Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Giữ giới (Sīla)

01/10/201209:40(Xem: 6094)
02. Giữ giới (Sīla)
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP

Tác giả: Ledi Sayadaw vànhiều c giả khác

Dịch giả: Pháp Thông


CHƯƠNG VI:

MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)


2. GIỮ GIỚI

Người ta thường nói rằng, “Giới là đức hạnh cao quý hơn bố thí.” Có lẽ bạn không dễ bị thuyết phục bởi điều này, tuy nhiên có một ý nghĩa thâm sâu nằm dưới lời tuyên bố ấy. Để hiểu được ý nghĩa này đòi hỏi phải có một lý luận nghiêm túc. Trong thế gian này, bảo vệ và che chở cho người khác khỏi những nỗi bất hạnh và khổ đau là một việc làm cao quý. Nâng cao hạnh phúc và thịnh vượng của tha nhân cũng là một việc làm cao quý khác. Bố thí giúp người khác được sống thuận lợi. Giữ giới bảo vệ họ khỏi những điều bất hạnh khổ đau.

[Sīla (giới) ở đây có nghĩa là giữ ngũ giới và ănở theo đúng hoạt mạng đệ bát giới - Ājīvaṭṭhamaka sīla - giới và chánh mạng kể như giới thứ tám. Giữ Bát quan trai giới và Thập giới]

* Nhiệm vụ của bố thí

Con người phải có trách nhiệm đối với việc làm của mình. Giả sử một người đang khổ vì nghèo do nghiệp riêng của họ; giúp đỡ người nghèo này có nghĩa là bố thí. Các vị Tỳ khưu không phải là những người nghèo đúng theo nghĩa của nó, song các vị cần bốn món cần thiết (tứ vật dụng; thực phẩm, y áo, thuốc men, chỗ ở) để duy trì sự sống của mình; vì thế cũng có thể xem họ là những người nghèo túng. Do đó cúng dường vật thực và những vật dụng cần thiết đến các vị Tỳ Khưu cũng có nghĩa là bố thí.

Một số vị Tỳ Khưu hoặc Trụ trì thọ nhận rất nhiều của cúng dường và khéo giữ gìn (những vật dụng ấy). Tuy thế nếu bạn cúng dường cho các vị những gì họ cần, đấy cũng là giúp cho người túng thiếu. Ngay cả nếu bạn cúng dường cho họ những vật họ không cần, thì cúng dường của bạn cũng có nghĩa là đang giúp cho người thiếu thốn, vì các vị thường chia sẻ những vật cúng dường ấy cho những vị Tỳ Khưu khác hoặc Cư sĩ thiếu thốn. Dù cho bạn giúp một ít người hay giúp được cho nhiều người, bố thí vẫn là cao quý, là một đức hạnh tuyệt vời. Những ai thực sự hiểu được những lợi ích của bố thí sẽ luôn luôn thấy rằng bố thí là một việc làm chính đáng.

* Tránh sát sanh (Pāṇātipātā-virati)

Còn về Giới, nhiệm vụ của nó là bảo vệ các hữu tình chúng sinh khỏi khổ. Giới thứ nhất của ngũ giới là tránh không sát hại các loài chúng sinh (người và các sinh vật nói chung). Chúng ta hãy tưởng tượng những hậu quả khủng khiếp của việc vi phạm giới thứ nhất này xem. Hãy nghĩ tới nỗi bất hạnh xảy đến với nạn nhân. Hãy hình dung con số những sinh vật ở biển, các loại trâu bò, gia cầm, v.v… phải bị giết do chúng ta không giữ giới thứ nhất. Cũng thử hình dung ra những tội giết người đang hoành hành mà cuối cùng sẽ dẫn đến chiến tranh, máu đổ tràn lan khắp toàn cầu này xem. Đó là sự thực hiển nhiên cho thấy rằng giới thứ nhất (không sát sanh) này không ai được phép vượt qua vì điều đó sẽ gây ra tai hoạ cho một người và cho mọi cư dân của quả đất này vậy.

Nhờ giữ nguyên tắc bất sát, bạn cứu được mạng sống của một, hai, ba hoặc vô số chúng sinh khác. Giới bảo đảm cho sự an toàn của mọi chúng sinh và làm thăng hoa các trạng thái tâm cao thượng: từ (mettā), bi (karuṇā) và hỷ (muditā) đối với tất cả chúng sinh. Từ đó, thế gian này sẽ trở thành một trú xứ cát tường nơi mọi hữu tình chúng sinh sống với nhau một cách an bình, hạnh phúc.

