Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Gặp gỡ tuổi trẻ

17/11/201017:21(Xem: 7878)
12. Gặp gỡ tuổi trẻ

GẶPGỠ TUỔI TRẺ

Hôm nay các bạnđến chùa. Chùa đối với Việt Nam chúng ta là một danh từrất quen thuộc. Từ "Chùa" thường ghép với một từ đơnlà "chiền". Từ kép gọi là "Chùa chiền". Cả hai từ nàyrất quen thuộc, bởi hiện tại trên đất nước chúng ta làngnào cũng có chùa. Ở Bắc, Trung, Nam đều có hết. Và chùanhư là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc ViệtNam. Như nhà thơ Huyền Không đã nói:
Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng có chùaquanh năm.

Chuông hôm gió sớm trăng rằm

...

Mái chùa che chở hồn dân tộc.
Vì sao họ nói vậy? Vì Phật giáotruyền đến Việt Nam kể từ thế kỷ thứ nhất, lúc chúngta đang còn lệ thuộc phương Bắc, chưa có một nền độclập hoàn toàn tự chủ và vững chắc. Và chính các vị Sưthời ấy là những người bạn làng của nhân dân, giúp đỡnhân dân; đem giáo lý từ bi, hỷ xả, bình đẳng, vị thatruyền bá cho nhân dân; giúp cho nền văn hóa của chúng tamạnh lên, có một sắc thái để đứng vững trước sự đôhộ của phương Bắc để có thể giành được độc lập.Chính cái hồn dân tộc đó, nó còn mãi mãi trong lòng ngườidân chúng ta. Cho nên dù trải qua bao nhiêu cơn sóng gió, khókhăn, cuối cùng chúng ta cũng giành được độc lập. Nhờđó, chúng ta có những giai đoạn vong quốc nhưng không vongbản. Vong bản thì không có thể kéo lại được nhưng vongquốc thì có thể kéo lại được. Vì cái gốc đã mất rồithì không làm sao mà kéo lại. Chính đó là một điều hếtsức cần thiết mà bây giờ chúng ta nói: trở về với cộinguồn dân tộc. Mà khi trở về cội nguồn dân tộc thì chúngta đọc trong lịch sử, trong văn hóa, các bản văn đượctruyền lại, chúng ta thấy những gì? Thấy những bản văncủa các nhà trí thức yêu nước xưa, đồng thời chúng tacũng thấy bản văn của các vị Thiền sư để lại.

Cái sự nghiệp gọi là tạo dựngnền văn hóa cho Việt Nam, chính các nhà sư xưa là những ngườiđã đóng góp rất lớn. Ðọc lịch sử Việt Nam mà nếu khôngđọc lịch sử Phật giáo Việt Nam thì không trọn vẹn. Chonên với các bạn, tôi tin rằng, các bạn học sử Việt Nam,chắc chắn các bạn cũng đã đọc sử Phật giáo Việt Nam,mà càng đọc thì các bạn càng thấy rõ sự tương quan giữalịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử Việt Nam ta nhưthế nào. Nhất là đời Lý và đời Trần, là hai đời màchúng ta thấy những ông vua phần nhiều là những đệ tửPhật, tin Phật một cách thuần thành, chơn chính đồng thờilà những ông vua sáng suốt, hùng mạnh, vô úy; biết đem tinhthần của Phật áp dụng để được tự lợi, lợi tha. Chonên các ông vua trong các triều đại đó đã có những đónggóp, xây dựng cho đất nước một nền độc lập hùng mạnh,vững chắc. Chúng ta biết rằng, sau một nghìn năm Bắc thuộc,là đến triều Lý, một triều đại dựng nước lâu bềnnhất, trên 200 năm. Một lịch sử tốt đẹp vừa có sứcmạnh đối bên ngoài, vừa có sự cai trị tốt lành đốivới dân chúng bên trong. Và rồi từ triều Lý mới có đượctriều Trần nối tiếp, một triều đại chống cả NguyênMông - lúc bấy giờ là một lực lượng hùng cường, đi đếnđâu người ta cũng khiếp sợ - nhưng đến Việt Nam, chúngta đã đánh thắng được, giữ được độc lập.

