Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

10/01/201308:35(Xem: 3609)
Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

KHAI THỊ PHẬT HỌC CƠ BẢN (PHẦN CUỐI)

PhápSư Tịnh Không

5. Vấn đề thứ năm, câu hỏi “Trong xã hội hiện đại, mật tông, thiền tôngđều rất thịnh hành. Mật tông thì nói ‘tức thân thành Phật’, thiền tông lại nói‘minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật’, vậy rốt cuộc việc thành Phật là nhưthế nào”?

Chữ “Phật” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độmà dịch ra, kỳ thật chữ này có thể đem dịch sang Trung văn, nhưng tại sao lạikhông dịch? Vì trong trung tâm dịch kinh thời xưa quan niệm có năm loại khôngdịch. Từ này thuộc về lòng tôn kính nên không dịch. Chỉ có thể dịch âm, ý nghĩalà trí tuệ, giác ngộ. Tuy nhiên hàm ý trong danh từ “Phật” vượt ra ngoài lýgiải của chúng ta. Trí tuệ của ngài là trí tuệ viên mãn, giác ngộ của ngài làtriệt để giác ngộ. Nói cách khác, đối với cả vũ trụ nhân sinh, thậm chí đến quákhứ vị lai, chân thật không gì không biết, không gì không giác. Phải đạt đếncảnh giới như vậy mới gọi là thành Phật.

Nếu các vị hiểu rõ hàm ý của chữPhật này thì liền biết “tức thân thành Phật” của mật tông có thể thành được haykhông? Ngay trong đời hiện tại, hoặc trong thời gian tu học ngắn ngủi của bạn,bạn có thể tường tận thông suốt được chân tướng của vũ trụ nhân sinh hay không?không hề tường tận là không thể thành Phật. Lời nói của thiền tông so với “tứcthân thành Phật” của mật tông, tôi cảm thấy ý nói tiến bộ thêm một chút. Vì nócó điều kiện, điều kiện là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai cóthể đạt đến được minh tâm? . Do đây mà biết, tâm chúng ta không minh, hiện tạitâm này bị mê hoặc. Yêu cầu tu học của thiền tông là phá trừ mê hoặc, hồi phụctự tánh. Khi mê, Phật pháp gọi là “tâm”, khi giác ngộ thì gọi là “tánh”. Các vịphải biết “tâm” cùng “tánh” là một thể. Nếu tâm sáng suốt thì gọi là bổn tánh,nhà Phật gọi là “chân như”. Lúc nào bạn đã kiến tánh, minh tâm thì lúc đó gọibạn là Phật, bạn không còn là phàm phu nữa. Khác biệt giữa phàm phu và Phật ởchỗ này. Phàm phu chúng ta phải mặc áo ăn cơm, Phật Bồ tát cũng mặc áo ăn cơm;phàm phu chúng ta có công việc, Phật Bồ tát mỗi ngày cũng làm việc, trên sựtướng thì không hề khác nhau, khác biệt chính là cảnh giới. Họ có trí tuệ chânthật, chân thật không gì không biết, không gì không thể. Nếu chúng ta hiểu rõthì liền hiểu được hai câu nói này.

Tuy trong kinh luận, trong chú sớcủa đại đức xưa có, nhưng trên thực tế thì tuyệt đối không phải người thôngthường có thể làm được. Nói đến “tức thân thành Phật” của mật tông, trong VănSao của Ấn Quang đại sư đã nói rất rõ ràng, chúng ta không cần phải bàn nhiều.Trước khi lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vãng sanh không lâu, tôi có gặp ông, ông cũnglà truyền nhân của mật tông, bản thân ông là Kim Cang Thượng sư. Ông rất thànhthật nói với tôi: “vào thời đại này, căn cơ để học mật đã không còn nữa”, nóicách khác, học mật nếu muốn ngay đời này thành tựu thì không thể tìm ra. Mậttông không thể thành tựu, thiền tông cũng rất khó tương tự. Kinh Đại Tập, Phậtnói: “Thời kỳ mạt pháp chỉ có pháp môn tịnh độ đới nghiệp vãng sanh”, pháp nàydễ dàng thành tựu, hơn nữa còn thành tựu ổn định. Chúng ta tuân theo lời giáohuấn của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là học sinh tốt của Phật, chăm chỉ nỗ lựcniệm Phật, y theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu tập, tương lai nhất địnhcó kết quả tốt đẹp.

