Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhơn Quả

18/06/201102:20(Xem: 3712)
Nhơn Quả

NHƠN QUẢ

---o0o---

THÍCH TÍN NGHĨA

Thông thường ai cũng biết, ai cũn giải thích được: Nhơn là nguyên nhơn, Quả là kết quả, hoặc nguyên nhơn và quả báo. Thực ra, tưởng là đơn thuần như vậy, nhưng không phải là như vậy.

Đứng về tinh thần Phật giáo mà giải thích sự tương quan tương duyên giữa nhơn và quả thật vô cùng mầu nhiệm. Nhơn là cái cớ để sinh ra quả, quả là cái vật do nhơn phát sinh. Sự liên lạc hay tương phản giữa nhơn và quả nhiều khi trở nên phức tạp và dễ dàng lẫn lộn làm cho chúng ta có khi khó nhìn rõ ra được, khó phân biệt, khó nhận thức. Vì trong nhơn đã có quả và trong quả đã có nhơn. Chính vì quá khó, nên những người tâm trí bình thường, hoặc dùng trí thức của thế gian mà không học Phật, sinh ra nông nỗi; hoặc những vị có học Phật nhưng học không đến nơi đến chốn, không chịu khó nghiên tầm thấu đáo chơn lý của nó; hoặc chỉ học suông mà không thực hành thì rất khó mà hiểu cho được lý Nhơn quả của Phật giáo. Thật ra thì nhơn nào quả nấy, không bao giờ sai khác, không bao giờ tương phản; chỉ vì nó đến với chúng ta nhanh hay chậm(nhơn quả một thời và nhơn quả nhiều đời).Đã có nhơn thì phải có quả, có quả ắt phải do nhơn gây ra, đó là lẻ của hơn quả. Nhơn tốt thì quả tốt lành, nhơn xấu thì quả phải xấu, quả dữ. Đó là một định luật bất di dịch, đương nhiên. Nhờ lý nhơn quả, chúng ta nhận thức được rõ ràng là: Thuyết vũ trụ vạn hữu do một đấng Thượng đế an bài, sáng tạo, có quyền uy về sự thưởng phạt, ... thì không thể đúng với khoa học và không phù hợp với chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy được lý nhơn quả đã xóa tan đi vấn đề mê tín dị đoan, không nương theo một đấng quyền uy tối thượng, một vị thần linh tối cao. Và cũng từ đó, con người mới không ỷ lại hay giao phó số phận của chính mình vào một thần quyền nào khác. Tất cả đều do con người. Đã có nhơn có quả. Không có thuyết thuyết tự nhiên hay tự hữu, hằng có đời đời, ... Như vậy, không có một sự thưởng phạt bất bình do một đấng quyền uy nào đó đưa tới, mà chỉ là do gieo nhơn để gặt lấy quả mà thôi.

Kinh Pháp Cú đức Phật dạy :

-. "Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.".

Nghĩa là :

Muốn biết nhơn quá khứ ra sao, cứ nhìn cái quả mình đón nhận trong hiện tại; muốn biết cái quả trong tương lai, cứ nhìn hành động mình đang làm trong hiện đời.

Chúng ta tạo nghiệp, chúng ta thọ báo. Quả và nhơn đi liền với nhau như ngày và đêm, như sáng và tối. Con người là chúa tể tất cả. Con người tạo thiện hay ác để có qủa lành hay dữ. Lý nhơn quả đã chỉ bày rõ ràng, hiển nhiên, không thể chối cãi được. Vì con người là chúa tê nên nó định đoạt tất cả những hành động thường ngày trong cuộc sống của nó, không một ai có quyền thưởng phạt hay đặt để cho mình bất cứ cái gì. Chính nhờ lý nhơn quả của đạo Phật đã đem lại cho chúng ta một đức tin mãnh liệt, sáng suốt.

Đức Phật dạy :

-"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".
hay :
-. "Nhất thế duy tâm tạo."
Hết thảy các sự vật, hành động, ý thức, ... đều hoàn toàn do tâm mình tạo tác.

Đức Phật dạy tiếp:

-."Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự đau khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe."

Và :
-."Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẻ theo nghiệp kéo đến nhuư bóng theo hình.".

