Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật là gì?

05/04/201317:33(Xem: 4228)
Đạo Phật là gì?

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?

Hòa Thượng Thích Đức Nhuận

---o0o---

Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Với giòng thời gian biến chuyển; từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất, theo lẻ tuần hoàn, tất nhiên không thể tránh khỏi hưng..suy. Do đó, ta có thể căn cứ trên quan điểm lịch sử để nhận xét; về mặt hình thức [dĩ nhiên] đạo Phật chịu ảnh hưởng hoàn cảnh ở những nơi mà đạo Phật đã truyền vào; tuy nhiên, trên tinh chỉ của đạo thì trước sau duy nhất.

Đạo Phật là đạo Phật, dù trải mấy nghìn năm mưa nắng, nhưng tinh hoa vẫn là tinh hoa của đạo, "từ bi", "trí tuệ" và là chân lý chiếu sáng trần gian, u tối, khác nào ánh nắng vầng thái dương chiếu tỏa khấp chân trời, quét sạch mọi tối tâm, đau khổ, mang vui tươi, xán lạn, tin tưởng, hy vọng cho muôn loài. Ở󠦣273;ây, trươc hết, ta hãy hiểu thế nào là "Phật".

Định Nghĩa:

Phật :- Đấng Sáng Suốt hoàn toàn, giàu lòng từ bi, đức vị tha; nếu nói đủ Phải xưng là Phật Đà [Buddha],gồm có ba nghĩa chánh;

1. Đức Phật trước kia cũng là một Người, nhưng khác với người thường, vì Ngài củng từ con người mê mờ [giác ngộ] nên không còn bị ràng buộc bởi nhân duyên phiền não sinh tử [giải thoát]. Nhưng sao goị là Phật? "Phật" chỉ là danh từ chung để tôn kính đối với những bậc đã Đại giác Ngộ = NgườiPhật; Manussabuddha, là người cầm đuốc soi sáng cho cuộc đời. Đức Phật dạy; Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và sẽ thành Phật trong mai sau, vì lý "Pháp Thân Bình Đẳng".

2. Đức Phật, từ chổ tu chứng để tự giác và giác tha, và do đó, Ngài hiểu rằng chúng sinh với Phật cùng chung một bản thể, không hơn không kém. Đức Phật thường khuyên chúng ta; "Hãy bỏ tất cả để sẽ được tất cả". Ngài lại dạy; "Tachỉ là vị Phật đã thành, có nhiệm vụ khai thị Phật tinh [Buddhata] cố hưũ cuả các người. Kẻ nào phát huy đươc Phật tính ấy tức sẽ thành Phật".

3. Phúc đức "và trí tuệ" của đức Phật đều hoàn toàn viên mãn. Địa vị đức Phật là địa vị độc tôn;Vô Thượng Chính Đặng Chính Giác -Anuttara Samyak Sambodhi. Vậy ta có thễ khái quát cả ba nghiã ấy như sau; Đức Phật là đấng Giác Ngộ đã thấu triệt nguồn gốc vũ trụ và con người nguyên nhân do đâu phát sinh, và đã dứt bỏ hết mọi mê mờ; Phúc, Trí trang nghiêm muôn hạnh đầy đủ. Và vì thế ngươì đời tôn xưng đức Phật là một vị Thánh độc tôn trên các thánh. Đức Phật là hiện thân của ánh sáng chân lý.

Giáo - Những lời giáo huấn do chính đức Phật giác ngộ và thuyết minh, Nguồn giáo lý viên dung ấy gồm đủ công năng, phương pháp từ lý thuyết đến thực hành, một đạo học vạn năng, có mục đích truyền dạy và hướng dẩn chúng sinh trên đương về thực tại; Cưú Cánh Giải Thoát.

Đạo Phật là kho tàng tinh thần vô gíá, một sự thật hiển nhiên. Chúng ta không thể bỏ qua. Nếu tự đặt mình vào địa vị khách quan để tìm hiểu sự thật [chân lý], lại càng không nên hời hợt với công việc của mình, và phải tận lực dày công nghiên cưú lắm mới mong có kết quả toàn mỹ. Vì lẽ, đạo Phật có cả tám vạn bốn nghìn pháp môn vi diệu, chứa đày nhựa sống. Nguồn giáo lý gồm hai phương diện; "Tình cảm" và "lý trí". Chúng ta đừng tìm hiểu đâu xa. Chân lý ở󠱵anh bên ta, nhưng thực ra, ta phải tin vâng theo lời Phật dạy, biết hướng về lẽ phải, để nhận chân sự vật một cách đúng đắn. Các kinh điễn đạo Phật dồi dào ngoài sức tưởng tương; đó là những cơ sở văn chương đứng bậc nhất trên hoàn cầu về hết thảy phương diện triết lý, thi ca và số lượng...

