Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

ĐIẾU TỪ Hòa thượng Viện trưởng Viện hóa đạo, Cung tuyên trong lễ nhập tháp đức Đệ nhị Tăng Thống,

21/05/201019:56(Xem: 16497)
ĐIẾU TỪ Hòa thượng Viện trưởng Viện hóa đạo, Cung tuyên trong lễ nhập tháp đức Đệ nhị Tăng Thống,
HT Giac Nhien tham PG Binh Dinh (6)ĐIẾU TỪ
Hòa thượng Viện trưởng Viện hóa đạo,
Cung tuyên trong lễ nhập tháp đức
Đệ nhị Tăng Thống,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,
Cố Đại lão Hòa thượng THÍCH GIÁC NHIÊN
15.1.AAl (11/02/1979), tại Tổ đình Thuyền Tôn - Huế

 
Nam mô Thiên Thai sơn, Liễu Quán pháp phái Thuyền Tôn tổ đình, Lâm tế nguyên phái, tứ thập nhị thế, sung Việt Nam Phật giáo thống nhất Giáo hội, Tăng Thống đại bảo vị, thượng Giác hạ Nhiên  Tôn giả, toạ tiền tác đại chứng minh.
Kính bạch đức Tăng Thống!
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có  trang sử vẻ


device

vang trọn vẹn như vậy, đối với xứ sở. Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất là hậu thân, là miêu duệ xứng đáng của Giáo hội và liệt Tổ tiền nhiệm của Phật giáo cho dân tộc Việt nam.
Kính bạch đức Tăng Thống!
Hôm nay, giờ này, trước Linh đài, trước bảo tháp, trước hình ảnh uy nghiêm đức Tăng Thống và trước cộng đồng Tăng tín đồ, Giáo hội chúng con đê đầu đảnh lễ liệt Tổ quá khứ để xin gợi lại vài nét vàng son của Phật giáo Việt nam. Đồng thời chí thành khể thủ trước đức Tăng Thống, xin giác linh Ngài cho phép chúng con bày tỏ nỗi lòng tôn thờ, kính yêu chí thành tha thiết của chúng con đối với đức hạnh cao cả và sự nghiệp lãnh đạo sáng suốt trong nhiệm vụ thiêng liêng của đức Tăng Thống đối với Giáo hội, với toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Việt nam.
Kính bạch đức Tăng Thống!
Đức Tăng Thống ra đời trong thế kỷ trước, một thế kỷ suy tàn, biến động và mất nước. Và Ngài đã vào đạo trong thế kỷ này, trong một tôn giáo tuy lớn lao nhưng cũng cùng số phận tủi nhục hẩm hiu chung của dân tộc. Hoàn cảnh lúc bấy giờ khó mà có thể giúp được gì cho một công dân, một tu sĩ như đức Tăng Thống để có cơ hội tiến lên xây dựng sự nghiệp cho bản thân, cho dân tộc và cho đạo pháp.

* Trang 36 *
device

Nhưng đức Tăng Thống đã không tầm thường. Với ý chí và khả năng riêng, Ngài đã cùng với các Thiện hữu tri thức khác, được đào tạo và trưởng thành một cách đáng kính phục trong các Thiền lâm tôn nghiêm cổ kính của Giáo hội. Đặc biệt với giới đức, Ngài được đào tạo đến nỗi thân, miệng, ý hoàn toàn đồng hóa với giới pháp. Chính giới đức này, đã và mãi mãi là hào quang và cam lồ soi sáng và làm tươi mát cho Phật giáo, cả thế giới Phật giáo đang sống. Thật vậy, giới hạnh của đức Tăng Thống đã giữ Đạo, dựng Đạo bằng cách tuân giữ huấn thị sau đây của Đức Phật, tuân giữ suốt một đời bằng một thế kỷ của mình: “Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ”. Đức Tăng Thống đã đóng góp lớn lao cho Phật giáo, cho thế giới Phật giáo đang sống, chính là giới pháp hiện thực ấy.
Đối với đời, đức Tăng Thống cũng đã giúp cho xứ sở, cho mọi người trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nhất là thời kỳ toạ vị, đức Tăng Thống đã lãnh đạo Giáo hội qua hai thời kỳ lịch sử đặc biệt của đất nước, đi đúng đường lối và truyền thống của lịch sử Phật giáo Việt nam. Đức Tăng Thống đã ý thức và hành động phản ánh qua các thông điệp Phật đản sau ngày đất nước hoà bình thống nhất. Đức Tăng Thống đã kêu gọi Tăng Ni và Phật tử đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lời kêu gọi ấy, tuy đơn giản, nhưng đã ảnh hưởng sâu xa và lâu dài đối với quảng đại quần chúng trong công