Dựa vào hai câu Phật ngôn trên đây, chúng ta hãy kiểm chứng vào lý nhơn quả qua một vài trang sử của nước nhà qua bao thời đại, cũng như kiểm chứng vào việc tu tập của chính mình, việc tổ chức chính thể, chế độ hay một đảng phái, một tôn giáo... Nếu như thấy sai quấy thì cũng nên bình tâm tĩnh trí mà sửa đổi lại, may ra có thể an lạc, tươi sáng trong tương lai; đừng vì tự ái cá nhân để nhẫn tâm làm mất đi đoàn kết, làm lũng đoạn tình người với nhau.... Hãy nhìn vào các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và cận đại như chín năm chế độ Ngô Đình thì sẽ rõ.

Từ Bắc thuộc nhà Ngô (939-965) và nhà Đinh (908-980), trong những lúc giành lại tự chủ, giành lại độc lập cho quốc gia, đem lại an bình cho dân tộc. Triều đại thứ ba của nhà Tiền Lê (908-1009), khi nắm được quyền bính trong tay, Lê Hoàn lợi dụng vua Đinh Tuệ còn nhỏ mới sáu tuổi, với thập đạo sứ quân, với uy quyền và chức vụ phụ chánh sẵn có. Lê Hoàn đã sai Phạm Cự Lượng đem quân ra biên thùy để đánh giặc. Trước khi chống giặc, Phạm Cự Lượng đã hội quần thần bá quan văn võ trước điện để tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. Vì, vua Đinh Liễn bị loạn thần Đỗ Thích ám hại năm 979(Việt Nam sử lược trang 90-91).Nhà Đinh chuyển ngôi cho nhà Tiền Lê từ đó.

Nhà Tiền Lê lên làm vua được ba đời. Vua Lê Long Đỉnh tức Lê Ngọa Triều chết năm 1009. Tưởng cũng nên biết rằng: Lê Long Đỉnh là một hôn quân vô đạo, đã từng lấy mía róc lên đầu Sư sãi, sai lính lấy dầu quấn vào mình tù nhơn để đốt, và lấy đó làm thú vui tiêu khiển hằnfg ngày. Khi Ngọa Triều chết, Đào Cam Mộc thấy con còn nhỏ, nên tôn quan Điện Tiền chỉ huy sứ lên ngôi tức là Lý Công Uẩn(Việt Nam sử lược trang 95-97).Triều đại nhà Lý bắt đầu.

Đến đây chúng ta thấy lý Nhơn quả của Phật giáo đã hiển hiện là: Nhà Tiền Lê xây dựng qua sự đoạt ngôi do một vị võ quan, thì khi mất ngôi cũng do một vị võ quan và con cái cũng đều còn nhỏ dại cả.

Nhà Lý (1009-1225), trị vì vào khoảng 216 năm. Vị vua thứ tám là Huệ Tông nhường ngôi cho con là Lý Chiêu Hoàng năm 1224. Lý Chiêu Hoàng còn nhỏ mới bảy tuổi. Trần Thủ Độ âm mưu tìm cách ép gã cho Trần Cảnh, đồng thời ép buộc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng vào năm 1225. Trầnh Cảnh lên ngôi lầy niên hiệu là Trần Thái Tông. Với manh tâm là củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ đã dùng tất cả những thủ đoạn, những ác tâm bằng cách :
-. Lý Huệ Tông đã xuất gia đầu Phật, nhưng, Trần Thủ Độ vẫn bắt buộc thắt cổ tự vẩn.

-. Tìm cách ám hại hết tất cả những tôn thất, tôn thần của nhà Lý để trừ hậu họa về sau. Năm 1225, lợi dụng việc tế lễ các đấng tiên vương của nhà Lý tại thôn Thái Dương, làng Hoa Lâm, thuộc huyện Đông Hải tỉnh Bắc Ninh ; Trần Thủ Độ cho lính đào ngầm những hầm sâu, lợp lá bên trên, đợi khi con cháu tôn thất nhà Lý rơi tuột hết xuống hầm thì cho lính vùi lấp hầm, chôn sống hết.

