Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu tới đâu thì thành Phật

19/08/201509:56(Xem: 5959)
Tu tới đâu thì thành Phật



Buddha_4

TU TỚI ĐÂU THÌ THÀNH PHẬT.

 


Chúng ta cần biết rằng tu để thành Phật, là điều rất khó nếu không nói là hoang tưởng. Vì bản thân cái sự tu hành chuyên nghiệp trong chùa của chúng ta, nó cũng giống như là trường lớp giáo dục vậy. Nó có quá nhiều phương tiện và quy tắc bên ngoài ràng buộc, cho nên chúng ta khó lòng có đủ dũng khí để phá bỏ tất cả những cái đó đi, mà thành Phật được lắm.

 

Vì học để quên là học để thành Phật đó.

 

Nhưng tóm lại trong việc tu hành là có hai vấn đề. Một là phải học bên ngoài trường lớp sách vở kinh điển, và hai là phải tự học bên trong tinh thần mình như là sự chứng đắc từ trong tâm.

 

Vì tinh thần Phật pháp là ở gốc, nhưng khi nó được viết lại thành văn bản thì nó đã ở ngọn rồi, gọi chung là lý thuyết Phật học. Ở gốc là sự chứng đắc trong thực hành tu tập bên trong. Còn ở ngọn là sự học tập từ văn bản kinh sách bên ngoài. Người đi tu chân chính là phải dụng công cả hai mặt này thì mới có được pháp của Phật. Nếu không bạn tu cả đời nhưng chỉ đứng phía ngoài cửa mà thôi. Nhưng cái chính vẫn là sự hiểu biết bên trong, có nghĩa là bạn phải tu tập chứng đắc thật sự kìa. Vì ngày xưa Huệ Năng không biết một chử nhưng cũng là tổ sư thiền vậy.

 

Do đó đa số người đời nói về lý thuyết Phật học, là như chuyện bé xé ra to về số lượng mà thôi, cho nên nói mãi không cùng và lộn tùng phèo hết trơn...

 

Và vì sao việc tu học lại có hai vấn đề bên trong và bên ngoài như thế?

 

Là vì tinh thần con người chúng ta cũng có hai phần. Phần ý thức ở ngoài là chủ động, mà chúng ta có thể điều khiển được. Còn phần bên trong là tiềm thức và vô thức lại là tự động. Mà chúng ta không thể nào kiểm soát được nó đâu. Vì nó cứ tự động vận động mãi mãi không bao giờ ngừng. Và chính vì thế, nên nó tượng trưng cho tinh thần con người Phương Đông theo đường tròn. Còn phần ý thức bên ngoài, lại tượng trưng cho tinh thần người Phương Tây theo đường thẳng.

 

Vậy cái tinh thần thuộc chủ động của ý thức theo đường thẳng, mà tận cùng của nó là có giá trị tuyệt đối, mang tính lý tưởng. Và đó chính là các hệ ý thức của triết học. Tuy nhiên trên thế gian này không bao giờ có cái tuyệt đối, cho nên tận cùng của các hệ ý thức triết học là bế tắc. Trái lại cái tinh thần tự động, tự nhiên ở sâu bên trong vô thức, theo đường tròn như là sự luân hồi, thì tận cùng của nó có tính tương đối. Đó chính là chân lý, là sự minh triết có thể khai thông, cho cái bế tắc của cái tinh thần tuyệt đối kia.

 

Cho nên thế giới này bắt nguồn từ chân lý là tương đối, chứ không phải từ cái tuyệt đối như chúng ta vẫn tưởng. Và sở dĩ chúng ta luôn xem cái tuyệt đối là cao cả, là vì tư duy của chúng ta là nhị nguyên, luôn luôn mơ ước tới cái hoàn thiện, hoàn hảo và nghĩ nó chính là tuyệt đối. Và cái nghĩa tuyệt đối theo nghĩa triết học ở đây, là sự chính xác trên không gian phẳng, chứ không phải là mang cái nghĩa chất lượng gì đó đâu.