Như ta đã thấy và biết, hiện nay trên thế giới chưa một triết gia, khoa học, tôn giáo, chủ nghiã nào đã phát minh và để lại cho nhân loại một kho tàng văn hoá "đại tạng kinh điển" to lớn như là đạo Phật. Hết thảy thế gian pháp đều là Phật pháp.

Nói tóm lại, giáo lý đạo Phật là như thật và là Nguồn Sống của hết thảy chúng sanh.

Những Nét Chính Của Đạo Phật.

-Về không gian, đứng về phương diện bản thể luận mà xét: từ khi có vủ trụ và con người cũng là lúc đạo Phật bắt đầu xuất hiện. Nói theo từ ngữ Phật học thì, đạo Phật là bản lai diện mục cuã vũ trụ vạn hửu và là đạo của Anh Sáng và tình thương, nên nói rằng: khi có chúng sanh là có đạo Phật.

-Về thời gian, một trong các vị Phật ra đời là đức Thích Ca Mâu Ni, cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ,sau khi thành đạo bên gốc Bồ Đề.lần đầu tiên đức Phật thuyết pháp tại vườn hoa Lộc Uyển [Ấn Độ]: sự hình thành đạo Phật cũng bắt nguồn từ đó, rồi loan toả khắp thế giới với những thuyết lý thâm sâu, bao gồm trong mọi lãnh vực: tư tưởng, văn chương, luân lý nghệ thuật và khoa học Không một môn học nào mà đức Phật lại không diễn đạt một cách tinh tường, quán triệt, là những phương pháp hướng dẩn con người, chúng sanh tiến tới Giác Ngộvà Giải Thoát.Nên cũng nói: Đạo Phật là Đạo của mọi người, của muôn loài, với những giáo lý thực tiển;

1.Mở Rộng Cỏi Lòng
2.Đưa sinh linh Tới ánh Sáng Chân lý.
3.Xây dựng một xã hội Người Văn Minh.Giác ngộ và Giải Thoát

1.Mở Rộng Cõi Lòng

Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều có những mối tương quan mật thiết với nhau. Sở dĩ có sự riêng biệt là do sự mê chấp của từng cá thể, gọi theo danh từ Phật Học là "Chấp Ngã" Bằng vào "vô ngã", Pháp "đạo Phật" khuyên ta mở rộng hai tay ôm vũ trụ vào lòng, và đừng bao giờ con người khép kính tâm tư lại. Hãy sẵn sàng đón lấy nhân đạo và từ bi. Quên đi những cái "ta" ích kỷ, nhỏ hẹp để được Yêu vũ trụ rộng lớn. Vì chính cái ta gọi là "ta" nó không hoàn toàn là một thực thể; thế rồi lại cứ nhận lầm cái "ta giả tạo" kia là thực, mà không nhận được cái ta chân thực trong pháp giới bao la, thì chúng sanh tránh sao không làm trái với "luật tương quan nhân quả" giữa sự vật. Cũng vì thế mà mọi khổ đau dồn dập bị gây nhiều ác nhân thêm. Thật là điều đáng tiếc; Nhưng làm thế nào có thể quên đi cái "ta bé nhỏ" để hòa điệu với cái "ta rộng lớn" của toàn thể vũ trụ vô biên? Một quan niệm chính xác, theo đạo Phật : "cái ta" cần phải diệt trừ để nhập vào bản thể chung cùng rộng lớn mà nó chỉ là một phần tử. Chúng ta là một bộ phận trong toàn thể nhịp nhàng. Nguyên nhân của đau khổ không phải vì sống ở trên đời nầy, mà chính là vì một sự nhận thức nông cạn, lầm lạc của ta đối với đời sống. Chúng ta cần phải cởi bỏ mọi tư tưởng của một cái "ta" và có vậy ta mới trực nhận được mọi niềm vui sướng tràn ngập tâm hồn rộng lớn vô biên. Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát. Và những tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện, một khi cá nhân chịu nhường bước. Thân người được khỏe mạnh là nhờ ở sự quân bình của "lục phủ ngũ tạng" Tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ, khi đã được điều hòa. được quân bình, thì ta có thể nói rằng đó là một cảnh giới tuyệt đối. Một bản ngã đứng tách riêng ra ngoài vũ trụ tức là làm cho vũ trụ mất quân bình. Một bộ phận của thân thể đau, làm mất sự quân bình của toàn thân, mất sự quân bình thì không có sức khoẻ. Ngộ nhân một cái "ta" riêng biệt, tức là tạo một ung nhọt trong thân thể vũ trụ. Bởi nhận định như vậy, nên việc khuyên người Mở Rộng Cõi lòng, nhận toàn thể là mình, đấy là công việc trước tiên của đạo Phật.