* Trang 37 *
device

cuộc kiến thiết xứ sở. Đó là một đóng góp nữa của đức Tăng Thống cho đời, qua tư thế và trách nhiệm tôn giáo của đức Tăng Thống.
Với ngần ấy tinh thần, ngần ấy công đức mà chúng con vừa đê đầu trình lên còn lắm thiếu sót, lắm vụng về nhưng cũng đã nói lên phần nào lòng ngưỡng mộ thiết tha của chúng con đối với đức Tăng Thống. Dĩ nhiên điều đó đã xúc phạm đến cá tính của đức Tăng Thống, nhưng chắc chắn đức Tăng Thống sẽ tha thứ cho chúng con, như Ngài đã tha thứ từ lâu như vậy.
Kính bạch đức Tăng Thống!
Sau hơn một thế kỷ trác tích nơi cõi đời đầy khó khăn đau khổ và bất trắc, hôm nay đức Tăng Thống đã ra đi theo thệ nguyện: “Khứ lai tự tại”. Chúng con và tất cả tứ chúng của Giáo hội không khỏi đau buồn khi thấy ca sa đức Tăng Thống để lại đã in bóng trăng mờ. Tích trượng đức Tăng Thống để lại đã thấm màu sương lạnh! Từ nay, ngọn đèn Thiền thất chong suốt canh dài, nhưng pháp tướng cao cả oai nghi, nằm ngồi đi lại, sau giờ phóng tham thì còn đâu nữa. Từ nay, ánh trăng khuya lồng bóng kinh song lạnh lẽo thì vẫn còn đó, nhưng còn đâu, người hành giả thường trầm tư mặc tưởng với công án và thoại đầu vi diệu của thiền tôn! Từ nay tìm đâu ra dáng dấp siêu trần của Người truyền giáo cao cả trên bước đường hoằng pháp độ sanh

* Trang 38 *
device

đây đó của vị Đạo sư khả kính! Từ nay, những đứa con thơ dại đang ăn nhằm trái đắng, uống lỡ thuốc cay trong lúc Lão phụ đang đi về một phương trời xa xôi đâu rồi! Thật không có gì rủi ro đau buồn và bất hạnh hơn cho đàn con đó. Chúng con chỉ mong đức Tăng Thống, y theo đại nguyện hồi nhập Ta bà, hãy thương chúng con, hãy quay lại nhìn chúng con.
Giờ này, đức Tăng Thống không còn nữa. Giáo hội mất đi một vị Đạo sư tối tôn chí kính. Tứ chúng mất đi một vị cha lành phước trí vẹn toàn. Tổ đình Thuyền Tôn mất đi một vị cao túc truyền đăng xứng đáng nhất của Liễu Quán Tổ sư. Thật vậy, không ai là không xúc động và ngậm ngùi trước cảnh: “ Sơn tồi, hà ẩm” của nhân thế thường tình. Ôi! Bao nhiêu mất mát, bao nhiêu đớn đau thiệt thòi! Nhưng chúng con biết làm gì hơn để giữ mãi cho Giáo hội, cho chúng con một mảnh trăng tròn cuối tháng, một mùa xuân sau chín chục ngày! Chúng con làm sao giữ được một giọt nước cam lồ, một đoá hoa Ưu đàm yêu quý còn mãi mãi với chúng con.
Ôi! Trăng mờ, xuân mãn
Nước chảy, hoa tàn.
Luật biến thiên bất tận muôn đời không riêng ai cả. Chúng con chỉ còn lại trong lòng một niềm đau buồn vô hạn sau ngày đức Tăng Thống ra đi, không