 

Cho nên cái bao trùm vũ trụ này là cái tương đối, bao gồm cả không gian và thời gian. Còn cái nghĩa tuyệt đối là cái nhỏ nhoi nằm trong cái tương đối. Và nó luôn muốn vươn tới cái độ chính xác cao nhất của nó trong mặt phẳng, và trong một khoảng thời gian nào đó thôi. Và đó chính là cái nghĩa tuyệt đối mà chúng ta đang xét ở đây.

 

Vậy thì hiểu theo nghĩa minh triết là cái toàn thể, còn hiểu theo nghĩa của các trường phái triết học, là hiểu theo nghĩa của từng bộ phận trong cái toàn thể đó. Do đó nếu trái đất này tồn tại được, và không ngừng biến đổi phát triển hơn. Là vì nó có chứa hai kiểu nhận thức, là nhị nguyên và nhất nguyên song hành với nhau. Và nếu thiếu một trong hai điều đó, thì thế giới này tất nhiên sẽ bị sụp đổ ngay.

 

Cái nhận thức nhị nguyên là của con người, còn cái nhận thức nhất nguyên là của Thượng Đế! Một cái chỉ cho sự khám phá thực tại, còn một cái chỉ cho con đường đi tới niết bàn.

 

Vậy thì thế giới này được sinh ra và vận hành bởi hai quy luật, như hai cơ chế là chủ động và tự động. Cái chủ động là phần ngọn, là thực tại vô thường. Còn cái tự động là phần gốc, là niết bàn vô ngã. Và từ đó nó sẽ phản ánh tất cả các mặt vận động của thế giới như: Chiến thuật và chiến lược, niềm tin và đức tin, phước đức và công đức, Kinh nghiệm và trãi nghiêm, Hữu vi và vô vi, tịnh độ tông và thiền tông, mục tiêu và mục đích, thiền chỉ và thiền quán, văn minh và văn hóa, lý tính và cảm tính, lý trí và tâm hồn, nam và nữ, trai và gái vv và vv.

 

Và nếu bạn biết cách nắm vững hai quy luật này, để vận hành đất nước mình một cách hợp lý, thì đất nước của bạn sẽ trường tồn mãi mãi. Và nếu như vì tham vọng quá lớn mà bỏ mất đi một cái, mà bạn chỉ sài một cái là chủ động thôi, không đi theo quy luật tự nhiên, thì sớm muộn gì con đường đi của bạn cũng sẽ bế tắc, và thất bại thảm hại luôn.

 

Vậy cứ nắm đúng hai quy luật chủ động và tự động này, mà xét bất cứ vấn đề nào cũng được hết. Và khi xem xét chúng ta phải biết cái nào khớp với cái nào, thì tất cả bí mật của thế gian này, đều được tìm thấy hết chứ không có gì là lạ lùng bí mật cả. Do đó túi khôn của loài người cũng chính là hai cái này đây.

 

Và bây giờ chúng ta sẽ xét trong việc tu hành, để biết khi nào thì chúng ta tu thành Phật được.

 

Như chúng ta đã biết, tâm tính và căn cơ của con người có rất nhiều loại khác nhau, như hoa sen trong hồ có cái cao cái thấp, và có cả những cái chìm dưới nước cả đời không ngóc đầu lên cao được. Và hoàn cảnh sống cũng như nhận thức của con người, trong thế gian này thì cũng như vậy thôi.

 

Cho nên đức Phật cũng nói nhiều loại kinh, cũng như có nhiều pháp môn để cho chúng sanh ứng dụng vào tu học, cho thích hợp với từng loại người khác nhau. Nhưng chung quy từ sau khi đức Phật Sakhamuni diệt độ đến nay, thì Phật giáo đã được truyền rộng ra trên khắp thế giới, nên mới sinh ra rất nhiều tông phái khác nhau vậy.

