Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ uẩn và căn nghiệp của con người

27/12/201103:38(Xem: 3393)
Ngũ uẩn và căn nghiệp của con người

NGŨ UẨN VÀ CĂN NGHIỆP CỦA CON NGƯỜI
Lê Sỹ Minh Tùng
(Nghe - Audio: Nguyên Hà đọc)

nguuanvacannghiepconnguoiDựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cảnhững nghiệp duyên từ trong những đời quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếpnầy. Do vậy con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của ngũ uẩn bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối.Nói một cách dễ hiểu là thân thể con người gồm cóhai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩncòn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và bao gồm thọ uẩn, tưởnguẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vậy ngũ uẩn là một danh từ dùng chỉ cho con người hay nói một cách rộngrãi là chỉ cho toàn thể nhân sinh vũ trụ.

1) Trước hết, sắcuẩn chính là sự kết tụ, chất chứa của vật chất để tạo ra những hình tướng nhưthân thể và cảnh vật. Sắc uẩn gồm có năm căn và sáu trần. Đó là mắt, tai, mũi,lưỡi và thân thể. Còn lục trần thì có:

Thanh trần: tiếngmà tai nghe được.

Hương trần: hương vị do mũi ngửi được.

Vị trần: mùi vịdo lưỡi nếm được.

Xúc trần: cảmxúc do thân biết được.

Pháp trần: đâylà cảnh biết của ý thức và chỉ được nhận biết từ trong nội tâm mà thôi.

2) Thọ uẩn là sựtiếp nhận của lục trần bởi lục căn. Chẳng hạn như khi tai nghe một bảnnhạc thì cảm nhận được cái vui hay cái buồn của bản nhạc đó. Khi tay nhận món quà của người trao tặng thì cảm thấyvui, nhưng nếu tai nghe những lời khiếm nhã thì lòng cảm thấy buồn. Miệng ănmón ngon vật lạ thì cảm thấy sung sướng vì hương vị thơm ngon của nó. Tay rờ mộttấm áo lông thì cảm thấy mềm mại êm ái. Do đó thọ là sự tiếp nhận cái vui hay cái buồncủa thế gian bởi vì lục căn tự nó không có thọ chẳng hạn như chính cái lưỡikhông có mùi vị nhưng khi nếm thức ăn ngon thì sinh ra khoái khẩu tức là lạc thọnên muốn ăn món ngon và chê món dở. Trong Phật giáo, thọ được chia làm ba loại:lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ.

-Lạc thọ là cảm nhận được cái vui, cái sung sướng ởthế gian nầy do sự tiếp xúc mà ra.

-Khổ thọ là cảm nhận sự đau khổ hay bất hạnh do cuộcđời đưa đến.

-Xả thọ hay vôký thọ là không vui cũng chẳng buồn. Lúc nào cũng vậy thôi. Trước sau như một.Thí dụ mắt thấy đối tượng nào đó mà lòng vẫn dửng dưng, chẳng vuimà cũng chẳng buồn.

Vì những cảmgiác của thân và tâm sinh diệt bất thường có nghĩa là chúng không ở mãi một trạngthái nào cố định ở trong tâmcho nên mới thấy vui thì nỗi buồn đã đến hay buồn vui lẫnlộn là vậy.

Đối với người tu Phật thì cầnphải hiểu chữ “thọ”cho sâu rộng. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thìchúng ta cảm nhận hay “thọ”những cái vui hay cái buồn. Nhưng nếu tâm thọ cái vui, cái sung sướng thì nó sẽ bị lụctrần lôi cuốn nhận chìm làm cho tâm bị mê hoặc. Khi ănmón ngon vật lạ thì đâm ra khoái khẩu tức là lạc thọ, do đó chúng ta cứ muốn ănngon hoài. Nếu không được ăn ngon như thế hằng ngày thì cảm thấy đau khổ, cắn rứt.Còn nếu cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn cái dục tính nầy thì gây ra nghiệp đểphải chịu quả khổ về sau. Do đó chạy theo lạc thọ là chạy theo luân hồi sanh tử.Còn khổ thọ là cảm nhận những đau khổ đắng cay của cuộc đời thì tâm sân sẽ pháthiện. Có người cần cù lao động, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ tiền để nuôigia đình nên họ nhìn cuộc đời thật cay đắng. Họ đâm ra thù ghét đời và tráchmóc con tạo khéo xoay vần khiến cho đời họ phải khổ. Nhưng thật ranỗi khổngày nay là kết quả mà họ đã tạo ra từ trong những đời quá khứ. Thế thì khổ thọ cũng đưa đẩy con ngườilún sâu trong vòng sinh tử luân hồi.

3) Tưởng uẩn: Saukhi lục căn tiếp xúc với lục trần để lãnh thọ các cảnh khổ vui và sau đó sanhra tưởng nhớ để bắt đầu so sánh phân biệt.

4) Hành uẩn: Saukhi so sánhphân biệt, ý niệm bắt đầu sai khiến thân và khẩu thực hành những gì ý muốn. Vì thế ý nghiệp là nhân và thân khẩunghiệp là kết quả của nó.

5) Thức uẩn: làcái kho chứa tức là Tàng thức (A lại da thức).

Dựa theo khoa học thì vật lý là sự vậtchưa có cái biết, chưa có sự sống. Sinh lý là sự vật có sự sống mà chưa có cáibiết. Còn tâm lý là có sự sống, có cái biết mà chưa có phân biệt đó là cảm giáctức là thọ uẩn. Thế thì vật lý là trần, sinh lý là căn và tâm lý là thức. Dựatheo Duy thức thì căn tiếp xúc với trần sinh ra thức tức là sinh lý tiếp xúc với vật lýthì tâm lý phát hiện. Và tâm lý đầu tiên là cảm giác tức là thọ uẩn.

Thế thì sự chuyển biếncủa các căn đối với ngũ uẩn như thế nào?

1) Nhãn căn: Trước hết lấy con mắt làm thí dụ.

