Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Phản ứng trong giai đọan chuyển tiếp

17/12/201016:25(Xem: 13842)
9. Phản ứng trong giai đọan chuyển tiếp

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

9
PHẢN ỨNG TRONG GIAIĐOẠN CHUYỂN TIẾP

« Kẻ nào biết nóirằng: “Tôi sắp chết đây!”. Kẻ đó sẽ không còn sợ hãi nữa. Những ảo ảnh của cáichết thì có gì để làm cho họ sợ hãi ». Phật

Tiết 14

Chúng tôi ước mong xinđạt được thể dạng thiền định sâu xa về ảo giác
Để thay vào trạng tháitrung gian, khi rời khỏi ánh sáng trong suốt,
Để vượt lên và đạt đượcdạng thể một Thân xác Đại hạnh với những dấu hiệu và vẽ đẹp đầy vinh quang vàsáng ngời của một vị Phật,
Phát hiện từ khí lực vàbản thể ánh sáng trong suốt của cái chết.

Khi người du-già hiển lộtừ sự nhận thức Tánh không, dựa vào tâm thức tinh tế nhất, họ sẽ thể hiện quamột thân xác tạo tác bằng khí lực (năng lực) và tâm thức, mang các dấu hiệu vàvẻ đẹp của một vị Phật. Đó không phải là kết quả của tưởng tượng hay sự bắtchước, mà là một sự thật. Thay vì nhập vào trạng thái trung gian, người du-giàthoát ra khỏi dạng thể của cái chết và thể hiện trong một thân xác mà ta gọi làẢo thân. Ảo thân gồm có hai thứ khác nhau: hoặc là một Thân xác ảo giác và ôtạp, hoặc là Thân Đại Hạnh của một vị Phật. Tiết này sẽ trình bày sự mong ướcđạt được những biến cải sâu xa như trên đây.

Ánh sáng tâm thức trongsuốt và khí lực dùng chuyên chở ánh sáng ấy, cả hai tạo thành một thể dạng duynhất, nhưng trên phương diện diễn tả bằng khái niệm có thể xem như hai thể dạngkhác nhau. Khí là nguyên nhân thực thể của Ảo thân, trong khi đó tâm thức phối hợpvới Ảo thân như một điều kiện cần phải có. Hai nguyên nhân vừa kể tạo ra Ảothân gợi lên hình ảnh Thân xác một vị Thần linh mà ta đã chọn để tưởng tượngtrong khi tu tập về Thần linh Du-già. Đó không phải là một thân xác bằng thịtxương. Bản thể của nó trong sáng và không vướng mắc, giống như một cầu vồng, vìnó được cấu tạo bằng khí lực và tâm thức mà thôi.

Sự hiển hiện của mộtsinh linh lý tưởng, hay một Thần linh, gợi lên hình ảnh của một con cá bất thầnvọt ra khỏi hồ. Sự luyện tập đòi hỏi một thời gian lâu dài, ta tưởng tượngchính ta là một vị Thần linh do ta chọn, nuôi dưỡng và quán tưởng đến hình ảnhcủa vị ấy để sau cùng sẽ biến thành vị ấy. Sự quán tưởng sẽ trở thành sựthật.

CÁC TRÌNH ĐỘ TU TẬPKHÁC NHAU

Trong suốt tập sách này,tôi đã nhấn mạnh nhiều lần đến một điểm thật quan trọng là quý vị chỉ cần tutập theo trình độ của quý vị. Theo Tối thượng Du-già Tan-tra, có ba trình độkhác nhau. Ta đã thấy trường hợp của những người tu học cao, nhưng họ không đạtđược sự thành công tột bực, tức Phật tính trong kiếp này. Mặc dù họ chết vìnhững hậu quả độc hại của nghiệp ô nhiễm và những xúc động bấn loạn, nhưng họcó khả năng hoán chuyển mẹ, tức ánh sáng trong suốt của cái chết, thành con,tức ánh sáng của Đạo hạnh. Họ có thể tránh khỏi giai đoạn trung gian bìnhthường đưa đến sự tái sinh và có thể tạo ra được Ảo thân thực sự, Ảo thân đókhông phải hoàn toàn chỉ là sản phẩm của tưởng tượng.

