- - Lời nhà Xuất Bản
- - Lời đầu sách
- 1. Nghi thức quá đường
- 2. Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ?
- 3. Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật.
- 4. Vấn đề sát sanh hại vật.
- 5. Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng ?
- 6. Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào?
- 7. Ý nghĩa chắp tay như thế nào?
- 8. Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy?
- 9. Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà?
- 10. Vấn đề bản ngã thật giả thế nào ?
- 11. Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước.
- 12. Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không?
- 13. Sự thờ Phật khác nhau giữa Nam Bắc Tông Phật Giáo.
- 14. Ý nghĩa tràng hạt.
- 15. Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.
- 16. Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp.
- 17. Vấn Đề Quỷ Thần.
- 18. Sự khác biệt giữa Phật Đản và Phật Lịch.
- 19. Ý nghĩa những từ ngữ diễn tả Phật ra đời.
- 20. Sự khác biệt giữa cúng dường Tam Bảo Và Trai Tăng.
- 21. Người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào?
- 22. Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại.
- 23. Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa ?
- 24. Sự khác biệt Tam Thừa.
- 25. Niệm Phật cầu vãng sanh có ích kỷ hay không?
- 26. Ý Nghĩa Vu Lan Và Tự Tứ.
- 27. Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không?
- 28. Danh Xưng Quán Thế Âm Và Quán Tự Tại.
- 29. Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không?
- 30. Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm.
- 31. Ý nghĩa chữ vạn.
- 32. Mười Hai Loại Cô Hồn.
- 33. Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không ?
- 34. Nêm nếm đồ mặn vào những ngày ăn chay.
- 35. Ý nghĩa kiết thất và đả thất.
- 36. Ý nghĩa tướng lưỡi rộng dài.
- 37. Chư Thiên dâng hoa cúng dường.
- 38. Ý nghĩa danh hiệu Đại Thế Chí và sự động đất.
- 39. Thờ Phật Thích Ca mà chào nhau A Di Đà.
- 40. Làm sao cho mẹ con khỏi tội.
- 41. Sau khi thọ bát về nhà nấu đồ ăn mặn có lỗi không?
- 42. Giải quyết thế nào giữa mẹ con được vui.
- 43. Chỉ cạo tóc không xuất gia bị người lầm nhận xá chào có lỗi không ?
- 44. Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không ?
- 45. Ăn chay trường nấu mặn có tội không ?
- 46. Ăn chay trường mà mua thịt cá nấu cho gia đình ăn có tội không?
- 47. Thờ Phật Thích Ca mà niệm Di Đà.
- 48. Tại sao cha mẹ chết, người xuất gia không lạy?
- 49. Thế nào mới là phạm ăn phi thời ?
- 50. Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không ?
- 51. Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không?
- 52. Khi chấp tác nhổ cỏ làm chết những con vật nhỏ có tội không?
- 53. Tạo tội như núi cả …
- 54. Có phải vì bệnh làm phiền trong chúng…
- 55. Ý nghĩa câu tình dữ vô tình…
- 56. Kiến Tư hoặc Và Trần sa hoặc khác nhau thế nào?
- 57. Thọ Tam quy không sanh về cảnh giới ác…
- 58. Tụng Kinh cầu siêu có thật sự siêu hay không?
- 59. Giản biệt giữa tu phước và tu huệ.
- 60. Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không?
- 61. Có nên tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã không?
- 62. A Tu La là gì ?
- 63. Lục chủng chấn động.
- 64. Ý nghĩa chuông trống bát nhã.
- 65. Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng.
- 66. Vấn đề chánh tín và mê tín.
- 67. Những ngày kinh nguyệt có nên tụng niệm bái sám không ?
- 68. Ăn chay dùng trứng gà được không?
- 69. Cúng heo quay trả lễ có mang tội không?
- 70. Không có thiết lập bàn thờ Phật có tụng kinh được không?
- 71. Khi niệm Phật thấy hình tượng Phật có lỗi không?
- 72. Vì tánh nóng nảy nên mất hạnh phúc trong gia đình.
- 73. Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá.
- 74. Vấn đề ý nghĩa hoa sen.
- 75. Vấn đề xả tang cho cha mẹ.
- 76. Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ.
- 77. Thế nào gọi là chuyển nghiệp ?
- 78. Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát.