Khi con mắtnhìn bình hoa để trên bàn nghĩa là nhãn căn tiếp xúc với sắc trần thì bình hoalà vật lý còn con mắt là sinh lý và hai thứ đó gọi chung là sắc uẩn. Sắc uẩn làhình tướng mà chưa có phần tâm linh. Sau đó giây thần kinh của thị giác ở mắttiếp xúc với bình hoa tạo ra sự rung động. Từ đó tâm cảm giác mượn sự rung động để tạo ra những cảm giác dễ chịu hay khó chịu,biết vui biết buồn hay biết không vui không buồn thì gọi là thọ uẩn tức là cáibiết chưa có sự phân biệt.Thấy nét mặt thay đổivì những cảm nhận vui buồn khi mắt nhìn bình hoa thì có người hỏi bạn tại saothế? Cảm giác biết nhưng không trả lời được nên chuyển những cảm giác vui buồnđó thẳng vào hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với nhữngcảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới phân biệt. Nhưng muốn phânbiệt thì nó phải nhớ lại để có thể so sánh. Mà cái kho chứa tất cả những kinh nghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tấtcả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Nhưngtưởng uẩn không thể chạy vào thức uẩn được nên phải nhờ nghiệp(thức thứ bảy hay Mạt na thức) đưa tư tưởngvào thức uẩn để so sánh với những cảm xúc, kinh nghiệm đã xảy ra trong quá khứ.Khi so sánh xong thì tư tưởng liền biến thành ý (niệm) để sai khiến thân và khẩu thựchành những gì nó muốn tức là hành uẩn. Vì thế tư tưởng, ý niệm có dấy khởi đượclà bởi có thức uẩn tức là A lại da thức cho nên nếu con người đánh mất thức uẩnthì không cách nào người đó phát khởi bất cứ ý niệm nào được.

Tóm lại, khi mắt nhìn bình hoa đẹphay xấu đặt trên bàn thì lòng cảm thấy vui hay không vui. Nhưng tại sao nhìnbình hoa mà lòng lại vui hay không vui? Vì cái nhìn của mắt tức là nhãn thức,là trực giác thì thấy sao biết vậy mà Duy thức gọi là hiện lượng nên chưa có sựphân biệt vì thế nếu hoa đẹp thì biết ngay là hoa đẹp nên lòng vui thế thôi.Bây giờ có người hỏi tại sao mắt nhìn bình hoa mà anh lại vui? Vì vui là do trựcgiác bởi vì thấy là biết ngay mà không biết cảm giác đó từ đâu đến nên không giảithích được. Để trả lời, những hình ảnh của bình hoa được chuyển vào óc để sosánh với những hình ảnh hay kỷ niệm đã tồn lưu trong thức uẩn (A lại da thức). Nhưng những cảmgiác này không đi thẳng vào trong thức uẩn được mà “nghiệp”tức là thức thứ bảyhay Mạt ma thứcđóng vai trò như là chất xúc tác, người đưa thơ để chuyển nhữngtư tưởng đó vào cái kho thức uẩn (A lại da thức) rồi so sánh. Mặc dầu tư lương nhưng chấp là của mình cho nên tánh chất nhậnthức nơi Mạt na thức không được khách quan trung thực, luôn bị bóp méo biến đổikhác đi mà Duy thức gọi là phi lượng. Với khuynh hướng chấp ngã và suy tư lo nghĩ, Mạt na thức luônbám lấy A lại da thức mà chấp là mình,là của mình tức là ngã và ngã sở nghĩa là bất cứ cái gì có lợi cho Ta và cái Ta thì nólàm theo bất chấp hậu quả.Khi tư tưởng (ý thức) so sánh cái bình hoa đặt trênbàn và những bình hoa đã có trong quá khứ thì cho tâm câu trả lời rằng “ bìnhhoa này rất đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ và hương thơm ngào ngạt…” Sau đó, mộtlần nữa nghiệp (thức thứ bảy) tác dụng như là người đưa thơ liền đem câu trả lờigiao lại cho tưởng uẩn và từ đó tưởng uẩn có đủ dữ kiệnnên bắt đầu so sánh. Nếulà đẹp thì sinh ra say đắm, vui thích, chấp thủ chiếm lấy bình hoa về cho riêngmình tức là lòng tham nổi dậy. Còn nếu là xấu thì không vui muốn đem bỏ, vứtbình hoa vào thùng rác nghĩa là tâm sân xuất hiện rồi. Vì thế tưởng uẩn biến tưtưởng thành ý niệm tốt hay xấu, thích hay không thích rồi sai sử con người chấpthủ bình hoa hoặc vứt bỏ bình hoa đi. Đó là ý chuyển thành thân và khẩu nghiệptức là hành uẩn. Có tác tạo, có ý nghiệp là có tội nghiệp, có sinh tử luân hồi.Vì vậy tư tưởng, ý niệm phát xuất từ tưởng uẩn là cội nguồn phát sinh ra nghiệpđể chôn con người vào nấm mồ sinh tử.

2) Tỷ căn: Bây giờ hãy lấy lỗ mũi làm thí dụ.

Khi thắp mộtnén nhang thì lỗ mũi tiếp xúc với mùi thơm của nhang nghĩa là tỷ căn tiếp xúc vớihương trần thì sự tiếp xúc đó gọi là sắc uẩn tức là chưa có cái biết bởi vìnhang trầm là vật lý còn mũi là sinh lý (có sự sống). Sau đó giây thần kinh thuộcvề khứu giác tiếp xúc các mùi trong các tuyến của lỗ mũi khiến các giây thần kinh rung độngmà tạo ra cảm giác vui buồn hay không vui không buồn tức là thọ uẩn.Thọ uẩn tiếp nhận nên có cái biết nhưng chưa có sự phân biệt. Mới nghe chúng tanghĩ rằng cảm thọ tứclà thọ uẩn phải xảy ra sau tưởng uẩn, nhưng trên thực tế khi hệ thần kinh nhậnđược những rung cảm từ lỗ mũi để biết mùi thơm hay thúi thì thọ uẩn vẫn chưa cósự phân biệt. Bây giờ có người hỏi tại sao khi ngửi mùi nhang mà nét mặt bạn lại thanh tịnh nhẹnhàng? Cảm giác không trả lời được nên chuyển tất cả cảm giác vui buồn thẳngvào trong hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với nhữngcảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới bắt đầu phân biệt.Nhưng muốn phân biệt thì nó phải nhớ lại. Mà cái kho chứa tất cả những kinhnghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tất cả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Đến đây tư tưởngbắt đầu hoạt động bằng cách quay vào thức uẩn tức là cái kho chứa A lại da thứcđể tìm cách so sánh phân biệt với những ký ức của mùi vị đã tồn trữ trong đó vìthế tưởng uẩn liền cho ta sự phân biệt để biết mùi thơm đó thơm như thế nào vìnó đã so sánh với những mùi thơm có sẵn trong tàng thức rồi. Thế thì tưởnguẩn là cái biết có sự phân biệt. Nhưng làm sao tư tưởng vào được thức uẩn đểtìm cách so sánh? Chính nghiệp (Mạt na thức) đưa tư tưởng từ ngoài vào trong thứcuẩn để so sánh rồi sau đó cũng chính nghiệp (Mạt na thức) nghe theo tư tưởng mà sai sửhành uẩn thực hành những gì mà tư tưởng mong muốn. Do đó một khi ý niệm tức làtư tưởng (ý thức) đã hoàn thànhthì nghiệp sẽ sai khiến thân và khẩu tác tạo tức là từ tưởng uẩn chuyển sanghành uẩn khiến con người tác tạo ra tội nghiệp để phải chịu sinh tử luân hồi.Vì thế ý niệm là nhân, là chủ động để sanh ra thân và khẩu nghiệp tức là quả.Sau khi thân khẩu nghiệp tác tạo thì tất cả những chủng tử thiện ác đó bây giờsẽ dung chứa trở lại trong thức uẩn (A lại da thức). Vậy thức uẩn là cái khodung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả nhữngchủng tử thiện ác hay vô ký. Thế thì cái nhân mà chúng sinh đã tác tạo được chứatrong A lại da thức cho nên khi có duyên thì nhân duyên sẽ phát khởi mà sinh raquả báo. Cũng như hạt giống (nhân) có nước (duyên) thì sẽ sinh mầmnẩy giống rồi sinh cành sinh lá.