Người tu tập ở trình độthấp hơn (sẽ đề cập đến trong tiết tiếp theo) chưa đủ khả năng để hoán chuyểnánh sáng trong suốt của cái chết thành một thể dạng trên đường tu tập – tứckhông thể tạo ra Ảo thân –, nhưng họ tránh được cái chết thông thường. Nhữngngười luyện tập du-già trong trình độ này, có thể hoán chuyển ánh sáng trongsuốt của cái chết thành một thể dạng trên đường Đạo, nhưng thể dạng này khôngđủ sức gợi lên một Ảo thân. Họ có thể hiển hiện thành một Ảo thân bằng tưởngtượng trong một quá trình chuyển tiếp thông thường. Nhưng Ảo thân ấy không phảilà thật. Trong trình độ này, người du-già có thể chọn lựa cho mình thể dạng táisinh, nhờ vào lòng tư bi, sự ước vọng và một tâm linh tỉnh thức.

Những người tu tập ởtrình độ dưới nữa (sẽ trình bày trong tiết muời sáu) không thể biến đổi ánhsáng trong suốt của cái chết thành một dạng thể trên đường tu tập – tức khôngcó khả năng tạo ra Ảo thân –, nhưng vào giai đoạn vô tri cuối cùng củabầu-trời-tâm-thức, khi sự thực hiện gần như hoàn tất, họ vẫn có thể đạt đượctâm linh tỉnh thức trong Du-già Tan-tra, dù dưới dạng thể nào cũng được, trongkhi ánh sáng trong suốt hiển hiện. Người chết trải qua một giai đoạn chuyểntiếp bình thường, tái sinh một cách bình thường, nhưng nhờ sẳn có những xuhướng tốt nên có khả năng hướng vào con đường tu học lợi ích sau này. Kết quảđó là nhờ vào những gì tốt đẹp đem đến từ những hành vi quá khứ, cũng như nhờvào sự kết hợp của nhiều điều kiện bên ngoài lẫn bên trong.

Những người thuộc batrình độ trên đây đều tìm phương cách biến ánh sáng trong suốt của tâm thức trởthành sức mạnh trí tuệ tập trung vào Tánh không. Vì thế, các người tu tập trongcả ba trình độ phải quán nhận được Tánh không một cách minh bạch, trước khi cácgiai đoạn tan biến xảy ra. Nhất là trong lúc xảy ra sự tan biến của thành phầnđất, nước, lửa, khí, và sự hiển hiện của bốn thứ tâm thức trống không làbầu-trời-tâm-thần màu trắng rực rỡ, bầu-trời-tâm-thần màu đỏ cam, bầu trời tâmthần màu đen đậm, sau cùng là ánh sáng trong suốt. Họ nên cố gắng phát khởi sứcmạnh tâm linh tỉnh thức để suy tư về Tánh không của mọi hiển hữu tự tại, vàtính cách bất tử nơi bản chất của mọi hiện tượng.

Những người tu tập ở cấpbậc cao có đủ khả năng biến cải ánh sáng trong suốt của cái chết thành một dạngthể tâm thức hiểu được Tánh không, điều đó tác động như một phương thuốc hoágiải chống lại cái chết bất lực. Kể từ thời điểm đó, ta sẽ thoát ra khỏi sự kềmtỏa của sanh và tử. Bản thể đích thực của tất cả mọi hiện tượng, nếu nhìn bằngphương cách đó, sẽ trở nên bất tử (vì thế bài thơ đã dùng chữ « bất tử » đểdiễn tả sự kiện đó).