2. Đưa Sinh LinhTới ánh Sáng Chân Lý

Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp Kinh Hoa Nghiêm -Y vào lời dạy ấy, đạo Phật không những đã hướng dẩn con người biết nhận chân giá trị mình mà còn giúp cho sự tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ vạn hữu, không ngoài định luật "Lý Nhân Duyên Sinh".

Tất cả hiện tượng trong thế gian, dù hữu hình hay vô hình, tâm hoặc cảnh, đều do nhân duyên nhân quả kết hợp tạo thành, và chỉ là phản ảnh mê lầm của tâm thức biến hiện. Do đó, Đạo Phật phủ nhận những thuyết lý cho rằng "Tâm có trước vật" phái duy tâm, "vật có trước tâm", phái duy vật. Theo đạo Phật Thì, Tâm và Vật đồng thời cùng xuất hiện một lượt Hể có tâm là có vật. và ngược lại. Vì Tâm -là tâm -của -vật và vật - là-vật -của -tâm,ta không thể xé đôi sự vật để nói ;Vật khác vói Tâm, hay Tâm khác vói Vật. Ta hãy dừng lại nơi đây, và đặt ra những nghi vấn ấy, như chúng ta nói : "Tâm có trước Vật" thì tâm ấy do đâu mà có? nương vào đâu? và phát sinh bằng những điều kiện gì? -Còn nói: "Vật có trước Tâm" lại càng vô lý, Bởi lẽ "Vật [vật chất = matière] thuộc loại vô tri, như khoáng vật, thực vật, và tâm[tinh thần = Spirituel]" thuộc tâm linh nên nó phải nương vào vật giới để tồn tại và phát triển nhưng không hòan toàn lệ thuộc vào vật chất mà, trái lại, nó có thể điều động chỉ huy tất cả. Ta hãy lấy một thí dụ để chứng minh cho sự kiện này: Trong viên đá lửa vốn sẳn có tinh lửa nên khi ta bật thấy lửa phát hiện. Cũng thế, đạo Phật

Chủ trương "Lý nhân duyên Sinh", không thiên Tâm không ngã Vật. Ở đời, chẳng có chi là đơn độc cả, Mặt trời mọc, hoa nơ, chim ca, tất cả đều ảnh hưởng mật thiết đến sự "sống", bằng trực tiếp hoặc gián tiếp, đó chẳng qua do Cái Này làm nhân làm duyên cho Cái Kia để phát sinh Hiện tượng giới Sở dĩ vạn vật trong vũ trụ có là do các yếu tố nhân duyên nhân quả nối tiếp nhau, trùng trùng duyên khởi, từ vô thuỷ đến vô chung. Sự thật là vật gì hiện hưủ Trong cỏi đời cũng "duyên với nhau cả". Từ nguyên tử nhỏ nhiệm đếncác tinh tú xa xăm, đều có sự tương quan, liên lạc với nhau. Chính đức Phật đã dạy như vậy.