Từ xưa đến nay, niệm Phật vãng sanhđã có rất nhiều tướng lạ không thể nghĩ bàn. Những người này biểu hiện rõ ràngđể chúng ta xem. Mật tông “tức thân thành Phật”, chúng ta chưa hề thấy qua,cũng không hề nghe nói. Lão cư sĩ Hòang Niệm Tổ cũng không dám nói mình “tứcthân thành Phật”. Lão pháp sư Đàm Hư sống đến hơn chín mươi tuổi mới vãng sanh.Sinh tiền ông nói với người rằng ông gặp qua rất nhiều vị thiện tri thức củathiền tông, gặp qua người có được thiền định, nhưng chưa gặp qua người khaingộ, cũng chính là người “minh tâm kiến tánh”. Không những không thấy qua màcòn không hề nghe nói. Do đây có thể biết, mật và thiền rất khó, tuyệt đốikhông phải người thông thường có thể thành tựu.

Đại sư tổ thứ sáu thiền tông nói rấthay, đối tượng mà ngài tiếp dẫn là người thượng thượng căn. Chúng ta tự nghĩxem mình có căn khí thượng thượng căn hay không?. Thế nào gọi là thượng thượngcăn? phiền não nhẹ, trí tuệ lớn. Nói cách khác, vọng tưởng, phân biệt, chấptrước rất ít; sáu căn thông lợi, mắt vừa thấy, tai vừa nghe, thân vừa tiếp xúcliền thông đạt, liền thông suốt, hơn nữa không có sai lầm. Căn tánh như vậy mớixem là người thượng thượng căn, bạn mới có duyên phận tiếp nhận tu học pháp mônnày.

Điều kiện của mật tông thì cao hơn.Trong kinh đại thừa, mật tông nói “tức thân thành Phật”, lời nói này cũng khôngphải giả, học Phật không học mật nhất định không thể thành Phật, có thể thấyđược mật rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, Phật pháp không có bí mật.Phàm có bí mật, thì đó không phải là việc tốt, tại sao? vì không thể nói vớingười thì sao là việc tốt được. Phật pháp nói cái mật này là thâm mật, khôngphải thiển trí, không phải người huệ ít mà có thể lãnh ngộ, cho nên gọi nó làmật. Vậy lúc nào mới có thể chính thức bắt đầu học mật?, pháp đại thừa nói, khithành Bát Địa Bồ Tát. Liệu bạn đang là Bồ tát địa thứ mấy? Bồ Tát Bát Địa chínhthức học mật vì họ đã chứng được bất động địa.

Thông thường chúng ta nói tu hànhthành Phật cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp, người hiện đại gọi con số nàylà con số thiên văn, không phải tính từ hiện tại, cũng không tính từ đời đờikiếp kiếp trong quá khứ của chúng ta, mà tính từ ngày bạn phá được nhất phẩm vôminh, thấy một phần chân tánh. Rõ ràng hơn, nếu bạn đoạn kiến tư phiền não,siêu việt sáu cõi luân hồi, chứng được quả A La Hán, đã là rất tốt, vậy cũngkhông tính. Bạn có thể tiến thêm một bước, phá trần sa vô minh siêu việt mườipháp giới, vẫn chưa tính. Cần phải tiến thêm một bước nữa, phá nhất phẩm vôminh, chứng một phần pháp thân, lúc đó bắt đầu tính từ ngày này, thực tế chínhlà bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ mà kinh Hoa Nghiêm đã nói. Ba a tăng kỳkiếp là nói đối với họ, không phải nói với chúng ta, chúng ta không có phần.

Một a tăng kỳ kiếp tu mãn ba mươingôi thứ, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, đây là Viên Giáo. A tăng kỳ kiếpthứ hai tu mãn bảy ngôi thứ, từ sơ địa đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba tumãn ba ngôi thứ, bát địa, cửu địa, thập địa, càng lên cao, càng khó khăn. VậyBồ tát Bát Địa, việc tu hành của họ đã tiến vào thời kỳ đầu của ba a tăng kỳkiếp, lúc này họ mới chính thức học mật, làm gì có phần của chúng ta. Không thểnói truyền cho bạn mấy câu chú, ngày ngày trì chú, học vài thủ ấn thì gọi làhọc mật. Đó chỉ là hình thức của mật, không phải thật. Những thường thức nàychúng ta nhất định phải hiểu, về sau mới không sanh ra quan niệm sai lầm.