Cái chết xảy ra từnggiai đoạn một, từ lúc thành phần đất tan trong nước, cho đến khi ánh sáng trongsuốt xuất hiện, và giai đoạn ánh sánh trong suốt cũng nằm chung trong quá trìnhcủa cái chết. Sau quá trình trên đây, và đối với trường hợp một cái chết thôngthường (không phải cái chết của một người tu tập du-già ở cấp bậc cao), támgiai đoạn về cái chết lại tiếp tục xuất hiện nhưng theo thứ tự đảo ngược: khởisự bằng ánh sáng trong suốt chuyển sang bầu-trời-tâm-thần màu đen,bầu-trời-tâm-thần màu đỏ cam, bầu-trời-tâm-thần màu trắng rực rỡ, ngọn lửa hiệnra, tiếp theo là đom đóm, khói, ảo ảnh. Sau cái chết bình thường, ba biến cốxảy đến cùng một lúc: 1) ánh sáng trong suốt biến mất; 2) ta vượt khỏi ánh sángtrong suốt của cái chết trong giai đoạn « thực hiện gần như hoàn hảo » và rơivào một màn đen thật đậm; và 3) giai đoạn trung gian khởi sự; (sau đó các giaiđoạn khác hiển hiện nhưng bằng cách thụt lùi). Tương tợ như vậy, một ngườidu-già tuy thuộc cấp bậc tu tập cao nhất về Tối thượng Du-già Tan-tra, lưu lạitrong hình tướng ẩn dụ của ánh sáng trong suốt và vượt lên cùng một lúc từ ánhsáng trong suốt và cả bầu-trời-tâm-thần màu đen đậm, để tạo ra một ảo thân.Trong khi đó, người tu tập ở cấp bậc thấp nhất của Tối thượng Du-già Tan-tra,vượt lên từ ánh sáng trong suốt đang phát sinh, không lùi lại trong thể dạngthực hiện gần như hoàn hảo của tâm thức, v. v… Các cấp bậc thô thiển của tâmthức đều biến mất trong trường hợp này.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1) Những người tu tậpthật cao có khả năng sử dụng ánh sáng trong suốt của cái chết và khí chuyên chởnó như những nguyên nhân thực thể tương quan đến phần tâm thức tinh khiết vàthân xác.

2) Để có thể chuyển từbản thể ánh sáng trong suốt thành một thân xác tinh khiết, tác tạo bằng khílực, cần phải nhờ vào sự tu tập từ trước để tưởng tượng ta có một tâm linh vàmột thân xác thúc đẩy bởi lòng vị tha. Những gì ta cố gắng bắt chước sẽ có thểđưa đến sự thực.

3) Sự biến cải cuối cùngcó thể không cần thiết phải chuyển từ bản thể bẩm sinh và căn bản của ánh sángtrong suốt sang một cấp bậc thô thiển hơn của tâm thức. Vì điều đó đã tạo ramột thể dạng bất tử.

Tiết 15

Do nơi nghiệp, khi giaiđoạn trung gian xảy ra,
Chúng tôi cầu xin mọibiểu hiện sai lầm đều được tẩy sạch,
Nhờ vào sự phân tích cấpthời và ý thức được tính chất không thực của mọi hiện hữu nội tại
Của mọi khổ đau do sinhvà tử, và của cả giai đoạn trung gian.

Vào cuối giai đoạn khitâm thức tinh tế nhất còn lưu lại trong thân xác, một luồng gió nhẹ sẽ phátsinh chuyên chở ánh sáng tâm thức trong suốt. Khí lực tinh tế nhất và tâm thứctinh tế nhất sẽ làm rơi xuống phía tim một giọt gồm các thành phần trắng và đỏ,và lúc đó thân xác ra đi. Vài giọt máu chảy xuống mũi, một chút chất lỏng cănbản màu trắng tiết ra nơi cơ quan sinh dục, những dấu hiệu này cho biết cấp bậccuối cùng của tâm thức rời bỏ xác thân, dù sao thì cũng không bắt buộc là nhữngdấu hiệu ấy cũng phải phát hiện với những người mà thân xác đã bị bịnh tật tànphá. Trong các trường hợp này, thân xác hư rữa ngay và có mùi hôi.

Những người tu tậpdu-già thật cao thâm, tuy không đạt được Phật tính trong kiếp sống hiện tại,nhưng họ trực tiếp hoá thành ảo thân, thay vì phải trải qua giai đoạn trunggian. Đối với những người bình thường không thực hiện được các cấp bậc tu tậpcao, họ sẽ không đủ khả năng để hoá thành ảo thân, do đó phải nhập vào giaiđoạn chuyển tiếp bình thường vì sức mạnh thúc đẩy của nghiệp. Nếu trường hợpnày xảy với ta, thì nên cấp thời nhận định tình thế và phải ý thức ngay cảnhhuống của ta.

