Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.

19/06/201420:13(Xem: 3857)
86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, hiện con đang hành trì theo pháp môn niệm Phật, con muốn trong lúc hấp hối và sau khi chết cho thân tâm con được ra đi một cách an ổn nhẹ nhàng, không gặp bất cứ một chướng duyên nhỏ lớn nào làm trở ngại cho việc vãng sanh của con. Vậy xin hỏi con có cần phải làm tờ di chúc và ủy quyền không? Và phải làm cách thức như thế nào? Cúi xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con biết rõ cách thức phải làm để khi nhắm mắt con được yên tâm. Thành kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Vấn đề nầy, phải nói thật là tối ư quan trọng. Cả đời tu hành, nhất là Phật tử đang hành trì chuyên tâm niệm Phật, trong giờ phút hấp hối và sau khi tắt thở, chỉ cần gặp một chướng duyên trở ngại nho nhỏ cũng đủ làm cho Phật tử mất chánh niệm khó đạt thành sở nguyện. Vì không phải ai cũng hiểu được sự hộ niệm giúp cho bịnh nhân sắp chết được yên ổn nhẹ nhàng ra đi. Một sự ra đi mà không bị tác động ảnh hưởng bởi ngoại duyên gây ra.

 

Đối với những bác sĩ hay y tá, họ là những người có trách nhiệm theo dõi chữa trị bịnh cho mình, phần nhiều là họ chỉ làm theo nhiệm vụ chức năng của họ thôi. Chớ họ không có quan tâm gì đến đời sống tâm linh của người khi sắp chết cũng như sau khi chết. Dù mình có thác sanh đi đâu, họ cũng không cần biết đến. Vì đó là do hấp thụ bởi một nền tín ngưỡng theo niềm tin tôn giáo của mỗi người. Vì vậy, muốn cho họ hiểu và tôn trọng niềm tin theo tín ngưỡng đạo giáo của mình, thì mình nên bày tỏ nguyện vọng của mình cho họ biết. Có thế, thì họ mới cảm thông và đáp lại theo ý nguyện của mình. Nếu không, thì họ chỉ làm theo chức năng nghề nghiệp của họ thôi. Và như thế, thì sẽ gây ảnh hưởng tác động trở ngại rất lớn cho việc vãng sanh Cực lạc của mình.

 

Rồi đến thân nhân ruột thịt trong gia đình của mình cũng thế. Phần nhiều, chỉ vì nặng phần quyến luyến trong thâm tình ân ái, nên họ cũng chỉ làm theo tình cảm đơn thuần ý muốn của họ thôi. Ít có ai làm theo ý muốn của bịnh nhân trong giờ phút hấp hối sắp lâm chung nầy. Và nhất là bịnh nhân vừa mới tắt thở. Kinh nói: “Sau tám tiếng đồng hồ, thần thức mới hoàn toàn lìa khỏi xác”. Bởi do không biết quan tâm nghĩ đến giúp cho phần thần thức của bịnh nhân, nên có nhiều người thay vì ra đi êm ái nhẹ nhàng lại có hiện tượng không mấy tốt đẹp. Bởi thế, vấn đề hộ niệm cho bịnh nhân trong giờ phút nầy thật rất là hệ trọng. Phần nhiều ít có ai hiểu rõ về phương pháp hộ niệm. Nếu không khéo, thay vì thương xót lại trở thành thương hại. Xin mọi người hãy nên chú ý cẩn thận vấn đề nầy. Tất cả bởi do nóng lòng vì nặng tình ân ái theo thế gian thường tình mà ra. Do đó, nên rất trở ngại cho việc vãng sanh của bịnh nhân. Thậm chí có khi họ còn làm cho người sắp chết nổi cơn bực tức nóng giận. Thế thì, thử hỏi làm sao bịnh nhân thác sanh về cảnh giới an lành cho được? Quả đó là một sự tác hại rất lớn cho cận tử nghiệp.

 

Đó là chưa nói có người bị dụ bỏ đạo trong giờ phút nửa tỉnh nửa mê, tinh thần yếu đuối nầy. Họ không còn đủ sáng suốt để giữ vững niềm tin. Nếu không có người cận kề trợ niệm nhắc nhở họ. Do đó, họ sẽ trở thành nạn nhân rơi vào con đường tà ngoại thật đáng thương xót! Chỉ vì họ thiếu phúc duyên không có được thiện hữu tri thức bên cạnh thức nhắc. Vì thế, theo tôi, tốt hơn hết, chúng ta nên làm tờ di chúc dặn dò trước cho rõ ràng kỹ lưỡng để tránh hậu hoạn không tốt có thể xảy ra. Đó là chúng ta khéo biết phòng bị cho mình một cận tử nghiệp tương đối khá hoàn hảo. Có thế, thì việc cầu vãng sanh Cực lạc của ta mới có đủ đảm bảo vững chắc.

