Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

ĐỂ THÀNH MỘT PHẬT TỬ HT. Thích Trí Thủ

21/03/201101:12(Xem: 10450)
ĐỂ THÀNH MỘT PHẬT TỬ HT. Thích Trí Thủ


ĐỂ THÀNH MỘT PHẬT TỬ
HT. Thích Trí Thủ

1) HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu vàphải làm những gì?

ĐÁP: - Trước hết là phải hiểurõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuốicùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.

2) HỎI: Vì sao phải theo thứ tự ấy?

ĐÁP: - Vì phàm làm việc gì, phảihiểu mục đích của việc ấy. Có thật hiểu mới phát long chánh tín và chí tâm thựchành để đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Phật dạy: “TinTa mà không hiểu Ta là hủy báng Ta”.

3) HỎI: Những điểm căn bản của Phật dạy là những điểmnào?

ĐÁP: - Không làm các điều ác.Siêng làm các điều lành . Giữ ý nghĩ trong sạch.

4) HỎI: Thế nào là ác?

ĐÁP: - Là những việc làm, lời nói và ý nghĩ không hợplý, hại mình, hại người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

5) HỎI: Thế nào là thiện?

ĐÁP: - Là những việc làm, lờinói và ý nghĩ hợp lý, lợi mình, lợi người cả trong hiện tại lẫn tương lai.

6) HỎI: Thế nào là ý nghĩ trong sạch?

ĐÁP: - Là ý nghĩ hợp với lẽ phải,không tham giận kiêu căng, không ganh ghét đố kỵ, không gây hậu quả khổ đau chomình và cho người. Ý nghĩ trong sạch khi phát hiện ra nơi hành động thì hành độngchân chính, khi phát hiện ra lời nói thì lời nói hiền hòa, làm cho đời mình vàđời người đều an vui tươi đẹp.

7) HỎI: Làm lành lánh dữ lẫn những điều mà bất luậnTôn giáo nào hay học thuyết nào cũng dạy, đâu có riêng gì Phật giáo?

ĐÁP: - Vâng, đúng thế. Nhưngnói là một việc, còn thực hành đúng như lời nói được hay không, lại là một việckhác. Đó là chưa nói đến sự làm lành, lánh dữ ấy có hợp lý hay không, vì nếungười đề xướng lên một lý thuyết mà chưa phải là một đấng giác ngộ chân lý thìlý thuyết ấy khó mà hoàn toàn được.

8) HỎI: Bằng chứng đâu để biết lý thuyết đúng và thựchành cũng đúng như lý thuyết?

ĐÁP: - Cứ xem lịch sử đời sốngcủa vị Tổ sang lập Tôn giáo và lịch sử truyền bá của Tôn giáo ấy thì biết.

9) HỎI: Đời sống của Đức Phật như thế nào?

ĐÁP: - Nhất nhất phù hợp với lờiNgài dạy. Phù hợp một cách hoàn toàn đến nỗi các học giả khảo cổ phương Tây khimới nghiên cứu Phật giáo tưởng Đức Phật là một nhân vật hoang đường không có thậttrong lịch sử.

10) HỎI: Còn lịch sử truyền giáo của Phật giáo?

ĐÁP: - Một lịch sử trong trắng, chưa từng gây đauthương cho một dân tộc nào, chưa từng gây chiến tranh với ai, dù được mệnh danhlà Thánh chiến. Ngược lại, Phật giáo đến đâu, hòa bình đến đó.

11) HỎI: Như vậy, ta phải kết luận về Phật giáo nhưthế nào?

ĐÁP: - Đức Phật và môn đồ của Ngài đã trải qua gần26 thế kỷ là những gương sang của việc làm lành lánh dữ.

12) HỎI: Nhờ đâu Phật giáo giữ được trọn vẹn như thế?

ĐÁP: - Nhờ điểm đặc biệt thứ ba: giữ ý nghĩ trong sạch.Ý nghĩ soi đường cho hành động, hướng dẫn cho hành động; ý nghĩ đã trong sạchthì hành động tất nhiên phải thuần thiện.