Khi ánh sáng trong suốtchấm dứt và bảy dạng thể khác bắt đầu phát hiện theo thứ tự ngược lại, lúc ấychính là lúc khởi sự giai đoạn trung gian. Hiện tại ta còn đang sống, ta cũngcó thể trải qua tám thể dạng giống như trong giai đoạn trung gian, chẳng hạnnhư lúc ta thức giấc, bắt đầu chiêm bao, vừa hồi tỉnh sau khi bị hôn mê, hayvừa thoát ra khỏi sự khoái cảm tính dục. Tám trạng thái theo thứ tự đảo ngượcnhư sau:

8. Ánh sáng trongsuốt
7.Bầu-trời-tâm-thần đen đậm
6.Bầu-trời-tâm-thần đỏ cam rực rỡ
5. Bầu-trời-tâm-thầnmàu trắng rực rỡ
4. Ngọn lửa củamột chiếc đèn dầu
3. Đom đóm
2. Khói
1. Ảo ảnh.

Ngay vào lúc ta bắt đầulắng vào giấc ngủ, chính là lúc « thân xác chiêm bao » của ta thức dậy. Cũnggiống như thế, trong trạng thái trung gian, bất thần ta cảm thấy có một thânxác giống như thân xác ta sẽ có sau này khi tái sinh. Thông thường thân xác ấychính là thân xác của ta trong tương lai vào độ năm hay sáu tuổi. Thân này,giống như thân xác chiêm bao, gồm có khí lực và tâm thức. Gió chuyên chở ánh sángtâm thức trong suốt làm nguyên nhân thực thể của thân xác đó, nhưng đồng thờicũng tạo điều kiện đưa ta vào trạng thái trung gian. Ngược lại, ánh sáng tâmthức trong suốt là nguyên nhân thực thể của trạng thái trung gian và đồng thờilà điều kiện góp phần hình thành thân xác một sinh linh trong trạng thái trunggian.

Có một nhà sư cấp bậccao trong giáo phái Cách-lỗ (Geluk), rất chuyên cần và can đảm. Lúc lính Trungquốc trong đạo quân nhân dân giải phóng kéo đến Chamdo, thuộc tỉnh Kham, đểgiải phóng nước Tây tạng, thì nhà sư kể trên đang làm phụ tá cho người đại diệnchính thức của chính phủ Tây tạng trong vùng đó. Người đại diện cảm thấy nêntiếp xúc với người Trung quốc và hỏi những phụ tá của ông có ai muốn lảnh vaitrò đó không. Tất cả mọi người đều e sợ gặp người Trung quốc. Con người đầylòng tin tưởng và can đảm trên đây đã có lần kể với tôi rằng một hôm mẹ ông bảovới ông rằng: « Mẹ sắp lắng vào một giấc ngủ sâu. Đừng chạm vào thân xác của mẹ». Mẹ ông ta ngủ liên tục không thức giấc suốt một tuần, sau cùng bà hồi tỉnh.Trong suốt tuần lể đó, hồn tức tâm thức bà đã viếng thăm nhiều nơi. Người conbà chẳng có lý do gì để nói dối tôi về chuyện này và cũng chẳng hé môi phao tinvới ai cả. Sự kiện đó không phải là một trường hợp nhận biết những gì liên quanđến cái chết và sự hồi sinh, nhưng chỉ là một dạng thể hiển hiện đặc biệt củaThân xác chiêm bao.

