- - Lời nhà Xuất Bản
- - Lời đầu sách
- 1. Nghi thức quá đường
- 2. Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ?
- 3. Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật.
- 4. Vấn đề sát sanh hại vật.
- 5. Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng ?
- 6. Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào?
- 7. Ý nghĩa chắp tay như thế nào?
- 8. Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy?
- 9. Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà?
- 10. Vấn đề bản ngã thật giả thế nào ?
- 11. Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước.
- 12. Phúng điếu người chết có mắc nợ hay không?
- 13. Sự thờ Phật khác nhau giữa Nam Bắc Tông Phật Giáo.
- 14. Ý nghĩa tràng hạt.
- 15. Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.
- 16. Chư thiên thỉnh Phật thuyết pháp.
- 17. Vấn Đề Quỷ Thần.
- 18. Sự khác biệt giữa Phật Đản và Phật Lịch.
- 19. Ý nghĩa những từ ngữ diễn tả Phật ra đời.
- 20. Sự khác biệt giữa cúng dường Tam Bảo Và Trai Tăng.
- 21. Người tăng sĩ lấy họ Thích từ lúc nào?
- 22. Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại.
- 23. Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa ?
- 24. Sự khác biệt Tam Thừa.
- 25. Niệm Phật cầu vãng sanh có ích kỷ hay không?
- 26. Ý Nghĩa Vu Lan Và Tự Tứ.
- 27. Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không?
- 28. Danh Xưng Quán Thế Âm Và Quán Tự Tại.
- 29. Tịnh Độ tông có truyền thừa Tổ vị không?
- 30. Sự khác biệt giữa chánh niệm và vô tâm.
- 31. Ý nghĩa chữ vạn.
- 32. Mười Hai Loại Cô Hồn.
- 33. Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông mõ không ?
- 34. Nêm nếm đồ mặn vào những ngày ăn chay.
- 35. Ý nghĩa kiết thất và đả thất.
- 36. Ý nghĩa tướng lưỡi rộng dài.
- 37. Chư Thiên dâng hoa cúng dường.
- 38. Ý nghĩa danh hiệu Đại Thế Chí và sự động đất.
- 39. Thờ Phật Thích Ca mà chào nhau A Di Đà.
- 40. Làm sao cho mẹ con khỏi tội.
- 41. Sau khi thọ bát về nhà nấu đồ ăn mặn có lỗi không?
- 42. Giải quyết thế nào giữa mẹ con được vui.
- 43. Chỉ cạo tóc không xuất gia bị người lầm nhận xá chào có lỗi không ?
- 44. Sức khỏe kém muốn xuất gia ở nhà tu được không ?
- 45. Ăn chay trường nấu mặn có tội không ?
- 46. Ăn chay trường mà mua thịt cá nấu cho gia đình ăn có tội không?
- 47. Thờ Phật Thích Ca mà niệm Di Đà.
- 48. Tại sao cha mẹ chết, người xuất gia không lạy?
- 49. Thế nào mới là phạm ăn phi thời ?
- 50. Người chết sau 49 ngày tiếp tục cầu siêu được không ?
- 51. Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không?
- 52. Khi chấp tác nhổ cỏ làm chết những con vật nhỏ có tội không?
- 53. Tạo tội như núi cả …
- 54. Có phải vì bệnh làm phiền trong chúng…
- 55. Ý nghĩa câu tình dữ vô tình…
- 56. Kiến Tư hoặc Và Trần sa hoặc khác nhau thế nào?
- 57. Thọ Tam quy không sanh về cảnh giới ác…
- 58. Tụng Kinh cầu siêu có thật sự siêu hay không?
- 59. Giản biệt giữa tu phước và tu huệ.
- 60. Vô thường có phải là chủ thuyết bi quan không?
- 61. Có nên tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã không?
- 62. A Tu La là gì ?
- 63. Lục chủng chấn động.
- 64. Ý nghĩa chuông trống bát nhã.
- 65. Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng.
- 66. Vấn đề chánh tín và mê tín.
- 67. Những ngày kinh nguyệt có nên tụng niệm bái sám không ?
- 68. Ăn chay dùng trứng gà được không?
- 69. Cúng heo quay trả lễ có mang tội không?
- 70. Không có thiết lập bàn thờ Phật có tụng kinh được không?
- 71. Khi niệm Phật thấy hình tượng Phật có lỗi không?
- 72. Vì tánh nóng nảy nên mất hạnh phúc trong gia đình.
- 73. Những lỗi lo âu vì sống đơn độc, nhưng khi giao tiếp thì lại bất bình không chịu nỗi sự gian trá.
- 74. Vấn đề ý nghĩa hoa sen.
- 75. Vấn đề xả tang cho cha mẹ.
- 76. Sự khác biệt giữa trí thức và trí tuệ.
- 77. Thế nào gọi là chuyển nghiệp ?
- 78. Sự khác biệt giữa A la hán và Bồ tát.
- 79. Vấn đề linh hồn và nghiệp báo.
- 80. Số mạng và nghiệp báo đồng hay khác ?
- 81. Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung.
- 82. Sau khi chết nghiệp còn hay mất ?