13) HỎI: Như thế, Phật giáo hẳn phải đặc biệt lưutâm đến vai trò của ý nghĩ?

ĐÁP: - Đúng như thế. Thiên kinhvạn quyển hiện đương lưu truyền đều dạy cách phân biệt thế nào là tư tưởng chânchánh, thế nào là tư tưởng tà vạy; tám vạn bốn ngàn pháp môn tu hành đều nhằm mụcđích gạn lọc ý nghĩ cho trong sạch mà thôi.

14) HỎI: Muốn thực hiện ba điểm chủ yếu trên, trướchết phải làm gì?

ĐÁP: - Phát lòng chánh tín TamBảo, vì trong Kinh dạy: “Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu” nghĩa là: “Tín là nguồngốc của đạo, là mẹ đẻ của phúc đức”.

15) HỎI: Thế nào là chánh tín?

ĐÁP: - Là tin những điều chânchánh, hợp lý, có lợi ích thiết thực, như tin gây nhân tốt sẽ hưởng quả tốt,nhân nào quả nấy như hình với bong. Không tin những điều mơ hồ viển vông, khônghợp lý và không lợi ích thiết thực như tin ma quỷ thần quyền xằng bậy.

16) HỎI: Thế nào là Tam Bảo?

ĐÁP: - Là ba ngôi báu: Phật,Pháp, Tăng.

Phật là tiếng gọi tắt chữ Phật Đà trong Phạn ngữ, chỉ nhữngbậc Thánh nhân đã hoàn toàn giác ngộ và nhờ đó đã hoàn toàn giải thoát khỏivòng sinh tử luân hồi. Trung Hoa dịch là Giác giả

Pháp là danh từ Trung Hoa dịch chữ Đạt Ma trong tiếng Phạn,chỉ giáo lý Phật, vì giáo lý ấy thể hiện đúng đắn chân lý vũ trụ nhân sinh,dung làm khuôn vàng, thước ngọc trong việc diệt trừ đau khổ tận gốc và đem lạian vui vĩnh viễn.

Tăng là tiếng gọi tắt chữ Tăng-già trong Phạn ngữ, chỉ mộtđoàn thể từ bốn người trở lên, tu theo giáo pháp Phật và sống theo tinh thần lụchòa; Trung Hoa dịch là Hòa hiệp chúng.

Phật, Pháp, Tăng là mục tiêu mà Phật tử phải nhắm đến.

17) HỎI: Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu?

ĐÁP: - Thế thường cho vàng, bạc,ngọc ngà hay quyền cao chức trọng là quý, nhưng thử hỏi khi gặp cảnh đời tangthương, dâu bể như giặc cướp, tật dịch v.v… Các thứ ấy có làm vơi bớt nỗi khổcho ta được không? Hay lại càng gây thêm khổ lụy cho ta nữa? Đó là chưa nóivinh hoa phú quý có ngày tiêu tan, vàng bạc ngọc ngà là vật nay tụ mai tán,chưa ai giữ được vĩnh viễn. Trong cõi đời vô thường này, cảnh ông hóa nên thằngkhông phải hiếm. Duy có Phật, Pháp, Tăng mới thường trú, thường an vui, thườngchân thật, thường thanh tịnh và thường cứu vớt ta mà không phân biệt thân sơthù bạn. Vì bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh và đại nguyện độ sinh ấy nên gọi Phật,Pháp, Tăng là ba ngôi báu.

18) HỎI: Chánh tín Tam Bảo có lợi ích gì?

ĐÁP: - Lợi ích chánh tín Tam Bảo không thể nói hếtvà cũng không thể nghĩ bàn được.

19) HỎI: Xin nói một vài lợi ích của sự chánh tín Phật?

ĐÁP: - Trong Kinh nói: “Chư Phậttrong mười phương, thương nhớ chúng sinh như mẹ thương nhớ con”. Mẹ thương nhớcon như vậy, nên nay con đáp ứng lại lòng thương vô biên của mẹ, đặt hết tin tưởngvào vị trí sáng suốt vô lượng của mẹ, thì khác nào như người đi đêm mà có đuốcsoi đường, qua nơi nguy hiểm mà có người dìu dắt, không còn lo lắng sợ hãi gì nữa?

