Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Môn Lễ Sám ( do HT Thích Trí Thủ biên soạn)

22/06/202005:02(Xem: 4403)
Pháp Môn Lễ Sám ( do HT Thích Trí Thủ biên soạn)

HT Thich Tri Thu_6
PHÁP MÔN LỄ SÁM
Biên soạn: HT Thích Trí Thủ


Qua kinh nghiệm bản thân suốt hơn hai mươi năm tu niệm, pháp môn Lễ sám này quả có đem lại rất nhiều lợi ích thăng tiến, tự mình kiểm chứng được.

Nay ghi lại để làm nghi thức hướng dẫn người hậu học, tôi không nhắm riêng chúng Ưu bà di của các Phật học viện vốn đã theo pháp môn này từ lâu, mà còn mong mở rộng phạm vi cho nhiều giới khác nữa. Bất cứ ai muốn tiến bước trên đường đạo hạnh, đều có thể tùy nghi, qui định khắc biểu áp dụng pháp môn này để tu niệm hàng ngày. Lợi ích thu hoạch thảy đều giống nhau.

Nghi thức gồm hai phần chánh: Tưởng niệm và Lễ bái.

A. TƯỞNG NIỆM.

Trước hết, tập trung tất cả lòng thành kính, thắp ba cây hương cắm trước Phật đài. Với làn khói hương nhẹ tỏa, nén tâm hương của chính mình cũng đang được đốt lên và quyện theo, để dâng lên Tam bảo và mười phương chư Phật, chư Bồ tát.

Sau khi dâng hương, vận hết lòng chí thành đảnh lễ Tam bảo. Vì Tam bảo là chỗ hướng tâm qui túc duy nhất của kẻ tín ngưỡng đạo Phật từ khi sơ phát tâm qui y cho đến phút cuối cùng chứng quả Vô thượng bồ đề.

Kế đến, để loại trừ tạp niệm, đứng hay ngồi ngay ngắn, ôn lại trong tâm mình những lời thệ nguyện đã phát biểu trong lễ qui y trước kia, như: Đã qui y Tam bảo rồi thì tuyệt đối từ đời này qua kiếp khác không qui y trời, thần, quỉ, vật; không nghe theo ngoại đạo tà giáo; không theo đòi bạn bè xấu ác. Sở dĩ chỉ qui túc về Tam bảo là vì Phật có dạy đủ cả phước đức và trí huệ, Pháp có công năng ly dục, Tăng là hàng lãnh đạo cao quí nhất của Đại chúng, .v.v...

Tiếp theo suy nghĩ rằng, trước khi ta chưa qui y Tam bảo, trong dòng đời vô tận, từ vô thỉ đến nay, không thể nào ta không vấp phải những tội lỗi, hoặc do thân tạo tác, hoặc do miệng nói phô, hoặc do ý suy nghĩ. Giờ đây, ta phải thành tâm sám hối để cho thân tâm trong sạch. Và để ngăn ngừa tội lỗi mới, ta phải tự nhắc lại hoặc đọc lâm râm, những giới điều đã lãnh thọ mà nguyện cố giữ gìn không sai phạm. Không nên ham hố thực hành nhiều giới cùng một lúc. Bắt đầu nên nguyện giữ tối đa hai giới, tùy theo mình lựa chọn. Sau khi các giới ấy giữ trọn, sẽ tuần tự phát nguyện giữ thêm các giới khác. Biết điều dở phải tránh và điều hay để noi theo, sự biết ấy có thể đến một cách chớp nhoáng nhưng thực hiện sự biết ấy thế nào cho “hành cố ngôn” (việc làm đúng với lời nói) là một việc đòi Hỏi: công phu lâu dài và tiến hành có thứ tự. Chỉ sau khi “hành cố ngôn”, bấy giờ mới gọi là thật biết, thật hiểu.


B. LỄ BÁI
.

Khi lòng thành kính đối với Tam bảo và ý chí cương quyết thực hành hạnh nguyện đã phô bày đầy đủ, bấy giờ chí tâm đảnh lễ chư Phật, chư Bồ tát.