 

Và từ chỗ có nhiều tông phái khác nhau đó, nên chúng ta cũng không biết tu như thế nào để thành Phật được nữa. Vì nói chung con đường tu thành của đức Phật, là đi thông qua rất nhiều triết thuyết và tông phái khác nhau, để đi vào cái Một nhất nguyên. Và sau đó khi hoằng truyền giáo pháp của Ngài, thì chúng ta lại phân tích từ cái Một nhất nhuyên đó ra thành nhiều tông phái khác nhau nữa. Có nghĩa là con đường truyền giáo của chúng ta, đã đi ngược chiều với việc tu học của đức Phật Sakhamuni ngày xưa. Và điều này tất nhiên là hợp lý rồi.

 

Chứ thật ra chính thời đức Phật còn tại thế, thì hành giả chỉ tu tập thiền định mà thôi. Có nghĩa là con người đi tu lúc đó, không có gõ mỏ tụng kinh, bái sám lạy lục nhiều.Và theo cách tu đó đa phần là dùng tự lực nhiều hơn là tha lực. Vì lúc đó không có nhiều phương tiện tu hành như bây giờ.

 

Vì khi bạn tu hành mà dùng nhiều phương tiện có hình tướng, như gõ mõ tụng kinh này kia thì rất dễ tu, nhưng trái lại rất khó đi sâu vào cửa không môn thiền định, nhập định được. Vì những người tu dùng nhiều phương tiện, là vì căn cơ của họ còn thấp theo kiểu tu Tịnh Độ vậy mà.

 

Vì chính trong thiền định, người ta xem việc dùng ý thức để kiểm soát tâm, cũng là một loại phương tiện khác của tinh thần. Điều này cũng như là “thiền chỉ” vậy. Ví dụ như khi ngồi thiền quán xét tâm, mà chúng ta thấy vọng tưởng nổi lên thì không theo, mà phải “dừng” tâm lại. Và rõ ràng nếu bạn ngồi thiền theo kiểu này, là còn biết “kiểm soát” tâm bằng ý thức rồi. Chứ bạn chưa thâm nhập vào sâu trong vô thức được mà.

 

Vì tinh thần con người trong vô thức, là “tự động” như đã nói ở trên. Và cái dòng tâm này là không bao giờ ngừng, và như thể nó thuộc về Thượng Đế, hay ma quỷ vậy, chứ không phải thuộc về con người mình. Và tại sao chúng ta khổ. Là tại vì dòng tâm đó, như một dòng nước trôi chảy rất mạnh, mà luôn bị nhiều ghềnh thác vật cản, cản lại cho nên nó bị tắc nghẽn không chảy được. Vì thế chúng ta mới khổ. Và các vật cản đó chính là rác rưởi kiến thức này kia ở ý thức, và cái bóng của các loại rác rưởi này là ở tiềm thức đó. Và chúng ta thường gọi chung chúng là vọng tưởng, là vô minh che lấp cái dòng trôi chảy của tâm đi.

 

Vì thế khi có ai nói rằng phải “dừng bặt tâm” trong vắng lặng, thì đó chỉ là một cách nói mà thôi. Chứ tâm ở thể “tự động” thì làm sao mà dừng (chỉ) cho được. Vậy thì nếu bạn thiền định sâu vào trong vô thức rồi, thì đó chính là thiền “tri vọng” vậy.

 

Vì khi tu cao lên rồi, thì tất cả ý thức và tiềm thức đã thông suốt đến vô thức.

 

Điều đó có nghĩa là các chướng ngại vật trên dòng nước kia đã bị dọn đi hết, nên chúng ta suy nghĩ không còn mắc kẹt nữa, nên chúng ta không còn khổ nữa. Và vì dòng tâm của chúng ta lúc này trôi chảy rất nhanh, gần bằng với vận tốc của dòng chảy thực tại. Cho nên dường như chúng ta thấy rằng, như là tâm chúng ta đứng yên vậy. Nhưng thật ra dòng tâm của chúng ta không đứng yên, mà nó vẫn chảy thẳng một dòng thông suốt, đến nỗi như là nó đứng yên luôn.