20) HỎI: Còn lợi ích chánh tín Pháp?

ĐÁP: - Phật dạy hễ tạo nhân lành thì hưởng quả tốt,tạo nhân dữ thì chịu quả xấu. Luật nhân quả là một luật xác thực. Phật lại dạy:“Tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành” nghĩa là đều có khả năng thành Phật. Vậynếu tin và thực hành đúng lời Phật dạy, nhất định sẽ hết mê được ngộ, hết khổđược vui.

21) HỎI: Giáo pháp Phật dạy chỉ có chừng ấy thôisao?

ĐÁP: - Còn nhiều, rất nhiều.Nhưng chung quy cũng không ngoài nhân quả.

22) HỎI: Lợi ích của chánh tín Tăng như thế nào?

ĐÁP: - Tăng là những vị thay Phậttiếp tục công việc giáo hóa giống như Phật đã làm lúc còn tại thế. Đã thay Phậtthì Tăng tức là Phật. Về mặt gây phúc đức, lợi ích chánh tín Phật như thế nàothì lợi ích chánh tín Tăng như thế ấy.

23) HỎI: Khi đã phát lòng chánh tín rồi, phải làm gìnữa?

ĐÁP: - Phải quy y Tam Bảo

24) HỎI: Thế nào là quy y?

ĐÁP: - Quy nghĩa là quay về; ynghĩa là nương tựa. Chúng sinh vì mê lầm nên bị dục vọng lôi cuốn, khiến bịchìm đắm trôi lăn mãi trong biển khổ luân hồi, không nơi nương tựa, khác nào đứacon hoang mải mê theo tiếng gọi giang hồ du đãng , lăn mình vào gió bụi, nếm đủmùi chua cay, nay bỗng giác tỉnh, muốn chấm dứt cuộc sống ba đào trôi nổi, quayvề với quê hương xứ sở để tìm chỗ nương tựa, nên gọi là quy y.

25) HỎI: Thế nào gọi là quy y Phật bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựa ĐứcPhật, thờ đức Phật làm thầy, thề suốt đời không thờ trời thần quỷ vật.

26) HỎI: Thế nào là quy y Pháp bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựagiáo lý Đức Phật, lấy giáo lý ấy làm đuốc soi đường, thề suốt đời không nghe lờidụ dỗ của tà ma ngoại đạo truyền bá giáo lý quàng xiên.

27) HỎI: Thế nào gọi là quy y Tăng Bảo?

ĐÁP: - Là quay về nương tựaTăng-già, xem Tăng-già như Phật còn tại thế, đủ nêu gương đáng cho ta bắt chướcnoi theo, thề suốt đời không thân cận bạn hữu xấu xa bè lũ độc ác.

28) HỎI: Nghe nói có vô lượng chư Phật trong mười phươngthế giới, vậy nên thờ Đức Phật nào hơn?

ĐÁP: - Đã là giác ngộ như nhauthì Đức Phật nào cũng có trí tuệ viên mãn như nhau và thương xót chúng sinh nhưnhau. Nhưng tùy theo cơ cảm chúng sinh có cơ duyên với Đức Phật nào hơn thì thờĐức Phật ấy, như người tu Tịnh Độ thì thờ Đức Phật A Di Đà, người tu Mật tongthì thờ Đức Phật Đại Nhật v.v… Nhưng nếu thờ Đức Phật Thích Ca thì đầy đủ hơn cả,vì Ngài là giáo chủ cõi Ta Bà chúng ta trong hiện tại.

29) HỎI: Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử haychỉ nghe truyền thuyết nói lại?