Các căn còn lại cũng thế.

Đây là lối giải thích dựa theo tưtưởng Phật giáo Đại thừa, tuy nhiên trong kinh ACELA-SUTTA thuộc Trung Bộ Kinh(Majjhima Nikaya) của Phật giáo Nguyên thủy nói về câu chuyện giữa đức Phật vàvị tu khổ hạnh Kassapa theo đường lối lõa thể thì đức Phật dạy rằng:

“…các hiện tượng tâm thần và cáchiện tượng vật chất tạo điều kiện làm phát sinh ra sáu khả năng (tứclà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Sáu khả năng tạo điều kiện làm phátsinh ra sự tiếp xúc(tức là sáu căn tiếp xúc với sáu trần); sựtiếp xúc(căn tiếp xúc với trần)tạo điều kiện làm phátsinh ra giác cảm (tức là thọ uẩn);giác cảm tạo điều kiện làm phát sinh ra dục vọng (tức là ham muốn,thèm khát.. là tưởng uẩn); dục vọng tạo điều kiện làm phát sinh ra sựbám víu; sự bám víu tạo điều kiện làm phát sinh ra quá trình của sự hìnhthành(hành uẩn),quá trình của sự hình thành tạo điều kiện làm phátsinh ra sự sinh; sự sinh tạo điều kiện làm phát sinh ra sự hủy hoại, cái chết,ta thán, khổ nhọc, đớn đau, buồn phiền và tuyệt vọng(tạo nghiệp). Đấy là cách làm phát sinh ra cả khối khổ đauấy.”

Thế thì Phật giáo Đại thừa vàNguyên thủy tuy danh tự có khác nhau, nhưng tựu trung vẫn giải thích sự liênquan giữa sáu căn và ngũ uẩn để tạo ra tội nghiệp mà phải chịu cảnh khổ thìhoàn toàn giống nhau, không sai khác.

Nói chung dựa theo Phật giáo, conngười có bốn cái tâm. Sắc thân thì chưa có cái biết, chưa có sự phân biệt nênkhông phải là tâm. Nhưng thân cũng có hai phần là sắc thân tứ đại và tịnh sắccăn tức là các giây thần kinh. Khi con người chết thì tim ngừng đập, sắc thân tứđại chết ngay, nhưng tịnh sắc căn chưa chết. Dựa theo Duy thức thì cần đến 8 tiếngđồng hồ thì tất cả các giây thần kinh mới ngưng hoạt động. Vì thế một người chếtđừng di dộng thi thể cho đến 8 tiếng đồng hồ sau để thần thức thoát ra được yênổn.

1) Tâm thứ nhất là cảm giác, là cáibiết chưa có sự phân biệt. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức vàthân thức. Cái biết này chính là cái biết của trực giác cho ta những cảm giác dễchịu, khó chịu, không dễ chịu, không khó chịu. Tâm này còn gọi là tiền ngũ thứcnghĩa là thấy sao biết vậy tức là trực tâm.

2) Tâm thứ hai là tư tưởng tức là ý thức.Nómượn sự hoạt động của bộ óc đểphát hiện tức là phân biệt tốt xấu, phải quấy, thịnhsuy, vinh nhục, ngon dở, thân sơ…Tâm này là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nósai sử con người vào chỗ đọa lạc.Vì thế nếu người tu diệt được ý thức là thoátly sinh tử tức là được liễu sanh thoát tử ngay.

3) Tâm thứ ba là thức thứ bảy tức làMạt na thức có công năng tính toán, đắn đo. Ý thức tức là tư tưởng đề nghị thìMạt na thức tính toán đắn đo rồi lựa chọn những gì có lợi cho Ta và cái của Tanằm trong A lại da thức và sau cùng quyết định sai năm thức đầu (nhãn thức, nhĩthức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức) hành động và dĩ nhiên tác tạo ra nghiệp.Tuy thức thứ bảy có tính toán quyết định gì chăng nữa thì cũng do thức thứ sáulà ý thức thúc đẩy, xúi giục cho nên ý thức mới là thức nguy hiểm nhất. Thức thứbảy này là thức ngu si nhất và thức thứ sáu là thức khôn ngoan nhất và cũng làtội lỗi nhất trong bát thức tâm vương. Tâm này thường được gọi là tâm nghiệp,tâm đồng lõa dẫn dắt chúng sinh vào biển sinh tử luân hồi.

4) Tâm sau cùng là thức thứ tám làkho chứa tất cả kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, kỷ niệm và tất cả những chủng tửthiện, ác, tốt, xấu và vô ký.

Bây giờ hãy tưởng tượng A lại da thứclà cái kho ví như ông vua làm chủ cả giang san, vàng bạc, gấm vóc, lụa là, binhkhí…Mạt na thức ví như ông đại tướng là người đánh nam dẹp bắc tức là tạo nghiệp,nhưng chính Mạt na thức lại biết rất rõ ràng những gì nhà vua cất giữ trong cáikho. Nhưng muốn đánh đấm hay phân phát cơm gạo cho ai thì phải có sự xúi giục, hướngdẫn, chỉ bảo của ông quân sư tức là ý thức. Ông quân sư bày vẽ theo hướng nào thìông đại tướng thực hành theo hướng đó nghĩa là vào kho lương lấy tiền gạo raphân phát cho quân lính. Sự phân phát thì do tiền ngũ thức thực hiện. Vì Mạt nathức lúc nào cũng tính toán và làm việc gì cũng nghĩ đến lợi cho A lai da thứcnghĩa là lợi cho Ta và cái của Ta nên bị ý thức đánh lừa khiến con người sa vàohầm tăm tối, tạo tội nghiệp để phải chịu quả khổ đời đời.

