Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng dường chứng quả A-na-hàm

22/01/201103:49(Xem: 3281)
Cúng dường chứng quả A-na-hàm

CÚNG DƯỜNG CHỨNG QUẢ A-NA-HÀM

Thời Phật tại thế, có một bà nhà giàu hết lòng tin kính Tam Bảo, bà luôn ứng dụng, hành trì, tu tập những lời Phật dạy và thường hoan hỷ phát tâm cúng dường chư Tăng.

Điều mầu nhiệm đặc biệt là bà phát tâm ủng hộ cúng dường cho người nào thì người đó ngộ đạo. Đây là do túc duyên gieo trồng phước đức nhiều đời, nhiều kiếp của bà.

Tiếng lành đồn xa, một số thầy nghe danh, muốn đến thử xem mình có duyên lành với vị thí chủ này không. Nhân mùa an cư kiết hạ, quý thầy bàn nhau đến kiểm nghiệm lời đồn đãi ấy có đúng không và cũng để thăng tiến trong mùa an cư kiết hạ này.

Được tin quí thầy đến trú xứ của mình tu tập, bà già hoan hỷ cúng dường những gì cần thiết trong thời gian chư Tăng tu tập. Chỗ ở của bà khá rộng rãi, rừng cây xum xuê, thuận lợi cho việc tu tập và hành thiền.

Bà thưa: “Quý thầy cứ yên tâm ở đây tu tập, không phải đi khất thực, con sẽ cung cấp đầy đủ các nhu cầu cần thiết, con chỉ mong sao quí thầy mau chứng thành đạo quả.

Khoảng ba mươi thầy, ai nấy cũng thuận hỷ lời thỉnh cầu của bà, ở lại tu hành miên mật, tinh tấn. Tuy nhiều thầy cùng trú, nhưng khu vườn vẫn im phăng phắc làm cho bà già đâm ra nghi ngờ, tại sao không nghe nói chuyện hay là quí thầy giận nhau? Tại đây, các thầy đều được chứng quả trong một thời gian ngắn. Thời ấy, nhờ sự trực tiếp chỉ dạy của Như Lai Thế Tôn, đa số các Tỳ-kheo tu hành đều mau chứng đạo.

Tại sao trong thời Phật hiền tiền, các đệ tử của Ngài tu mau chứng ngộ đạo quả như vậy? Đây là điều dễ hiểu thôi, bởi đức Phật biết rõ tâm niệm của mỗi Tỳ-kheo nên Ngài chỉ dạy mỗi người một phương pháp thích hợp với năng lực, nên các vị tu hành mau chứng đạo.

Bên cạnh, giới luật của chư Tăng hỗ trợ rất tích cực cho sự chứng đắc như đức Phật không cho giữ tiền bạc của cải tài sản nên chư Tăng dễ dàng buông xả hoặc không cho trụ xứ một chỗ lâu dài để không bị bám víu vào sở hữu tài sản, do đó các vị tu hành mau thăng tiến.

Ngày nay, do hoàn cảnh xã hội và phong tục, tập quán không cho phép Tăng, Ni sống như thời xưa được, chư Tăng phải có đủ điều kiện để tu và hướng dẫn Phật tử tu hành, phải có chỗ ở ổn định… Vì vậy, chư Tăng dễ bám víu vào sở hữu tài sản và phải hòa nhập vào cộng đồng xã hội để làm lợi ích chúng sinh. Họ học hiểu tới đâu hướng dẫn Phật tử tu theo tới đó, nên mức độ tu chứng của chư Tăng ngày nay rất hạn chế.

Song, Phật pháp không cố định, cứng ngắt, mà phải tùy thời, tùy duyên hòa nhập vào xã hội, miễn sao người tu sống tốt đạo, đẹp đời là đã có lợi lạc rồi.

Đạo Phật có mặt trên thế gian là vì hạnh phúc của con người, do đó người tu trong thời hiện đại phải khó khăn, chật vật hơn thời xưa, nhưng không vì vậy mà chúng ta cho phép mình lơ là tu tập, mà mỗi người phải cố gắng hơn lên để không bị lui sụt trong hành trì.

Hơn nữa, thời Phật tại thế, không những đạo Phật mà các giáo phái khác cũng không chấp nhận các việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất trong khi hành đạo, mà chỉ có việc đi khất thực để tùy duyên hóa độ chúng sanh mà thôi.

Thời nay không có được phúc duyên như thế, nên chúng ta càng cố gắng tu hành nhiều hơn miễn là ta không thối chí nản lòng.

Trở lại sự việc bà già nghi ngờ, hoang mang tại sao chư Tăng ở đông như vậy mà không nghe tiếng ồn. Bà gặp một Tỳ-kheo trong hội chúng để hỏi cho rõ vấn đề.