Đối với thực tại, không luận bản thể hay hiện tượng, đức Phật biết thế nào nói đúng như thế, Ba đòi các đức Phật cũng đều nói như thế [Như tam thế chư Phật thuyết pháp chi nghi thức, ngã kim, diệt như thị, thuyết vô phân biệt pháp Kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện], Chẳng hạn, đức Phật nói: trong vũ trụ có rất nhiều thái dương hệ [Thế giới] hay trong một bát nước có vô số vi trùng, thì ngày nay các khoa học gia, chế ra kính viễn vọng [télescope] hay kính hiển vi điện tử [microscope électronique], người ta biết rằng mỗi tinh thể là một thế giới, hay trong một bát nước có rất nhiều vi trùng, Thật quả như lời đức Phật dạy. Ngài còn cho chúng ta biết thêm rằng: vũ trụ vạn hửu là chuyển biến vô thường, Điều này khoa học hiện đại cũng đã chứng minh :trong một hạt bụi rất nhỏ có vô số nguyên tử, quay chung quanh nhau, khác nào những hành tinh đi vòng quanh mặt trời vậy. Đứng về phương diện "ngưòi" mà nói thì, Phật là đấng đã thành tựu một nhân cách tối cao, sau khi thể nhập với toàn thể vũ trụ [s’identifier avic l infini] Đức Phật chỉ là vị giáo chủ siêu việt có những đặc điểm siêu diệt hơn các vị giáo chủ khác mà thôi, Thật ra,đức Phật không kiêu hảnh tự cho mình là "đấng tạo hóa" sinh ra muôn vật và cha cả muôn loài. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm [Anguttara_Nikàya] có chép câu chuyện: Một hôm, đức Phật trên đường đi hóa đạo tại Buddhagaya[Béranès] thì gặp một người Bà La Môn chặn lại và hỏi:

Ngài có phải là một vị trời?
-Này Bà La Môn: Ta không phải là một vị trời, Đức Phật đáp.
-Vậy ngài có phải là quỉ yaksa? Là thần Gandharva?
-Ta không phải là quỉ Yaksa, không phài là thần Gandharva.
-Ngài có phải là người không?
-Ta là người nhưng không phải người thường.
-Vậy Ngài là gì?
-Này Bà La Môn: nên biết: Ta chỉ là một đức Phật [Buddha], một đấng Giác Ngộ,

Thật là minh bạch. Đức Phật không nhận mình là trời, là quỉ Yaksa, là Thần Gandharva, mà Ngài chỉ nhận mình là một Đấng Giác Ngộ [Buddha] Đặc biệt hơn, sau khi giác đạo, đức Phật long trọng tuyên bố với thế gian: Ta là Phật đã thành. Các người là Phật sẽ thành [Kinh Phạm Võng] Tất cả đều có Phật tính, nếu chúng sanh biết y theo giáo lý cửa đức Phật để tiến tu nhất định cũng sẽ thành Phật và như vậy, cho ta thấy, giá trị tinh thần nhân bản toàn diện của đạo Phật là, trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật "hiện hưũ" trong cuộc đời, để giúp con người có được chính kiến [hiểu biết chân chánh] hòng tạo lập cuộc sống mình và chuyển đổi hoàn cảnhchung quanh: để ánh sáng đạo mãi mãi ngời sáng làm đuốc soi đường cho những ai còn lầm Lạc, bỡ ngỡ chưa biết đến. Đạo Phật quả là một "Đạo đã xây dựng trên căn bản của" "Từ Bi" và "Trí Tuệ", là Nguồn Sống Cho Hết thảy.

3. Xây Dựng Một Xã Hội Người Văn Minh Giác Ngộ Và Giải Thoát

Đạo Phật là Nguồn Sống ở đời, và khi ta đã nhận chân được "lẽ sống Ṡvà thực hành theo thì đấy, có thể nói, đạo Phật là căn bản tinh thần của một xã hội người văn minh, Giác Ngộ và Giải Thoát. Vẫn biết; nói suông chưa đủ, còn phải làm. Nhưng sự làm phần lớn do nơi con người quyết định. Mọi vấn đề đều do con người sáng tạo. Ngay cả đến ý niện về một Thượng Đế siêu hình cũng là do trí tưởng tượng của con người sáng tạo, mà có.Con người là chủ động hết thảy mà chìa khóa mở cửa ngõ Niết Bàn [Nirvàna] vẫn sẳn có nơi con người. Bởi thế đạo Phật luôn luôn lấy việc Giáo Dục Con Người Toàn Diện làm bổn phận chính cần làm và phải làm trong mọi thời đại, không phân màu da, tiếng nói chủng tộc.

Nhưng trên nguyên tắc xây dựng một xã hội Người Văn Minh, Giác Ngộ và Giải

Thoát, ta cần phải thực thi những nguyên tắc nào?

-Về Phương Diện Luân Lý :-Giá trị đích thực của Nền luân lýchân chính và sự hiểu biếtvà tôn trọng phẩm giá, nhân cách của tha nhân cũng như tự thể.