ĐÁP: - Ngài là một nhân vật lịchsử, ra đời cách đây trên 2500 năm, tên là Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn vàHoàng hậu Ma Da ở nước Ca Tỳ La Vệ thuộc miền Bắc Ấn Độ (nay là nước Népal).Năm 19 tuổi, sắp nối ngôi vua cha thì Ngài xuất gia cầu đạo, 30 tuổi thànhChánh Giác dưới gốc cây Tất Bát La tức cây bồ đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.Sau khi thành Phật, Ngài thuyết pháp khắp xứ Ấn Độ, cứu độ vô lượng chúng sanhthoát ly đau khổ, 80 tuổi nhập diệt tại rừng Sa La Long Thọ trong lãnh thổ nướcCâu Thi Na. Giáo lý Ngài dạy như thế nào thì đời Ngài thực hành y như thế.

30) HỎI: Giáo lý ấy hiện còn đầy đủ không?

ĐÁP: - Còn giữ nguyên vẹn, gồmđủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Trung Hoa đã dịchđầy đủ ra tiếng Hán văn từ lâu, gọi là Đại Tạng Trung Hoa. Việt Nam ta chỉ mớibắt đầu dịch một số thôi. Giáo lý ấy, tiếng Phạn gọi là Đạt Ma và Trung Hoa dịchlà Pháp đấy.

31) HỎI: Còn Tăng-già, vì sao Trung Hoa dịch là Hòahiệp chúng?

ĐÁP: - Vì chữ Tăng-già trong tiếngPhạn, chỉ cho chúng đệ tử của Phật từ bốn người trở lên sống hòa hiệp với nhautheo tinh thần lục hòa:

1. Thânhòa đồng trú: thân hòa hiệp, ăn ở như nhau.

2. Khẩuhòa vô tránh: miệng hòa hiệp không tranh cãi nhau.

3. Ý hòa đồngduyệt: ý hòa hiệp, thuận thảo với nhau.

4. Giớihòa đồng tu: cùng nhau đồng giữ giới.

5. Kiếnhòa đồng giải: cùng chỉ bày kiến giải cho nhau.

6. Lợi hòađồng quân: cùng san sẻ lợi lộc như nhau.

32) HỎI: Không quy y Tam Bảo có hại gì không?

ĐÁP: - Có rất nhiều điều hại.Trước tiên là không được dịp thân cận Tăng để được chỉ bày, bảo ban phương pháptu hành theo con đường chánh; thứ là không được thân cận Pháp để tìm hiểu vàphân biệt chánh tà chân ngụy; sau hết là không được gây được thiện duyên với Phậtđể mong Phật cứu độ. Trong Kinh dạy: Không quy y Phật thì sẽ đọa địa ngục;không quy y Pháp thì sẽ đọa ngạ quỷ; không quy y Tăng thì sẽ đọa súc sinh.

33) HỎI: Vì sao vậy?

ĐÁP: - Vì nguồn gốc của đau khổluân hồi là tham, sân, si. Không quy y Phật, không bắt chước đức từ bi của Phậtthì sân hận mỗi ngày mỗi tăng, mà sân hận là nguyên nhân của địa ngục. Khôngquy y Pháp, không tìm hiểu Chánh pháp, để phân biệt chánh tà, thì tham lẩn dễ dấy,mà tham lẩn là nguyên nhân của ngạ quỷ. Không quy y Tăng, không có gương thanhtịnh hiền hòa cho ta bắt chước và không người chỉ lối đưa đường cho ta tránh áclàm lành, thì si tâm càng ngày càng dày đặc thêm, mà ngu si là nguyên nhân củasúc sinh.

34) HỎI: Muốn quy y Tam Bảo phải làm như thế nào?

ĐÁP: - Tìm một vị tu hành giớihạnh trang nghiêm, học thức uyên bác, thay mặt chúng Tăng bạch Phật làm lễ truyềnthọ ba pháp quy y trước điện Phật. Trong lúc nghe ba pháp quy y thì long mìnhnhất tâm hướng về Tam Bảo và thiết tha, phát nguyện giữ ba pháp ấy trọn đời, dùgặp hoàn cảnh nào cũng không biến đổi. Như thế lễ quy y mới thành tựu.

35) HỎI: Tin Phật mà chưa quy y có được gọi là Phậttử không?