Và vị Tỳ-kheo ấy đã giải thích cho bà rõ: Trước khi chúng tôi đến đây, đã được Như Lai Thế Tôn chỉ dạy cho mỗi người một phương pháp tu hành và chúng tôi phát nguyện: trong mùa an cư này, mỗi chúng tôi phải tu hành cho đạt Thánh quả hết để đáp đền ơn Phật và đàn-na tín thí. Vì vậy, chúng tôi thống nhất với nhau, mỗi người ở một góc riêng để tu tập và hành thiền. Trong đoàn, thầy nào tu hành đạt kết quả sớm thì có trách nhiệm hướng dẫn các thầy khác trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Nghe thầy Tỳ-kheo trình bày như thế, trong lòng bà rất hoan hỷ. Từ trước đến nay bà chưa bao giờ được nghe, thấy những điều như thế. Do đó bà khao khát muốn được biết các thầy đang tu pháp gì? Và bà có thể tu theo được không?

Nhờ túc duyên nhiều đời, bà được một thầy Tỳ-kheo hướng dẫn cách thức tu hành, bà siêng năng, tinh tấn trong 7 ngày liền chứng được quả vị A-na-hàm. Quả vị này là một trong bốn quả Thánh Thanh văn. Bà được chứng quả trước quý thầy, có Tha tâm thông, biết được tâm niệm, ý nghĩ của quý thầy muốn gì, cần gì, bà cúng dường chu cấp cho quý thầy đầy đủ theo nhu cầu. Vị Tăng nào vừa bị bệnh, bà liền đem thuốc tới, vị nào khởi niệm muốn ăn món gì bà đem món ấy đến. Bà cúng dường quý thầy chu đáo, đúng mức như sở nguyện. Trong mùa an cư kiết hạ năm ấy, dưới sự bảo trợ, cúng dường của bà, hết thảy quí thầy đều được chứng đắc đạo quả.

Chư tăng khắp nơi nghe tin, ai nấy đều tán thán công đức cúng dường và tu tập của quý thầy trong mùa an cư kiết hạ này. Đó là niềm vui duy nhất mà bà mong muốn và cũng để đền ơn quý thầy đã độ cho bà chứng quả thứ ba A-na-hàm.

Còn quý thầy tu tập trong khu vườn, ai nấy đều rất ngạc nhiên khi thấy mọi nhu cầu của mình mong muốn đều được bà cúng dường đầy đủ. Từ đó, quý thầy không dám khởi niệm lăng xăng, sợ bà hay biết được sẽ chê cười. Do đó quí thầy càng nỗ lực siêng năng, tinh cần tu tập, nên tất cả quý thầy đều chứng quả vị A-la-hán.

Biết được sự thành tâm của bà già và nhân duyên tốt đẹp của chư vị thánh đệ tử, Thế Tôn tán thán công đức tu hành của quý thầy và không quên khen ngợi bà già thiện tri thức kia. Chúng ta thấy rõ ràng ngày xưa chư Tỳ kheo tu hành mau chứng đạo nhờ gặp bậc minh sư chân chánh, thầy lành bạn tốt lại được phương tiện hỗ trợ, vật thực đầy đủ, quí thầy khỏi cần lo lắng cưu mang nên tất cả đều tập trung vào đề mục để chuyên tu nên mau chứng đạo.

Một hôm, có thầy Tỳ-kheo nghe chuyện, đến thỉnh cầu đức Phật cho phép đến khu vườn để được bà già chu cấp đúng như ý nguyện, Như Lai Thế Tôn chấp thuận.

Trên đường đi đến chỗ bà lão, vị Tỳ-kheo khởi niệm muốn bà lão chuẩn bị cho mình một giường tòa để nghỉ ngơi, cho ăn những món ưa thích. Biết được ý niệm ấy, bà già ra đón thầy tận cổng ngoài. Bà thưa: “Xin mời Đại đức vào trong nghỉ ngơi, giường tòa con đã đã chuẩn bị sẵn rồi.”

Thầy Tỳ-kheo ngạc nhiên đến sững người, tại sao mình mới nghĩ như vậy mà bà lão đã biết? Để xem các bữa ăn của mình sắp tới bà lão sắm soạn thế nào? Quả không sai, những gì thầy mong muốn đều được bà lo đầy đủ không thiếu món gì.

Lúc đầu thầy Tỳ-kheo rất hoan hỷ trong lòng, nhưng nghĩ lại, thầy đâm ra lo sợ. Bởi mình vừa muốn ăn món gì, cần vật dụng nào, bà già liền cho người mang tới ngay. Vậy mình tu mà còn khởi lòng tham cầu nhiều quá. Như vậy ở đây mình nghĩ gì bà già này đều biết hết, thầy Tỳ-kheo cảm thấy bất an trong lòng, lo sợ đủ điều, thầy xin cảm ơn bà và lặng lẽ rút lui.