* Trang 39 *
device

hẹn ngày trở về! Tuy nhiên, chúng con nghĩ rằng: “Chư Phật ra đời vì hạnh nguyện độ sinh, khi nhơn duyên đã mãn, chư Phật đã thị hiện Niết bàn. Đức Tăng Thống đã đến đây và ra đi cũng cùng hạnh nguyện của một vị Bồ tát”. Chúng con đã và sẽ lấy đó làm lẽ sống cho Giáo hội, cho chúng con. Chúng con nhất tâm đoàn kết để giữ gìn đường lối chỉ đạo, nhất là các lời giáo huấn cuối cùng của đức Tăng Thống để kế tục sự nghiệp giữ Đạo, dựng Đạo, giữ nước, dựng nước, để lịch sử Việt nam trong sáng muôn đời. Và những thệ nguyện chân thành thiết tha ấy mới mong đền đáp được phần nào ân pháp nhũ vô biên của đức Tăng Thống, đã giáo dưỡng cho chúng con trong tinh thần đạo giáo cao quý của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.
Chúng con nguyện:(Điệp xướng và  đồng thanh)
Nhất tâm lãnh thọ,
Y giáo phụng hành.
Và trong giờ phút trang nghiêm cuối cùng này, chúng con đồng lắng lòng bùi ngùi đưa linh giác đức Tăng Thống nhẹ nhàng lên vân lộ xa xôi, đi vào chốn bất sanh bất diệt của Niết bàn, và đưa nhục thân đức Tăng Thống vào bảo tháp vô tung, nơi an nghỉ nghìn thu của trần thế.
Chúng con đồng thành tâm phục nguyện:
Linh minh nhất tánh,

* Trang 40 *
device

Trực vãng Tây phương
Diệu tịnh tam ma,
Tốc thành chánh giác.
Chứng vô sanh chi pháp nhẫn
Nhập đại định ư chơn thừa,
Nguyện chư Phật từ bi thọ ký,
Mong đức Tăng Thống sớm trở lại độ sanh.
Nam mô từ Lâm tế chánh tôn, Thuyền Tôn pháp phái, sung Việt nam Phật giáo thống nhất Giáo hội, Tăng Thống bảo vị, huý Giác Nhiên - Đại lão Hòa thượng...(điệp xướng - đồng hoà:)
Tác đại chứng minh
Thùy từ gia hộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2018(Xem: 6524)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 3698)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 8598)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 14461)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13687)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 15819)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 7033)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
19/11/2017(Xem: 6058)
Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.
19/11/2017(Xem: 19439)
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
19/11/2017(Xem: 5985)
Trên mặt trái đất đã và đang có núi cao, đồi thấp, suối cạn, ghềnh thác, đất, cát, đá cuội, ao, hồ, sông dài, biển rộng, bầu trời, mây bay, gió thổi, nắng, mưa, bão tố, không khí nóng, mát, lạnh lẻo, các loại cỏ, hoa, cây cối…Đó là chúng sanh không có tình. Muôn loài Súc Vật lớn, nhỏ trên khô, dưới nước, và các chủng loại Con Người. Đó là chúng sanh có tình. Tất cả, đều do vô số Duyên giả hợp lại mà có bản thể, chứ mỗi loài không thể tự có thân (không tự thể), như đã được nói rõ ở bài “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567