Ngày nay những chiếc máy vitính chạy rất nhanh (high speed), chứa biết bao dữ kiện(documents) nhưng thật ra sự hoạt động của nó giốngy như là sự hoạt động của bộ óc con người. Bộ óc của máy vi tính là CPU(Central Processing Unit) (đơn vị trung tâm xử lý) sản xuất bởi Intel (hoặcADM: Advanced Micro Devices). Intel lần đầu tiên giới thiệu con chip Intel 4004năm 1971 chứa khoảng 2250 transitors và có 16 chân. Đến năm 2006 Intel giới thiệu con chip Intel Northwood P4 có sức chứa55 triệu transitors và có 478 chân. Mới nhất hiệnnay năm 2011, Intel giới thiệu con chip Sandy Bridge-E có trên hai tỷ (over twobillion) transitors. Trong những thập niên tới, chúng ta sẽ không lạ gì khi thấyxuất hiện nhiều con chip rất nhỏ và chạy rất nhanh làm thay đổi cách sống củanhân loại trên thế gian này. Càng nhiều transitor thì máy vi tính càng giải quyết nhiều công năng phức tạp trong thời gian ngắn nhất.Ngày nay để tăng vận tốc và công năng xử lý, Intel gép những CPU lại với nhaunên có những danh từ như Dual-core Processor tức là có hai CPUghép chung lại. A Quad-core Processor chứa 4 cái CPU và xa hơn nữa họ có thểghép 6 cái CPU (a hexa-core processor) hoặc 8…

Cái bộ óc CPU này cóhai nhiệm vụlà:

1)Tính toán nhữngphép như nhơn, chia, trừ, cộng đơn giản cho đến giải quyết nhữngphương trình toán học rấtphức tạp… gọi là ALU (Arithmetic logic unit).

2)Chức năng thứ hai là CU (Control unit)(đơn vị điều khiển) có nhiệmvụ xử lý nghĩa là thông dịch các đòi hỏi của chương trình và sau đó hoạt động xửlý nó. Tốc độ xử lý nhanh hay chậm tùy theo con chip mạnh hay yếu. Đơn vị điềukhiển (CU) sẽ ra lịnh cho mỗi CPU hay vài CPU xử lý một chương trình, một bàitoán…rồi sau đó chuyển kết quả về mản ảnh. Phần này tùy thuộc vào người viếtchương trình (program)để điều khiển nó (Programer thuộc về Computer Sciense).

Ngoài bộ óc, máy vi tính phải có phần nhớ để dự trữ vàso sánh dữ kiện. Phần nhớ cứng (hard disk drive) dung chưa tất cả những dữkiện mà không bị mất. Ngày nay phần nhớ này rất lớn có thể dung chứa từ Megabytes (MB) tức là mộttriệu bytes, đến Gigabytes (GB) là một tỷ bytes cho đến Terabytes (TB) là một ngàn tỷ bytes. Danh từbyte là chỉ cho units of digital information cho nên chữ bit hay byte là chotính nhơn với lũy thức 2. Phần nhớ mềm (RAM) có thể chứa GB nghĩa là nó có dunglượng của 1 073 741 823 bytes tương đương với 230(hai lũy thừa 30).Để dễ hiểu RAM (phần nhớ mềm) là phần nhớ tạm thời mà bộ óc (CPU) sử dụngtrước vì dễ tiếp xúc,nhưng sau đó tất cả dữ kiện được chuyển sang phần nhớ cứng (Hard drive) đểlưu giữ vĩnh viễn. Vì thế khi máy vi tính bị hư (có virus) thì bộ óc (CPU) bị hư, nhưng phần nhớ cứng vẫntồn tại nên tất cả dữ kiện dung chứa trong đó không bao giờ mất được.

Tuy nói dài dòng nhưng trên thực tế thì CPU tác động nhưbộ óc của con người. ALU tính toán, tư lương tức là Mạt na thức. CU tác dụng như là ý thức dùng để phân biệt, sai sửbộ óc chạy tới chạy lui. Phần nhớ cứng (hard disk drive) là A lại da thức làcái kho mà Mạt na thức chạy ra chạy vô để so sánh (dùng catche). Sau cùng CU tức là ý thức liền chuyển ý thức, tử tưởng để saikhiến thân và khẩu thực hiện. Do đó khi con người chết thì bộ óc (CPU) bị hư,thân tứ đại tan rã, nhưng thần thức (hard drive) tức là thức uẩn (A lại da thức)vẫn còn nguyên trong không gian và chuyển sang một thân xác mới gọi là táisinh. Nhưng khi có máy vi tính mới thì tất cả những dữkiện từ phần nhớ cứng (hard drive)của máy vi tính củcó thể chuyển sang phần nhớ của máy vi tính mới chớ không bị mất bất cứ một dữ kiện nào. Con người cũng thế, khi chết thì tất cả những chủng tử thiện ác tốt xấu từ trong A lại da thức sẽ kếttập với những nhân duyên mới để định đoạt con người mới của chúng ta nghĩa là chúng ta sẽ thọ sanh vào gia đình nào, làmcon cái của ai và thọ lãnh phước đức lành dữ, tốt xấu như thế nào.

Khoa học ngày nay giải thích rằngbộ óc là chỗ chứa tất cả sự hiểu biết, nhưng Duy thức phủ nhận lý luận này. Thậtvậy nếu sự hiểu biết của con người là do bộ óc vậy khi con người chết đi bộ ócbị hủy diệt thì sự hiểu biết đó cũng phải tan biến theo, nhưng trên thực tế tuycon người có chết, bộ óc bị hủy diệt nhưng tất cả những chủng tử chứa trong A lạida thức trở về không gian và chuyển sang thân xác mới chớ đâu có mất. Đây là chỗkhác biệt giữa khoa học và đạo Phật.

