cửu mà chúngluôn luôn biến dịch, có mặt khắp trong ba đời. Nhưng sự hiện hữu của chúng như luận Du Già đã nói là không. Vì vậy cho nên hành giả khi tu tập thì phải như luận A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc 16, Đ. 26, trang 0435b thì chúng ta phải siêng năng quán sát chúng trong khi tu tập để diệt trừchấp ngã chấp pháp mà hoàn thành cứu cánh Niết-bàn tịch tĩnh trong hiệnquán: “Hiện tại chúng ta nên siêng năng quán sát, các hành là vô thường, là hữu lậu, là khổ. Tất cả pháp là không, là vô ngã. Khi chúng ta nghĩ đến chúng như vậy rồi thì chúng ta sẽ siêng năng quán sát.”

Quanhững kinh luận ở trên cho chúng ta biết được thế nào là các hành? Thế nào là vô thường? để từ đó hành giả chúng ta biết được phạm trù vô thường đối với kinh luật luận chúng luôn hiện hữu, nếu kinh luật luận nào không mang ý nghĩa đạo lý này thì đó không phải là kinh luật luận củaPhật giáo.

2/ Các pháp vô ngã(skt: nirātmānaḥ sarva-dharmaaḥ), còn gọi là tất cả các pháp vô ngã ấn,hay gọi tắc là vô ngã ấn, nói chung là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi cùng vô vi đều không có ngã, vì chúng sinh không hiểu rõ chúng là không ngã nên đối với tất cả các pháp cưỡng lập có chủ thể, có bản ngã, có cá thể, rồi chấp vào chúng cho là thật hữu, thường trụ nên càng ngày chúng ta càng nuôi lớn bản ngã vô minh tà kiến này; cho nên đức Đạo sư mới nóilà không có ngã với mục đích là phá chấp ngã của chúng ta. Nói tóm lại chư pháp ở đây chỉ cho các pháp hữu vi và vô vi chúng không có bất cứ một thực thể cá biệt nào hết, mà chúng hiện hữu được là nhờ nhân duyên mà sinh ra, hỗ tương nhau mà hiện hữu tồn tại, chúng thật không có tự thế hay thể tánh nào ngoài một sự hiện hữu giả hợp khi duyên đủ. Cho dù pháp hữu vi có tác dụng, nhưng chúng không tồn tại mãi mãi; riêng pháp vô vi tuy là thường hằng vĩnh viễn, song chúng lại không có tác dụng. Dođó trên mặt tướng thì sự hiện hữu của chúng là pháp giả hợp, nhưng về mặt tánh chúng là không tánh, rốt cùng tất cả đều là pháp vô ngã. Chư pháp vô ngã là một trong ba pháp ấn, hay còn gọi là chư pháp vô ngã ấn. Mục đích trọng yếu của giáo nghĩa này là nhắm phán đóan những kinh điển đó có đúng với giáo nghĩa của đức Phật hay không? Và cuối cùng dùng nó để ấn chứng. Như Kinh Trường A-hàm quyển 1, Đ. 1, trang. 0009b đức Phật dạy:

“Nhược học quyết định pháp (Nếu muốn học pháp quyết định
Tri chư pháp vô ngã Phải biết các pháp vô ngã
Thử vi pháp trung thượng Ở đây là pháp trung, thượng
Trí tuệ chuyển pháp luân…” Trí tuệ quay bánh xe pháp….)

Hànhgiả khi học Phật là phải học pháp quyết định là phải biết một cách chânthật và chắc chắn rằng tất cả các pháp là vô ngã. Và cũng trong Kinh Tạp A-hàm 11, Đ. 2, trang. 0072c đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo, đối tất cả hành không, tậm không phải quán sát chúng một cách hoan hỷ. Đối với hànhpháp không (mà cho là) pháp thường còn, vĩnh viễn, tồn tại, không biến dịch thì, chúng không có ngã, và sở hữu của ngã. Như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (kết hợp với lục trần) các pháp nhân duyên sinh ra… ý thức. Ba điều kiện này hòa hợp nhau sinh xúc; xúc câu sinh ra thọ, tưởng, tư. Các pháp vô ngã này, là vô thường, cho đến không có ngã vả sởhữu của ngã.” Ở đây hành giả chúng ta luôn luôn phải hiện quán về tâmvà hành Không này sự hiện hữu của chúng là một giả hợp do nhân duyên màcó được, nên tướng chúng là giả hợp, tánh chúng là không. Nói chung đốivới tâm và vật chúng đều là vô ngã, không trường tồn, luôn luôn biến đổi không thật có.