Luân lý là một quán lệ, một thói cư xử theo lẽ phải. Mà lẽ phải là phần cốt yếu của đạo làm người. Hãy tỏ ra mình có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ đươc ý nghĩ, lời nói và hành động mình cả về nội giới và ngoại giới là một công trình to lớn, nhưng điều đáng ca ngợi hơn hết vẩn là sự điều ngự được chính mình. Do đó, về phương diện luân lý, đạo Phật đặt trọng tâm vào sự "Thiện Ác" vào "Tội Phúc Báo Ứng Phân Minh" và vào luật "Nhân Qua"󬠶ì biết rằng: Làm lành đuợc sung sướng. Làm ác chịu khổ sở. Nhân nào quả ấy. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả trong ngày mai cũng lạy y như thế. Một hành động tốt hoặc xấu của cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến toàn thể không ít. Người có đạo đức luân lý là một con người hoàn toàn sung sướng nhất trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp, làm thơm cho cuộc thế. Pascal nói:"Luân Lý là cuốn sách tốt nhất của ta. Một cuốn sách mà ta cần phải tra cứu luôn. Luân lý rất cần cho xã hội con người. Sự sụp đổ về mặt luân lý sẽ là một tai họa lớn cho con người và cuộc đời".

Với nhận định trên và dựa vào thực tại, đạo Phật luôn luôn khuyên con người thực hành hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, để làm đẹp cho chính con người và cho cuộc sống. Phẩm hạnh nào, tương lai ấy.

-Về khả năng Tri Thức :-Sự hiểu biết của con người là hơn các loài hửu tình khác. Trí tuệ con người quả là vầng hào quang làm sáng đẹp cho cuộc đời. Đạo Phật không chỉ thừa nhận khả năng trí thức con người mà còn vạch ra những phương thức để giúp con người biết cách sử dụng tài năng mình trong công cuộc tìm hiểu chân lý. Đối với cảnh vật hiện hửu như trực tiếp với ban ngày thì ta biết sáng, ban đêm biết tối. Đó là lối nhận thức thông thường. Đối với các pháp thuộc hệ siêu nhiên, đạo Phật quả là ánh sáng mặt trời chiếu soi vào khu rừng âm u tào tạp của nhiên giới, tâm giới và siêu việt gíới. Tuy nhiên, có điều ta nên nhớ: Kinh điển đạo Phật chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng [chân lý], là chiếc bè đưa người qua sông mê,tới bề giác; chứ kinh điển không là chân lý. Dó đó đạo Phật khuyên con người nên lấy lý trí tìm hiểu, phán đoán sự vật mà không nên áp dụng tình cảm trong việc tìm hiểu, phán đoán sự vật một cách vội vã, sai lầm. Câu chuyện đức Phật giáo hóa những người Kâlâmâ,khi những người nầy mang tâm trạng phân vân bối rối trước một ngã ba "chân lý", được ghi lại trong tập Anguttara Nikàya, đã nói lên cái tinh thần của Đạo như Thật [đạo Phật]: "Đừng tin tưởng một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gìdù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều áy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và cho kẻ khác, chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn". Đó là lời dạy chí tình mà đức Phật đã thân tặng con người trong cỏi đời này, Trí thức con người cao viễn chừng nào thì cuộc sống con người càng văn minh, tiến bộ chừng ấy. Thật vậy, dù là vật vô giá trị nhưng khi trí thức con người để ý tới thì nó cũng trở nên có giá trị, và ngược lại. Trí tuệ con người quyết định cuộc sống con người

-Về Giá Trị Thực Hành :-Bằng vào sự thật và phương pháp mà đức Phật đã chứng ngộ và thực hành rồi lấy đó làm tiêu chuẩn cho mọi sinh hoạt trần giới, đạo Phật khuyên con ngườithực hành hai đặc điểm :

1.Vì lòng thương yêu rộng lớn, nguyện cứu khổ hết thảy chúng sanh -Lòng Từ Bi. 2.Thức nhận, mọi sự vật hiện hửu cuộc đời là biến đổi vô thường và "chúng có những Tính, Tướng, Thể, Dụng khác nhau: nhưng điều bình đẳng trong cùng một Phật tính

-Trí Sáng Suốt.

Với nhận thức ấy, đạo Phật quả đã đề cao giá trị con người lên tột đỉnh cao sang, đó là giá trị bình đẳng giữa Phật và chúng sanh - một sự bình đẳng triệt để và cứu cánh là, tất cả chúng sanh đều có Phật tính và sẽ thành Phật trong mai sau, nếu chúng sanh biết giác ngộ. Đạo Phật đã đặt con người vào thế chủ động, để tự cứu và cứu người, cứu đời, một cuộc dấn thân có ý nghĩa.