Trong giai đoạn trunggian, ta vẫn còn giữ được ngũ giác vì xác thân vẫn còn cấu tạo bằng khí và tâmthức, nhưng thân xác đó trong sáng, không một bóng tối, giống như một cầu vồng,không lưu lại một dấu vết gì. Nhờ vào sức mạnh kỳ diệu của nghiệp, tự nhiên tacó thể ngao du, trong một khoảnh khắc rất ngắn, xuyên qua thế giới hoặc vòngquanh thế giới, không bị các chướng ngại như đất, đá, và nhà cửa cản trở. Trongkhi đó, nếu ta chui vào tử cung của một người mẹ mới, ta sẽ không thoát ra đượcnữa. Và trong lúc đó, dù ta có cố gắng nói gì với những người thân của ta, bạnhữu ta, những người xung quanh ta, họ không còn nghe thấy gì và sẽ không còntrả lời ta nữa. Ta không thấy mặt trời hay trăng sao gì cả. Mặc dù trong quákhứ ta thiếu hẳn sự sáng suốt, nhưng giờ đây tự nhiên ta trở nên minh mẫn,nhưng chỉ giới hạn trong một mức độ nào đó. Nếu ta nhận ra các dấu hiệu chobiết ta đang trong trạng thái này, ta nên tự nhủ rằng: « Tôi đã chết và tôihiện đang trong giai đoạn trung gian ». Hãy dùng sức mạnh của sự tỉnh thức đểnhận định rằng những biểu hiện thích thú hay khó chịu phát sinh đều xuất pháttừ một tâm thức sai lầm. Nên hiểu lấy điều này và không nên bám víu vào nhữnggì thích thú, cũng không nên nổi giận vì những biến cố khổ sở xảy ra. Tốt hơnta cứ tưởng tượng đang trưởng thành trong một Ảo thân, xem tất cả mọi biểu hiệnvà khổ đau của cái chết, trong đó kể cả giai đoạn trung gian và sự tái sinh đềukhông có một sự hiện hữu nội tại: chúng không có thật. Nên hiểu rằng những biểulộ bên ngoài như thế đều do nghiệp từ trước (karma) sinh ra, và trên thực tế,chúng chẳng mang một chút xíu nào về sự hiện hữu đích thực.

Trong Thần linh Du-giàcũng thế, ta tưởng tưởng một cách thật mạnh mẽ rằng tất cả đều tuyệt đối tinhkhiết, tất cả là kết tinh của lòng từ bi và trí tuệ, và hiện giờ đây, tronggiai đoạn chuyển tiếp, ta đang nhìn thấy các vị nam thần và nữ thần hiển hiện,thấy môi trường xung quanh toàn là lâu đài nguy nga, nhờ sức tưởng tượng đó tasẽ tránh khỏi tình trạng ghê tởm những gì xấu xí và bám víu vào những gì xinhđẹp. Ta hãy cố gắng tự nhủ rằng tất cả những gì hiển hiện đều trống không,chẳng có một hiện hữu nội tại nào, tất cả những gì trống không mới là sự hiểnhiện của an lạc, của thần linh.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1. Cần phải nhớ lại cácdấu hiệu nhắc nhở cho biết là ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp.

2. Hãy xem những biểuhiện hay những cảm nhận dễ chịu hay bực bội chỉ là những cảm nhận xuất phát từnghiệp của ta.

3. Trước những gì đanghiển hiện, ta nên tưởng tượng rằng ta đang là một Ảo thân. Mọi biểu hiện củasinh linh đều là những phát lộ cao đẹp của từ bi và trí tuệ, những hiển hiệntrong môi trường xung quanh gồm toàn là những lâu đài tráng lệ...

4. Tránh không tìm cáchxô bỏ những gì xấu xí hoặc ham thích những gì xinh đẹp.

5. Hãy ý thức rằng nhữngảo tưởng đủ loại, những khổ đau của cái chết, trạng thái chuyển tiếp, sự táisinh, hoàn toàn không có một hiện hữu nội tại. Tự bản thể của chúng, chúngkhông có thật.

Tiết 16

Chúng tôi xin được táisinh nơi cõi Tịnh độ
Nhờ vào du-già để biếncải những gì bên ngoài, bên trong và sự thần bí
Bằng những biểu hiện đủloại, bốn ý nghĩa của sự đảo ngược các thành phần,
Ba loại hiển hiện khiếpđảm và những sự hoang mang, đang phát sinh.

Khi ta còn sống, cácluồng gió và những khái niệm tâm thức gắn liền với những khuôn mẫu thôngthường. Trong tình trạng trung gian, khí hay năng lực, liên kết với tứ đại, sẽlàm đảo ngược các khuôn mẫu thông thường. Những tiếng gào thét khủng khiếp vanglên kèm với hiện tượng đảo ngược đó. Khi khí lực của thành phần đất sụp đổ,tiếng ầm ầm vang lên như đất long, núi sụp. Khi khí lực của nước sụp đổ, mộttiếng gầm vang lên, như đại dương nổi giận. Khi khí lực của lửa sụp đổ, tiếngào ào vang lên như đám cháy rừng hung hãn đang tàn phá. Khi khí lực của khí sụpđổ, tiếng gào thét của một trận cuồng phong khủng khiếp đang xoáy lộn và làmcho ta điếc tai. Những quái vật khiếp đảm, quỷ đói, cầm thú cũng hiện ra thậtlà kinh khiếp, chúng là những phản ảnh từ nghiệp do chính ta gây ra. Một sốnhững hình ảnh này hiện lên như những Thần Chết tay vung khí giới và gào thét:« Đánh nó ! Giết nó đi » Trong hoàn cảnh đó làm sao ta không khiếp đảm?

