Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Hạ thứ 13 tại thành phố Càlika, xứ Koliya (năm -577)

02/03/201419:15(Xem: 17299)
21. Hạ thứ 13 tại thành phố Càlika, xứ Koliya (năm -577)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


8- Hạ thứ 13 tại thành phố Càlika, xứ Koliya (năm -577)

Phật dạy cách tập sống một mình nơi thanh vắng[1]

Phật nhập hạ thứ 13 tại tảng đá Càliya, thuộc thành phố Càlika, xứ Koliya. Đại đức Meghiya đang làm thị giả cho Phật. Một hôm, nhân đi khất thực ở làng Jantu trở về, thầy Meghiya thấy khu vườn xoài ở cạnh bờ sông Kimikàlà rất xinh tươi và thuận lợi để hành thiền, nên xin phép Phật đến đó tu tập thiền định một mình, vì thầy thường nghe Phật dạy người xuất gia phải biết sống một mình nơi thanh vắng. Mặc dù đức Phật khuyên thầy nên đợi đến khi có một vị thị giả khác thay thế, thầy vẫn lập lại lời xin đến lần thứ ba. Đức Phật cho phép. Thầy Meghiya sung sướng đến khu vườn xoài thanh vắng bên bờ sông Kimikàlà thực tập thiền định một mình. Nhưng khi được ở một mình nơi thanh vắng, thầy lại cảm thấy những tư tưởng tham dục và sân hận thường nổi lên quấy nhiễu tâm thầy. Thất vọng, thầy trở về bạch Phật về những chướng ngại đó. Phật dạy :

Này Meghiya, người muốn sống một mình nơi thanh vắng trước hết phải có tinh thần tự lực tự cường, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Kế đó phải biết tự lượng sức mình có đủ căn bản giáo lý, nguyện lực và định lực chưa. Nếu nhận thấy tâm mình chưa thuần thục, tức chưa đủ căn bản giáo lý, nguyện lực và định lực, thì người khất sĩ cần có năm điều hổ trợ sau đây cho tâm được thuần thục :

1- Cần có thiện hữu tri thức, tức là những bạn đồng tu có trí tuệ và đạo hạnh đầy đủ để hướng dẫn mình.

2- Cần có giới luật để giúp mình an trú trong chánh niệm.

3- Cần có cơ hội thuận tiện để học hỏi Giáo Pháp giác ngộ và giải thoát.

4- Cần phải chuyên cần tinh tấn thực hành thiền quán.

5- Cần dứt trừ những cố chấp, thành kiến, tư tưởng sai lầm để thành đạt chánh kiến, chánh tư duy và trí tuệ.

Này Meghiya, muốn điều phục tâm ái dục, sân hận và si mê, thầy phải thường xuyên thực tập Cửu Tưởng Quán, Từ Bi Quán, Vô Thường Quán và Tùy Tức Quán.

Cửu Tưởng Quánlà quán sát về quá trình tàn hoại của cơ thể qua chín giai đoạn từ khi tắt thở cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quán như thế để thấy rõ rằng thân thể ta là vô thường, là nhơ bẩn, là tạm bợ, không có gì đáng quý trọng, tâng tiu, chăm sóc. Nhưng thân người lại chính là một phương tiện quý báu có thể giúp ta thành đạt đạo quả mau chóng. Cửu Tưởng Quán giúp ta đối trị ái dục.

Từ Bi Quánlà quán sát về cuộc đời vô thường đầy đau khổ của tất cả chúng sanh. Đời sống đã là đau khổ, vậy chúng ta không nên làm tăng thêm sự đau khổ mà nên cố gắng làm giảm bớt sự đau khổ của chúng sanh. Từ Bi Quán giúp ta đối trị sân hận.

Vô Thường Quánlà quán sát quá trình sinh diệt của vạn vật theo từng chu kỳ thành, trụ, hoại, không, để đối trị ham muốn và si mê, để thấy rằng cuộc đời như giấc chiêm bao, như giọt sương mai, như tia chớp, như hình ảnh trong bong bóng nước, như hoa đóm giữa hư không, không có gì xứng đáng để ta nhọc công tạo tác, tranh giành, gìn giữ. Vô Thường Quán giúp ta đối trị ham muốn và ngã mạn.

Tùy Tức Quánlà theo dõi hơi thở ra vào để đối trị tâm tán loạn, và để nuôi dưỡng chánh niệm.

Này Meghiya, thầy nên thường xuyên thực tập bốn phép quán này để tâm thầy sớm được thuần thục trước khi sống một mình nơi thanh vắng.



[1]Xem Tiểu Bộ, Udàna IV.1; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng kệ, kinh 66 (Meghiya); Tăng Chi Bộ, chương 9 pháp, kinh 3: Meghiya; Đường Xưa Mây Trắng, trang 326-327.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 4334)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
04/12/2012(Xem: 6821)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
02/12/2012(Xem: 6264)
LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.
18/11/2012(Xem: 11968)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
14/11/2012(Xem: 12346)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
08/11/2012(Xem: 17421)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
31/10/2012(Xem: 5943)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
13/10/2012(Xem: 9947)
Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.
12/10/2012(Xem: 3848)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
10/10/2012(Xem: 10221)
Kamma hay nghiệp chỉ là hành động, một “việc làm”. Những hoạt động của chúng ta được thực hiện theo ba cách: bằng thân, bằng tâm, và bằng lời nói. Mỗi hành động quan trọng được thực hiện vì muốn có một kết quả, tức phải có một mục đích, một mục tiêu. Nghĩa là ta muốn có một điều gì đó đặc biệt xảy ra như kết quả của nó. Ước muốn này, cho dù có nhẹ nhàng thế nào chăng nữa, cũng là một hình thức của tham ái. Nó bộc lộ khát ái đối với sự hiện hữu và đối với hành động. Hiện hữu là để hành động ở mức này hay mức khác mà thôi. Sự sống hữu cơ bao gồm những hoạt động hoá học; sự sống tinh thần bao gồm những hoạt động tâm lý. Vì vậy, sự sống và hành động (nghiệp) không thể tách rời nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]