So sánh

Bây giờ khi bạn đã thấy được lòng nhân từ của bố thí và lòng nhân từ của giữ giới, ắt hẳn bạn sẽ tin chắc rằng giới là đức hạnh cao quý hơn bố thí rồi phải không. Chúng ta có thể so sánh mức độ hoan hỷ của người thọ nhận một món quà với mức độ hoan hỷ của người được tha chết cảm nhận. Người sau chắc chắn sẽ ngàn lần vui sướng hơn người trước. Cũng vậy, sự vui mừng của một người đang đói được cho ăn và sự vui mừng của một người bị kết án tử hình được ân xá khác nhau một trời một vực. Người trước không cách nào có thể so sánh với người sau được.

* Tránh trộm cắp (Adinnādāna-virati)

Người ta có thể đau khổ cùng cực khi của cải của họ bị đánh cắp hay bị ăn trộm. Trên bình diện rộng hơn, Vua Chúa và Hoàng Tộc cũng như những công dân của một đất nước còn cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều khi quê hương họ bị kẻ khác xâm lăng. Đất nước bị xâm lăng ấy sẽ ngày càng nghèo nàn hơn do người dân trong nước không thể tận dụng hết được những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước họ. Vì thế trộm cắp gây ra bao nỗi khổ và bất hạnh cho các nạn nhân. Do đó, tránh trộm cắp - adinnādāna virati, được xem là một giới có công năng giải thoát mọi người khỏi khổ đau và bất hạnh và còn tạo được sự bình yên cả về thể xác cũng như tinh thần.

* Tránh tà dâm (Kāmesu-micchācāra virati)

Hàng phàm phu (puthujjana) thường rất thích các dục lạc đặc biệt là khoái lạc của sự xúc chạm hay khoái lạc của thân thể. Không một người có ý thức nào chịu chia sẻ, huống nữa là cho không, vợ hay chồng của mình cho người khác. Mọi người ai cũng rất quý cái nửa (vợ hay chồng) của mình, và không ngại bảo vệ nó một cách mãnh liệt. Họ có thể chịu đựng được sự mất mát tài sản đến một mức độ nào đó, chứ tuyệt đối không thể dung thứ kẻ phạm tội đối với vợ hay chồng của họ. Bởi thế tránh tà dâm nghĩa là tránh gây đau khổ cho người khác, và tránh chuyện ngoại tình hay tránh sự quá đáng về tình dục sẽ mang lại bình yên cho mọi người.

* Tránh nói dối (Musāvāda-virati)

Những ai đã từng nếm trải việc bị gian lận, lường gạt hoặc bị nói dối hẳn cũng đã phải chịu đựng một hình thức phẫn nộ nào đó, dù có hơi vi tế. Hậu quả tai hại của việc bị lừa thực là dễ thấy. Một số kẻ nói dối sành sỏi trong nghề của họ đến độ thậm chí có thể lừa được cả toàn xứ sở. Ngày nay, có nhiều nhà lãnh đạo các giáo phái khi truyền bá tín ngưỡng của họ tự nhận đó là chân lý tuyệt đối. Bởi thế hàng triệu người đã bị dẫn đi lạc đường, cuối cùng gặp phải biết bao là tai hoạ. Do đó, tránh nói dối nghĩa là đã bảo vệ người khác khỏi khổ vậy.

(Ngay cả những người Phật tử chúng ta cũng vậy, khi gặp phải những vị pháp sư rởm thích truyền bá những tín ngưỡng sai lạc, và những vị không có đủ trình độ, đáng buồn thay, lại có đức tin lớn nơi những người như vậy và còn tỏ ra rất tôn trọng họ. Đây là điều đáng để chúng ta suy gẫm)

* Tránh uống rượu và các chất say (surāpāna virati)

Người đã dùng một loại chất say nào đó tất nhiên sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu trong những kiếp sau của họ. Song nếu họ chỉ uống một mình và không gây hại cho ai khác, điều đó còn có thể tha thứ được. Tuy nhiên hầu hết những người uống rượu, khi đã say rồi họ sẽ phạm vào các giới khác không hề do dự. Họ sẵn sàng cãi nhau, giết nhau, trộm cắp hoặc nói dối. Cũng như một tay đầu sỏ tất nhiên không bao giờ tự mình phạm vào một tội ác nào hết, mà chỉ sai bảo lũ đàn em của mình làm những việc đó, rượu hoặc các chất gây say cũng vậy, xúi dục những con nghiện phạm vào các tội ác mà không ngăn cản. Họ sẽ không hề tỏ ra miễn cưỡng khi phạm tội giết người, hiếp dâm, đốt nhà, trộm cắp, v.v… Trở thành một kẻ nghiện kinh niên nghĩa là đang theo con đường phóng dật và gây đau khổ cho gia đình gần gũi nhất, tức là cha me, vợ chồng, con cái, anh em của mình. Sau đó người nghiện này còn gây phiền muộn cho hàng xóm láng giềng của anh ta. Những ai tránh được uống rượu và các chất say sẽ tránh được cho thế gian những phiền muộn và khổ đau này.