Theo luận Đại Trí Độ 20, Đ. 25, trang. 0206b thì nên: “quán các pháp vô ngã, ngã sở không, các pháp từ nhân duyên hòa hợp phát sinh, không có tác già, không có thọ giả cho nên gọi là Không môn.” Không môn này chính là một khoa, một phạm trù dùng để phán quyết bộ mặt thật của các pháp hiện hữu được là nhờ vào nhân duyên hòa hợp giữa các pháp mà sinh ra và diệt đi tùy thuộc vào duyên đủ điều kiệnnày; do đó không có người tạo ra nó, và cũng không có người nào đứng ranhận lãnh (chịu trách nhiệm) về sự hiện hữu do nhân duyên đó, cho tạm gọi chúng là cửa không.

Cũng cùng với phương pháp hiện quán này,Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát-nhã sớ 2, Đ. 33, trang. 0259c dạy: “Quán các pháp vô ngã, sở hữu của ngã, các pháp này từ nhân duyên hòa hợp mà hiện hữu, chúng không phải là người tạo tác, cũng không phải là người nhận lãnh.”

Còn theo Nhiếp Đại Thừa luận thích thì, không những tất cả các pháp chỉ là vô ngã không thôi mà, nếu hành giả nào thông đạt các pháp là vô ngã thì trí bình đẳng phát sinh và, thấy rõ các pháp đều không có tự tánh. Vì trí bình đẳng phát sinh nên giửa các hữu sinh tử vàNiết-bàn được coi như là một, không phải hai không phải khác về mặt trí(tánh). Cho nên giữa sinh-tử và Niết-bàn không có bất cứ một sai biệt nào. Nhiếp Đại Thừa luận thích 9, Đ.31, trang. 0370b thì: “Khi Bồ-tát thông đạt các pháp vô ngã thì trí bình đẳng phát sinh, thấy rõ các pháp kia đều không có tự tánh, các hữu sinh tử là Niết-bàn.”

Qua nhữngbản kinh luận mà chúng tôi vửa trích dẫn ở trên cho hành giả chúng ta nhận thức rằng phạm trù nghĩa lý của pháp ấn thứ hai là các pháp vô ngã.Sự hiện hữu của tất cả các pháp đều từ nhân duyên hòa hợp nương tựa vàonhau mà hiện hữu. Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúnglà Không cũng do duyên mang lại. Ở đây các pháp là chỉ chung cho cả tâmlẫn sắc như truờng hợp của năm thủ uẩn là vô ngã vậy.

3/ Niết bàn tịch tĩnh, (Skt: śantaṃ nirvāṇam) còn gọi là Niết-bàn tịch diệt ấn, gọi tắc là Niết-bàn ấn là phạm trù thứ ba trong ba pháp ấn. Phạm trù thứba này là bàn về nỗi khổ của chúng sanh đã và đang gánh chịu ở thế giannày, phát xuất từ lòng vô minh mê mờ không biết cái khổ của sinh tử luân hồi, nên khởi hoặc tạo ra mọi thứ nghiệp lực, từ đây phải lưu chuyển trong ba cõi sáu đường, cho nên đức Đạo sự vì chúng sanh mê mờ không biết cách nào để thóat khỏi sự khổ đau của vô minh mà Ngài nói về pháp Niết bàn vắng lặng. Với mục đích là khiến cho chúng sanh thóat ly khỏi khổ đau của sinh tử mà chứng đắc Niết-bàn tịch tĩnh. Theo Căn Bản Nhứt Thiết Hữu Bộ 4, Đ. 24, trang. 0119a của luật tạng đức Đạo sư dạy:

“Ta biết dục là tội lỗi
Muốn thấy Niết bàn tịch tĩnh
Nay Ta phải nên xả bỏ
Để đạt đến vui thanh tịnh .”