6. Vấn đề thứ sáu, những năm gần đây trong lẫn ngoài nước, thời gian tôi ởtương đối ít, phần nhiều thời gian đều ở nước ngoài, nhất là nước Mỹ, tôithường nghe các đồng tu nói, có một vị pháp sư, một vị đại đức, một vị Lạt Manào đó tự xưng họ chính là Bồ tát tái sanh, Phật tái sanh. Người ta đến hỏi tôirằng những lời nói này rốt cuộc thật hay giả.

Thực tế họ đã hỏi sai người, tôi làmsao biết được. Nếu tôi biết được thì chẳng phải tôi đã thành Phật rồi. Tôi chưathành Phật, làm sao tôi biết họ thành Phật; tôi không phải là đại Bồ tát táisanh thì làm sao tôi biết họ là đại Bồ tát tái sanh. Do đó, những truyền thuyếtnày đã mê hoặc rất nhiều đồng tu học Phật trong xã hội, đặc biệt là sơ học.Thậm chí không chỉ sơ học, ngay đến lão tu cũng bị họ mê hoặc. Tuy không biếthọ là thật hay giả, nhưng trên kinh Phật có thuyết minh, chư Phật Bồ tát ứnghóa ở thế gian này đích thực rất nhiều. Khi chúng sanh có khổ nạn to lớn, chưPhật Bồ tát đại từ đại bi ứng hóa ở thế gian, cùng hòa mình với tất cả đạichúng, không nhất định dùng thân phận gì. Giống như trong Phổ Môn Phẩm đã nói,Bồ tát Quán Thế Âm hiện ba mươi hai tướng, nên dùng thân gì để độ, ngài liềnhiện ra thân đó, nam nữ già trẻ, trong các nghề nghiệp đều có Phật Bồ tát hóathân.

Thế nhưng có một nguyên tắc, họ nhấtđịnh không để lộ ra thân phận, nếu lộ ra thân phận, họ lập tức phải ra đi,không thể lưu lại thế gian này. Việc này chúng ta đã xem thấy trong lịch sử,thân phận vừa lộ, mọi người biết, họ liền ra đi, đó chính là thật. Còn nếu nóithân phận lộ ra mà họ vẫn không đi, thì việc này trở nên kỳ lạ, không hề tươngưng với kinh, do đó mà biết không phải thật. Không phải thật chính là giả mạoPhật Bồ tát lừa gạt chúng sanh, thu danh vọng lợi dưỡng, tạo tội nghiệp. Chúngta hiểu những thường thức này thì sẽ không đến nỗi bị lừa.

Gần đây nhất, mọi người mới biết đạisư Ấn Quang là Bồ tát Đại Thế Chí hóa thân tái sanh. Bạn xem hành nghiệp cả đờingài cùng với người phổ thông phàm tục không hề khác biệt. Thế nhưng xem việctu hành của ngài, xem ngài giáo hóa chúng sanh, đích thực rất tương ưng vớinguyên lý nguyên tắc trong Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương. Việc ngài làBồ Tát Đại Thế Chí tái sanh do một vị cư sĩ nói trong sách Vĩnh Tư Tập. Trướckhi đại sư vãng sanh bốn năm, lúc đó vị cư sĩ này là một học sinh sơ trung,chưa hề tiếp xúc Phật giáo cũng không tin Phật giáo. Cô gặp qua một giấc mộngthấy Bồ Tát Quán Thế Âm mặc áo trắng nói với cô rằng, Bồ Tát Đại Thế Chí đanggiảng kinh thuyết pháp tại Thượng Hải, khuyên cô đi nghe. Cô hỏi: “Vị nào làĐại Thế Chí Bồ Tát?”. Ngài liền nói: “Vị ấy là pháp sư Ấn Quang”. Sau đó cả nhàđi gặp pháp sư Ấn Quang, đem sự việc nằm mộng nhìn thấy được nói ra. Pháp sư ẤnQuang mắng cô một trận vì tội yêu ngôn hoặc chúng, về sau không được phép nóinữa, nếu nói nữa thì cô đừng đến chỗ ngài. Cô mất hồn không dám nói nữa. Bốnnăm sau, Ấn Quang đại sư vãng sanh, cô mới đem việc này công bố ra.

Cho nên chân thật là người tái sanhnhất định sẽ không để bộc lộ thân phận. Bộc lộ thân phận mà không đi, là có vấnđề. Pháp sư Ấn Quang một mực phủ nhận, làm gì có việc tự mình xưng là Phật BồTát tái sanh. Chúng ta phải cẩn thận để ứng phó.

