Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Nghi thức quá đường

01/06/201409:17(Xem: 6179)
1. Nghi thức quá đường
Phật lịch 2555
Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 1






1. Nghi thức quá đường.

Hỏi: Nghi thức thọ trai quá đường, khi tụng bài cúng dường, tại sao bàn tay trái phải co 2 ngón lại và dựng đứng 3 ngón lên, rồi để chén cơm lên trên đó? Còn bàn tay mặt thì bắt ấn, rồi đưa lên ngang trán. Xin hỏi: Điều này có ý nghĩa gì?

Đáp: Nghi thức thọ trai quá đường là một trong nhiều nghi thức của Phật giáo. Mỗi tôn giáo đều có những lễ nghi hành trì đặc biệt của tôn giáo đó. Phật giáo cũng thế. Đây là nghi thức mà chỉ có trong các chùa thuộc hệ phái Bắc Tông (Đại Thừa); còn Phật giáo Nam Tông (Tiểu Thừa) thì không có thực hành nghi thức giống như thế nầy. Vì lẽ, Phật giáo Bắc Tông chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo Trung Hoa. Mà Phật giáo Trung Hoa rất chú trọng đến phần lễ nghi hình thức. Đây cũng là một sắc thái văn hóa đặc thù của họ. Tuy nhiên, hình thức lễ nghi, theo Phật giáo, chúng chỉ có tác dụng là phương tiện chớ không phải cứu cánh. Phật giáo chủ trương: “Sự, Lý phải viên dung”. Nương sự để hiển lý hay tức lý để hiển sự. Vì vậy, mọi nghi thức trong thiền môn, đều có một ý nghĩa tiêu biểu đặc thù của nó.

Hình ảnh ba ngón tay (ngón cái, trỏ và út) dựng đứng lên giữ một tư thế rất vững vàng, giống như hình ba trái núi đứng sừng sững, đó là biểu trưng cho Tam vô lậu học. Tam vô lậu học là ba môn học rất quan trọng trong Phật giáo. Ba môn học đó là gì? Tức là Giới học, Định học và Huệ học. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo điển của Phật giáo đều xây dựng trên ba môn học nầy. Chúng tóm thâu tất cả và hỗ tương với nhau rất là chặt chẽ. Nếu thiếu một trong ba, thì giáo lý Phật giáo sẽ sụp đổ ngay. Giống như ba ngón tay đưa lên, nếu thiếu một ngón, thì ta không thể nào giữ vững chén cơm được. Vì thế nên kinh nói: "Nhơn Giới sanh Định và nhơn Định mới phát Huệ." Người tu hành muốn chóng thành quả vị Phật, thì không thể nào xao lãng ba môn học nầy. Tuy nhiên, trong ba môn học nầy, thì Huệ học đóng vai trò quan trọng hơn. Dù hành giả tu môn nào, nếu thiếu trí huệ thẩm sát chỉ đạo thì không thể nào thành tựu kết quả tốt đẹp được.

Còn tay mặt bắt ấn, đó là ấn Cam lồ. Cam là ngọt. Lồ là sương mốc. Cam lồ là những hạt sương ngọt dịu tươi mát. Cam lồ là tượng trưng cho từ bi. Trong đạo Phật trí huệ và từ bi luôn luôn đi đôi với nhau. Chúng hỗ tương nhau không thể tách rời ra được. Nếu chỉ có trí huệ mà không có từ bi, thì đó là loại trí huệ khô, không làm lợi ích cho chúng sanh. Ngược lại, chỉ có từ bi mà thiếu trí huệ kèm theo, thì đó là thứ từ bi mù quáng.

Thí dụ một người đam mê cờ bạc thua hết tiền, đến xin tiền bạn để họ tiếp tục chơi nữa. Khi đó, nếu bạn vì thương mà cho tiền họ, thì chẳng khác nào bạn tiếp tay cho họ lún sâu vào con đường nghiện ngập tội lỗi. Như thế, thì bạn có từ bi mà thiếu trí huệ quan sát tường tận, nhà Phật gọi đó là thứ từ bi mù quáng. Thế nên, Phật dạy người Phật tử luôn luôn trang bị cho mình đầy đủ cả Bi lẫn Trí. Mà trí huệ là cái dẫn đầu để hướng dẫn lòng từ bi của chúng ta đặt đúng nơi đúng chỗ. Như thế, mới ích lợi cho mình và cho tất cả chúng sanh. Do đó, mà hai tay bắt ấn phải để ngang nhau không cao không thấp, đó là tiêu biểu cho Bi và Trí phải luôn song hành đi đôi với nhau vậy.

Tại sao phải đưa lên ngang trán? Thật ra là đưa lên ngang chân mày, gọi là “cử án tề mi”. Đưa lên ngang chân mày là tiêu biểu cho lòng tôn kính. Bởi vì ngày xưa, theo tập tục của người Trung Hoa, mỗi khi người dưới dâng thực phẩm hay đồ vật cho người trên, thì phải đưa lên ngang chân mày, để biểu lộ lòng kính trọng rất mực. Trong Kiều có câu:

Hiên sau treo sẵn cầm trăng

Vội vàng Sinh đã tay nâng ngang mày.

Hai câu này diễn tả lúc Kiều sang nhà trọ của Kim Trọng và được Kim Trọng ra phía sau hiên lấy cây đờn nguyệt cầm rồi hai tay trân trọng đưa lên ngang mày để dâng cây đờn cho Kiều. Đó là tỏ ý kính trọng Kiều vậy. Sỡ dĩ như thế, là vì Kim Trọng muốn noi theo tích xưa: Nàng Mạnh Quang là người vợ hiền, mỗi khi dâng cơm lên cho chồng là Lương Hồng ăn, nàng thường nâng mâm cơm cao ngang lông mày. Trong truyện Quan Âm Thị Kính cũng có câu:

Án kia nâng ở ngang mày,

Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

Như vậy, đưa lên ngang mày là để tỏ lòng kính trọng dâng cơm lên cúng dường Tam Bảo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 57953)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 23528)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]