Như vậy, chính những cái đó đãnói lên Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam ta như thếnào!

Tôi muốn nói thêm với các bạn,trước hết là lược sử về chùa Từ Ðàm này.

Chùa Từ Ðàm được khai sáng vàokhoảng năm 1690, tức là cuối thế kỷ thứ 17, đến nay trên300 năm, lúc đang còn Trịnh, Nguyễn phân tranh.

Ngài Minh Hoằng Tử Dung - Một vịThiền sư Trung Hoa, sáng lập ra chùa này. Ðầu tiên Ngài đặttên chùa là "Ấn Tông Tự". Ba chữ ở bảng hiệu phía trướcmặt các bạn, đó là tên chùa do Ngài đặt đầu tiên.

"Ấn Tông" nghĩa là thế nào? "ẤnTông" theo nhà Phật gọi là "dĩ tâm ấn vi tông", tức là lấysự truyền tâm làm tông chỉ. Nhà Phật cốt ở cái tâm. Tâmmê thì làm việc trái; tâm ngộ thì làm việc phải. Mọi sựở giữa đời này cốt ở cái tâm, do tâm chỉ huy. Vì vậy,vị Thiền sư này đã dùng hai chữ "Ấn Tông" để đặt chohiệu chùa. Ðạo Phật chú trọng nơi "ấn tâm", cho nên đạoPhật gọi là đạo Giác ngộ cũng chính là nói cái tâm giácngộ.

Ðến thời Thiệu Trị, vua đặtthêm một tên khác cho chùa nữa, gọi là "Từ Ðàm Tự". "Từ"là lành; "Ðàm" là đám mây. Vậy Từ Ðàm là đám mây lành,có ý tượng trưng cho đức Phật như đám mây lành che mátchúng sanh.

Chùa Từ Ðàm lúc sơ khai chỉ làmbằng tranh, tre, nứa..., tồn tại lâu dài với một thời giangần 300 năm. Trải qua bao thăng trầm thay đổi của lịch sửthì năm 1935, khi Phật giáo Việt Nam phục hưng sau bao năm bịphân hóa, tan rã, suy vi dưới thời Pháp thuộc. Cũng vào nămnày, Phật giáo ba miền Bắc, Trung, Nam phục hưng. Khi Phậtgiáo phục hưng, ở miền Trung, lấy ngôi chùa Từ Ðàm nàylàm trụ sở và kiến thiết lại quy mô, trở thành chùa TừÐàm như ngày hôm nay.

Từ khi xây dựng ngôi chùa này chođến nay đã có những sự kiện xảy ra. Ðiều thứ nhấtlà chùa được làm trụ sở chung cho cả Phật giáo miền Trung.Các tỉnh miền Trung mỗi năm về đây họp để vạch chươngtrình hoằng dương Phật pháp, phát huy Phật giáo. Ðiều thứhai là, vào năm 1963, dưới chế độ ông Ngô Ðình Diệm caitrị miền Nam; chính quyền này rất hung bạo và rất kỳ thịPhật giáo, chèn ép Phật giáo để tâng bốc một tôn giáokhác lên. Cho nên Phật giáo ở miền Trung này đã có mộtsự nổi dậy, gọi là "Cuộc vận động Phật giáo đòi quyềntự do bình đẳng tôn giáo", thì cũng phát xuất tại chùaTừ Ðàm này. Chuyện này bây giờ đối với các bạn, nóđã trở thành chuyện dĩ vãng, bởi chuyện xảy ra từ năm1963, chắc chắn trong này ít có bạn nào mà sinh trước năm1963.

Tôi nói vài nét đặc trưng vềlịch sử chùa như vậy để các bạn thấy sự ảnh hưởngPhật giáo tại Huế và tại miền Nam này như thế nào đểcó sự tham gia tốt lành của quần chúng như vậy. Nên lúcbấy giờ dưới thời chế độ độc tài Ngô Ðình Diệm màPhật giáo đứng lên chống lại, đó là một chuyện khôngphải dễ. Dựa vào đâu mà Phật giáo dám chống đối nhưvậy? Tất nhiên là phải có quần chúng ủng hộ. Mà Phậtgiáo có rất nhiều quần chúng, có ảnh hưởng rất lớn đếnquần chúng, vì quần chúng tìm thấy cái gì hay, đúng đắnở đó đối với đạo giáo, với tín ngưỡng, với tri thứcluân lý và đối với dân tộc, cho nên mới có một sự đứngdậy như vậy.