Phạmtrù Niết-bàn tịch tĩnh là phạm trù sau khi hành giả lìa bỏ khổ đau, giải thóat tất cả mọi trói buộc của phiền não mà dục là một hình thức phiền não căn bản của khổ đau sinh tử luân hồi phát sinh trực tiếp qua sự tạo tác của thân, khẩu, ý. Ở đây muốn đạt được Niết-bàn tịch tĩnh là chỉ cần xả bỏ tất cả dục ái (tanhā) căn bản để đạt được Niết-bàn hiện hữu ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Cũng theo luận Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm 29. Đ. 11, trang. 0741b thì, “Nếu lìa dục, ái hết sẽ đạt Niết-bàn tịch tĩnh thắng diệu ”Vì dục ái là pháp căn bản của nguồngốc đưa chúng sanh đến các hữu sinh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường,nên nếu muốn giải thóat sinh tử trong ba cõi sáu đường và đạt được mọi an vui Niết-bàn tịch tĩnh giải thóat trong cuộc sống thì chúng ta phải lìa bỏ dục thì ái mới hết. Vì ái dục là nguồn gốc phát sinh mọi khổ đau phiền não trói buộc chúng sanh trong luân hồi. Do đó chúng ta nên giải thóat ái dục thì niết bàn an vui sẽ hiện hữu.

Theo Kinh Đại Bát Niết-bàn nghĩa ký 10, Đ. 37, trang. 0850b thì đức Đạo sư bảo: “Lìa giác quán gọi là Niết-bàn có nghĩa là diệt trừ trí chướng ngại; trừ bỏ trí vọng thì được gọi là xa lìa giác quán. Nhờ xa lìa giác quán được nghĩa Niết-bàn tịch tĩnh, cho nên gọi là Niết-bàn.” Đó là cách định nghĩa Niết-bàn tịch tĩnh theo nghĩa phủ định. Thông thường đức Đạo sư khi đề cập đến Niết-bàn Ngài thường dùng những từ phủ định, để tránh những ngộ nhận nếu có về Niết-bàn, mà một phạm trù như vậy chỉ có những ai thực chứng chân lý mới nhận ra một cách chính xác ngoài ra chúng ta khộng thểnhận ra được bản thể cùng các hiện tượng một cách như thật được trong đó có Niết-bàn.

Chúng ta có thể ngộ nhận về một cõi Niết-bàn có được nào đó từ những xác định của ngôn ngữ, sẽ khiến cho chúng ta nhận lầm về chúng; vì ngôn ngữ chúng ta chỉ có giá trị tương đối về mặt diễn tả chân lý một cách tương đối trong khi niết-bàn là một phạm trù thuộc chân lý tuyệt đối và, bị hạn chế trong những nhận thức của thế trí như kinh trên đức Đạo sư đã dạy. Muốn giải thóat những trói buộc hạn chế mê lầm đó thì chúng ta phải trừ bỏ hay tiêu diệt chúng mới đạt được chúng qua ngôn ngữ phủ định tương đối nhằm thể nhập vào tự tánh không của thế sống. cho nên Niết-bàn được đức Đạo sư nhắc đến qua nhiều kinh luật luânthường là dùng những danh từ phủ định như: Tanhakkhaya (diệt ái) có nghĩa là dục vọng bị tiêu diệt; Asamkhata (vô vi), có nghĩa là không bị liên kết, không bị giới hạn; Virāga (vô tham), có nghĩa là không tham lam; Nirrodha có nghĩa là sự chấm dứt (dục ái); Nibbāna, là tịch diệt, có nghĩa là sự thổi tắt, hay sự tắt hẳn. Với những từ này đức Đạo sư dùng với mục đích nhằm để phủ định những khẳng định bị giới hạn lệ thuộcvào trong trói buộc, chúng đi nghịch lại với con đường giải thóat của Ngài. Phần này hành giả nếu muốn tìm hiểu rộng hơn xin xem Tập san Pháp luân số …

Tóm lại, mục đích của Ba pháp ấn này theo như trong Câu Xá luận ký 1, Đ. 41, trang. 0001b đã giải thích thì: “Các hành vô thường chỉ dàng để giả thích rõ các pháp hữu vi, Niết-bàn tịch tĩnh dùngđể giải thích rõ các pháp vô vi, còn Các pháp vô ngã là dùng chung để giải thích rõ cả pháp hữu vi và vô vi.” Như vậy ba phạm trù này dùng để ấn chứng và khẳng định rằng nếu trong những lời dạy của kinh điển mà không liên hệ đến ba phạm trù này thì những loại kinh điển đó không phảido đức Đạo sư nói ra mà có thể là do ma nói. Vậy ba pháp ấn rất quan trọng đối với việc nhận chân và đánh giá về những gì Ngài đã dạy ra nếu những kinh điển nào không phù hợp, không có sự hiện hữu của ba phạm trù:Vô thường, vô ngã, Niết-bàn thì, không phải là kinh điển do Phật nói ra..