Giáo lý đạo Phật dạy cho con người nhận rõ thực chất của mỗi công việc làm mà thí dụ dưới đây là một bằng chứng. Hai người cùng thi hành một việc nghĩa, một người chỉ biết làm với bổn phận và hết lòng: người kia, trái lại họ làm là cốt để thoả mãn lòng ham danh, vụ lợi. Tuy là cùng một việc mà hai ý nghĩa khác nhau. Ta hãy hy sinh thân thể mình cho những lý tưởng cao thượng, những hành động chân chánh chính và những sự nghiệp lớn lao. Chỉ khi nào người ta thực hành theo tiếng gọi của lương tâm, của lòng thương yêu thương và trí sáng suốt mới thật là thể hiện tinh thần Từ Bì, Trí tuệ của đạo Như Phật. Cho nên, mọi giá trị thực hành trong đạo Phật là, nhằm mục đích Chân hóa [tôn trọng sự thật:Lẽ phải]; Thiệt hóa [con người theo, đạo Phật là luôn luôn đổi mới tâm hồn và cải tạo hoàn cảnh, nếp sống mình và làm hiển lộ sự trong ánh sáng trong mội ý nghĩ lời nói, việc làm, biết hướng về nẻo Thiện: đó là con đường dẩn đến chính đạo]; Mỹ hóa [để làm đẹp cho chính tự thân và cho cuộc sống]. Do đó, nhiệm vụ trước tiên và sau cùng của đạo Phật là xây dựng cỏi Niết Bàn hạnh phúc trên trần thế. Vậy Niết Bàn là gì? -Niết Bàn [Phạm ngữ :Nirvàna] là một trạng thái tâm linh hoàn toàn tĩnh [trong sáng ], biểu thị sự an vui, tự tại, giải thoát và chỉ thể hiện sau khi con người đã trừ diệt hết Tham mọi tham ham muốn bất chính [Sân oán hờn, giận dữ, ganh ghét, si mê chấp ngã tướng, pháp tướng.] Niết Bàn là lý tưởng cao đẹp nhất của chúng sanh. Nó không phải ở ngoài thực tại cuộc đời này. Nói cách khác, Niết Bàn chỉ là trạng thái tâm hồn của con người, một khi đã hoàn toàn giác ngộ, thoát khởi những mê muội, đau khổ, không còn bị ràng buộc bởi phiền não nhiễm uế, đồng thời thể nhập với toàn thể vũ trụ không gian vô biên... Thời gian vô tận..., và vượt ra ngoài cảnh sinh diệt tương đối. Đó là đứng về phương diện nhập thế hóa đạo thì, đạo Phật đề ra các pháp môn thông dụng như : "Tứ Nhiếp Pháp" "Lục hòa" là những pháp môn thiết yếu nhằm xây dựng

-Một đời sống kiểu mẩu: PHẬT.
-Một gia đình kiểu mẫu: TĂNG
-Một xã hội kiểu mẩu: NHÂN BẢN
-Một nhân loại kiểu mẩu: TỊNH ĐỘ
-Một lý tưởng tối cao: PHẬT ĐÀ

Trên bước đường dẫn đến lý tưởng: Phật, con người, nếu muốn thành công viên mãn, cần phải học, hiểu và tin giáo lýdo đức Phật đã thực chứng giác ngộ Thuyết giải rồi nương theo đó, để làm tiêu diệt lần những bản ngã nhỏ bé, ích kỷ, để phát hiện những tình thương cao rộng và để vui sống với hoàn cảnh chung quanh "Chẳng có hạnh phúc nào có thể so sánh được với sự yên tỉnh tĩnh của tẩm trí [Digha-Nikàya]". Thật vậy, hạnh phúc và văn minh nói chung, có thể nói như phát xuất từ trái tim trong khối óc sáng nơi mỗi con ngơời chúng ta. Khi con người đã biết thương yêu, bao bọc và giúp đỡ lãn nhau thì công cuộc Xây Dựng Một Xã Hội Người Văn Minh, Giác Ngộ và Giải Thoát sẽ không còn xa vời nữa. Nếu mọi người biết áp dụng đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, thiết tưởng Cảnh Niết Bàn Chân Hạnh Phúc sé hiện ra ở ngay thế giới này, chứ chẳng cần phải tìm ở một nơi nào xa lạ? Ngoài đạo Phật, chúng ta tìm đâu có những kết quả tốt đẹp ấy.