Ðó là tôi nói một vài nét vềsự ảnh hưởng của Phật giáo ở miền Trung và miền Namtrong những năm vừa qua như thế nào cho các bạn biết. Bâygiờ tôi nói tiếp đạo Phật là đạo thế nào?

Ðạo Phật phát xuất từ Ấn Ðộ.Cuối thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, tại Ấn Ðộ, xứCa-tỳ-la-vệ, nay tức là xứ Népal, có một vị hoàng tửra đời, tên là Tất-đạt-đa, con vua Tịnh Phạn. Ngài làmột vị hoàng tử sẽ làm vua nhưng Ngài không làm. Bởi vìNgài thấy làm vua thì cũng rất lợi, nhưng chỉ lợi cho dântộc Ấn Ðộ mà thôi. Cho nên Ngài không muốn làm hoàng tử,làm vua, mà Ngài muốn làm một đấng Giác ngộ, tìm ra mộtphương pháp để cởi mở sự vô minh, đen tối của con người,để cứu vớt chúng sanh. Trong khi mới hạ sinh, Ngài đi bảybước trên hoa sen, đưa một tay chỉ trời, một tay chỉ đấtvà nói rằng: "Trên trời dưới trời chỉ có Ta là tốithượng". Ngài nói câu ấy là ý nghĩa thế nào? Có haiý nghĩa chính:

1. Người Ấn Ðộ thời bấy giờ,đa số theo Bà-la-môn giáo, họ tin tưởng rằng, người nàosinh ra ở dưới trần mà có trí tuệ, thông minh, học giỏithì họ cho đó là người được Phạm thiên sai xuống. Họtin tưởng như thế. Bấy giờ Phật không tin tưởng điềuđó. Phật muốn phá sự sai lầm đó của mọi người nênNgài nói: "Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là tối thượng".Nghĩa là không có Thượng đế nào sinh ra Ta, không có đấngtạo hóa nào sinh ra Ta. Chỉ có Ta là tối thắng.

2. Câu này còn có nghĩa là, cuộcsống chết của Ta đều do Ta quyết định. Cuộc đời củaTa như thế nào; sướng hay khổ; giàu hay nghèo; sang hay hèn...tất cả đều do Ta quyết định. Cho nên sau này Phật có dạyrằng: "Không cha mẹ, trời đất hay ai làm cho Ta cao thượnghay thấp hèn, chỉ có hành động của Ta làm cho Ta cao thượnghay thấp hèn mà thôi; không phải ai khác làm cho Ta ô nhiễmhay trong sạch, mà chỉ do Ta làm cho Ta ô nhiễm hay trong sạchmà thôi".

Ðó là ý nghĩa chính, mà đức Phậtnói trong câu: "Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là tối thượng".Ngài muốn khai thị cho chúng ta rằng, mọi việc trên cuộcđời này là tự mình làm, tự mình quyết định lấy cuộcđời của mình. Sau này, giáo lý của đức Phật luôn nhắmtheo hướng đó; nhắm theo hướng nhắc nhở chúng sanh phảitự giác ngộ lấy mình. Nếu không tự giác ngộ lấy mình,thì bao nhiêu tật xấu sẽ dắt dẫn, chỉ huy, chi phối làmcho chúng ta trở nên xấu xa, ngu muội.

Tại sao chúng ta cũng như tất cảchúng sanh xấu xa, ngu muội, chưa thể giác ngộ? Trong các nguyênnhân đức Phật đã dạy, thì có ba nguyên nhân chính mà đứcPhật gọi là ba thứ độc. Ðó là: tham, sân và si.