Hơn nữa qua ba phạm trù này cũng được đức Đạo sư cho chúng ta nhìn ra được phạm trù nghĩa lý nào dùng cho các pháp hữu vi có sinh có diệt theo sự hiện hữu và biến dịch của chúng qua nhân duyên mà mắt hữu tình chúng sanh chúng ta nhận thấy, rờ mó được và, những pháp này mang hình thức chướng ngại, còn những pháp vô vi không hình tướng, khôngthể hiện hữu và có chất ngại mà mắt chúng ta không thể nhận thấy, nhận biết trong xúc chạm của các pháp thuộc về sự mà chúng thuộc về tư tưởng,lý, khiến hành giả chúng ta phải kinh qua chứng nghiệm bằng vào những sở đắc có được mà thôi. Còn các pháp vô ngã chỉ chung cho tâm và vật củamột chúng sinh hữu tình nói riêng và muôn vật nói chung. Tâm thuộc hìnhthức vô vi không thấy, không nắm bắt được của thọ, tưởng, hành, thức vàcủa vật tức chỉ cho sắc pháp mà đại diện là đất, nước, gió, lửa, những vật chất này mắt chúng ta có thể thấy và có thể tiếp xúc trong xúc chạm nắm giữ đươc.

Ba pháp ấn này không ngoài ấn định chứng nhận để cho hành giả phân biệt được cái nào là chân lý cái nào thuộc ma vương nói ra cho các hành giả chúng ta phân biệt lựa chọn trên buớc đường tìm về giải thóat mà không sợ nhầm lẫn. Đây là ba pháp ấn mà cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa đều chấp nhận, ngoài ba pháp ấn này ra nếu cộng thêm Nhất thiết hành khổ thì gọi là bốn pháp ấn; từ bốn pháp ấn thêm vào Nhất thiết pháp không thì gọi là năm pháp ấn. Đó là những phạm trù thường thấy trong kinh điển của đức Phật còn để lại, cho dù là bốn hay là năm, chúng vẫn không ra ngoài ba pháp ấn này.

Thích Đức Thắng

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2014(Xem: 8106)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
26/04/2014(Xem: 12098)
Các tài liệu nghiên cứu cho biết chữ VẠN vốn không phải là văn tự, chữ viết (word), mà chỉ là ký hiệu (symbol). Nó xuất hiện rất sớm, có thể là từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Nhưng ký hiệu này đã không thống nhất. Có chỗ viết theo mẫu (A), ngược chiều kim đồng hồ, có chỗ viết theo mẫu (B), thuận theo chiều kim đồng hồ, như hình vẽ trên. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng này thì đúng còn hướng kia thì sai.
26/04/2014(Xem: 6921)
Đây là vòng 12 nhân duyên. Nhân là đưa đến kết quả (năng sanh). Duyên là giúp nhân thành quả (sở sanh). 12 nhân duyên còn gọi là 12 hữu chi (có cành nhánh), 12 trùng thành (gặp nhân duyên tạo thành), 12 kinh cước (chỉ móc nối với
23/04/2014(Xem: 5556)
“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh.” Câu nói đó lập đi lập lại nhiều lần trong kinh Đại Bát Niết-bàn, cũng là chủ đề Phật tánh của kinh. Phẩm Bồ-tát Sư tử rống nói: “Sư tử rống là lời nói quyết định: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Như Lai thường trụ không biến đổi.” Sư tử tượng trưng Đức Phật, bậc tối thượng trong ba cõi. Rống là lời tuyên bố dũng mãnh của Trí huệ và Đại bi. Trí huệ vì soi thấy thật tánh của muôn loài là Phật tánh. Đại bi vì lời nói ấy bao trùm tất cả muôn loài. Phật tánh này là cảnh giới của chư Phật, là Đại Niết-bàn.
27/03/2014(Xem: 8318)
Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.
25/03/2014(Xem: 10015)
AN CƯ là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo. Chữ “cư” nghĩa là ở; chữ “an” nghĩa là yên, tức là, thân thì không đi ra khỏi chùa, tâm thì chuyên cần tu học, luôn giữ chánh niệm, không chạy theo trần cảnh bên ngoài, không để ý đến các chuyện thế sự. Vậy, “an cư” là ở yên một chỗ, chuyên cần tu tập, giữ cho thân tâm tĩnh lặng, thanh tịnh.
12/03/2014(Xem: 22271)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
09/03/2014(Xem: 26146)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 7670)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
23/02/2014(Xem: 10798)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567