ĐÁP: - Chỉ bắt đầu từ giờ phútnhất tâm thọ trì ba pháp quy y trước điện Phật, do các vị tu hành thanh tịnhtruyền thọ mới chính thức là một Phật tử, hay nói đúng hơn, một Ưu Bà Tắc hoặcmột Ưu Bà Di.

36) HỎI: Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là gì?

Đ ÁP: - Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di làtiếng Phạn; Trung Hoa dịch là cận sự nam, cận sự nữ hoặc dịch là thiện nam, tínnữ. Là những người đàn ông hay đàn bà gần gũi Tam Bảo, phụng sự Tam Bảo và đượcTam Bảo luôn luôn hộ trì.

37) HỎI: Thọ trì Tam Quy rồi, người Phật tử có cầnlàm gì khác nữa không?

ĐÁP: - Trên con đường hướng đếnmục tiêu Tam Bảo; Tam quy như hai mắt, Ngũ giới như hai chân. Mắt ngước nhìn mụctiêu nhưng đồng thời chân phải cất bước mới mong đạt được mục tiêu ấy. Ngũ giớilà bước đầu của địa vị Thánh hiền.

38) HỎI: Ngũ giới là những gì?

ĐÁP: - 1. Không sát sinh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm.

4. Không nói dối.

5. Không uống rượu.

39) HỎI: Thế nào là không sát sinh?

ĐÁP: - Không manhtâm hoặc không giết hại sinh mạng, dù cho sinh mạng ấy là loài vật, vì chúng cũngbiết đau khổ như ta. Trái lại, còn phải luôn luôn tôn trọng và cứu sống sinh mạngcủa muôn loài. Tội ác lớn không gì bằng giết hại; công đức lớn không gì bằng cứusống.

40) HỎI: Thế nào là không trộm cắp?

ĐÁP: - Không trực tiếphay gián tiếp phỉnh gạt để lấy của của người. Họa hoạn lớn không gì hơn bằngtham lam, phúc báu không gì hơn bố thí.

41) HỎI: Thế nào là không tà dâm?

ĐÁP: - Không lang chạ với vợ người, chồng người, hoặc vớingười không phải vợ mình, chồng mình. Trái lại, cần phải đoan chánh, trinhlương với tất cả những người khác phái.

42) HỎI: Thế nào là không nói dối?

ĐÁP: - Không nói lời độc ác, không nói lời thêu dệt, khôngnói hai lưỡi, không nói lời gian trá, như có nói không, không nói có. Trái lại,phải nói lời chân thật ngay thẳng hiền hòa, lợi mình lợi người.

43) HỎI: Thế nào là không uống rượu?

ĐÁP: - Rượu là thứ làm loạn tinh thần, làm mất trí tuệ.Trong hiện tại, rượu là nguyên nhân sinh ra nhiều tật bệnh; trong tương lai, rượulà nguyên nhân của ngu si mờ tối. Trong Kinh ví rượu dữ hơn thuốc độc. Mục đíchngười Phật tử là tu tập trí tuệ, phát huy trí tuệ để tìm hiểu sự thật thì tuyệtđối không được uống rượu. Ngoài ra, cũng không được dùng các thứ kích thích thầnkinh khác như thuốc phiện và các đồ gia vị như hành hẹ, nén, tỏi v.v…

44) HỎI: Công dụng thiết thực của ngũ giới là gì?

ĐÁP: - Tạo nên những con người có tư cách, có nhân phẩm, đượcmọi người kính yêu. Trong gia đình, là cha hiền, con thảo, ra quốc gia, đó làngười dân tốt. Nếu toàn thể nhân loại giữ được năm giới cấm thì xã hội an lạc,thế giới hòa bình.

45) HỎI: Giữ một lần cả năm giới e khó chăng?

ĐÁP: - Người giữ trọn năm giới gọi là toàn phần Ưu Bà Tắc(nếu là đàn ông) hoặc toàn phần Ưu Bà Di (nếu đàn bà). Người chỉ giữ được haigiới gọi là thiểu phần Ưu Bà Tắc hoặc thiểu phần Ưu Bà Di. Người giữ được ba giớigọi là bán phần Ưu Bà Tắc hoặc bán phần Ưu Bà Di. Người giữ bốn giới gọi là đaphần Ưu Bà Tắc hoặc đa phần Ưu Bà Di. Nếu chưa đủ sức giữ trọn năm giới thì chọnlấy hai giới mà mình nghiệm có thể giữ được để phát nguyện thọ trì. Về sau quendần sẽ phát nguyện thọ trì thêm cho đủ năm giới.