Thế thì đạo Phật thật sự có mộtnhận thức chính xác hơn khoa học đấy chứ. Thí dụ trong bộ óc của những nhà báchọc có rất nhiều ngăn xếp rất vi tế nhiều hơn người thường mà khoa học cho rằng đây là nhữngcơ năng phát xuất ra tư tưởng dị thường. Duy thức cũng phủ nhận luôn điều này vì tư tưởng là nhớ lại mà muốn nhớ lại thì phải quay về cái khochứa tức là thức uẩn (A lại da thức) để tìm lại ký ức, kỷ niệm, kinh nghiệm rồi từ đó mới tìm ra những phátminh mới. Bộ óc của các nhà bác học có nhiều ngăn mé rất vi tế nên hoạt động rấtnhạy béncũng ví như những máy vi tính có công năng chạy rất nhanh (high speed) tức là con chip CPU rất tốtso vớicon chip thường nên giải quyết vấn đề (process) nhanh chóng, phức tạp và hoàn hảo hơn.Nhờ đó họ tìm ra những phátminh mới cho nhân loại, nhưng bộ óc không thể tự nó phát minh được mà bộ óc phảiquay về cái kho (thức uẩn) để so sánh rồi từ đó mới tìm ra những điều mới lạ.Thuyết “Duyên Khởi” của đạo Phật chứngminh rằng bất cứ hiện tượng tinh thần hay vật chất nào trên thế gian đều donhân duyên hòa hợp mà thành. Vì thế quay về với A lại da thức là nhân và từ đóphát triển, tìm tòi thêm là duyên để tạo thành những phát minh mới tức là kếtquả. Bằng chứng là các nhà bác học như Albert Einstein, Niels Bohr, Mary Curry,Galileo Galilei…đã dày công nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để chứng minh nhữngphương trình, những khám phá mà họ đã phát minh. Do đó tuy là những phát minh mớilạ, nhưng nó vẫn dựa vào những định luật hóa học, vật lý hay toán học vốn đã cósẵn chớ không phải tự trên trời rơi xuống tức là phải vào thức uẩn để so sánh rồisau đó tưởng uẩn mới phát triển thêm và sau cùng đưa đến kết quả tức là hành uẩn. Gầnđây Paul Allen có viết cuốn sách “Idea Man: a memoir by the co-founder ofMicrosoft” diễn tả lại những tiến trình từ lúc ông và Bill Gates có những ý niệmrất thô thiển và quyết định viết ra những “program” để chạy cho máy vi tính. Vìthế window – 7 mà chúng ta có ngày nay là một tiến trình rất dài từ lúc ban đầuchớ không thể đùng một cái có nó ngay được.. Họ dùng những dữ kiện và kỷ thuậtđã có và từ đó phát triển thêm. Cũng như điện thoại di động có iPhone 4 rồisang iPhone 4S và năm tới sẽ có iPhone 5 rất mỏng, chạy rất nhanh và có nhiều kỷthuật mới lạ. Thế thì Steve Jobs cũng phải quay về thức uẩn là cái có trước rồisau đó mới phát minh những cái mới lạ được tức là tưởng uẩn rồi sau đó chuyểnsang hành uẩn tức là thực hành.Ngày xưa chỉ có TV trắng đen rồi sang TV màu vàtrải qua mấy chục năm TV bây giờ rất mỏng, rất rõ, ngay cả 3D khiến chúng ta nhìnvào TV mà y như nhìn cảnh thật ngoài đời.

Thí dụ một ngườibị bệnh Alzheimer’s disease nghĩa là một bộ phận nào đó trong bộ óc bị hư hỏngnên cho dù họ có cố gắng để nhớ lại (tưởng uẩn) nhưng không thể nào tìmđược những gì trong quá khứ bởi vì tư tưởng (ý muốn của họ) tức là tưởng uẩn bây giờ không còn tác động vớiphần đó của bộ óc nên những luồng tư tưởng không vào được thức uẩn (A lại da thức)để so sánh mặc dù thức uẩn vẫn còn nguyên vẹn không hề bịhư hoại. Vì thế muốn tư tưởng có thể hoạt động được mỹ mãn tốt đẹp như ý muốn thì bộ óc phải tốt đểnghiệp (thức thứ bảy) chuyển những luồng tư tưởng vào trongthức uẩn và từ đó mới có sự phân biệt. Tuy nhiên những bộ phận khác trong bộ óc vẫn còn tốt và hoạt động bình thường cho nên tư tưởng có thể ra vào thứcuẩn giúp cho họ nhớ lại được. Vì thế một người có thể quên hết những chuyện hiệntại vừa mới xảy ra vì phần đó trong bộ óc bị hư, nhưng họ có thể nhớ lại rất rõnhững gì xảy ra trong quá khứ vì phần nảo bộ đó không bị hư hoại. Do đó sự hình thành của tưởng uẩn để tạo ra sự phân biệt là do sự hoạtđộng giữa tư tưởng và thức uẩn. Ngày nay số người bị bệnh lãng trí (Alzheimer’s disease) tại Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng vì thế người họcPhật phải có một cái nhìn thực tế để cảm thông, an ủi và giúp đở họ ngỏ hầu hàngắn những niềm đau mà người đó sẽ đi qua và những nỗi khổ mà thân nhân của họphải gánh chịu. Nên nhớ đây không phải là bệnh do ma quỷ hay trời hành Phật đọagì hết mà bộ óc là một thành phần của thân tứ đại nên phải chịu sự thoái hóa củaluật vô thường giống như những phần khác của thân thể thế thôi.

Tóm lại, muốn dễ hiểu chúng tacó thể quán chiếu sự biến hành của ngũ uẩn như là cuộc Tây Du Ký của thầy tròngài Huyền Trang. Sắc uẩn là con ngựa ngài Huyền Trang cởi cũng như thân xác củachúng ta. Thọ uẩn là Trư Bát giới là người thích cảm thọ mọithú vui trên thế gian. Tưởng uẩn là Tề thiên đại thánh, là người phân biệt đủ mọithứ tốtxấu, thánh phàm cho đến người hay quỷ, lợi hại, nhục vinh, tốt xấu, bày vẽ ra đủ điều…Tưởng uẩn có thể hiểu là nơi phát xuất ra mọi ý niệmdựa theo sự phân biệt đối đãi nhị nguyên để sai khiến hành uẩn thực hiện nhữngtư tưởng đó vì thế có thể nói tưởng uẩn như là vị quân sư của một triều đại. Như vậy chính tưởng uẩn là nguồn gốc tạo ra sinh tử luân hồi.