 

Theo tôi, việc Phật tử có ý định làm tờ di chúc và ủy quyền cho những người có trách nhiệm lo lắng chăm sóc sức khỏe về mặt y khoa (bác sĩ hoặc y tá hay người nhà v.v…) cũng như những vị lãnh đạo tinh thần của Phật tử thật rất cần thiết nên làm. Nhất là trong khi bịnh nặng, hấp hối và sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ trở lại.

 

Về cách thức để lập nên tờ di chúc, điều nầy cũng có người đã làm và đã có kết quả rất tốt. Nay chúng tôi y cứ vào tờ di chúc đã có sẵn, do Đạo Tràng Tu Viện Hộ Pháp biên soạn, xin nêu ra đây, để rồi tùy ý Phật tử tự quyết định lấy. Nếu thấy được, thì tôi xin đề nghị với Phật tử là chúng ta nên thực hiện ngay, càng sớm càng tốt.

 

 Tờ Di Chúc và Ủy Quyền

 

Tôi tên là…………………hiện cư trú tại…………

……………………………Thành phố…………….

Thị xã……………………..Tiểu bang…………….

 

Tôi xin làm tờ di chúc ủy quyền qua những điều thiết yếu sau đây:

 

1. Tôi khẳng định hủy bỏ hết tất cả các di chúc trước đó và các di chúc mà đã được Tòa Án công nhận trong thời gian qua trước kia tôi đã làm. (chỉ có phần di chúc liên quan đến cái chết, chớ không phải vấn đề tài sản. Ghi chú của người giải đáp).

 

2.Tôi là một người tín đồ theo đạo Phật. Tôi muốn cuối đời tôi tang lễ phải được xếp đặt hoàn toàn theo nghi lễ Phật giáo. Việc nầy do chư Tăng Ni hoàn toàn quyết định, thân nhân con cháu chỉ làm theo sự hướng dẫn của chư Tăng Ni mà thôi.

 

2. Nếu não bộ của tôi đã chết nằm mê man, và hoàn toàn không có triệu chứng cứu vãn phục hồi, xin làm ơn đừng duy trì sự sống của tôi (ngưng ngay ống dẫn thức ăn và ống thở oxygen nếu có).

 

 3. Nếu trái tim ngừng đập vì bất cứ lý do nào, xin đừng làm gì hết kể cả làm giật điện để làm hô hấp sống lại. Làm ơn hãy để cho tôi ra đi trong sự bình an.

 

4. Khi bác sĩ tuyên bố tôi đã chết, làm ơn không được đụng vào thể xác hay di chuyển thân thể của tôi, nếu muốn đụng và di chuyển thể xác tôi xin hãy để yên tối thiểu là sau 8 tiếng đồng hồ.

 

5. Xin làm ơn báo tin cho vị thầy tinh thần của tôi, chư Tăng, Ni, gia đình và bạn bè những người hộ niệm cho tôi đến trợ niệm cho tôi trong lúc tôi đang hấp hối. Mọi việc sẽ do Thầy và ban trợ niệm giúp cho tôi, mọi người trong gia đình phải nghe theo sự sắp xếp của những vị đó. Những vị nầy niệm Phật hộ niệm cho tôi sau 8 tiếng đồng hồ rồi sau đó nhà quàn mới làm việc của họ.

 

 6. Nếu những sự kiện ước muốn nêu trên được làm đầy đủ đúng theo như ý nguyện của tôi, thì tôi sẽ nhắm mắt ra đi trong sự an lạc vãng sanh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà.

 

Trong sự làm chứng, tôi đã tự ký trong bản di chúc ủy quyền nầy trước mặt các vị làm chứng có tên phía dưới và ngày ……tháng……năm………..

Chữ ký của đương sự……………..

Chữ ký và địa chỉ của người làm chứng:

1…………………………………..