Sự đảnh lễ nầy chỉ thật sự lợi ích, nếu mình hiểu rõ vì sao phải đảnh lễ và hiểu rõ ý nghĩa của các danh hiệu Phật và Bồ tát. Trong các kinh, Phật dạy rằng qua đời mạt pháp, nếu ai nghe được danh hiệu của các đức Phật, nhất là bảy đức Phật trong đời quá khứ thì được tăng tiến vô lượng phước đức và tiêu diệt vô lượng tội khổ. Pháp xưng danh hiệu và đảnh lễ các danh hiệu bắt nguồn từ đó.

1. ĐẢNH LỄ THẬP HIỆU.

Đức Phật nào cũng có đầy đủ mười công đức, hay mười danh hiệu như nhau, là: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật thế tôn. Thế tôn là danh từ bao gồm mười công đức, hay mười danh hiệu nói chung.

Nếu đủ thì giờ, nên lạy mỗi danh hiệu một lạy càng tốt. Bằng không thì lạy chung cả mười danh hiệu một lạy.

2. ĐẢNH LỄ THẤT PHẬT.

Thất Phật là bảy đức Phật trong đời quá khứ, gồm có: Tỳ bà thi Phật, Thi khí Phật, Tỳ xá phù Phật, Câu lưu tôn Phật, Câu na hàm Mâu ni Phật, Ca diếp Phật và Thích ca Mâu ni Phật.

Mỗi lần đọc một danh hiệu, lạy một lạy.

3. ĐẢNH LỄ TAM THÂN.

Tam thân là ba thân Phật, gồm có: Pháp thân, báo thân và hóa thân. Pháp thân tức Thanh tịnh Diệu pháp thân Tỳ lô giá na Phật, Tàu dịch là Quang minh biến chiếu (Thân ánh sáng nhiệm mầu soi suốt mọi nơi). Báo thân tức Viên mãn Báo thân Lô xá na Phật, Tàu dịch là Tịnh mãn (Thân thanh tịnh viên mãn công đức). Hóa thân tức Thiên bách ức hóa thân, là thân mà Phật ứng hiện tùy theo cơ cảm của chúng sanh cũng như tùy theo từng chủng loại chúng sanh để thuyết pháp giáo hóa.

Trong quá khứ, bảy đức Phật đều chứng được ba thân. Vì vậy, đảnh lễ ba thân mỗi thân một lạy, là để tâm nguyện cầu được chứng ba thân như Phật, hầu mong cứu độ chúng sanh như Phật.

4. ĐẢNH LỄ BỔN SƯ.

Trong thất Phật, đức Thích ca Mâu ni là vị thứ bảy, nhưng vì Ngài là Giáo chủ hiện thân thuyết pháp trong cõi Ta bà nầy và nhờ có Ngài, ta mới có giáo pháp tu hành ngày nay, nên đặc biệt xưng danh hiệu Ngài thêm một lần nữa và lạy một lạy. Đảnh lễ Ngài là để tỏ lòng tri ân sâu xa, nguyện vâng lời dạy dỗ để tự lợi lợi tha, hầu báo đền ân đức Ngài trong muôn một.

5. ĐẢNH LỄ DƯỢC SƯ.

Đảnh lễ đức Phật Dược Sư là vì theo kinh Dược sư, Ngài có mười hai đại nguyện thường phóng hào quang tiêu trừ nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng cho chúng sanh, che chở cho chúng sanh luôn luôn thân tâm được dõng mãnh. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện trong kiếp hiện sống thân tâm thường an lạc.

6. ĐẢNH LỄ DI ĐÀ.

Đảnh lễ đức Phật A Di Đà là vì, trong 48 đại nguyện của Ngài, ba đại nguyện 18, 19 và 35 xác quyết sẽ rước tất cả chúng sanh có lời cầu xin về tịnh độ Tây phương của Ngài. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện về sau đến ngày lâm chung, được Ngài và thánh chúng phóng hào quang tiếp dẫn, biết trước giờ chết, thân không tật bệnh, tâm không tham luyến, ý không tán loạn.

7. ĐẢNH LỄ DI LẶC.