- 83. Người chết bất đắc kỳ tử, thì nghiệp quả sẽ ra sao?
- 84. Tập tục đốt giấy tiền vàng mã.
- 85. Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài.
- 86. Vấn đề tuổi tác và duyên số trong hôn nhân.
- 87. Lễ hằng thuận tại chùa.
- 88. Hiến cơ phận (organs) có lợi và hại thế nào?
- 89. Vấn đề ăn ngũ vị tân.
- 90. Chích lý tây quy ( quảy hài về Tây )
- 91. Cha ăn mặn con khát nước.
- 92. Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?
- 93. Tượng Phật có từ lúc nào ?
- 94. Tam đức là gì?
- 95. Ý nghĩa lá cờ Phật giáo.
- 96. Sự khác biệt giữa tượng Phật Thích Ca và Phật Di Đà.
- 97. Bát kỉnh pháp là gì?
- 98. Bát nạn là gì?
- 99. Tại sao Bồ tát Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng và tay trái nắm hạt minh châu?
- 100. Tứ ma là gì?
Phật lịch 2555
Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 1
66. Vấn đề chánh tín và mê tín.
Hỏi: Người Phật tử đã quy y thọ ngũ giới rồi, tại sao còn tin vào bói toán và coi ngày giờ tốt xấu, xin xăm, cúng sao hạn v.v… Như thế có trái với luật nhân quả hay không?
Đáp: Xin thưa ngay là hoàn toàn chống trái với luật nhân quả.
Đây là điều mà phần lớn người Phật tử chúng ta vướng mắc phải. Có những người, tuy đã quy y Tam Bảo, nhưng hạt giống tà ngoại của họ còn quá sâu dầy, nên việc mê tín dị đoan, thật họ khó lòng bỏ hẳn. Đối với Phật pháp, tín tâm của họ rất mỏng. Hơn nữa, sự nghiên cứu học hỏi Phật pháp của họ cũng không được sâu rộng lắm. Do đó, mà lòng tin ở nơi chánh lý nhân quả của họ không được vững chắc. Điều nầy, là một hiện tượng chung thật quá đau lòng !
Người Phật tử quy y Tam Bảo thì nhiều, nhưng tin sâu vào Tam Bảo và hiểu được Phật pháp, thì chẳng có bao nhiêu. Thế nên, tình trạng mê tín vẫn còn kéo dài mãi. Sự mê tín nầy không những chỉ ở nhơn gian thôi, mà ngay cả ở trong chùa cũng vẫn có. Nghĩa là, Tăng, Ni vẫn còn coi ngày, coi sao, đoán quẻ v.v… Như thế, thì trách gì Phật tử! Tệ trạng nầy, không phải mới đây, mà nó đã có từ lâu đời.
Việc mê tín ở Việt Nam hiện nay, phải nói xảy ra rất nhiều và tai hại rất trầm trọng. Dù đã được những bậc Tôn đức tu hành chơn chánh thuyết giảng kêu gọi Phật tử không nên mê tín mù quáng. Đặt niềm tin không đúng chỗ, nó sẽ gây ra tai hại lớn lao. Chẳng những hại mình trong đời nầy mà nó còn kéo dài nhiều đời sau nữa. Thế nên, người Phật tử cần phải xây dựng cho mình một lòng tin đặt trên nền tảng trí tuệ. Nói cách khác, người Phật tử phải dùng ngọn đuốc trí tuệ soi sáng và chỉ đạo cho niềm tin. Có thế, thì mới mong thoát khỏi vòng khổ đau lẩn quẩn.
Trong Kinh Di Giáo, trước khi vào Niết Bàn, đức Phật đã ân cần dặn dò khuyến nhắc các thầy Tỳ kheo, các thầy nên ghi nhớ, sau khi tôi diệt độ, các thầy không được: … “Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số, đều không nên làm…” Dù đã có lời răn nhắc của Phật, nhưng tệ trạng tập tục nầy từ xưa tới nay cũng vẫn còn tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt!
Xin nhắc lại: “Tin như thế, thì hoàn toàn chống trái với luật nhân quả”. Chánh tín và mê tín là hai phạm trù dị biệt, như sáng với tối. Hễ có sáng thời không có tối. Hễ có tà kiến, thì không có chánh kiến. Hễ có mê tín, thì không có chánh tín. Ngược lại cũng thế. Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo chủ trương chánh kiến, chánh tín. Đạo Phật không bao giờ chấp nhận tà kiến, mê tín. Là người Phật tử dù xuất gia hay tại gia, chúng ta phải có bổn phận nêu cao chánh lý nhân quả và hướng dẫn mọi người đi đúng trên lộ trình giác ngộ. Đúng theo lời Phật dạy. Lệch quỹ đạo giác ngộ là chính ta đã đánh mất vai trò xiển dương chánh pháp và như thế, thật là đắc tội với Tam Bảo.
Trong quyển Bước Đầu Học Phật, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ biên soạn, có bài viết nói về:”Mê Tín Và Chánh Tín” ở đoạn kết luận, ( trang 122 ) có đoạn Hòa Thượng viết: “Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những Kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi. Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bổn đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng Bảo.”