46) HỎI: Nếu không thọ trì được giới nào cả thì sao?

ĐÁP: - Chả lẽ một Phật tử đã quy y rồi mà vẫn còn giữ nhiềutính độc ác xấu xa sao!

47) HỎI: Phát nguyện giữ giới, những bất đắc dĩ hoặc vô tình phạm phảithì làm thế nào?

ĐÁP: - Sám hối trước Tam Bảo và nguyện không tái phạm. Điềucốt yếu là trong khi sám hối, lòng mình có tự thấy xấu hổ và thành thật ăn nănthì tội lỗi mới tiêu tan và giới thể mới trở lại thanh tịnh như khi chưa phạm.

48) HỎI: Chỉ giữ đúng năm giới cấm mà không quy y Tam Bảo có đượckhông?

ĐÁP: - Quy y Tam Bảo là chánh kiến, thọ trì năm giới làchánh giới. Kinh dạy chánh kiến quan trọng hơn chánh giới; nếu chỉ giữ năm giớicấm mà không quy y Tam Bảo, tương lai tuy vẫn hưởng thọ phúc báu giàu sangtrong cõi trời hoặc cõi người, nhưng vì không được Tam Bảo hướng dẫn thì khôngkhéo phúc báu càng cao đọa lạc càng sâu.

49) HỎI: Quy y Tam Bảo và thọ trì năm giới rồi, có nên khuyên ngườikhác làm như mình không?

ĐÁP: - Đó là một công đức rất lớn. Khuyên thêm được một ngườiquy y, giữ giới tức là bớt cho xã hội một sự xấu xa đau khổ. Kinh dạy: “Trong tấtcả sự cúng dường, cúng dường Chánh pháp là hơn hết” mà cúng dường Chánh pháp tứclà mình sống đúng với Chánh pháp và khuyên người sống theo Chánh pháp vậy.

50) HỎI: Như trên kia nói chánh tín là tin nhân quả, vậy nhân quả làgì? Và có liên quan gì với năm giới không?

ĐÁP: - Rất liên quan với nhau. Nhưng trước hết hãy tìm hiểunhân quả là gì đã.

Nhân là nguyên nhân, như cái mầm cây trong hột; quả là kếtquả, như cái trái trên cây. Trái do mầm sinh ra và mầm nào sinh trái nấy, khônglẫn lộn được. Mầm cây ngọt sinh trái ngọt, mầm cây đắng sinh trái đắng. Luậtnhân quả nào không do một hay nhiều nguyên nhân sinh, mà đã có nguyên nhân tấtnhiên phải có kết quả. Luật nhân quả chi phối toàn thể cuộc sống và bao trùm khắpvũ trụ. Không có cái gì thoát ra ngoài luật nhân quả được. Ngay giáo pháp vĩ đạicủa Phật cũng chỉ thuyết minh lý nhân quả mà thôi.

51) HỎI: Còn liên quan giữa luật nhân quả và năm giới?

ĐÁP: - Không sát sinh, trái lại còn phóng sinh, đó lànguyên nhân của quả sống lâu vô bệnh. Không trộm cắp, trái lại còn bố thí, đólà nguyên nhân của quả giàu sang bền vững. Không tà dâm, đó là nguyên nhân củaquả sum vầy, đầm ấm trong gia đình. Không nói dối, đó là nguyên nhân của quảtin yêu, không bị lường gạt. Không uống rượu, đó là nguyên nhân của quả trí tuệ.Đây là chỉ mới nói một ít kết quả thông thường thôi.

52) HỎI: Sao có người từ nhỏ đến lớn siêng năng làm ăn, không trộm cắpcủa ai, mà suốt đời vẫn chật vật khốn khổ?