Đã là con người thì ai cũng có cảm giác vui buồn,ngay cả đức Phật cũng có cảm giác đấy chứ. Nhưng sự khác nhau là đức Phật không dính mắc vào tư tưởng nên Ngàikhông có tâm phân biệt làm sao giữ cái cảm giác vui này cho nó được dài lâu để hưởngthụ. Ngượclại phàm nhân thì chạy theo ý thức phân biệt để kéo dài cảm thọlàm cho tâm tham nổisóng ba đào. Thậm chí còn tìm cách giữ cảm giác đó cho dài thêm cho nên lòng tham cũngtăng theo. Mà giữ không được thì tâm sân phát khởi làm cho cuộc đời điên đảo. Đối với đức Phật thì Ngài cũng có tư tưởng đó chứ, nhưng Ngài không bao giờ dính mắc vào tư tưởng.Ngài vẫn có cảm giác nhưng không dính mắc vào cảm giác nên Ngài mới có Vô thượng Niết bàn, tâm hằng tự tại. Trong khi đóchúng sinh có cảm giác rồi lại saymê chìmvào trong cảm giác lạc thọ hay khổ thọ để phải chịu khổ. Chưa có cảm giác lạc thọ thì mong có nên mới khổmà có rồi thì muốn có thêm nên khổ nhiều hơn. Có mà sợmất thì càng khổ, sợ mất mà nó vẫn mất thì quá khổ. Tóm lại cảm giác lạc thọ hay khổ thọ đều cùng chung nỗikhổ như nhau. Tuy nhiên, chúng là những cảm giác tự nhiên vì hễ có thân làcó nó, nhưng nếu con người dính mắc vào những cảm giác đó thì trở thành thèmkhát chẳng khác chiloài ngạ quỷ.Còn tìm cách phê phán những cảm giác này chính là tư tưởng nghĩa là phân biệt cảmgiác này hay chê bai cảm giác nọ tức là chức năng của tưởng uẩn. Mànơi cung cấp chấtliệu để hành uẩn thực hiện sự được so sánh là thức uẩn. Do đó thức uẩn là quantrọng nhất bởi vì nếu không có nó thì tưởng uẩn không thể nào thực hiện sự phân biệt được.

Thế thì khi con ngườichết thì sắc uẩn ngưng hoạt động. Sau đó thầnkinh đứt nên cảm giác bị gián đoạn tức là thọ uẩn cũng mất. Bộ óc chết thì tưtưởng bám víu vào bộ óccũng chết theo nên tưởng uẩn cũng biến mất. Tưởng uẩn không còn nên không còn nghiệp để saikhiến hành uẩn vì thế hành uẩn cũng tan theo. Duy chỉ có thức uẩn là vô hình vàkhông tùy thuộc bộ óc nên tuy thân chết nhưng nó vẫn tồn tại. Nói cách khác sắcuẩn, thọ uẩn và tưởng uẩn là “cái của Ta” đã bị diệt cho nên thức uẩn bao gồm kiến thức, kýức, kỷ niệm, kinh nghiệm vàbiết bao chủng tử thiện ác khác tức là “cái Ta” duy nhất còn tồn tại.

A lại da thức còn được gọi là Như Lai Tạng là cáikho để chứa tất cả những chủng tử (hạt giống) của vạn pháp và cũng là cái bọcchứa để giấu kín, che phủ phiền não mê lầm, che phủ Phật tánh.VàA lại da thức cũng là cái mầm giác ngộ vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh.Tạng là chất chứa cho nên Như Lai Tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng củaNhư Lai.Đứng về mặt ô nhiễm, Như Lai Tạng là tượng trưng cho thế giới luân hồisinh diệt. Còn dựa theo phía thanh tịnh, Như Lai Tạng là biểu hiện cho Niết bàngiải thoát.

Cứu cánh củagiáo lý Phật Đà là đức Phật dạy chúng sinh diệt khổđể có an lạc, hạnh phúc ngay trong cái thế giới cósinh có diệt này chớ đức Phật không bao giờ dạy con người trốn khổnghĩa là cầu nguyện chạysang một thế giới nào đó để có an lạc mà tự mình không lo hóa giải hết những thứô trược đó ở thế giới Ta Bà. Thế thì ngay trên cái khổ đó mà con ngườilàm chủ được nó thì gọi là diệt khổ. Nếu chúng sinh không có khả năng diệt khổthì cái khổ sẽ theo họ như bóng theo hình cho nên bất cứ họ ở đâu cho dù là cõicực lạc thì họ vẫn phải sống trong cảnh khổ như thường. Vì vậy khi tâm thanh tịnh,không còn phiền não quấy phá thì nơi ấy chính là cõi Phật thanh tịnh rồi.

Nguyên nhân gây ra tất cả những nỗikhổ đau của cuộc sống là đều do ý thức tức là tư tưởng mà ra. Vì thế đức Phật dạychúng sinh chuyển tất cả tư tưởng (ý thức) thành ra trí tuệ thì chấm dứt khổđau và dĩ nhiên Niết bàn an lạc hiển hiện. Thí dụ có đứa con chửi cha mẹ củamình làm cho cha mẹ quá đau khổ, tâm muốn phát điên. Nhưng tại sao lại phảiphát tâm sân? Bởi vì tư tưởng gieo vào trong tâm thức để phân biệt nó là con củamình, mình sanh đẻ và nuôi nó lớn khôn thế mà hôm nay nó dám chửi mình.Vì thếnhững tư tưởng xấu đó làm cho mình sân, chớ không phải đứa con chửi làm mìnhsân. Bây giờ cũng câu chửi đó nhưng đối với bậc thánh thì họ vẫn thản nhiên tựtại. Tại sao? Bậc thánh nhân không sân bởi vì họ không có dòng suy tư như phàmnhân. Phàm nhân thì suy nghĩ phân biệt nó là con mình mà nó chửi mình quá nặngthì chính cái suy nghĩ này làm mình khổ, mình sân trong khi đó bậc thánh họcũng nghe mà không suy nghĩ nên tâm phẳng lờ thì sân tìm đâu ra. Vì thế tất cảmọi phiền não đau khổ trên thế gian này đều phát nguồn từ ý thức, tư tưởng màra.

Nhưng làm sao chấm dứt tư tưởng?

Đúc Phật dạy hành giả áp dụng hai lốitu:

1) Một là tu Chỉ (định)(Xa-ma-tha)nghĩa là dùng thiền định ly sanh hỷ lạc địa và định sanh hỷ lạc địa hay niệm Phậtmà áp chế nó. Tuy nhiên tư tưởng chỉ bị ép chế chứ không bị tiêu diệt cũng nhưđá đè thì cỏ mọc không được đến khi dời đá đi chỗ khác thì cỏ mọc lên tức thìmà đôi khi còn tốt hơn lúc trước nữa. Tu Chỉ là mục đích làm dừng lại mọi vọngtưởng trong tâm để tâm được yên tịnh (tạm thời).