 ( tên )

2. ……………………………………

 ( tên )

3.……………………………………

 ( tên )

 

Và đây là bản tiếng Anh ( cũng do Đạo Tràng Tu Viện Hộ Pháp biên soạn )

 

 

LAST WILL AND TESTAMENT

 OF

 

I ……………………..a resident of……………

In the city of………………., country of………..

State of……………..make and publish this my will and testament.

 

1.I revoke all fomer wills and codicils I have previously made.

 

2. I am a Buddhist. I want my final arrangements to be performed in Buddhism.

 

3. If I am in coma and there is no sign of recovery, please do not put me on life support ( Pull out the fooding tube and breathing tube )

 

4. If my heart ceases to beat for any reason, please do not do any electroshocks to revive me. Please let me die peacefully.

 

5. When I am announced dead, please do not touch and move body for at least ( 8 ) eight hours.

 

6. Please let my Master, monks, nuns, family, and friends perform all the necessary religious rituals beside my bed during these eight hours. Afterwards, the funeral home should come to do their job.

 

7. If these above wishes are fulfilled, I will return my life to Lord Amitabha Buddha in peace and happiness, and will be eternally gratefull to you all.

 

IN WITNESS WHEREOF, I have signed this my Last Will and Testament on the……….day of……….200…

 

Signature of……………………………….

 

Signature of witness Address of Witness

( Name )…………………-------------------------------------

 

Signature of Witness Address of Witness

( Name )……………………………..

 

Signature of Witness Address of Witness

( Name )………………………………

 

Notary Public: Initals of the Witness----------

 

Phật tử cũng có thể tùy nghi thêm bớt nội dung của tờ Di Chúc và Ủy Quyền nầy. Xong rồi, nên in ra làm nhiều bản 2 mặt: tiếng Anh mặt trước và tiếng Việt ở mặt sau. Phải ký tên vào mỗi bản chánh mới có giá trị. Nhờ 3 người làm nhân chứng ký vào mỗi bản, và ký tắt ở phần góc phải. Nếu không, thì có thể nhờ thầy trụ trì chứng minh bằng con dấu của chùa vào tờ Di Chúc thì cũng có giá trị và tiện dụng.

 

Mọi việc xong xuôi, Phật tử nên giữ một bản và trao cho những vị có liên hệ trách nhiệm mỗi người giữ một bản. Như vợ hoặc chồng, các con, và trình cho thầy trụ trì hay vị lãnh đạo tinh thần và các bác sĩ gia đình. Như vậy là chúng ta an tâm mà nhắm mắt. Đó là phương cách phòng bị tốt nhứt, mà tôi thiết nghĩ mỗi người Phật tử chúng ta nên làm.

 

Trên đây chúng tôi chỉ trình bày đại khái về cách thức thực hiện. Nếu Phật tử muốn biết tường tận hơn, thì có thể trình bày với những vị có nhiều kinh nghiệm về pháp lý cũng như các bậc tôn đức lãnh đạo tinh thần.

 

Kính chúc Phật tử chóng đạt thành ý nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 11562)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
11/12/2010(Xem: 12696)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
17/11/2010(Xem: 11292)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
09/11/2010(Xem: 19765)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
20/10/2010(Xem: 8294)
Hôm nay ngày Rằm tháng 7, ngày lễ Vu Lan, ngày Tự Tứ của chư Tăng Kiết hạ sau 3 tháng an cư tu tập, cũng gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân, ngày “Báo Hiếu của mọi người con Phật”. Ngày Vu Lan đến, người ly hương cũng như kẻ còn nơi quê Cha đất Tổ đều có lòng tưởng nhớ đến Tổ Tiên, Cha Mẹ, tháng 7 là tháng nhớ ơn, là mùa Báo Hiếu, là nguồn đạo hạnh…
18/10/2010(Xem: 17601)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 13688)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp.
11/10/2010(Xem: 9973)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết. Nhưng vì sự cách trở địa dư giữa Hoa-Ấn, sử liệu Phật giáo mà họ có chỉ là căn cứ vào sự truyền khẩu của Phạn tăng. Mặc dù người Trung Hoa đã xây dựng được lịch sử truyền thừa của Phật giáo một cách mạch lạc, nhưng không thoát khỏi thiên kiến bởi tính chất phái biệt của từng Phạn tăng. Thái độ khinh miệt khuynh hướng được mệnh danh Tiểu thừa cho ta thấy rõ điều này.
10/09/2010(Xem: 58433)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61259)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]