 

Cho nên việc thiền định sâu vào trong vô thức, thì chúng ta gọi là “theo dõi tâm”. Và cái từ “theo dõi tâm” hay “tri vọng” này, là gọi chung cho tất cả các loại thiền, thường vẫn được gọi tên theo các đề mục thiền. Mà gọi tên theo các đề mục thiền là dùng ý thức rồi, là thiền chỉ rồi. Cho nên khi thiền vô sâu trong vô thức, thì thiền gì cũng là như nhau hết. Có nghĩa là thiền gì, thì cũng là “theo dõi tâm” hết.

 

Vậy thiền sâu tới trong vô thức cũng như là nhập định vậy.

 

Và ai đã quen thiền tới đây rồi, thì sẽ coi việc nhập định là rất dễ dàng. Vì nó đã có con đường thông suốt để vô ra ở đây rồi. Nhưng còn những người có ý thức quá mạnh, thì rất khó nhập định. Vì việc tu hành đến mức độ này, là hoàn toàn bỏ hết các phương tiện đi. Vì những người này luôn thích hợp với việc tu theo Tịnh Độ, là phải dùng rất nhiều phương tiện, như gõ mõ tụng kinh ầm ĩ cả ngày, thì làm sao bỏ hết phương tiện đi để nhập định được.

 

Vì thế chỉ có những người có căn cơ thật cao mới vào định được. Và lúc đó là lúc họ tập trung tinh thần để phá công án thiền. Và đây là bước cuối cùng để đạt tới giác ngộ đó.

 

Vì bạn phải hiểu được cái gì là nghịch lý, vô lý nhất trên đời, thì bạn mới bước vào đạo được. Vì đó là những công án thiền mà. Nhưng khi tư duy nhị nguyên của chúng ta va chạm với cái nghịch lý, nghịch cảnh thì sẽ bị tổn thương, và sinh ra đau khổ. Và khi đau khổ chín mùi thì tự tâm chúng ta sẽ sanh ra lòng từ bi. Khi có lòng từ bi thì tất nhiên chúng ta sẽ hiểu được cái nghịch lý, và coi như đã phá được công án thiền rồi. Và việc thành Phật cũng chỉ như vậy thôi....

 

Tuy nhiên để hiểu được cái nghịch lý, vô lý là rất kinh khủng. Vì sợ nhiều khi chưa thành Phật thì phải vô nhà thương Biên Hòa rồi. Do đó vấn đề phá công án thiền là không phải dễ ăn đâu.

 

Vậy nói chung khi tu ở ý thức, mà không thể dùng công án thiền như những bài tập để hiểu cái nghịch lý và vô lý như thế nào. Thì cách tu đó là tiệm giáo rồi. Là từ từ mà tiến lên lần lần rất chậm. Nhưng nếu bạn tự dưng hiểu được các thứ nghịch lý đã đến trong cuộc đời mình, thì lập tức bạn sẽ đốn ngộ ngay.

 

Và chính vì pháp đốn giáo đơn giản như vậy, cho nên trong nhà thiền, mới lập ra các công án vô cùng vô lý để cho đại chúng cùng xét. Nếu ai khởi sinh được lòng từ bi lớn thì sẽ hiểu được cái công án vô lý đó. Vì trái tim nó có lý lẽ riêng của nó, và việc hiểu những cái nghịch lý, vô lý này phải bằng cách hiểu của trái tim. Cho nên chúng ta không thể dùng lý lẽ đầu óc để hiểu những cái vô lý được đâu. Vì đầu óc của chúng ta chỉ để hiểu những cái hợp lý mà thôi.