7. Vấn đề thứ bảy, xã hội lưu hành phổ biến tập tục cúng bái. Ở Đài Loan,phương Nam Trung Quốc từ xưa thường chọn ngày mùng một, và mười lăm đi lễ chùa,mục đích cầu phước, cầu khỏe mạnh sống lâu, thăng quan phát tài. Có hiệu quảkhông?

Những sự lý này, bình thường tronglúc giảng kinh chúng ta đều đã nói qua nhiều lần. Xin nói với các vị, không cóhiệu quả. Tuyệt đối không phải bạn đi bái lạy thì chân thật có thể tiêu taiđược phước, làm gì dễ đến vậy. Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý nhân quả.Tai nạn có nhân duyên của tai nạn, phước đức có nhân duyên của phước đức. Trồngnhân thiện nhất định được quả thiện, viễn ly tất cả nhân ác thì bạn sẽ khônggặp phải tai nạn. Nhân duyên quả báo là chân lý, chúng ta phải tin tưởng.

Người thế gian, đặc biệt là nhữngquốc gia đang mở cửa, đời sống nhân dân giàu có, khi giàu có thì tăng thêm lòngtham sân si. Trước tiên là phải cầu sống lâu, cầu không già, Tần Thủy Hoàng,Hán Võ Đế thời xưa cầu sống lâu không già, hiện tại nhân gian cũng đều đangmong cầu sống lâu không già, nhưng có thể cầu được hay không? Tần Thủy Hoàngchết rồi, Hán Võ Đế cũng chết rồi, chúng ta phải tin tưởng sanh ra thì nhấtđịnh phải chết, ai có thể thoát được cửa này.

Xã hội hiện tại xem tướng, đoánmạng, xem phong thủy thì làm ăn sẽ đặc biệt hưng vượng. Tướng mạng phong thủycó hay không? đích thực là có, tướng mạng là số, phong thủy là hoàn cảnh cưtrú. Người thông thường không có sức định, không có trí tuệ, tâm tùy cảnhchuyển, cho nên hoàn cảnh cư trú ảnh hưởng tâm trạng của họ, vậy thì hoàn cảnhcư trú không thể không xem trọng, không thể không chọn lựa. Nhưng tốt xấu củaphong thủy thì tuyệt nhiên không hề nhất định, ông này ở đây thì rất tốt, ôngkia ở đây lại chưa hẳn thích hợp. Do đây mà biết, hoàn cảnh cư trú đều do nhâncủa người mà khác nhau, nó không cố định.

Ngạn ngữ có câu “Người phước ở đấtphước, đất phước người phước ở”, lời nói này rất có đạo lý. Nếu bạn chân thậtcó phước báu, phong thủy nơi bạn ở vốn dĩ không tốt, nó tự nhiên sẽ đổi tốt, cảnhtùy tâm chuyển, việc này Phật đã nói. Cảnh chính là phong thủy, là hoàn cảnh cưtrú, tùy theo tâm chuyển. Chúng ta nương vào nguyên tắc này để xem hoàn cảnhđịa cầu của chúng ta hôm nay, đại hoàn cảnh mà chúng ta đang cư trú. Tâm ngườihiện tại tham sân si mạn đang gia tăng tốc độ, làm cho đại hoàn cảnh của chúngta vốn dĩ tốt đẹp, nhưng hiện tại đã bị tàn phá, đây không phải là phong thủytùy theo tâm chuyển hay sao?. Đại hoàn cảnh mà như vậy, thì hoàn cảnh nhỏ cũngkhông ngoại lệ.

Kim Sơn Hoạt Phật là pháp sư DiệuThiện, chùa Kim Sơn Trấn Giang đầu năm dân quốc, con người này khi còn ở đời,hình tướng của ngài gần giống Tế Công Trưởng lão thời xưa, biểu hiện khùngkhùng điên điên, nhưng lời ngài nói, việc ngài làm, chân thật là sự nghiệp NhưLai. Ngài đã từng có một đoạn nói đến việc đoán mạng: “Tiên sinh đoán mạng,ngay đến mạng của chính mình cũng không biết thì làm sao có thể biết được mạngcủa người khác”. Họ làm nghề xem tướng đoán mạng vì muốn kiếm tiền sinh sốngthì họ làm gì đoán đúng được. Đoán mạng chuẩn xác chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni,ngài là bậc cao minh đoán rất chuẩn. Ngài kết luận, không nên tin tưởng mạng,phải tin tưởng nghiệp, vì mạng do nghiệp tạo. Không làm việc ác, mạng của bạnliền sẽ tốt; còn bạn không ngừng tạo ác, vẫn hại người lợi mình mà còn mongmạng mình tốt, làm gì có đạo lý này. Chúng ta trong lúc giảng kinh cũng thườnghay nhắc nhở đồng tu, hại người nhất định không thể lợi mình. Chỉ cần bạn bìnhlặng quan sát từ lịch sử đến xã hội hiện đại, phàm hễ làm những việc hại ngườilợi mình, đến sau cùng đều thất bại thê thảm, Phật pháp gọi là “báo ứng hiệnđời”. Còn quả báo đời sau thì nhất định ở ba đường khổ, còn gì khổ hơn?