- 79. Vấn đề linh hồn và nghiệp báo.
- 80. Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác ?
- 81. Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung.
- 82. Sau khi chết nghiệp còn hay mất ?
- 83. Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao?
- 84. Tập tục đốt giấy tiền vàng mã.
- 85. Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài.
- 86. Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân.
- 87. Lễ hằng thuận tại chùa.
- 88. Hiến cơ phận (organs) có lợi và hại thế nào?
- 89. Vấn đề ăn ngũ vị tân.
- 90. Chích lý tây quy ( quảy hài về Tây )
- 91. Cha ăn mặn con khát nước.
- 92. Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?
- 93. Tượng Phật có từ lúc nào ?
- 94. Tam đức là gì?
- 95. Ý nghĩa lá cờ Phật giáo.
- 96. Sự khác biệt giữa tượng Phật Thích Ca và Phật Di Đà.
- 97. Bát kỉnh pháp là gì?
- 98. Bát nạn là gì?
- 99. Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?
- 100. Tứ ma là gì?
Phật lịch 2555
Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 1
67. Những ngày kinh nguyệt có nên tụng niệm bái sám không ?
Hỏi: Là người nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, chúng con có được phép tụng Kinh bái sám như những ngày thường được không?
Đáp: Xin thưa ngay là không có gì trở ngại cả. Trong Luật Phật không có ngăn cấm điều nầy. Bởi lẽ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Điều đó, không ai muốn như thế. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi. Đã thế, thì tại sao Phật tử lại lo sợ? Phật tử đừng có ái ngại lo sợ gì cả. Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói. Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng.
Nếu bảo rằng, đó là những bài tiết dơ dáy, thì thử hỏi trong cơ thể con người, tất cả những chỗ bài tiết khác có chỗ nào sạch sẽ hết đâu? Phật dạy, thân nầy vốn là bất tịnh kia mà! Không lẽ vì sự bất tịnh mà chúng ta lại bỏ phế việc tu hành sao? Hơn nữa, chư Phật, Bồ tát, các Ngài đâu còn có tâm phân biệt chấp trước nhơ sạch như phàm phu tục tử chúng ta. Các Ngài lúc nào cũng mong mỏi khuyến khích chúng ta tinh tấn tu hành. Đã thế, thì thời gian đối với sự tu hành của người Phật tử phải nói là vàng bạc quý báu. Không giờ phút nào lại không tu hành. Dù tu theo thời khóa hay không thời khóa cũng thế. Vì một ngày qua, thân ta mỗi suy tàn già yếu. Bệnh hoạn và cái chết đến với chúng ta không biết lúc nào. Thử hỏi có mấy ai lường trước được?
Thế thì, tại sao chúng ta không nghĩ đến sự vô thường nhanh chóng mà nỗ lực gắng chí lo tu? Phật tử nỗ lực tu hành, công phu tụng kinh, bái sám, chư Phật, Bồ tát, các Ngài thương không hết có đâu lại quở trách sự không trong sạch của Phật tử.
Đối với Phật Pháp, sự nhơ bên ngoài không đáng kể, mà đáng kể nhứt là cái nhơ trong lòng của chúng ta. Cái cấu trược phiền não tham, sân, si, mới là cái đáng cho chúng ta quan tâm mà gấp lo tiêu trừ. Nói thế, không phải chúng ta coi thường phần sự tướng bên ngoài. Nhưng chúng ta phải biết cái nào quan trọng và cái nào thứ yếu. Cái nào gốc, cái nào ngọn. Cái quan trọng, thì chúng ta phải quan tâm nhiều hơn. Đó là sự sáng suốt khéo biện biệt của người Phật tử trong lãnh vực tu hành.
Tóm lại, Phật tử cứ yên tâm không có gì phải lo ngại. Phật tử cứ sinh hoạt tụng kinh bái sám như thường lệ. Không có gì là tội lỗi cả. Chỉ mong sao Phật tử cố gắng giữ thời khóa tụng niệm bình thường. Được vậy, chư Phật và Bồ tát rất hoan hỷ và khen ngợi sự tinh tấn tu hành của Phật tử.
Chúc Phật tử luôn an vui và luôn tinh tấn trên bước đường tu niệm, cầu nguyện Phật tử chóng đạt thành đạo quả.