Đảnh lễ đức Phật Di Lặc là vì, Ngài có lời đại nguyện sẽ cứu độ tất cả chúng sanh trong hội Long hoa khi Ngài giáng sinh. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được gặp Ngài trong đại hội ấy và được Ngài thọ ký.

8. ĐẢNH LỄ VĂN THÙ .

Đảnh lễ đức Bồ tát Văn thù là vì Ngài chính là ánh sáng trí huệ hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện trí huệ luôn luôn soi sáng ta, nhằm diệt trừ phiền não vô minh.

9. ĐẢNH LỄ PHỔ HIỀN.

Đảnh lễ đức Bồ tát Phổ Hiền là vì Ngài chính là công hạnh cứu độ hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được đại hạnh ấy, khiến ai trông thấy bóng ta cũng như nghe tên ta thảy đều hoan hỷ tán thán phát tâm qui ngưỡng Tam bảo.

10. ĐẢNH LỄ QUÁN ÂM.

Đảnh lễ đức Bồ tát Quán thế âm là vì Ngài chính là công đức đại bi hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được thâu nhiếp trong đức đại bi cứu khổ của Ngài.

11. ĐẢNH LỄ THẾ CHÍ.

Đảnh lễ đức Bồ tát Đại thế chí là vì Ngài chính là công đức đại hùng đại lực hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được một chí hướng dũng cảm lướt qua mọi trở ngại ma chướng mà tinh tấn tu hành.

12. ĐẢNH LỄ DƯỢC VƯƠNG DƯỢC THƯỢNG.

Đảnh lễ hai đức Bồ tát Dược vương và Dược thượng là vì hai Ngài chính là chí lón hy sinh hiện thân, từng thiêu thân cúng dường Phật để phụng sự chúnbg sanh như đã nói trong kinh Pháp hoa. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được ý chí dũng mãnh sẵn sàng mọi hy sinh.

13. ĐẢNH LỄ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU VÀ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU.

Đảnh lễ hai đức Bồ tát này là vì hai Ngài chính là công năng sáng soi hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được luôn luôn sáng suốt để diệt trừ tối tăm mê muội như trong kinh Dược sư đãù nói.

14. ĐẢNH LỄ CHUẨN ĐỀ .

Đảnh lễ đức Bồ tát Chuẩn đề là vì Ngài chính là oai lực hàng ma hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được đủ oai lực hàng phục tất cả tà ma quỉ mỵ quấy nhiễu.

15. ĐẢNH LỄ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.

Đảnh lễ chư Bồ tát trong pháp giới thanh tịnh là vì các Ngài chính là bản thể thanh tịnh hiện thân. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy là để cầu nguyện được luôn luôn thanh tịnh mà cứu độ chúng sanh như các Ngài Địa tạng, Thường bất khinh v.v...

16. ĐẢNH LỄ LINH SƠN HỘI THƯỢNG, VÔ LƯỢNG THÁNH HIỀN .

Hồi Phật còn tại thế, 1.250 vị đại A la hán thường quây quần nghe Phật thuyết pháp trên núi Linh sơn. Vì vậy, xưng danh hiệu và lạy, tức là tỏ ra còn ghi nhớ và biết ơn công đức cao dày của Phật và chư vị thánh hiền tăng ấy, và tưởng tượng như cao hội ấy vẫn còn đâu đó.

17. ĐẢNH LỄ TAM TẠNG GIÁO ĐIỂN VÀ ĐỀ MỤC KINH.

Phật dạy: Nếu không đọc tụng được toàn bộ kinh điển mà chỉ đọc tụng những đề mục kinh cũng được vô lượng phước đức, nhất là kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Bát nhã, Pháp hoa, Niết bàn v.v... Những bài kệ trước đề kinh là những bài tóm tắt ý nghĩa đại cương toàn bộ kinh văn, nếu suy nghiệm cho thấu đáo những đề kinh và những bài kệ ấy cũng có thể hiểu đại cương cốt tủy của toàn bộ. Xưng danh và lạy Tam tạng giáo điển và các đề mục kinh là vì nhắm lợi ích ấy.

18. ĐẢNH LỄ HỘ PHÁP THIÊN THẦN VÀ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ.