Chân thật lợi mình chính là lợingười. Bạn lợi ích chúng sanh càng nhiều thì lợi ích chính mình cũng sẽ càng tolớn. Cho nên người thông minh, người có trí tuệ luôn chân thật cầu lợi ích chomình. Phương pháp tự lợi là toàn tâm toàn lực lợi ích chúng sanh, lợi ích xãhội. Thánh hiền thế xuất thế gian thường dạy bảo chúng ta như vậy, chúng taphải nghiêm túc tư duy mà thể hội, sau đó liền sẽ tiếp nhận và y giáo phụnghành. Pháp sư Diệu Thiện nói: “chúng ta phải tin tưởng nghiệp, không cần longhĩ đến vấn đề vận mạng”, không cần thiết phải xem tướng đoán mạng cũng khôngcần phải xem phong thủy.

Nếu trong hoàn cảnh cư trú này, bạncảm thấy rất tốt thì đó chính là phong thủy tốt, thích hợp với bạn. Bày trígường đơn, bàn ghế sao cho thích hợp, bạn cảm thấy thoái mái chính là phongthủy tốt đối với bạn. Mời thầy xem phong thủy rồi bày trí theo ý ông ta, nhưvậy vận mạng của bạn đã bị người khác sắp xếp, khống chế. Bạn sẽ thật tộinghiệp. Tuy bạn có tiền của, có địa vị, có phú quý, nhưng bạn ngu si, mặc tìnhcho người khác bỡn cợt. Đây là người đáng thương mà kinh Phật đã nói. Phật dạyngười phải đội trời đạp đất, dạy người tự làm chủ thể, không nên nghe người sắpđặt. Những mê tín này nhất định phải phá trừ.

Hãy đọc nhiều sách thánh hiền. Phầnlớn sách thánh hiền đều do người xưa viết. Văn tự thời xưa ngày nay chúng tagọi là văn ngôn văn, còn hiện tại giáo dục học đường dùng văn bạch thoại. Thếlà gặp chướng ngại về văn tự, nhưng chướng ngại này không lớn, chúng ta dễ dàngvượt qua. Văn ngôn văn là trí tuệ cao độ của lão tổ tông Trung Quốc phát minh.Cổ thánh tiên hiền luôn nghĩ cách đem trí tuệ và kinh nghiệm trong đời sống củahọ truyền cho người sau tham khảo, đây là việc đại sự. Để có phương pháptruyền, họ mới phát minh văn ngôn văn.

Vì sao họ lại nghĩ đến phương phápnày? bởi vì họ biết ngôn ngữ sẽ tùy theo thời đại, tùy theo khu vực mà thayđổi. Nếu dùng ngôn ngữ thông thường để ghi chép thì chỉ truyền được mấy mươinăm, cao lắm là mấy trăm năm, người sau xem sẽ không hiểu. Cũng giống nhưphương Tây hiện tại, chữ viết La Tinh đến nay chỉ có rất ít chuyên gia còn đangtìm tòi, tuyệt đại đa số người không nhận được lợi ích, thật đáng tiếc. Cổthánh tiên hiền Trung Quốc rất thông minh, họ đem ngữ và văn phân khai. Ngônngữ tùy theo bạn thay đổi nhưng văn nhất định không đổi, khi vừa đối chiếu liềnđúng. Cho nên ngày nay chúng ta hơi hơi hiểu được văn ngôn văn. Bạn đọc LuậnNgữ cũng giống như đang nói chuyện với Khổng Lão Phu Tử, không hề khác biệt.Khổng Lão Phu Tử cách chúng ta 2500 năm, sự truyền đạt qua từng ấy năm vẫnkhông thay đổi, đây là ưu điểm của văn ngôn văn. Bất cứ quốc gia chủng tộc nàotrên toàn thế giới cũng không tìm ra.