Sau khi hiểu rõ những lợi ích của việc giữ ngũ giới, bằng một thái độ tương tự, chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu những lợi ích của hoạt mạng đệ bát giới, hay giới có chánh mạng (sammā ājīva) là thứ tám. Từ trước đến đây chúng ta đã thấy rằng việc giữ ngũ giới sẽ cứu thế gian này khỏi những phiền muộn và lo lắng. Giờ đây chúng ta đã thực sự hiểu được Giới cao quý hơn cả bố thí. Với quan niệm này mọi người chúng ta nên thận trọng giữ gìn giới, nhất là ngũ giới căn bản này. Cầu mong quý độc giả có thể giữ gìn trong sạch ngũ giới và truyền bá lòng từ ái (mettā) và bi mẫn (karuṇā)đến tất cả chúng sinh!

* Bát quan trai giới (Uposatha - sīla)

Các giới thuộc uposatha (bát quan) như: phạm hạnh (brahmacariya hoặc tránh việc hành dâm) và tránh việc thọ thực sau mười hai giờ trưa không thuộc về loại giới (sīla) giống như ngũ giới đã đề cập trên mà chúng ta giữ chỉ để không làm tổn hại kẻ khác; những giới này được giữ để làm cho tâm chúng ta cao thượng. Nói rõ hơn, giới Bát quan trai (uposatha) là giới mà chúng ta giữ một cách nghiêm túc chứ không như kiểu người ta thường giữ để người chung quanh chú ý, nên được gọi là Thánh giới (Ariya uposatha).

Vì thế, những người giữ Bát quan trai giới, sau khi đã thọ giới xong nên độc cư hành thiền, quán tưởng các ân đức của Phật, Pháp, Tăng, hoặc niệm tưởng các đức hạnh bố thí và trì giới của họ. Nhờ thế họ sẽ thấy rằng tham, sân, si và các trạng thái tâm bất thiện khác càng ngày càng ít khởi lên trong họ. Tâm họ mỗi ngày mỗi thanh tịnh và cao thượng hơn. Như vậy, rõ ràng rằng Bát quan trai giới không chỉ là giữ giới đơn thuần mà còn là một người bạn đồng hành của việc tu thiền (bhāvanā) nữa. Do đó, Bát quan trai giới được xem là pháp hành cao quý hơn ngũ giới thông thường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2013(Xem: 4355)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
04/12/2012(Xem: 6852)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
02/12/2012(Xem: 6278)
LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.
18/11/2012(Xem: 12053)
Quyển THIỀN TÔNG QUYẾT NGHI TẬP này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh, sau đó được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, trang 1009.
14/11/2012(Xem: 12662)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
08/11/2012(Xem: 17526)
Giáo phái Thanh Hải cũng có những hình thức có vẻ tương tự, mà mới nghe nói qua, ai cũng tưởng giống đạo Phật hay một đạo nào khác...
31/10/2012(Xem: 5963)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
13/10/2012(Xem: 9995)
Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.
12/10/2012(Xem: 3860)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
10/10/2012(Xem: 10274)
Kamma hay nghiệp chỉ là hành động, một “việc làm”. Những hoạt động của chúng ta được thực hiện theo ba cách: bằng thân, bằng tâm, và bằng lời nói. Mỗi hành động quan trọng được thực hiện vì muốn có một kết quả, tức phải có một mục đích, một mục tiêu. Nghĩa là ta muốn có một điều gì đó đặc biệt xảy ra như kết quả của nó. Ước muốn này, cho dù có nhẹ nhàng thế nào chăng nữa, cũng là một hình thức của tham ái. Nó bộc lộ khát ái đối với sự hiện hữu và đối với hành động. Hiện hữu là để hành động ở mức này hay mức khác mà thôi. Sự sống hữu cơ bao gồm những hoạt động hoá học; sự sống tinh thần bao gồm những hoạt động tâm lý. Vì vậy, sự sống và hành động (nghiệp) không thể tách rời nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]