 

Vậy cuối cùng, đó chính là việc phải hiểu cái nghịch lý, vô lý là xong.

 

Vì thế người có căn tu cao để thành Phật, thì cho dù họ không cần giữ giới, ăn chạy niệm Phật, hay lạy lục tụng kinh bái sám, ngồi thiền quán theo các đề mục gì đi nữa, thì họ vẫn thành Phật được. Vì họ chỉ nhập tâm vào việc chịu đựng những nỗi bất hạnh vô lý của cuộc đời mình mà thôi. Và trong cảnh đau khổ tột cùng bất hạnh đó, thì họ chợt hiểu ra tất cả. Và đó cũng chính là khi họ đã khởi sinh ra lòng từ bi yêu thương rất lớn rồi. Và nhờ đó mà họ mới đốn ngộ thành Phật được.

 

Vì chúng ta biết rằng, khi thái tử tất Đạt Đa đi tu, là đi tu vào tầng lớp Sa Môn. Là tầng lớp thấp nhất của những người đi tu sống lang thang nay đây mai đó, không có tăng đoàn và thầy dạy nhất định. Mà đa số là do họ tự lực mà sống và tu thôi. Và truyền thống tu tập đó nó khác với truyền thống tu tập của hàng Bà La Môn, và các giáo phái khác lúc bấy giờ, là những người đi tu được rất nhiều trọng vọng của xã  hội.

 

Và rốt ráo sau 49 ngày đêm khi Thái Tử nhập định ngồi dưới gốc Bồ Đề để phá vô minh, cũng như để thấu hiểu chính thân xác và linh hồn của mình. Thì lúc đó Ngài đã bỏ hết tất cả phương tiện đi rồi, thì mới nhẹ nhạng đạt đến giây phút giác ngộ giải thoát được chứ. Có nghĩa là Ngài đã xả bỏ hết nghiệp chướng rồi thì mới thành Phật được.

 

Và điều này chứng minh cho câu nói của người Trung Quốc rằng: “Buông dao thành Phật, quay đầu là bờ” là có thật. Vì nó xảy ra rất nhanh chứ không như chúng ta đi tu cứ phải dùng rất nhiều phương tiện, hình tướng phô trương bên ngoài nhiều quá, thì tới đời nào mới giác ngộ được đây. Có chăng là dùng hành động tu tập đó, để che lấp cái đau khổ bên trong tâm mình mà thôi. Và khi chúng ta dừng hành động, và buông phương tiện xuống, thì tâm lại nổi lên những khổ đau cũ như thường.

 

Vậy việc tu hành dùng phương tiện là lúc đầu mới tu thôi, rốt ráo sau này nhất thiết phải tu thiền định, và phải nhập định để phá công án hòng đốn ngộ để vào đạo cho nhanh. Vì có người mới sinh ra đời là đã cực giỏi rồi. Đi học cái gì cũng nhanh và hiểu hết ngay luôn, về nhà khỏi học bài. Từ nhỏ tới lớn đi học chỉ ngồi nghe thôi chứ không hề chép bài, vậy mà các môn học đều qua hết.

 

Và khi vào đại học thì là người học giỏi nhất trường, thấu suốt tất cả những gì trong trường đại học có, và hơn cả trình độ đại học của thầy và chúng bạn. Vậy mà khi thi tốt nghiệp ra trường thì bị đánh trược. Rồi thi lại một năm sau mới ra trường được. Và sự đời như vậy thì có phải là vô lý không?

 

Là một người có tầm tư tưởng lớn nhất thế giới, mà phải sống trong thân phận nhỏ bé nhất, vậy có phải là vô lý không? Là một người có khả năng điều khiển cả thế giới, mà không ai biết tới hết, vậy thì có phải là vô lý không? Là một người sống chân thành giúp đỡ người khác hết mình, yêu thương hy sinh cho người khác hết mình, nhưng lại bị phản bội đau đớn, thì có phải là vô lý không? Và khi nào bạn hiểu được cái vô lý nhất của cuộc đời mình, thì bạn sẽ hiểu được chính mình.