Tham là sự đam mê, ham muốn; sânlà sự thù hận, hung dữ, ghen ghét; si là sự ngu muội. Trongba thứ đó không ai mà chẳng có. Chính ba thứ này là nguyênnhân, là tai hại mà nếu như chúng ta không sửa nó, thì nósẽ làm cho tiêu tan mất sự nghiệp của chúng ta, làm cho conngười thấp hèn, bị hạ giá, bị sa đọa... Cho nên Phậtdạy phải trừ ba độc đó đi.

Muốn trừ ba thứ đó, muốn chỉcho chúng sanh sự tai hại của nó, nên trong bài giáo lý màđức Phật thuyết lần đầu cho hàng đệ tử của mình saukhi Ngài thành đạo, gọi là sơ Chuyển pháp luân, đức Phậtđã dạy về Tứ diệu đế mà chắc chắn các bạn đã từnghọc hoặc nghe đến danh từ này, trong đó Ngài dạy về sựthật thứ nhất, gọi là Khổ đế: Ðời là khổ. Một bàithuyết pháp mà bây giờ những nhà trí thức khi nghiên cứuPhật giáo rất thán phục.

Ðời là khổ. Nói như vậy, cónhững người mới nghe thì chối tai lắm. Ðời tại sao gọilà khổ được? Có nhiều chuyện vui lắm, cớ sao gọi làkhổ?

Ðức Phật nói đời là khổ cónhiều thứ, như: Sự sống là khổ; già là khổ; chết làkhổ. Người nào mà mình ưa thích, vật nào mình ưa thíchmà bị xa lìa thì khổ. Người nào mà mình oán hận, cái vậtgì mà mình không ưa mà bị gặp mãi, đụng đầu mãi cũngkhổ. Sự mong cầu mà bị thất vọng không đạt được cũngkhổ. Chính những cái khổ đó tôi thiết tưởng rằng, trênđời này không ai dám nhận rằng tôi không có các khổ đó.Người giàu tới mấy, đau có thuốc chữa, đủ mọi thứ;ở trong nước chữa không được, đi ra ngoại quốc chữa,nhưng anh ta không thể chữa hết cái đau của anh được. Dùcố ý chữa cũng không thể khỏi cái đau được, như đauchân, bị cưa chân, nhất định là khổ. Bị mổ ruột làkhổ. Già bị lẩm cẩm là khổ. Không muốn chết mà phảichết là khổ. Ðó là cái khổ hiển nhiên chứ không ai cóthể nói đó là sướng được.

Rồi đến những điều yêu thích.Những điều đó không nằm luôn trong bàn tay ta được, thếnào cũng có lúc bay đi. Chính bản thân chúng ta là vật yếuquí nhất, nhưng nó cũng vuột đi. Thì đó là một sự áibiệt ly khổ, điều ta yêu quí nhưng phải xa lìa là khổ.Rồi những điều ta ghét, tức là điều ta không ưa, ta chê,ta mắng mà nó cứ sừng sững đi đến. Những điều thấtbại, ta không ưa, những người ta ghét bỏ, ta không thíchgặp, thế mà vẫn gặp, tránh ngả nào cũng không xong. Quảthật là khổ. Vậy thử hỏi có ai trong chúng ta trên cuộcđời không có những thứ khổ đó? Không nhiều thì ít, khôngai tránh được. Cho nên, đức Phật tổng kết lại: đờilà khổ.

Ðời là khổ. Ðó là khởi điểmđể cho cuộc hành trình đi tìm giác ngộ giải thoát củađức Phật. cũng y như nói tấm thân nô lệ, đó là khởiđiểm cho những nhà đi làm cách mạng tiến tới nền độclập tự do. Nếu không nhận thức rằng mình là con ngườibị nô lệ thì sẽ không có ai làm cách mạng hết. Cả haiviệc trên đều như nhau. Có người chưa hiểu kịp, nói đạoPhật là đạo bi quan, yếm thế, mở miệng là nói khổ. Nhưngcái khổ của đạo Phật nói là khởi điểm để đi tìm giácngộ. Có một ký giả phỏng vấn một vị Tăng Tây Tạng tênDagpo Rimpoche, có tiếng là một trí thức, đồng thời cũnglà một giáo sư về văn hóa Tây Tạng ở Ðại học Pháp.Câu hỏi mở đầu về chữ khổ:

- Các tôn giáo Thiên Chúa gán chosự khổ của một giá trị cứu rỗi. Người ta giải thíchrằng khổ giúp ta đạt đến một tương lai tốt hơn.