ĐÁP: - Đó là kết quả của nguyên nhân trong kiếp quá khứ. Luậtnhân quả rất phức tạp, chứ không giản dị như người thường quan niệm. Có nhân quảđồng thời, có nhân quả dị thời, có nhân quả chuyển biến v.v… Nhân quả đồng thờilà như tay gõ thì tai liền nghe tiếng; nhân quả dị thời là như trồng lúa hômnay, ba tháng sau mới có ăn, hoặc như một việc làm bất cẩn từ năm trước, trămnăm sau mới thấy hại, nhân quả chuyển biến là như giống cây tốt trồng trong đấtxấu và thiếu phân bón thì quả sẽ biến ra xấu.

53) HỎI: Mọi sự việc trên đời này hô ứng theo luật nhân quả thì chatu cha hưởng, con tu con hưởng, hai bên dính líu gì nhau?

ĐÁP: - Lý đương nhiên như thế. Nhưng ở đời mọi cuộc gặp gỡđiều do túc duyên mà thành. Một người sỡ dĩ thác sinh vào một nhà nào đó, tấtnhiên phải phụ thuộc loại đồng thanh đồng khí với nhà ấy. Có những gia đìnhđông con mà đứa thì thông minh hiền hòa, đứa lại ngu đần hung ác, đó là do tâmtánh và hành vi của cha mẹ lúc thọ thai. Nếu thọ thai trong thời gian cha mẹlàm nhiều điều phước thiện, tâm tánh tốt lành thì đứa con thác sinh vào hẳn phảilà đứa con tốt. Trái l ại, tất gặp phải con xấu. Cho nên cha mẹ ăn ở phúc đức mớisinh được con hiếu thảo thông minh.

54) HỎI: Luật nhân quả, ai đặt ra?

ĐÁP: - Đó là một địnhluật đương nhiên như các định luật khoa học, không ai đặt ra cả. Phật nhờ giácngộ mà phát minh được định luật ấy, soi đường cho chúng ta. Đã là định luật thìtạo nhân tốt hưởng quả tốt, tạo nhân xấu chịu quả xấu, không trời thần quỷ vậtnào cưỡng lại hoặc xen vào thưởng phạt hết.

55) HỎI: Thế thì thờ Phật và lạy Phật để làm gì?

ĐÁP: - Để tỏ lòng biết ơn Phật và để hàng ngày chiêm ngưỡngPhật mà noi gương Từ Bi Hỷ Xả của Phật, nhờ đó ta huân tập dần dần các đức sángấy làm cho ta mỗi ngày gần Phật hơn. Ngoài ra, lạy Phật còn là một cách tu luyệnđể thanh tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi lạy Phật, thân đứng ngắm đểchiêm ngưỡng Phật tức thân thanh tịnh; miệng niệm danh hiệu Phật, không nói lờixằng bậy, tức khẩu thanh tịnh, ý nghĩ đến bốn đức Từ Bi Hỷ Xả và vô lượng côngđức của Phật nói trong Kinh, không có ý nghĩ tạp loạn xen vào, tức ý thanh tịnh.Vì tội lỗi là do ba nghiệp sinh ra, nay ba nghiệp thanh tịnh tức tội diệt, phướcsanh.

56) HỎI: Niệm Phật có lợi ích gì?

ĐÁP: - Niệm Phật nghĩa là nhớ nghĩ đến Phật. Đã nhớ nghĩ đếnPhật, tất nhiên không nhớ nghĩ đến cái khác, giúp cho ý nghiệp thanh tịnh nhưđã nói trên. Pháp môn niệm Phật hay pháp môn Tịnh Độ là pháp môn huyền diệu nhấtvà dễ tu nhất.

57) HỎI: Tụng kinh có lợi ích gì?

ĐÁP: - Tụng kinh cũng như niệm Phật, sự lợi ích không thểnghĩ bàn được. Khi đọc tụng lời Phật dạy, tâm ta huân tập đức thanh tịnh sángsuốt của Phật, tự nhiên mỗi ngày ta gần Phật một bước, tụng niệm m ãi cho đếnkhi giữa ta và Phật kh ông còn cách ngăn nhau nữa, tâm ta tức tâm Phật, tâm Phậttức tâm ta. Đó là cứu cánh của sự tụng Kinh niệm Phật.