-. Trần Thủ Độ muốn cho nhân dân quên đi tất cả những tông tích của triều đại nhà Lý, ông lấy cớ là vua nhà Trần tên Lý(Trần Lý tức là tên của ông nội vua Trần Thái Tông),để dễ dàng buộc những người mang họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn hay họ khác (Việt Nam sử lược trang 116-121).

-. Để tránh nạn thông gia trộm cướp ngôi lẫn nhau, Trần Thủ Độ bắt buộc các vua nhà Trần phải lập gia đình với con cháu tôn thất nhà Trần. Tuy nhiên, nhà Trần cũng không thể tránh được nạn ngoại thích cầm quyền trong tay.

Hồ Quý Ly cò hai bà cô lấy vua thứ năm là Minh Tông. Một sinh ra Huệ Tông, một sinh ra Duệ Tông. Và, con gái của Quý Ly lấy vua Thuận Tông là thái tử của vua Nghệ Tông. Nhờ đó, Hồ Quý Ly đã lợi dụng được bà con, lợi dụng sự mù quáng của nhà vua để đoạt ngôi vị cho nhà Hồ. Trong lúc Nghệ Tông đang là Thái thượng Hoàng, nhưng Quý Ly đã tìm cách bắt buộc phải phế bỏ vua Hiến Đế. Những vị thái tử, hoàng tử thân vương, ông xin Nghệ Tông cho sát hại đi.

Sau khi Nghệ Tông mất (1394), Quý Ly ép con vua Nghệ Tông là Thuận Tông phải hường ngôi cho con là Hiếu Đế mới ba tuổi và cho người giết Thuận Tông. Tôn thất của nhà Trần là Trần Nguyên Hãng, Trần Khắc Chân tìm cách trừ khử Quý Ly, việc không thành, bị Quý Ly giết hại hết. Cả thảy 370 người.
Năm 1400, Quý Ly cho hạ bệ Thiếu Đế để đoạt ngôi, lập ra cơ nghiệp nhà Hồ(Việt Nam sử lược trang 174-181)

Cũng tương tự như nhà Trần, để tránh hậu họa trong miếu đường cũng như ngoài nhân gian, Hồ Quý Ly bắt con cháu nhà Trần phải đổi thành họ Trịnh. Vì lấy cớ vợ của Lê Thái Tổ tên là Phạm thị Ngọc Trần(Theo Đại Việt sử ký Toàn thư trang 101-179).

Nhà Hậu Lê (1428-1788), lên ngôi là nhờ giải phóng ách thống trị của nhà Minh. Tuy nhiên, trong việc làm nầy, vua Lê Thái Tổ đã dùng một tủ đoạn rất đặc biệt, Năm 1427, sau mười năm chiến đấu trường kỳ gian khổ, Lê Thái Tổ tức Bình định Vương Lê Lợi, đang ở trong thế mạnh, nhưng vẫn không đuổi được quân Minh. Bấy giờ tướng nhà Minh tên Vương Thông muố đem quân về xứ, nhưng sợ mang tiếng là hèn nhác, bèn lục tờ chiếu của vua Minh ban hành năm 1407, nói về việc tìm kiếm con cháu nhà Trần để lập tự. Trong lúc ấy, cũng có sứ đến nói với Bình Định Vương phải tìm con cháu nhà Trần lên làm vua để giải binh. Vì muốn chấm dứt chiến tranh, để sớm thống nhất sơn hà và để sớm thành công cho Bình Định Vương, Lê Lợi liền chấp thuận ý kiến đó, liền cho mời Trần Cao(Người tự xưng là con cháu của Trần Nghệ Tông)lên làm vua bù nhìn và xưng cầu phong của nhà Minh.

Sau khi Liễu Thăng cầm binh cứu viện bị đánh bại, nhà Minh nhận cho Trần Cao làm vua nước An Nam; đồng thời, cho Vương Thông đem quân về nước(Việt Nam sử lược trang 216-223). Đến khi chiến tranh vừa yên ổn, Bình Định Vương cho người giết Trần Cao để lên ngôi hoàng đế năm 1428 (Việt Nam sử lược trang 234).

Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê 1527, hai họ Trịnh và Nguyễn lấy danh nghĩa phò nhà Lê để lập tự. Hai vị vua Trang Tông và Trung Tông thì tương đối có chức vị đẹp đẽ, có đôi chút quyền thế. Sau đó, cả thảy 13 đời vua nhà Hậu Lê kể từ vua Anh Tông đến Hiển Tông đều là vua bù nhìn của chúa Trịnh. Họ Trịnh đoạt vận mạng ngôi vua, có quyền đưa lên hay hạ xuống. Cũng có thể bị ám hại đi như vua Anh Tông bị Trịnh Tùng giết năm 1573, vua Kinh Tông thì bị Trịnh Tùng bắt buộc thắt cổ chết năm 1619. Vua Lê Đế Duy Phương phế rồi bị giết năm 1732(Việt Nam sử lược trang 262-270).Trong suốt hai trăm năm họ Trịnh duy trì 13 đời vua bù nhìn của nhà Lê, trong đó có ba vị vua bị bức tử.

Bây giờ nhìn vào nhơn quả của Phật giáo để nhận xét, cho chúng ta thấy rằng :

-. Vua Lê Thái Tổ chỉ giết một Trần Cao bù nhìn mà con cháu sau nầy người bị giết, kẻ bị bù nhìn dài đăng đẳng. Như vậy, một khi thành lập một triều đại mới có một hành động không tốt với triều đại cũ, cho dù là tập thể hay cá nhân đi chăng nữa; nếu đem ra để viện lý là phải hành động như vậy vì quốc gia dân tộc đi chăng nữa; nhưng, những con cháu hậu duệ cũng không tránh khỏi quả báo của cha ông đã gieo rắc từ trước.

-. Trần Thủ Độ đã giết con cháu nhà Lý như thế nào, bắt buộc con cháu nhà Lý đổi họ ra sao; sau đó con cháu nhà Trần cũng gánh chịu hậu quả y như vậy do Hồ Quý Ly đem lại.
Gần đây, triều đại Ngô Đình bội hứa với vua Bảo Đại, đoạt ngôi nhà Nguyễn ra sao, giết hại các đảng phái càc giáo phái chân chính như thế nào, để rồi cuối cùng cả giòng họ phài đón nhận một hậu quả vô cùng thảm não. Tất cả gần như bất đặc kỳ tử.

Bằng chứng :

Nhà Ngô đã phản bội Quốc trưởng Bảo Đại thì Hội đồng Tướng lãnh hạ bệ nhà Ngô. Nhà Ngô giết hại các phần tử chân chánh, các chính trị gia đảng phái, nhân sĩ yêu nước; đồng bào vô tội để cũng cố chế độ độc tài gia đình đình trị mà đã một thời mang tai tiếng là tam đại Việt gian; cuối cùng quân nhân cán chính các cấp và toàn dân miền Nam Việt Nam đã đứng lên làm cách mạng, làm lịch sử xóa tan Ngô triều. Và, các tướng lãnh cũng đã đối xử một câu khi cho người đi đón hai anh em Ngô Đình Diệm là: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.

Trên đây là những trang sử đã để lại cho con dân hậu duện Việt soi chung đã ảnh hưởng rất rõ ràng theo giáo lý nhơn quả của nhà Phật.
Còn trong Phật giáo, dù xuất gia hay tại gia cứ y theo giáo lý mà hành trì, tu niệm. Đạo Phật đặt nặng vấn đề hành trì hơn là lý thuyết. Lý hay, thuyết giỏi mà không thực hành, không tu tập thì chẳng khác nào cái đãy đựng đồ.

Lời thật lúc nào cũng khó nghe và dễ mất lòng, nhưng, thuốc đắng thì đả tật. Viết lên đây chỉ là một ý kiến xây dựng và mong mỏi được nhìn hình ảnh đẹp đẽ trong mai hậu; với hy vọng lớp hậu duệ của con dân nước Việt trong cũng như ngoài nước nhìn vào lịch sử qua lăng kính nhơn quả của Phật giào để xây dựng cho mình, cho người và chung cho xã hội được hoàn hảo hơn. Làm được và sống được như giáo lý nhơn quả mà đức Phật đã dạy thì đó là đã trực tiếp tạo hạnh phúc, tạo an lạc cho mình, cho người và cho xã hội.