Giáo pháp Phật sở dĩ còn lưu truyền đến ngày nay là nhờ công đức hộ trì của Thiên thần Hộ pháp và công đức truyền thọ của chư Tổ trải qua các thời đại. Xưng danh và lạy là để tỏ lòng tri ân và nguyện noi gương, hầu mong Chánh pháp lưu truyền miên viễn khắp thế gian, lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

19. LẠY THẾ TỨ ÂN.

Tứ ân tức bốn ơn: ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, ơn thầy bạn dạy bảo dìu dắt, ơn quốc gia xây dựng trật tự, ơn xã hội đàn na thí chủ cung cấp mọi tiện nghi sinh hoạt vật chất tinh thần. Xưng danh và lạy thế là để tỏ lòng tri ân và luôn luôn cầu nguyện cho tất cả, hiện còn thì được an vui, quá vãng thì đồng sanh Lạc quốc, nguyện đời đời kiếp kiếp được cùng nhau làm Từ bi quyến thuộc, dắt dìu nhau tu hành, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, đồng thành đạo quả.

20. LẠY THẾ CHÚNG SANH .

Ngoài bốn ơn trên, ta còn phải ghi ơn tất cả chúng sanh đã giúp ta trong cuộc hỗ tương sanh tồn nầy. Bất luận người oán kẻ thân, hữu tình hay vô tình, dù thuận dù nghịch, tất cả đều đã giúp ích cho ta. Vì đã giúp ích cho ta, nên ta chỉ biết có ân mà không cưu oán. Xưng danh và lạy thế là để tỏ lòng tri ân ấy và nguyện tất cả đều thành Phật đạo.

Lễ bái xong, ngồi kiết già hay quì mà tụng niệm. Phương pháp tu hành theo lời Phật dạy có đến 84.000 pháp môn, nhưng dễ dàng nhất, hiệu quả mau chóng nhất và thích hợp với căn cơ hiện tại nhất thì không pháp môn nào bằng pháp môn Tịnh độ.

Chỉ chuyên tâm niệm Phật, nhớ bốn đức tướng Từ Bi Hỷ Xả của Phật, tưởng tượng hình tướng và cảnh Tịnh độ trang nghiêm thanh tịnh đẹp đẽ của Phật A Di Đà, đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng như lúc nào, trước bàn Phật cũng như trong phòng ngủ, chuyên tâm tưởng niệm không gián đoạn, sẽ được nhất tâm bất loạn, khi lâm chung nhất định thấy Phật, sanh về cảnh giới Phật, thoát li sanh tử luân hồi, chứng quả vô thượng chánh giác (quả Phật). Phương pháp niệm Phật nguyện sanh Tịnh độ là phương pháp hay nhất, mười người tu mười người kết quả, không sợ lạc về đường ma lối quỷ như các pháp môn thiền quán khác. Tuy nhiên, ta đừng thấy pháp môn tu hành dễ dàng như thế mà lười nhác cẩu thả.

Giáo nghĩa của pháp môn này thật ra hết sức cao sâu vi diệu, mà nền tảng là ‘Tâm tịnh tức Phật độ tịnh’ hay ‘Tự tánh Di Đà, duy Tâm tịnh độ’. Căn cơ trung bình không dễ gì nghiên cứu giáo nghĩa của pháp môn này mà thấu hiểu nổi, nhưng ta cứ thực hành rồi cũng sẽ thông suốt và thật chứng.

Cuộc đời của chúng sanh tội lỗi hay phước đức đều theo ba nghiệp: thân hành động, miệng nói phô, ý suy nghĩ mà gây ra. Nay ta tu hành, một khi đứng nghiêm chỉnh trước Phật đài, lễ Phật tụng niệm, thân thể sạch sẽ trang nghiêm, hai tay xếp lại, mắt nhìn lên hình dung đức Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, ý suy nghĩ lời Phật dạy, ba nghiệp ta sẽ thanh tịnh, tội chướng sẽ tiêu tan, phước đức sẽ tăng trưởng. Ngày nào cũng như ngày nào đều đặn như vậy, chắc chắn ta sẽ được thành Phật như đức Phật đã thành. Cho nên Phật dạy: ‘Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành’.

