Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Ý nghĩa chữ vạn.

17/06/201420:48(Xem: 5563)
31. Ý nghĩa chữ vạn.

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 1



31. Ý nghĩa chữ vạn.

Hỏi: Tại sao trước ngực của tượng Phật Thích Ca có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ vạn như thế nào? Và không hiểu lý do tại sao hình chữ Vạn có khi có chiều xoay bên phải, có khi có chiều xoay bên trái?

Đáp: Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.

Về ý nghĩa của nó, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích, thì nó có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Còn về chiều xoay bên phải, bên trái không đồng nhứt, thì cũng theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích như sau:

“ Hình chữ Vạn,(xin vẽ chữ vạn có chiều trên xoay về bên trái vào đây) vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa. Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu nầy, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy.

Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ nầy. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn: Visnu), cát lật sắt noa (Phạn: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy. Trong Phật giáo, chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái ) là tướng tốt lành ở trước ngực của Phật và hàng Bồ tát Thập Địa, về sau dần dần trở thành dấu hiệu đại biểu cho Phật giáo.

Xưa nay có nhiều thuyết nói về chữ vạn. Về Hán dịch chữ vạn, Cưu ma la thập và Huyền Trang dịch là chữ « Đức », Ngài Bồ đề lưu chi thì dịch là chữ Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Còn trong Tống Cao Tăng Truyện 3 thì cho rằng nếu chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái) mà dịch là vạn thì chẳng phải dịch ý mà là dịch âm. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana ban đầu không được đưa vào Kinh truyện, đến năm 639 thời Võ Tắc Thiên mới đặt ra chữ nầy, đọc là vạn và cho rằng chữ nầy có ý nghĩa là nơi nhóm hợp của muôn điều tốt lành. Nhưng chữ Vạn (chiều trên bên trái) vốn là một ký hiệu chứ chẳng phải là một chữ. Sở dĩ xưa nay đọc liền là vạn tự một mặt là do tập quán, chủ yếu nhất là do lầm lẫn khi dịch từ tiếng Phạn sang Hán. Vì chữ Phạn Laksana, dịch âm là Lạc sát nẳng, nghĩa là tướng; mặt khác chữ Phạn aksara dịch âm là Ác sát la, nghĩa là Tự. Có lẽ 2 âm Laksana và aksara gần giống nhau cho nên ý nghĩa của chúng bị lẫn lộn. Nói theo đây thì chữ Vạn (chiều trên bên trái) tự nên đọc là tướng, (vạn tướng) mới phù hợp với nghĩa gốc của chữ Phạn.

blank

Từ xưa, chữ Vạn đã có 2 trường hợp xoay về bên tả và xoay về bên hữu khác nhau. Đối với Ấn Độ giáo, phần nhiều dùng chữ vạn (chiều xoay về bên trái) để biểu thị cho nam tánh thần và chữ vạn (có chiều xoay về bên phải) để biểu thị cho nữ tánh thần. Đối với Phật giáo, có ngôi tháp cổ hiện còn ở vườn Lộc dã, chữ trên tháp toàn là chữ Vạn, (có chiều xoay về phía phải) ngôi tháp nầy là vật kiến trúc thời vua A Dục, được xây dựng để kỷ niệm nơi ngày xưa Đức Phật đã nhập định.

Tại Tây Tạng, tín đồ Lạt Ma Giáo thường dùng chữ Vạn (có chiều xoay về phía bên trái) tín đồ Bổng giáo thì dùng chữ Vạn (cũng xoay về phía trái) . Tại Trung Quốc, qua nhiều đời đều dùng cả 2 cách. Huệ Lâm Âm Nghĩa và Cao Ly Đại Tạng Kinh đều chủ trương chữ Vạn (chiều xoay về phía trái) , Nhật Bản Đại Tạng Kinh cũng mô phỏng theo và sử dụng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải) , nhưng 3 bản Tạng Kinh đời Tống, Nguyên, Minh, đều dùng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải), sự phân chia chữ xoay về bên tả và bên hữu chủ yếu là do nơi lập trường khác nhau.

Trong Kinh có nhiều chỗ nói “xoay về bên hữu”, sợi lông trắng giữa 2 đầu chân mày cũng uyển chuyển xoay về bên hữu, lại như khi lễ kính Phật, Bồ tát cũng phải đi nhiểu về bên hữu, cho nên từ ngữ “xoay về bên hữu” đã thành luận thuyết nhất định, nhưng rốt cuộc thì chữ Vạn là xoay về bên phải hay là xoay về bên trái vẫn còn là đầu mối gây ra sự tranh luận. Nếu đặt chữ Vạn ở phía trước chúng ta, nhìn chữ Vạn từ chỗ đứng của chúng ta thì xoay về bên hữu sẽ thành chữ Vạn (chiều xoay về bên hữu) ; nhưng nếu nói theo bản thân của chữ thì chữ Vạn (chiều xoay về bên phải) là phù hợp với phương hướng xoay về bên hữu .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 58852)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 24231)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]