Ân trạch tổ tiên đối với đời sauchúng ta lớn dường bao, chúng ta phải mang ân đội nghĩa. Biểu thị cảm ân cụ thểlà phải học văn ngôn văn. Học tập văn ngôn văn không khó. Nếu các vị đến phòngtriển lãm ở Cố Cung hoặc đến thư viện lớn, bạn tìm những quyển sách kết bằngchỉ sẽ thấy cách làm văn của học sinh tiểu học đầu năm Dân Quốc đều là văn ngônvăn. Tuổi tác của họ khi đó không quá tám chín tuổi. Có thể thấy việc học vănngôn văn không khó, tám chín tuổi trở lại đã viết văn ngôn văn rất đẹp. Ngàytrước, khi tôi cầu học ở Đài Trung, lão sư của tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Namdạy, chúng ta học kinh giáo không thể không học văn ngôn văn. Phương pháp họctập văn ngôn văn chính là học thuộc. Người hiện tại vừa nghe đến học thuộc thìmất hồn, họ không biết thuộc lòng là căn bản học tập, tuyệt nhiên không khó.Mỗi tuần bạn học thuộc một thiên cổ văn, một năm có thể thuộc năm mươi thiên cổvăn. Chọn năm mươi thiên trong “Cổ văn quán chỉ” mà học, sau một năm, bạn liềncó năng lực viết văn ngôn văn. Văn ngôn văn là nét đặc sắc trong văn hóa vốn cócủa Trung Quốc, thù thắng không gì bằng, vạn nhất chúng ta không thể xemthường. “Tứ Khố Toàn Thư” là di sản văn hóa, văn ngôn văn là chìa khóa. Bạn cầmđược chiếc chìa khóa thì sẽ tiếp nhận và thọ dụng được di sản văn hóa. Bảo tàngtrí tuệ, cội nguồn của kinh nghiệm, văn tự của kinh Phật so với cổ văn trở nêndễ hiểu hơn nhiều, đều do những đại sư dịch kinh năm đó muốn đem Phật pháptuyên dương rộng khắp để tất cả đại chúng dễ dàng tiếp nhận. Cho nên kinh Phậtkhi chúng ta xem thấy dễ hiểu. Văn học gọi loại văn tự trong kinh Phật là biếnvăn.

Chúng ta nên chú trọng việc dạy conem học thuộc cổ văn, sau đó bạn mới có thể dẫn đạo nó. Hiện tại học thuộc mộthai trăm thiên, tương lai cả đời thọ dụng, cả đời cảm kích cha mẹ khôn cùng.Tôi ở nước ngoài thường khích lệ đồng tu học Phật, tốt nhất nên dùng kinh VôLượng Thọ răn dạy con em, xem kinh Vô Lượng Thọ là cổ văn để học. Kỳ thực văntự của kinh Vô Lượng Thọ tuy là văn ngôn văn đơn giản dễ hiểu nhất nhưng trongđó tổng cộng có bốn mươi tám phẩm gần bằng năm mươi thiên mà lão sư Lý yêu cầuchúng tôi phải học thuộc. Các bạn nhỏ học thuộc bộ kinh này nhất cử được bốnlợi. Thứ nhất ở hải ngoại, nó không thể quên ngôn ngữ Trung Quốc; thứ hai nóbiết chữ Trung Quốc; thứ ba nó có cơ hội học tập văn ngôn văn dễ hiểu, thứ tưnó đồng thời được học Phật pháp. Nếu chúng ta chân thật thương yêu con em thìphải làm như vậy.

8. Vấn đề thứ tám, đại chúng trong xã hội thường hiểu lầm và hoài nghiviệc niệm Phật cầu sanh thế giới Tây phương cực lạc.