Nơi ta đang đứng, sự tựtin của ta, cách cư xử thường nhật của ta, thức ăn của ta, bạn hữu của ta và cảtình cảm của ta đều trở nên hoàn toàn bấp bênh. Ta hoang mang không biết đang ởđâu, khiến ta cứ đi lang thang không một chủ đích gì cả. Sự hoang mang tronglòng cho biết ta đang đắm chìm trong những gì phù du. Chẳng hạn như ta thấy cầucống, miệng giếng v.v. Sự hoang mang trong cách cư xử có nghĩa là bất thần tathay đổi ý kiến, chập chờn như một chiếc lông chim trong gió. Hoang mang trướcthức ăn vì ta thấy những món tuyệt vời nhưng không được ăn, giống như thức ănkhông phải là của ta. Hoang mang trước bạn hữu có nghĩa là ta đang làm quen vớinhững người vu vơ ta gặp không chủ đích. Hoang mang trong tình cảm có nghĩa làthay đổi bất thần tính khí – lúc thì vui vẻ, lúc thì đau đớn hay ủ rũ, hoặcgiận dữ, v.v.

Ngoài ra, trong giaiđoạn chuyển tiếp, ba vực thẳm hiện ra. Một vực thẳm mênh mông màu đỏ nếu ta bịtrói buộc bởi sự xa hoa. Một vực thẳm vĩ đại màu xám nếu ta sống trong u mê.Một hẽm vực đen ngòm nếu ta bị hận thù cấu xé. Có bốn con đường dẫn hướng chota chuyển sang kiếp sống sắp tới. Nếu ta đang đi và gặp một con đường chan hoàánh sáng trắng, dấu hiệu đó cho biết ta sẽ tái sinh thành một thiên nhân haybán thiên. Con đường màu vàng cho biết ta sẽ mang kiếp người hoặc súc sinh. Mộtcon đường tối om cho biết sẽ sinh làm ngạ quỷ. Nếu con đường là màu đỏ, đấy làdấu hiệu cho biết ta sẽ tái sinh thành quỷ đói.

Trong giai đoạn trunggian, thân xác tái sinh dưới dạng thể của ngạ quỷ sẽ giống như một khúc củi bịcháy. Thân xác tái sinh thành súc vật có màu xám; thân quỷ đói có màu nước; mộtthánh nhân trong cõi dục giới hay thân xác của người thì có màu vàng ròng; mộtthánh nhân trong cõi hình tướng có màu trắng. Hướng di động cũng báo trước dạngthể tái sinh. Các hình tướng trung gian của ngạ quỷ, quỷ đói, súc sinh hướng vềphía dưới, đầu chúi xuống trước. Hình tướng trung gian của thiên nhân nơi cõitham dục (thể dạng tái sinh tràn đầy hoan hỷ) và của người thì tiến thẳng tới trước.Những dạng thể trung gian của thiên nhân nơi cõi hình tướng (tái sinh qua sựtập trung tâm thức mãnh liệt) sẽ hướng lên cao.

Trạng thái chuyển tiếpcó thể chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc thật ngắn, nhất là khi nghiệp đạo đứccủa ta thật mạnh, đó là trường hợp ta phát lộ được tình yêu thương và lòng từbi lớn lao, hoặc là ta ước nguyện một cách mãnh liệt được tái sinh nơi cõi TịnhĐộ, hoặc là ta tha thiết ước mong được tái sinh vì sự an lạc của kẻ khác. Tìnhtrạng trung gian cũng có thể ngắn nếu nghiệp thiếu đạo đức của ta quá độc hại,chẳng hạn như phạm tội sát hại cha mẹ. Trong các trường hợp khác, tùy theo từngmức độ, nghiệp sẽ đưa ta vào chỗ tối tăm hay sáng tỏ, thúc đẩy ta đi tìm mộthoàn cảnh phù hợp với sự tái sinh. Nếu ta chưa tìm ra trong vòng bảy ngày, giaiđoạn chuyển tiếp tắt đi. Giống như trường hợp ta vừa thức giấc sau một giấc ngủthật say. Xác-thân-Chiêm-bao của ta tan biến như một hơi thở trên mặt gương, sựtan biến bắt đầu từ dưới lên trên, và chấm dứt ở tim. Trong cái chết nhỏ đó, tatrải qua thật nhanh tám giai đoạn tuần tự của cái chết, nhưng sau đó ta lạitiếp tục chuyển vào một giai đoạn trung gian mới – theo một thứ tự đảo ngược.

