Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không?

16/06/201421:23(Xem: 4969)
27. Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không?

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1

 



27. Chư tăng chú nguyện có siêu độ hay không?

 

Hỏi: Việc chư tăng chú nguyện cho bà Mục Liên Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Xin hỏi: Việc cầu nguyện đó ảnh hưởng thế nào đối với người có tội lỗi? Và việc làm nầy có rơi vào mê tín hay không?

 

Đáp: Qua câu hỏi trên, để tiện trả lời, chúng tôi xin được tách ra làm 2 câu hỏi :

 

1- Việc cầu nguyện đó ảnh hưởng thế nào đối với người có tội lỗi? Xin thưa: Rất có ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng đó, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu những yếu tố tốt, thì ảnh hưởng kết quả tốt. Ngược lại, thì không như thế.

 

 Những yếu tố tốt như thế nào? Như trường hợp bà Mục Liên Thanh Đề, sở dĩ bà được thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ, là vì bà có nhiều yếu tố thắng duyên tốt .

 

Thứ nhứt, là ngài Mục Kiền Liên con của bà rất là chí hiếu. Ngài đã hết lòng tha thiết trong việc thiết lễ trai tăng cúng dường đúng theo lời Phật dạy.

 

Thứ hai, chư Tăng, những người chú nguyện cho bà đều là những vị tu hành thanh tịnh suốt thời gian 3 tháng an cư kiết hạ. Nhờ tâm các Ngài thanh tịnh, nên sức chú nguyện của các Ngài có một ảnh hưởng rất mạnh đến mục tiêu mà các Ngài nhắm tới. Mục tiêu đó là bà Mục Liên Thanh Đề.

 

Điều nầy, nếu nói theo triết học, thì gọi là: “Thần giao cách cảm”. Tuy vô hình, nhưng nó có một sức mạnh rất mãnh liệt. Người xưa nói: “Thành tâm sở chí, kim thạch vị khai.” Nghĩa là: Sức thành khẩn tha thiết hướng đến đâu, có thể chẻ núi phá vàng đến đó. Xin nêu ra đây một câu chuyện để chứng minh:

 

Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu trang 104, cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm có thuật câu chuyện như sau: “ Có một vị bên Pháp tuổi trẻ, góa vợ, buồn lòng đến miền quê du ngoạn để giải khuây. Nhân khi ngụ ở nhà người thợ rèn, thấy cô gái con gia chủ có sắc đẹp, mới tỏ thật chuyện mình, xin cưới cô nầy làm vợ, và được chấp thuận. Nhưng lúc chưa làm lễ cưới, bác sĩ đã ăn nằm với cô gái, rồi bỏ về đô thị. Người thợ rèn thấy con gái mình bụng ngày một lớn, còn chàng sở khanh kia thì tuyệt tích như cánh chim hồng, nghĩ mình nhà nghèo thế yếu không thể kiện thưa, tức giận quá mỗi buổi chiều cầm búa đập vào tấm sắt kêu gọi tên vị bác sĩ đòi đánh bể đầu, để tiết bớt niềm phẩn hận. Nhưng ở đô thành cứ vào 5 giờ chiều, vị bác sĩ nọ bổng ôm đầu rên la, chữa trị đủ cách vẫn không khỏi.

 

 Sau người bạn của bác sĩ trong lúc về thăm quê, vào buổi chiều đi ngang nhà thợ rèn nghe tiếng đập sắt và kêu gọi tên bạn mình trách mắng, mới vào gạn hỏi. Khi hiểu rõ sự việc, suy gẫm ra biết nguyên nhân căn bệnh của bạn mình. Ông về khuyên vị bác sĩ phải đến xin lỗi và cưới cô gái con người thợ rèn. Sau khi hôn lễ thành, bệnh vị bác sĩ mới khỏi.”

 

 Qua đó, chúng ta thấy, tâm lực có một sức mạnh vô hình như thế.

 

 Thứ ba, là bà Mục Liên Thanh Đề. Bà ta mới thực sự là yếu tố chính và quan trọng hơn hết. Sự gia trì của Phật cũng như sức chú nguyện của chư tăng, tất cả đều là những tác động trợ duyên tốt. Và nhờ sức trợ duyên mạnh mẽ đó, mà đánh động được tâm thức của bà ta. Bà ta đã ăn năn hối cải, và tha thiết sám hối. Nhờ sự thành tâm cải hối đó, mà bà được siêu thoát sanh lên cõi trời Thiên Hoa Quang.

 

 Kinh nói: “Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám. Tâm nhược diệt thời, tội diệc vong. Tội vong, tâm diệt lưỡng câu không, thị tắc danh vi chơn sám hối”. Nghĩa là: Tội lỗi từ tâm (vọng) khởi, cũng từ tâm mà sám. Khi tâm lặng rồi, thì tội cũng tiêu. Tội tiêu, tâm lặng cả hai đều không còn nữa, đó mới thật là chơn thật sám hối.