Đời của chúng ta sau này đọa lạc đau khổ hay thăng hóa an vui, đều do nghiệp lực (năng lực hành động thiện ác của ba nghiệp) và nguyện lực (năng lực thệ nguyện) hướng dẫn. Phương pháp lễ sám và tụng niệm nầy gồm cả hành động tức nghiệp lực và nguyện lực giúp nhau, chắc chắn chúng ta sẽ thâu hoạch kết quả như ý muốn. Các bậc tu hành tiền bối của chúng ta khi lâm chung một cách thanh thoát, chánh niệm phân minh, đã chứng minh điều nói trên. Chúng ta phải giữ đức tin một cách kiên quyết thì thế nào cũng có kết quả tốt đẹp. Tín, Hạnh, Nguyện là ba điều căn bản của pháp môn tu Tịnh độ. Tín không vững chắc, hạnh không liên viễn và nguyện không tha thiết, thì khó có kết quả. Mong ai đã phát tâm tu hành nên lưu ý điều ấy.

Kinh chép ngày xưa có một thiếu nữ thường bị ma quỷ ám ảnh quấy phá, tìm hết mọi phép bùa chú để yểm đuổi mà không được và càng ngày bệnh hoạn càng sanh. Về sau gặp một tăng sĩ, cầu xin cứu chữa, được tăng sĩ khuyên qui y Tam bảo. Thiếu nữ ấy nghe theo, hàng ngày sáng sớm ngủ dậy chỉ đọc ba pháp qui y ‘qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng’ và thọ trì năm điều cấm giới. Tự nhiên lành bệnh, thân tâm được an vui. Cho nên theo phương pháp này mà tu trì lễ tụng, không những lợi ích cho tương lai mà hiện tại cũng nhẹ nhàng an lạc.

Trước khi chuyên tâm niệm Phật, nên tụng chú Đại bi và kinh Bát nhã. Lúc tụng chú Đại bi ta phải vận dụng tâm niệm nhập từ bi quán.

Phương pháp nhập từ bi quán là: trước hết, khởi niệm thương thân người của ta, ví nhờ nó và có nó làm phương tiện, ta mới tiến tu cầu giải thoát. Phật dạy: Loài người là loài dễ tu chứng nhất vì nó không quá khổ cũng không quá sướng. Quá khổ như các loài súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục bị khổ đau dồn dập, phiền não chồng chất, muốn tu cũng không tu nổi vì không có thì giờ. Quá sướng như các loài mãi mãi vùi mình trong lạc cảnh hữu lậu, nên không lưu tâm đến vấn đề tu tỉnh, thì lấy đâu được giải thoát? Nay ta được thọ thân người, ta cần phải thương nó, bảo vệ nó để cầu tiến trên con đường tu chứng và giải thoát. Thứ đến, cũng theo nghĩa đó, ta thương đến dòng họ bà con, làng xóm quê hương ta, quốc gia xã hội , rồi lần lần ta thương đến kẻ thù của ta và cả nhân loại chúng sanh, một cách tha thiết chân thành. Rồi với lòng từ bi đó, ta tìm mọi cách hướng dẫn họ, giúp đỡ họ, cứu khổ ban vui cho họ.

Bát nhã là kinh nói về trí huệ. Trí huệ là sự nghiệp duy nhất của người con Phật. Nếu trí huệ không sáng suốt, không thể cầu giải thoát được. Do đó trong 49 năm đức Phật thuyết pháp độ sanh, Ngài đã phải dùng đến hai mươi hai năm nói kinh Bát nhã.

Trong kinh Nhị khóa hiệp giải dạy rằng: hằng ngày hàng con Phật chúng ta, người nào thọ trì hoặc đọc tụng được năm biến Đại bi và năm biến Bát nhã, rồi chí thành niệm danh hiệu Phật (nếu không có thì giờ rảnh thì tụng mỗi thứ một biến) thì tất cả tai ương hoạn nạn được tiêu trừ; hiện tiền hạnh phúc gia đình được tròn đầy; lâm chung được về cõi Phật.


Nha Trang, ngày 14 tháng 10 năm 1968



 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 45661)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 16571)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 18039)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 9045)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3079)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 5157)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 7610)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8137)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 10877)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 13298)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567