- Trả lời: "Phật giáo không nghĩnhư vậy. Ðối với Phật giáo, khổ không bao giờ đượcxem như hoặc được trình bày như một giá trị. Khổ là cáiphải diệt nó. Tất nhiên, phải thực tế: ai cũng nằm dướiluật khổ. Thế thì, thay vì để cho khổ dẫm nát, ta hãydùng khổ để vươn lên, dùng khổ như là một khí cụ đểhọc cách hiểu mình hơn và hiểu người khác hơn. Sửa đổibên trong của mình toàn vẹn, lìa ra khỏi khổ, điều đórất cần thiết để phát triển từ bi và có lẽ sau đó mộtthái độ vị tha giúp người khác thoát khổ. (Theo lời GS.Cao Huy Thuần trích từ tạp chí Pháp: Express 307/5.8.1998).

Những cái khổ đó có rất nhiềunguyên do, nhưng lý do chính vẫn ở nơi lòng ta mà ra, chínhchúng ta; đức Phật nói do tham ái, tham dục. Tham ái, tham dục,nói cách khách quan có nghĩa là đam mê cờ bạc, đam mê rượuchè, đam mê sắc dục, đam mê của cải, đam mê quyền lực...Bao nhiêu cái đam mê đó nó dày vò trong lòng mọi người.

Người đam mê cờ bạc, thấy sựđam mê cờ bạc không thỏa mãn được, không vui được thìchạy sang đam mê sắc dục. Thấy sự đam mê sắc dục khôngthỏa mãn, không vui được, thì chạy sang đam mê quyền lực.Lại cũng thấy không thỏa mãn không vui được, thì chạysang đam mê khác, cuộc đời của một người với bao nhiêuđam mê như vậy, chác chắn là một cuộc đời sa đọa, mộtcuộc đời gây nên tội ác. Vì những sự đam mê đó, cầucho thỏa mãn đam mê; muốn thỏa mãn đam mê không phải làmột chuyện dễ. Không phải là ta đam mê một cái gì là đềuđạt được cái đó. Không phải là chuyện dễ nên ta mớiđi tìm, tìm cách này không được ta tìm cách khác. Từ conngười đang tốt trở nên con người xấu, ăn cắp ăn trộm,ăn hối lộ, bán hàng giả v.v... Thường thường, vì sự đammê đó cho nên người ta nhiều khi tranh nhau, lừa gạt nhau,so bì nhau mua nhà, sắm xe... Vì sự đam mê đó mà làm cho tâmniệm tối tăm, cái lòng từ bi sáng suốt thu hẹp lại hoặcbị mất đi. Vì vậy đức Phật nói sự đam mê tham dục lànguồn lực chính, cơ bản nhất của sự đau khổ.

Cụ Nguyễn Du có nói: "Tu là cộiphúc, tình là giây oan". "Tình" đây không chỉ là tình ái,mà "tình" đây còn chỉ mọi sự đam mê đó.

Chúng ta biết rằng, những sự đammê đó gây biết bao nhiêu tai hại, khổ sở ở giữa xã hội,ở giữa hàng thanh niên, ở giữa học đường... Cho nên đứcPhật nói chính sự đam mê tham dục là nguyên nhân gốc rễcủa đau khổ. Vậy, muốn trừ đau khổ thì trước hết chúngta phải trừ đam mê ấy. Khi chúng ta đã trừ hết đam mêấy rồi, thì tâm của chúng ta sẽ sáng suốt, chúng ta sẽnhận thức được những việc của mình làm như thế nàocho có lợi, như thế nào cho đừng thất nhơn ác đức, nhưthế nào cho đừng gây thêm tai họa cho người khác. Nếu chúngta tối mắt chạy theo cái đam mê đó, thì chúng ta trở nênbị tha hóa, không làm chủ được mình nữa. Một người sayrượu, khi đó rượu làm chủ; một người mê cờ bạc, dục,khi đó sắc dục làm chủ, bị tha hóa, mất tự chủ.