 

2- Việc làm nầy có rơi vào mê tín không? Xin thưa: Việc làm nầy, chẳng những không phải là mê tín mà lại còn rất phù hợp với tinh thần giác ngộ của Đạo Phật. Tức là tinh thần tự giác. Lý do tại sao ? Trước hết, xin dẫn ra đây một vài mẩu chuyện ngắn, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ thuật kể trong quyển Bước Đầu Học Phật, để chứng minh.

 

Hòa Thượng nói: Mặc dù đây là những mẩu chuyện có tánh cách ngụ ngôn, nhưng để chúng ta thấy cái tinh thần tự giác của Đạo Phật. Đức Phật có kể lại tiền thân của Ngài: “Thuở nọ Ngài là đứa con bất hiếu. Khi Ngài chết rồi vào địa ngục. Ngay trong ngục tối, Ngài thấy ở đàng xa một đóm lửa sáng rực đi đến dần dần tới Ngài. Tới gần, Ngài nhìn rõ ra là người đang bị một vòng lửa cháy rực trên đầu. Người đó rên la thảm thiết. Khi tới gần, Ngài hỏi: Anh ơi, anh làm tội gì mà chịu khổ lắm vậy? Chàng đó nói: Không giấu gì ông, thuở xưa tôi ở nhân gian, vì bất hiếu với cha mẹ, nên giờ đây tôi mới khổ như thế nầy.

 

Ngài hỏi: tới bao giờ anh mới hết tội đó ?

Chàng kia đáp: Chừng nào ở nhân gian có người nào bất hiếu như tôi, đến thế cho tôi, thì tôi mới hết.

 

Vừa nói thì vòng lửa bên đầu anh kia chụp qua đầu của Ngài. Ngài bị đốt cháy đỏ rực, đau khổ quá Ngài rên la thảm thiết. Khi tỉnh lại Ngài hỏi: “ Đầu tôi bị vòng lửa đốt cháy như thế nầy, thưa anh chừng nào mới hết, mới khỏi cái khổ nầy? Anh kia nói: Chừng nào có người ở trên nhân gian bất hiếu như ông, xuống thế cho ông thì ông mới hết”.

 

Khi đó Ngài liền nhớ cái khổ bị đốt như thế nầy đau đớn vô ngần, nếu có người chịu khổ như mình thì tội nghiệp họ quá, chi bằng để một mình mình chịu khổ thôi. Cho nên lúc đó Ngài liền phát nguyện: “Nguyện tất cả người trên thế gian, từ đây về sau đừng có ai bất hiếu như tôi, để một mình tôi chịu cái khổ nầy suốt đời suốt kiếp”. Ngài vừa nguyện xong, bất thần vòng lửa bay đâu mất. Ngài thấy Ngài sanh lại ở chỗ khác tốt đẹp, không còn vòng lửa nữa.

 

Qua câu chuyện đó tuy có tánh cách ngụ ngôn, nhưng cho chúng ta thấy rõ một khi phát tâm từ bi rộng lớn, phát tâm đạo đức, thì bao nhiêu cái khổ cái xấu tan đi.

 

Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể lại: “Một thuở nọ Ngài là một thợ săn hung ác tàn bạo. Sau khi chết đọa vào địa ngục. Khi đó quỷ sứ bắt Ngài kéo một chiếc xe cồng kềnh, phía sau có người cầm roi đánh. Ngài kéo nặng nề quá. Kéo qua chỗ tra tấn người Ngài thấy những người khác bị đánh đập hành hạ đau khổ rên siết quá đổi. Ngài động lòng thương nguyện rằng: “Tôi xin thế tất cả cái đau khổ của những người ở trong đây! Tất cả cái khổ của những người đang chịu, xin để cho mình tôi chịu”. Ngài vừa phát nguyện như vậy thì tự thấy Ngài không còn ở địa ngục nữa.

 

Thuật qua 2 câu chuyện trên, Hòa Thượng kết luận: “Qua 2 câu chuyện trên đó, chúng ta thấy bà Thanh Đề, sở dĩ ra khỏi vòng ngạ quỷ không phải chư Tăng có tài xuống đó dẫn bà lên. Không phải có một ông Diêm Vương hay ông chúa ngục nào mở thả bà, ân xá cho bà. Cũng không phải ông Phật trên đài sen xuống cứu bà, mà chính vì tinh thần sáng suốt và ý chí mạnh mẽ cầu tiến của chư Tăng đồng chung một tâm niệm hướng về bà, mong bà cải đổi tâm niệm xấu xa. Do sự giao cảm đó mà bà tỉnh giác, chính bà tỉnh giác biết được tội lỗi của bà, nên bà hối hận chừa bỏ. Do đó, bà thoát khỏi cái khổ ngạ quỷ. Thoát khỏi là do tâm hối cải tỉnh giác chứ không phải do sức bên ngoài bắt mình hay thả mình. Đó là sự thật do tinh thần tỉnh giác của con người mà ra. Chỗ đó đối với quý vị hơi lạ, nhưng sự thật là thế”.