-Đạo Phật, NGUỔN SỐNG VÔ TẬN.

Đạo Phật tượng trưng cho lý tưởng sống cao siêu và rất thực tiễn của con người. Nói tắt, nguồn giáo lý ấy bao gồm trong một chữ "Pháp ",Chữ này có nghĩa là "vạn sự vạn vật [tức Nhất thiết Pháp]". Và, đó đấy mà, mọi lý luận, mọi quan niệm về Lẽ Sống, Cách sống, Lối sống và Mọi sự sống trên đòi, đậo Phật đều trình bày một cách chính xác, từ đại thể tơí chi tiết của từng sự vật, hiện tượng -"Pháp Nhĩ Như Thị ", muôn vạn sự vật bản lai là như thế đó, Cũng như nói rằng đạo tức là đời, vì đạo cần phải gắn kết với cuộc đời để tòn tại và triển khai. Hay nói cách khác,đạo Phật là Nguồn Sống Của Mọi Sự Sống. Ta có thể hình dung "đạo" qua những từ ngữ, như "Thường [chân thường, vĩnh viễn]"; Lạc "[an vui, giải thoát]"; Ngã "[tự chủ, tự do, tự tại]"; "Tịnh [Trong sạch, sáng suốt, hoàn toàn]": hoặc như ánh đạo vàng rực rở, như bông Sen nở giữa đầm mà hương thơm thì tỏa khắp mọi nơi. Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người.biết sống đúng tinh thần "từ bi,vị tha"để làm đẹp cho chính mình và cho cuộc đời. Điều này lịch sử đã chứng minh. Đạo Phật, không phải "cố cựu" cũng không phải "cách tân" mà chỉ là những phương thuốc điều trị mọi tâm bệnh, thân bệnh của con người, chúng sanh, nghĩa là, tuỳ trình độ, căn cơ mà hóa độ. Bất cứ làm công việc gì hễ có lợi cho mình, cho người, đấy là đạo Phật. Với tinh thần tích cực ấy, đạo Phật không phải là phản tiến hóa, đi ngược trào lưu, làm hèn yếu con người như một số người đã nhìn đạo Phật dưới nhiều danh phản hóa sai lầm, bỏ ngoài cả thời đại suy đồi và phái tiêu cực. Không Bằng vào tuệ giác, đạo Phật đã nhìn đời một cách toàn triệt, nên quan niệm của đạo Phật có hai điều :

Đức Phật là cầm đuốc dẩn đường, là bậc đạo sư muôn thuở.

Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người quán đạt chân lý để tự thân giải thoát khổ đau, mê tối.

Nói tóm lại, đạo Phật có đủ phương thức giải thoát cho con người, chúng sinh, hết mọi mê tối, khổ đau, và cuộc sống an vui. tự tại -Một đạo ton trọng lý trí của người và quyền sống của hết thảy. Dó đấy, đạo Phật truyền bá tới đâu cũng được quần chúng hoan nghênh, tin tưởng và phụng sự, khác nào như vần thái dương chiếu tự trên cao, không một nơi nào lại không có ánh sáng.

Đạo Phật là chân lý.Vì "đạo Phật là tất cả" -vô cùng thu về một điểm = Phật [chân lý]. Tất cả là đạo Phật -một điểm tỏa rộng khắp pháp giới bao la = Giáo [Phương pháp đạt tới chân lý]. Đấy là Tinh Hoa trong tòan bộ giáo lý đạo Phật.

Xin thân tặng những ai muốn tìm hiểu ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?

Source:Phật học tinh hoa, một tổng hợp giáo lý, viện triết lý Việt Nam và triết học thế giới, California xuất bản năm 1999-08-25.

-- o0o --

Vi tính Phước Ngọc

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 1019)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 507)
Ba-la-mật = Ba-la-mật-đa 波羅蜜多 (P: pāramī; S: pāramitā; E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu). Ba-la-mật đặc trưng cho hành động của bậc giác ngộ vượt lên nhị nguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chân lý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
19/06/2024(Xem: 1341)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
01/10/2023(Xem: 1481)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 2306)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 3083)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 2568)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 2695)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 3714)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 8749)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]