58) HỎI: Thế thì vì sao còn ph ải ăn chay?

ĐÁP: - Tất cả sinh vật đều có tình thức như ta, đều biếtđau khổ như ta, nghĩa là đồng tham sống sợ chết như nhau cả. Chả l ẽ ta lại nhẫntâm gây đau khổ cho những sinh vật khác, trong khi chính ta cũng đương ê chề vớiđau khổ!

Vì vậy, Phật dạy nên ăn rau để tỏ lòng thương xót loài vật.Người đã quy y rồi, ít nhất cũng phải ăn được hai ngày chay một tháng, vào ngàyrằm và mùng một.

59) HỎI: Đạo Phật có thừa nhận có ma quỷ không?

ĐÁP: - Ngoài nhân quả ra, Đạo Phật không thừa nhận gì cả .Nhưng hễ ngư ời muốn cái gì (nhân) thì có cái đó (quả). Nếu lòng mình luôn luônnhớ nghĩ ma thì ma hiện. Trong Kinh có chép một chuyện ma như sau: Có một phụ nữbị ma quỷ hãm hiếp và đã dùng trăm phương nghìn kế để trừ khử nhưng không kếtquả. Về sau nhờ gặp một thầy Tỳ Kheo truyền cho ba pháp quy y, bà ta đêm ngàythành tâm tụng học ba pháp ấy, tự nhiên không còn thấy ma quỷ nữa và trở lại sốngan vui như trước.

60) HỎI: Khi tụng Kinh niệm Phật, muốn cầu Phật cứu giúp cho một việcgì, như thế có đúng Chánh pháp và có được không?

ĐÁP: - Nếu mình đem hết tín thành vận lòng mình như lòng Phật,để gây nhân tốt thì tự nhiên Phật với mình cảm thông nhau. Quả tốt sẽ do đó màcó. Muốn cho công đức thành tựu viên mãn, điều cốt yếu vẫn là phải giữ ý nghĩtrong sạch, không làm các điều ác, siêng tu các điều lành, như bài kệ Phật dạytrong Gi ới Kinh

“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tình kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.

Nghĩa là:

“Tránh làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy”.

“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo”

Người đánh máy và gửi bài: Thiện Thông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2012(Xem: 5174)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
26/05/2012(Xem: 3469)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
26/05/2012(Xem: 6876)
Đã từ lâu, vấn đề vai trò của tôn giáo trong việc kiến tạo và bảo vệ nền hòa bình thế giới đã thu hút sự quan tâm không chỉ của giới chính khách mà hầu như của tất cả những ai đang ưu tư đến sự an ninh của toàn cầu.
19/05/2012(Xem: 5552)
Phạn ngữ "Buddha" (Phật) có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ. Phật là hồng danh của Ðức Bồ Tát CỒ ÐÀM SĨ ÐẠT TA (Siddhatta Gotama) khi Ngài thành đạo. Giáo lý của Ðức Phật truyền dạy gọi là Phật Giáo.
11/05/2012(Xem: 12490)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
11/05/2012(Xem: 5392)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phật là hành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
29/04/2012(Xem: 10078)
Nghe Thuyết Pháp Cho Ipad, Iphone và Download - Thích Hạnh Tuệ
25/04/2012(Xem: 4603)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
24/04/2012(Xem: 9987)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
19/04/2012(Xem: 3626)
Vô minh không chỉ có nghĩa là phi-trí tuệ (non-knowledge), nó cũng là một thức nghĩ tưởng cái đối lập của trí tuệ chính xác (the opposite of correct knowledge). Vô minh ở đây là nhận thức sai lầm về bản ngã là hiện hữu có tự tính và về các pháp/hiện tượng gồm cả tương tục của bạn là những đối tượng được kiểm soát bởi một Tôi hiện hữu có tự tính (inherentlyexistent I).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]