Trên đường trở lại Tịnh xá, thầy Tỳ-kheo gặp đức Phật và Tăng đoàn đang khất thực. Thầy Tỳ-kheo liền tiến đến trước mặt Thế Tôn quỳ xuống đảnh lễ và thưa: “Bạch Thế Tôn, nay con trở lại Tịnh xá của mình tu hành, bởi ở chỗ bà lão, con sợ mình suy nghĩ bậy bạ nhiều quá làm mất uy tín của Tăng đoàn, nên con không dám ở lại trú xứ của bà ấy nữa.”

Được nhân duyên tốt, đức Phật khuyên thầy trở lại chỗ bà già tu tập, bởi nơi đó sẽ cho thầy cơ hội phát triển công năng đạo hạnh tốt nhất. Vâng lời đức Phật, thầy trở lại khu vườn bà lão, lần này thầy không dám lơ là, hễ khi vừa có một tạp niệm dấy lên, thầy liền buông xả không bám víu, cứ thế, thầy miên mật chánh niệm trong từng phút giây không gián đoạn. Nhờ vậy chẳng bao lâu thầy chứng quả A-la-hán.

Qua câu chuyện trên, cho ta một bài học quý báu của cuộc đời. Việc tu tập ai cũng có phần, chỉ có điều là ta có quyết tâm tu hành đến nơi đến chốn hay không? Việc tu hành không chỉ dành riêng cho người xuất gia mà người tại gia cũng có phần. Người tại gia, nhờ có phước đức, không phải bận rộn lo ăn, lo mặc, nên việc tu hành được thuận tiện, dễ dàng như bà già kia. Còn người xuất gia, không phải lo lắng, mọi việc đều có người sắp xếp giúp đỡ, việc còn lại là ta có dám can đảm buông bỏ hết mọi vọng niệm hay không? Vì vậy, việc tu hành chứng quả không dành riêng cho người xuất gia mà người tại gia cũng có phần.

Người xuất gia cần phải nhớ rằng, hằng ngày nhờ thọ dụng của đàn-na tín thí tứ sự cúng dường, phải mang nợ nần chồng chất, nếu không cố gắng tu hành thì tự chuốc họa vào thân. Ngày nay có một số Tăng, Ni vì sợ thọ dụng của đàn-na tín thí mà tu tập không đạt kết quả phải mang tội, nên họ tự thân kiếm sống bằng các hình thức thế gian như gieo trồng hoa màu, sản xuất dụng cụ tiêu dùng, thực phẩm chay, hay mở quày bán kinh sách, văn hóa phẩm v.v…Những hình thức tự tìm cách thức nuôi sống bản thân để tu hành là rất tốt, nếu mình không say đắm vào công việc mà xao nhãng hành trì, tu tập. Ngược lại, người thọ nhận phẩm vật cúng dường của đàn-na tín thí là cách thức lúc nào cũng thấy mình được răn nhắc phải tu tập, hành trì. Người quyết chí tu thân, lập hạnh thì không sợ mang tội vì thọ nhận phẩm vật cúng dường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2010(Xem: 10363)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
11/12/2010(Xem: 11002)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
17/11/2010(Xem: 8814)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
09/11/2010(Xem: 18166)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
20/10/2010(Xem: 7428)
Hôm nay ngày Rằm tháng 7, ngày lễ Vu Lan, ngày Tự Tứ của chư Tăng Kiết hạ sau 3 tháng an cư tu tập, cũng gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân, ngày “Báo Hiếu của mọi người con Phật”. Ngày Vu Lan đến, người ly hương cũng như kẻ còn nơi quê Cha đất Tổ đều có lòng tưởng nhớ đến Tổ Tiên, Cha Mẹ, tháng 7 là tháng nhớ ơn, là mùa Báo Hiếu, là nguồn đạo hạnh…
18/10/2010(Xem: 16425)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 12579)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp.
11/10/2010(Xem: 9181)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết. Nhưng vì sự cách trở địa dư giữa Hoa-Ấn, sử liệu Phật giáo mà họ có chỉ là căn cứ vào sự truyền khẩu của Phạn tăng. Mặc dù người Trung Hoa đã xây dựng được lịch sử truyền thừa của Phật giáo một cách mạch lạc, nhưng không thoát khỏi thiên kiến bởi tính chất phái biệt của từng Phạn tăng. Thái độ khinh miệt khuynh hướng được mệnh danh Tiểu thừa cho ta thấy rõ điều này.
10/09/2010(Xem: 50683)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52129)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567