Hành giả nhờly mà có được sự an lạc do đó sơ thiền là phương pháp rất thực dụng cho tất cảmọi chúng sinh nếu muốn đạt được sự an lạc. Vậy ly cái gì? Chữ ly ở đây là chữ gọi tắccủa chữ viễn ly. Sống trong thế gian thì bất cứ ai cũng đam mê về bản ngã (chấpngã) và ngã sỡ hữu (chấp pháp). Ngoại trừ những người học đạo, hành đạovà chứng đạo thì mới có thể kiềm chế cường độ đam mê đó còn phàm nhân thì chạytheo những thứ đam mê này là chuyện thường chẳng có gì đặc biệt. Bản ngã và ngãsở hữu là cội gốc của vô minh và từ đó nó phát sinh đâm chồi nẫy nhánh tạothành ba thứ vô mình căn bản tham-sân-si.Và từ cái tam độc này nẫy sinh ra thamđắm về tài, sắc, danh, thực, thùy còn được gọi là đam mê theo ngũ dục lạc. Ngàynào con người còn lặn hụp trong tài sắc danh lợi an ngon ngủ kỷ này thì cuộc đờikhông bao giờ có được an vui, tự tại. Đến đây có người thắc mắc rằng có tiềnnhiều, danh vọng lớn, ăn ngon, mặc đẹp thì nếu đây không phải là hạnh phúc, lànhững cứu cánh của cuộc đời thì còn là gì? Thật vậy, Phật giáo không phủ nhậnnhững hạnh phúc giả tạm nầy, nhưng nếu quán chiếu lại thì sẽ thấy rằng tất cả nhữnghạnh phúc ở trên đều phải có điều kiện. Mà hễ bất cứ cái gì trên thế gian mà cóđiều kiện thì cái đó bị ràng buộc. Hạnh phúc nhỏ thì ràng buộc ít còn hạnh phúccàng nhiều thì chắc chắn sự ràng buộc càng to lớn hơn. Nói cách khác hễ có ràngbuộc dầu ít hay nhiều thì vẫn là cội nguồn cho những nỗi khổ sau này tức là trong cái hạnh phúc đó đãngầm chứa mầm mống khổ đau rồi. Thí dụ ngày tân gia chắc chắn phải là ngay vui,hạnh phúc cho gia đình, nhưng chỉ vài tháng sau nào là tiền nhà, tiền thuế, tiềnbảo hiểm và biết bao thứ tiền khác dính liền với căn nhà mới này thì lúc đó cócòn vui vẻ như mấy tháng trước chăng? Vì thế, con người càng chạytheo ngũ dục lạc, càng đam mê tài sắc danh lợi ăn ngon ngủ kỷ thì dễ sống trongvô minh bất giác, mê mờ chân tánh và sẽ không bao giờ có được giây phút an lạctrong tâm hồn. Do đó bây giờ hành giả tu theo sơ thiền sẽ làm cho tâm dần dầnbiết viễn ly, xa lìa những ngã và ngã sở khiến cho những căn bản phiềnnão tham sân si cũng dần dần tan biến. Càng viễn ly thì cường độ tham sân sicàng giảm khiến cho thân tâm nhẹ nhàng thanh thoát khinh an tự tại.

Sauđó hành giả bắt đầu tu định nghĩa là định sinh hỷ lạc địa. Hànhgiả sau khi vượt qua viễn ly tức là đến đây thì họ đã bỏ hết tất cả những ngoạiduyên, nên họ có thể chú tâm để quán về một đối tượng sở quán nào đó. Thí dụhành giả bây giờ xoay về quán vô thường để thấy biết rằng thân là vô thường, cảnhcũng vô thường và tất cả vật thể hữu vi đều là vô thường. Từ quán vô thường rốtráo đó đưa hành giả trở về viễn ly, xa lìa không dính mắc tức là trở về lại vớisơ thiền. Đến đây hành giả thấy thấu suốt được chân lý vô thường, khổ, vô ngã,bất tịnh của thế gian. Nói cách hành giả dùng những đối tượng vô thường, khổ,vô ngã, bất tịnh để quán và sau cùng thấy biết được bằng chính tri kiến củamình do sức công phu thiền định, quán chiếu thì thời điểm này hành giả chứng nhậpnhững chân lý đó mà không phải cần qua sách vở nữa. Do đó nhị thiền là do sứccông phu tu tập định tâm mà sinh ra hỷ lạc.

2) Tu Quán (Tam-ma-bát-đề) tức là tutrí tuệ.Khi tâm đã định thì giai đoạn kế tiếp là tu Quán nghĩa là tiếp tục thiềnđịnh đến khi nhận chân được chân lý tức là trí tuệ phát sinh. Chỉ có trí tuệ mớicó sức mạnh và công năng tiêu diệt ý thức, vọng tưởng. Đến đây thì những vi tếtham sân si mới thật sự bị hủy diệt, tâm hằng tự tại thanh tịnh Niết bàn.

Thí dụ tiềnlàm tâm ô nhiễm nên người tu Phật chạy trốn không dám đụng tới nó. Nhưng tại saolại phải chạy trốn? Bởi vì cái nhân của tham tiền, tham sắc, tham danh lợi thìlúc nào cũngnúp ở trong tâm của con người chỉ đợi có cơ hội, có đủ duyên làchúng hợp lại đưa con người vào vòng sa đọa của tam ác đạo. Lục Tổ dạy rằng: “Tịch tịch bất kiến văn” nghĩalà không còn chấp nơi thấy, nghe, hay, biết thì có thanh tịnh nhẹ nhàng tức làthấy thì thấy tất cả mà như không thấy gì hết. Nghe, ngửi, nếm, xúc, biết cũngthế. Nói thế thì người chứng đạo cũng biết vui, biết đẹp, biết xấu, biết dở, biếttất cả đấy chứ, nhưng họ không đưa cái biết ấy vào tâm (vô trước là không chấp)để rồi sanh ra tham luyến cho nên đối vớihọ cái gì cũng biết nhưng xem như không biết gì hết.