Đức Phật thường dạy :

..."...Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng sợ chết, vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, đừng giết, đừng bảo ai giết.", "Ai cũng muốn tránh điều khổ, ai cũng muốn có hạnh phúc. Vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, đừng gây điều khổ cho người khác, đừng phá hại hạnh phúc người khác", "Ai cũng có gia đình, thân nhân muốn bảo bọc, muốn duy trì hạnh phúc được tốt đẹp. Vậy thì đừng phá gia đình, đừng phá thân nhân của người khác.", "Ai cũng muốn của cải của mình được trọn vẹn yên ổn. Vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, giữ gìn của cải của người khác, đừng xâm phạm, đừng gian tham, đừng bóc lột, đừng cướp giựt !...".

Là Phật tử luôn luôn tưởng nhớ lời đức Phật thường dạy : Thân mạng vô thường, sớm còn tối mất,...",như sương ban mai trên đầu ngọn cỏ lóng lánh, phản chiếu tợ kim cương dưới ánh nắng mát dịu của buổi bình minh ; nắng gắt lên rồi thì còn lại được gì ? Vì, trong kinh Phật dạy : "Mạng tợ ngưng sương...". Thân người như bóng câu qua cửa sổ, như sợi chỉ mành treo chuông. Chiêm nghiệm được như vậy thì cuộc sống của mình, của người và của xã hội sẽ mãi mãi an lạc, hạnh phúc. Từ đó thế giới sẽ không còn chiến tranh, lao tù. Không còn cảnh mạnh được yếu thua, giàu sang hiếp đáp kẻ nghèo khó, khốn cùng. Nhìn nhau toàn là anh em trong giòng nước mắt cùng mặn và trong giòng máu cùng đỏ như nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3957)
Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.
31/12/2010(Xem: 3694)
Rõ ràng, đối với đạo Phật, tâm là cơ sở, là đối tượng, đồng thời cũng là công cụ của việc thực nghiệm đời sống tâm linh. Tâm là gốc của sinh và tử...
28/12/2010(Xem: 3288)
Phật tử Chơn Từ Bi hỏi: Con nghe nói đạo Phật là chánh tín nhân quả, lấy tứ diệu đế làm nền tảng là minh triết đạo Phật? Tại sao bây giờ con thấy trong các chùa, kể cả chùa Ban tri sự Phật giáo Tỉnh và các Huyện vẫn cúng sao giải hạn một cách công khai trong những ngày đầu năm và hàng tháng? Như vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
28/12/2010(Xem: 3350)
Một trong các phương pháp thực tập sự kham nhẫn là học hạnh chịu đựng của đất. Đất có thể bao dung hết muôn loài vật trên thế gian này. Đất nuôi sống thiên nhiên, cỏ cây, hoa trái để nuôi dưỡng chúng sinh. Từ đất con người khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để có điều kiện gia tăng sản xuất, nâng cao đời sống để nhân loại và muôn loài vật tồn tại.
26/12/2010(Xem: 8712)
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera. Vào tuổi 20, ngài được thụ phong đại đức ở Kandy, năm 1947. Ngài hoàn tất chương trình giáo dục tại đại học Vidyalankara và đại học Phật học ở Colombo. Ngài sang Ấn độ trong 5 năm để làm việc thiện nguyện cho hội từ thiện Mahabodhi, giúp đỡ người Harijana ở những thành phố Sanchi, Delhi, và Bombay. Mười năm sau đó, ngài sang Mã lai, làm cố vấn tôn giáo cho hội Sasana Abhivurdhiwardhana, hội từ thiện Phật giáo, và Liên đoàn thanh niên Phật tử Mã Lai. Ngài cũng là giáo sư dạy các trường Kishon Dial, Temple Road Girls, và Trụ sở Nguyên tắc Phật học hội ở thủ đô Kuala Lumpur.
26/12/2010(Xem: 13995)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
12/12/2010(Xem: 6875)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
28/11/2010(Xem: 6880)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
13/11/2010(Xem: 4012)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
11/11/2010(Xem: 5044)
Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng đệtử của đức Đạo sự từ tại gia cũng như xuất gia và,nhất là dành cho các hàng Bồ-tát tu tập muôn hạnh trong việctự độ và độ tha; có nơi còn gọi là Lục độ vạn hạnh.Lục ba-la-mật gọi đủ là Lục Ba-la-mật-đa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]