 

Vì mình với mình là cái vô lý lớn nhất trên đời..

 

Và nói chung cuộc đời của con người ấy, là bị bao phủ bởi sự vô lý khắp xung quanh. Và anh ta như một con tầm, nằm trong một cái kén đó chính là cuộc đời mình. Thế là ngày đêm anh ta chỉ làm mỗi một việc, là phải đục thủng cái kén đó để thoát ra ngoài. Và ngày xưa là một con sâu, nhưng khi anh ta thoát ra được cái kén vô lý đó rồi, thì anh ta đã hóa bướm mà bay lên trời chứ…

 

Vì cuộc đời của con người để thành Phật, thì đó là một cuộc đời thiên định, với những khổ đau chồng chất hơn người thường. Và con người đó đã vượt lên trên tất cả những khổ đau đó bằng tình thương, chứ không phải bằng sự thông minh khôn khéo lạnh lợi như người ta. Và từ trong tình thương bao la đó, Người bước ra đời bừng sáng hào quang bốn phía vang lừng. Vì Người đã đi qua thực tại vô thường một cách êm ru, để chạm tay vào niết bàn vô vi tịch nhiên bất biến. Vì Người đã lên tới đỉnh sầu rồi, thì Người sẽ thoát hóa mà thành Phật luôn.

 

Vậy chúng ta thấy tu hành trong chùa để thành Phật là rất khó, gần như là không bao giờ được. Vì đó là vì bạn đã bị gán vào những phương tiện bên ngoài quá nhiều, mà thời gian để sống của con người chúng ta thì quá ngắn ngũi. Kẻ nào tu giỏi nhất thì cũng chỉ trở thành Bồ Tát mà thôi, chứ làm sao mà thành Phật được. Bởi vì khi bạn khởi đầu và kết thúc trên con đường của mình đi, cũng giống y chang ông Phật như thế, thì làm sao bằng ông ấy được. Vì thế bạn phải đi một con đường khác, nhưng cuối cùng là sẽ gặp được ông ấy thôi. Còn tu Tịnh Độ hết ga bà già, là tới cỏi trời phước đức là hết. Chứ làm sao thâm nhập vào cửa không môn cho được đây. Khi mà bạn chẳng bao giờ rời phương tiện ra hết trơn mà?

 

Vậy thì người thành Phật, chỉ phải hiểu được rốt ráo chính mình là xong.

 

Chứ không cần nói chi nhiều tới con đường Bát Chánh Đạo, hay Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên hay kinh này kinh kia vv và vv. Vì mình với mình là cái vô lý nhất, là một công án lớn nhất cần phải tháo gở. Và nếu bạn tháo gở được thì bạn sẽ được tháo củi xổ lồng mà bay lên trời cao. Còn không thì muôn đời bạn vẫn phải ẩn nấp phía sau những phương tiện, và hình tướng của một ông thầy tu hiền lành, để nói pháp lung tung vậy thôi…

 

…………………………………………………………..

 

Nếu bỏ ý thức đi thì con người sẽ điên. Và nếu bạn bỏ ý thức đi mà không điên thì bạn sẽ thành Phật. Cho nên thiên đường và địa ngục là cũng nằm một chỗ đó luôn.

 

Thích Hoằng Toàn (Hà Hùng)

11.8.2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 815)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 453)
Ba-la-mật = Ba-la-mật-đa 波羅蜜多 (P: pāramī; S: pāramitā; E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu). Ba-la-mật đặc trưng cho hành động của bậc giác ngộ vượt lên nhị nguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chân lý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
19/06/2024(Xem: 1254)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
01/10/2023(Xem: 1429)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 2210)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 3008)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 2478)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 2635)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 3649)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 8463)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]