Người niệm Phật đương nhiên khônghoài nghi đối với những gì Phật đã nói. Phật dạy người không vọng ngữ, vọng ngữlà đại giới của nhà Phật thì Phật làm gì vọng ngữ. Phật nói thế giới Tây phươngcực lạc nhất định là chân thật. Hiện tại khoa học kỹ thuật phát triển cũng pháthiện ra vô lượng tinh cầu trong thái hư không. Hiện nay cũng thường nghe nóiđến người ngoài hành tinh, người ngoài thái không, sự việc này càng ngày càngnhiều. Địa cầu của chúng ta có người ở, lẽ nào tinh cầu khác không có người ở.Thế giới Tây phương cực lạc chẳng phải là một tinh cầu khác hay sao, đều làviệc rất có thể. Đấy là chúng ta dùng khoa học cạn cợt nhất để trắc nghiệm, nónhất định không phải giả. Nếu dùng khoa học kỹ thuật cao hơn để nói sẽ làmchúng ta càng dễ dàng lý giải. Khoa học gia chứng minh không gian là đa duythứ, chúng ta gọi không gian ba chiều, bốn chiều. Chúng ta hiện đang ở trongkhông gian ba chiều, người ở trong không gian bốn chiều được xem như thần tiên.Khoa học gia chứng thực chí ít có đến mười một chiều không gian, cách nói nàyrất thú vị, rất giống trong Phật pháp nói về mười pháp giới. Do đây mà biết,nhà Phật nói mười pháp giới thực tế chính là không gian duy thứ không đồngnhau. Duy thứ càng cao, hoàn cảnh sinh hoạt của cảnh giới đó càng thù thắng,không gian sinh hoạt của họ càng rộng lớn. Đến duy thứ cao nhất, cứu cánh viênmãn thì không gian hoạt động của họ là tận hư không khắp pháp giới, khoa họcgia cũng phát hiện ra.

Vì sao hình thành vấn đề này, họtuyệt nhiên không biết; làm thế nào đột phá, họ cũng không biết. Nhưng kinhPhật lại nói rất thấu triệt, mười pháp giới hình thành do vọng tưởng phân biệtchấp trước. Vậy làm thế nào để đột phá? dùng công phu thiền định, đem khônggian trùng trùng vô hạn độ này đột phá, sau đó bạn mới thấy được chân tướng củavũ trụ nhân sanh, đó gọi là pháp giới nhất chân, tương ưng với khoa học gia đãphát hiện.

9. Vấn đề thứ chín, trong pháp môn tịnh độ, lại có người hỏi rằng: “đại đứcxưa đã nói ‘sanh thì nhất định sanh, đi thì thật không đi’, vậy rốt cuộc cóvãng sanh hay không”?

Sanh thì nhất định sanh, đi thì thậtkhông đi, vì sao thật không đi? bạn tuyệt nhiên không hề rời khỏi pháp giớinày.

Chúng ta có thể dùng ti vi làm thídụ, màn hình ti vi chỉ lớn như vầy, qua màn hình, bên này là Đài Loan, bên kialà nước Mỹ, bạn thấy một người mang hành lý lên máy bay đến nước Mỹ. Cảnh giớinước Mỹ hiện ra trước mặt, nhất định anh ta đã đi đến nước Mỹ, nhưng anh takhông hề rời khỏi màn hình. Cũng vậy, kênh đài hiện tại của chúng ta là thếgiới ta bà, khi vừa chuyển kênh liền đến cõi nước Phật A Di Đà ở thế giới CựcLạc, nhưng thực ra vẫn ở bình diện này, vẫn trong pháp giới này. Cho nên từnhất chân pháp giới mà nói, không có đến đi. Từ vãng sanh mà nói, chuyển đổi kênhlà thật, mười pháp giới là mười kênh không giống nhau. Tuy kênh đài không giốngnhau, nhưng đều trong pháp giới này, cũng đều đang ở trong một màn hình, khônghề rời khỏi. Bạn từ thí dụ này mà thể hội. Bạn đối với chân tướng sự thật ítnhiều có thể lý giải đôi chút, sau đó mới biết mình có muốn vãng sanh tịnh độhay không. Chỉ có sanh đến thế giới Tây phương cực lạc, chúng ta mới có thể độtphá được thời không duy thứ vô hạn. Việc này khoa học gia mãi đến hôm nay vẫnkhông cách gì đột phá. Họ biết nếu có thể tiến vào không gian bốn chiều, nămchiều, liền có thể trở về quá khứ hay tiến vào vị lai. Vậy thì dục giới thiên,sắc giới thiên, vô sắc giới thiên, duy thứ của họ không giống với duy thứ chúngta. Ở trong cảnh giới đó, họ biết được quá khứ cũng biết được vị lai. Họ có thểhóa thân ở đời quá khứ cũng có thể ứng thân đến đời vị lai, thật được đại tựtại. Cho nên trùng trùng cảnh giới mà kinh Phật nói, dần dần được khoa học hiệnđại chứng thực.