 

Cũng theo tinh thần tự giác đó, chúng tôi xin được nêu ra một thí dụ cụ thể và thực tế hơn. Thí dụ: Ông A bị ghiền á phiện rất nặng, (dụ như bà Thanh Đề vì tạo nghiệp ác phải đọa vào ngạ quỷ) con ông là anh B rất hiền từ chí hiếu và kính trọng thương ông (dụ như Ngài Mục Kiền Liên). Vì quá thương xót tình cảnh nghiện ngập của người cha, nên anh A tìm đủ mọi phương cách để khuyên cha. Một hôm, anh ta trông thấy người cha lên cơn ghiền dữ dội, tứ chi rả rời, thân thể gần như hết cựa quậy, trong khi đó, thuốc lại không có, anh ta chạy tìm được chút ít đem về cho cha. Người cha hút vào, sau đó tỉnh lại. Chứng kiến cảnh đau thương đó (dụ như Ngài Mục Kiền Liên dùng tuệ nhãn xem thấy người mẹ đang bị cơn đói khát hoành hành đau khổ ngút ngàn) anh ta quyết định tìm cách cứu cha thoát khỏi bệnh ghiền.

 

Bấy giờ, anh ta nghĩ đến vị Thầy của anh ta, là một bậc tu hành giới luật nghiêm minh, đạo cao đức trọng (dụ như Đức Phật). Anh ta đến quỳ bạch xin thầy chỉ dạy cách nào để cứu thoát người cha ra khỏi bệnh ghiền. (dụ như Ngài Mục Liên bạch Phật để Phật chỉ dạy cách cứu mẹ Ngài). Vị thầy đó bảo anh ta, nếu con muốn cứu thoát cha con bỏ hút á phiện, thì con nên vì cha mà hết lòng mua sắm những thứ mà cha con thường ưa thích nhất, đồng thời con nên cung thỉnh quý thầy khác mà hằng ngày cha con kính trọng, cũng như một số bạn bè thân thuộc nhứt của cha con, rồi chọn ngày mời mọi người đồng đến hiệp lực cùng con để cùng nhau khuyên cha con cai nghiện. (dụ như Ngài Mục Liên sắm sanh lễ vật và cung thỉnh chư tăng chú nguyện).

 

Anh A thực hiện đúng theo những gì thầy dạy. Hôm đó là một ngày rất đẹp, khí trời ấm áp (dụ như ngày rằm tháng 7) anh A trịnh trọng mời cha đến ngồi vào bàn ghế sang trọng và trước những vật dụng quý giá mà người cha thường mong ước. Sau khi người cha ngồi vào ghế, bấy giờ , anh A và những người thân thuộc trong gia đình đến quỳ trước mặt người cha, đồng khẩn khoản tha thiết lên tiếng khuyên cha nên vì bản thân, vì con cái và vì bạn bè thân thuộc mà nên cương quyết cai nghiện ma túy cho bằng được. Thêm vào đó, quý thầy có mặt cũng như toàn thể bạn bè cũng đồng lòng hết lời chí thiết khuyên bảo.

 

Trước tình cảnh đó, người cha quá xúc động đến rơi lệ, nghẹn ngào và rồi ông ta dõng dạt tuyên bố trước mặt mọi người rằng: “Kể từ ngày hôm nay, tôi cương quyết sẽ cai nghiện. Không phải nói suông bằng lời cho mọi người vui, mà tôi nhứt quyết thực hiện bỏ hút cho bằng được. Vì tôi đã sáng mắt nhận ra sự tai hại khốc liệt của thứ ma túy nầy rồi”! Nói xong, mọi người đều vui lên như ngày mở hội. Nhứt là người con trai chí hiếu của ông vui mừng không kể xiết. Và từ đó trở đi, người ta thấy ông ta đã bỏ hẳn và thân thể của ông được mạnh khỏe trở lại như xưa. Thế là ông đã tự cởi trói được cái khổ mà từ lâu nay nghiệp ghiền ma túy nó đã treo ngược xiết cổ ông.

 

Qua thí dụ đó cho chúng ta thấy rằng, sở dĩ người cha bỏ được á phiện, là chính do ông ta cương quyết cải hối chừa bỏ, còn mọi người chỉ là trợ duyên tốt giúp cho ông ta tăng thêm phần ý chí nghị lực mà thôi. Còn chánh nhân chính là ông ta. Chính nhờ lòng chí thành tha thiết thương cha của anh A, tức con trai của ông, là trợ lực chính giúp cho ông ta từ bỏ được. Lời khuyên của mọi người (Dụ như sự chú nguyện của chư tăng) đã đánh động được sự tỉnh giác của ông. Như thế, sự cai nghiện của ông có kết quả tốt là do ông tự ý thức và tự tỉnh giác lấy. (Dụ như bà Thanh Đề được thoát hóa là do chính bà tự cải hối ăn năn tâm địa độc ác của bà). Điều nầy, tuyệt nhiên không do ai cầu nguyện mà được cả. Như vậy, rõ ràng nào có phải là mê tín đâu !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 20329)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
11/12/2013(Xem: 35031)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24172)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
07/12/2013(Xem: 21705)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
03/12/2013(Xem: 57545)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
16/11/2013(Xem: 27393)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
26/10/2013(Xem: 62355)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 6868)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 39748)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 29907)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]