Đức Phậtgiới thiệu giáo lý “Như Thị” để người tu Phật có một cái nhìn, một nhận địnhchính xác về tánh “Như Thị” tức là “NhưVậy” của vạn pháp. Thập Như Thị là tinh hoa, là giáo lý rất thâm sâu của kinhPháp Hoa bởi vì chỉ có Phật với Phật mới có khả năng thấy biết cùng tận thật tướngcủa các pháp. Đó là các pháp đều có như thị tướng, như thị tánh, như thị thể,như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thịbáo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng nghĩa là thật tướng của tất cả các pháp có đầyđủ 10 như thị. Thí dụ Như thị tướng (Tướng như vậy) nghĩa là hình tướng của vạnpháp như thế nào chúng ta chỉ nên thấy biết như thế ấy, đừng thêm, đừng bớt, đừngcộng ngã kiến vào thì chúng ta nhìn đúng “Như Thị Tướng”. Do đó khi nhìn đóa hoa thì biết là đóa hoa, đừng cho làhoa đẹp, hoa xấu, hoa tươi hay hoa héo…

Con ngườivì không nhìn vạn pháp bằng “Như Thị” mà nhìn đời bằng những phạm trù đối đãiphân biệt cho nên mới sinh ra phải quấy, thương ghét, tốt xấu, thân sơ, vui mừng,buồn giận…Nếu nhìn vạn pháp bằng tánh “Như Thị” thì đó là lối nhìn theo Tri KiếnVô Kiến. Ngược lại nếu con người dựa theo thiển kiến chủ quan của mình mà nhìnvạn pháp thì chắc chắn họ sẽ đánh mất tánh “Như Thị” cho nên lối nhìn này chínhlà Tri Kiến Lập Tri có thể đưa con người đến những nhận định không chính xác,sai lầm, thiếu hoàn hảo.

Vì thếkinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy rằng:

Tri kiến lập tri tức vô minh bổn,
Trikiến vô kiến tư tức Niết bàn.

Nghĩa lànếu con người lấy sự thấy biết nếm ngửi bên ngoài đem vào tâm làm tâm phát khởisự phân biệt khiến tham-sân-si dấy khởi thì đây là căn nguyên của vô minh. Cònthấy biết thì cái gì cũng thấy biết, nhưng không đem vào tâm thì thấy biết màcũng như không thấy biết gì hết nên tâm hằng thanh tịnh thì đây chính là Niếtbàn vậy.

Khi trítuệ thấu suốt, lục căn thanh tịnh thì tuy biết đời là vô thường nhưng không cóđau khổ, biết đời là khổ nhưng không trốn cái khổ mà tận diệt chúng để có anvui tự tại. Biết đời, vạn pháp là vô ngã nhưng không vì thế mà hủy diệt những cái có.Do đó mục đích chính vẫn là cải tạo làm cho lục căn được thanh tịnh thì tuy sốngtrong thế giới vô thường vô ngã mà ta vẫn an lạc tự tại Niết bàn. Vì thế đối vớithế gian là khổ đau, là phiền não mà ta vẫn an vui hạnh phúc. Quán vạn phápgiai không thì tâm không dính mắc, không còn lưu luyến hay bị nhận chìm đọa lạc.Con người có khổ vì sống trong vô minh, bất giác cho nên khi thức tỉnh để biếtrằng thật tánh của khổ là Phật tánh thì làm gì còn khổ nữa.

Ngày xưalúc còn là vị Thái tử giàu sang quyền quý, sống trên nhung gấm lụa là mà Tất ĐạtĐa đâu có hạnh phúc. Miệng ăn sơn hào hải vị mà vị đắng như ngậm bồ hòn. Ngủnơi lầu son gác tía mà lòng cứ lo sợ nay bị kẻ này giết, mai người kia ám sátnên đi đâu mặc dầu lúc nào cũng có tiền hô hậu ủng mà lòng không an. Đến khi xuấtgia thành đạo, ngày ăn một bửa đêm ngủ gốc cây mà lòng an vui tự tại. Vì thế đốivới đức Phật bỏ tất cả thì sẽ được tất cả. Được tất cả nghĩa là không được gì hếttức là không còn dính mắc. Do đó tôn chỉ của đạo Phật là diệt khổ chớ không trốnđời bởi vì khi quán chiếu để thấy biết cuộc đời là vô thường vô ngã, tịch tịnhthì ở đâu cũng thanh tịnh, làm việc gì cũng an vui tự tại cho nên ngày xưa đứcPhật đến đâu thì nơi ấy là cõi Phật thanh tịnh bởi vì tâm Ngài thanh tịnh thìthế giới sẽ an bình thanh tịnh theo.

“Rõ ràngđạo quả đâu xa
Chơn tuthành Phật, Phật là người tu”.

NAM MÔ BỔNSƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Lê SỹMinh Tùng

VÀI ĐIỀUNGẨM NGHĨ

Khỏe, không phải là nhấc lên Mạnh, mà là để xuống Nhẹ
Strength is NOT about HEAVY lifting, but lowering it down LIGHTLY
Kính, không phải là đối với Trên, mà là xử với Dưới
Respect is not just toward your UPPER (boss), but how to work withyour LOWER(staff)

Đẹp, không phải là hút Người Vào, mà là giữ người Ở Lại
Beauty is not to PULL others toward you, but how to KEEP them with you
Xấu, không phải tại Gương Mặt, mà ở tại Cách Sống
Ugliness is not about a FACE, but it is about how one LIVES
Khéo, không phải tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ
Tactfulness is not about BIG ACTION, but about doing a SMALL GESTURE
Hay, không phải là Ngạc Nhiên, mà là sự Thú Vị
Wonder is not about a SURPRISE, but about a FEELING
Buồn, không phải vì Bên Ngoài, mà ẩn ở Bên Trong

Sadness is not about a OUTER SURFACE, but about something HIDDEN WITHIN


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 684)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 1146)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 2175)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 1896)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 1897)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 2874)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 5658)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
17/11/2021(Xem: 19406)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10105)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/10/2020(Xem: 4361)
Bài viết này kính tri ân lời dạy của Sư Phụ Viên Mình trong bài pháp thoại “10 ba la mật “ và sự khuyến khích của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng “hãy thọ trì đọc tụng Kinh Bát Nhã Ba La Mật và nghe các bài tổng luận “ đang được đăng tải trên trangnhaquangduc Kính đa tạ và tri ân quý Ngài và kính xin phép được trình bày những điều con học được và kính xin quý Chư Tôn Đức và các bạn đạo tha thứ cho sự mạo muội của hậu bối vì dám “múa rìu qua mắt “, nhưng con trộm nghĩ .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567