Tuy nhiên khoa học không biết đượclẽ đương nhiên của nó, cũng không biết dùng phương pháp gì có thể đột phá, cóthể tiến vào cảnh giới này. Chỉ có Phật pháp cao minh, hiểu rõ lẽ đương nhiên,cũng biết dùng phương pháp gì để đột phá, chúng ta nhờ đó liền khẳng định đốivới thế giới Tây phương cực lạc. Vậy vãng sanh thế giới Tây phương cực lạc cótiêu cực không? không tiêu cực. Bạn nói nó tiêu cực, nó trốn tránh hiện thực,là hoàn toàn sai lầm, đây là thiên kiến. Phật đặc biệt nói rõ kinh Vô Lượng Thọkhông phải kinh tiểu thừa mà là kinh đại thừa. Không những đại thừa mà đại thừangay trong đại thừa, nhất thừa ngay trong nhất thừa, là kinh điển cứu cánh liễunghĩa, nên mới được mười phương tất cả chư Phật tán thán, tất cả chư Phật tuyêndương, đây là chân tướng sự thật, làm gì trốn tránh hiện thực.

Đến thế giới Tây phương cực lạckhông phải đi hưởng thụ, nếu bạn vẫn còn ý niệm hưởng lạc thì cái vọng tưởngnày khiến bạn không thể đi. Điều kiện đi thế giới Tây phương là “Tâm tịnh thờicõi nước tịnh”. Niệm Phật là phương pháp cần phải đạt đến tiêu chuẩn nhất địnhmới có thể vãng sanh. Tiêu chuẩn là tâm thanh tịnh, dùng phương pháp niệm Phậttu tâm thanh tịnh mới có năng lực và tư cách vãng sanh tịnh độ. Tâm không thanhtịnh, vọng tưởng phân biệt chấp trước vẫn tồn tại, thì mỗi ngày bạn niệm mườivạn Phật hiệu cũng không ích gì, người xưa nói “đau mồm rát họng chỉ uổngcông”. Cũng giống như người đọc sách, học tập rất dụng công, báng mạng mà học,khi thi thì không đạt tiêu chuẩn, vậy có ích gì. Cho nên phải chú trọng hiệuquả thực tế. Tiêu chuẩn kinh Di Đà là “Nhất tâm bất loạn”, chúng ta dùng phươngpháp “Chấp trì danh hiệu” để đạt đến nhất tâm bất loạn.

Sanh đếnthế giới Tây phương cực lạc là cầu học, đến nơi đó để hoàn thành học vị, để làmPhật, đồng nghĩa thành tựu trí tuệ cứu cánh viên mãn, học đến bản lĩnh đầyngười, không gì không biết, không gì không thể. Sau đó bạn mới có thể ở hưkhông khắp pháp giới, giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, gọi là Phật độ chúngsanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh.Đây là giá trị chân thật, nhất định phải niệm Phật cầu sanh thế giới cực lạc.Lời nói này tuyệt đối không gạt người, là lời tâm huyết của tất cả chư Phật hếtmực chân thành khẩn thiết khuyên dạy chúng ta. Phật không có yêu cầu gì, khôngcần chúng ta phải cung kính họ cũng không cần chúng ta cúng dường, Phật vô điềukiện. Phàm hễ giả dối lừa gạt người là họ luôn có mục đích, luôn có ý đồ. ChưPhật Bồ tát đối với tất cả chúng sanh không có bất cứ ý đồ gì, cũng không cóbất cứ điều kiện gì, mỗi câu đều là lời chân thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2017(Xem: 9842)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương Chánh pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chánh bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. Kinh Kamala được đức Phật nói trong hoàn cảnh khi Ngài cùng các đệ tử đi đến thị trấn Kêsaputa của sắc dân Kalama thuộc nước Kôsala.
22/04/2017(Xem: 5242)
Phật tử Chùa Thiên Khánh hỏi : 6-Hai người cùng tu tập như nhau, nhưng một người hay giúp đỡ và một người không? Vậy phước có đồng nhau không? Xin thầy chỉ dạy. Thầy trả lời : Câu hỏi này rất hay và có giá trị. Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang nhau, thế nhưng có người thành công và có người thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa đến hoặc họ đổ thừa tại bị thì là…. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc hiện tại
17/04/2017(Xem: 4894)
Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hằng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.
25/03/2017(Xem: 6642)
Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía văn hóa, hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rõ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rãi. Quy định chặt chẽ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa. Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do Sư Thầy Thích Chân Quang biên soạn
19/03/2017(Xem: 6697)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 6317)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 6116)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 6202)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 5367)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11150)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567