Mỗi quá trình bảy ngàynhư thế xảy ra nhiều nhất là bảy lần, tức bảy lần « tái sinh » trong giai đoạntrung gian, tổng cộng là bốn mươi chín ngày. Một số người cho rằng thời giancủa một ngày như thế tùy thuộc từng trường hợp. Thời gian một ngày có thể dàihay ngắn tùy vào thể loại sinh linh mà ta sẽ tái sinh – một số người cho rằngthời gian này có thể rất dài –, nhưng một số người khác lại cho rằng thời gianmột ngày cũng kéo dài như một ngày bình thường.

Chúng ta hãy trở lại vớibài thơ: khi rơi vào những biểu hiện đó, ta phải cố gắng giữ thật bình tĩnh vàhành động như ta đang ở trong một khung cảnh tuyệt vời, xung quanh là những lâuđài tráng lệ, vô giá. Những sinh linh trong khung cảnh ấy (chẳng hạn như ngạquỷ, quỷ đói, súc sinh, bán thiên và thiên nhân) tất cả đều hiển hiện như nhữngthần linh (những sinh linh mang bản thể tinh anh của từ bi và trí tuệ), để saucùng sự thần bí (tri thức và tư duy của ta) hiển hiện như một thể dạng thiềnđịnh sâu xa trong niềm phúc hạnh để hoàn tất sự thực hiện Tánh không. Tóm lại,bất cứ dấu hiệu gì hiện ra, ta cũng có thể làm cho chúng đảo ngược được nhờ vàotu tập, để có thể tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hơn. Hãy dựa vào sứcmạnh của ba thể loại du-già giúp tưởng tượng tất cả những gì thuộc bên ngoài,bên trong, và thầm kín, đều tinh khiết, như thế ta sẽ khép hẳn cánh cửa đưa đếnsự tái sinh trong một kiếp sống ô uế của chu kỳ sinh diệt, để được sinh ratrong một địa giới đặc biệt và tối thượng, vượt khỏi nghiệp ô nhiễm và nhữngxúc động đớn đau, để có thể tiếp tục tu tập.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1. Hãy nên chuẩn bị đểbiết rằng trong giai đoạn trung gian, sẽ có nhiều hiển hiện lạ lùng, có thể làkỳ thú hay kinh hãi. Từ lúc này, nên hiểu rằng tất cả những gì hiện lên ta đềucó thể làm cho chúng biến đổi nhờ vào sức mạnh của tưởng tượng.

2. Hãy giữ thật bìnhtĩnh. Hãy tưởng tượng môi trường xung quanh gồm toàn là lâu đài tráng lệ trongmột khung cảnh an bình. Hãy xem mọi sinh linh đều hàm chứa một bản thể tinh anhtràn ngập từ bi và trí tuệ. Hãy xem chính tâm thức ta là một tâm thức hoan hỷđang lắng vào Tánh không.

3. Thực hiện được nhưthế sẽ giúp ta tái sinh trong một hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu tập để vượtlên một mức độ thực hiện sâu xa hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2019(Xem: 7843)
Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
14/08/2018(Xem: 7504)
Kinh Vị Tằng Hữu của Bắc tông và Tăng Chi Bộ Kinhcủa Nam Tông đều có ghi rằng trong cuộc đời của một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC có 4 lần sự kiện vi diệu này xảy ra. Mỗi lần như thế, có một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh không có nền tảng, tối tăm u ám, mà tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây".
03/02/2018(Xem: 16617)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15522)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
22/05/2017(Xem: 53843)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
19/03/2017(Xem: 7700)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 7173)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 7009)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 7123)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 6124)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]