Lại nữa, đức Phật còn nói sựđau khổ vì do vô minh (Vô minh chắc các bạn học triết cũngđã biết). Nếu phá hết vô minh thì được giác ngộ, khigiác ngộ thì hết đau khổ.

Vô minh như thế nào? Sự vật trướcmặt ta rõ ràng như thế đó mà ta không nhận ra thực tướngcủa nó, lại nhận khác đi, đó gọi là vô minh. Hiểu mộtcách sai lầm, nhà Phật gọi đó là vô minh. Ví dụ, bây giờđây tôi đưa ngón tay, xin hỏi các bạn ngón tay này dài hayngắn? Chắc chắn không ai nói được. Có đậu mấy bằngTiến sĩ cũng chịu thôi, không nói được. Nhưng nếu tôiđem một cây diêm để so sánh, thì chúng ta sẽ nói ngón taydài. Ðem cây thước để so sánh thì ta sẽ nói ngón tay ngắn.Dựa nơi cây thước mà nói ngón tay ngắn, chứ vốn ngón taycó dài có ngắn không? Không dài không ngắn. Dài ngắn nhưvậy, tốt xấu như vậy, đen trắng như vậy, hơn thua nhưvậy, cao thấp... cũng đều như thế ấy. Như vậy, sự thậtcủa sự vật là gì? Sự thật của sự vật là không dàikhông ngắn, sở dĩ có dài có ngắn là tại vì người nàyđem diêm so với ngón tay của người này nói dài; người kiađem thước để so thì người kia nói ngắn. Thế rồi mộtngười cho là ngón tay ngắn, một người cho là ngón tay dài.Người này cho mình phải, người kia sai; người kia cho mìnhphải, người này sai. Cả hai không chịu thua ai, cãi qua cãilại, cuối cùng sinh ra đánh lộn nhau. Ðánh lộn nhau vì sao?Vì vô minh? Vô minh là sao? Là vì ngón tay nó không ngắn khôngdài, nhưng cứ đem tâm so sánh ngón tay với cây diêm, ngóntay với cây thước, bóp méo tướng ngón tay theo ý mình, quyếtchắc cho thế là chơn tướng nên sinh ra đánh lộn nhau. Ðánhlộn nhau là vô minh. Chuyện rõ ràng, sờ sờ trước mắt thếmà ta nhận không ra, thì đạo Phật gọi là vô minh.

Hoặc tỷ dụ, ta tên là A. thậtra tên đó khi cha mẹ sinh ra chưa có. Cha mẹ chỉ sinh ra cụcthịt chứ không có A, B gì hết. Nhưng đến khi đặt tên A,lúc đầu ta không chấp nhận, có người nào gọi ta là A thìcũng bỏ lơ. Nhưng đến khi bỏ lơ không được, bỏ lơ thìbị đánh. Vì vậy, khi gọi tên A thì ta chấp nhận liền,từ đó người ta gọi A mãi. Nên ta cứ đinh ninh ta là A, Alà ta, đồng hóa ta với A làm một. Khi đồng hóa ta với Alàm một rồi, bây giờ ở trong nhà nghe người nào đi ngoàiđường gọi tên A lên để mắng chửi, thì thấy khổ vôcùng. Hoặc có người nào đi ngoài đường gọi tên A lênmà ca ngợi, thì thấy vui sướng lắm. Lúc đầu cha mẹ đặttên A, thì lúc đó ai muốn khen chê gì cũng mặc, ta không sướngkhông khổ gì hết. Nhưng khi ta đồng hóa tên A là ta, ta làA rồi, ai khen A thì sướng lắm, ai chê A thì khổ lắm. Họkhen chê tên A không thôi chứ không đụng gì tới thân thể,họ khen chê cái tên, một cái hư danh thôi nhưng mà sướnglắm, khổ lắm. Nếu như ta biết suy nghĩ một chút, tên Alà một tên giả tạo, chắc gì chỉ có ta mới có tên A? TênA có rất nhiều người. Người đó có thể khen A khác, chứđâu phải khen A này đâu mà sướng! Chê A khác chứ đâu phảichê A này đâu mà khổ! Thế nhưng ta cứ níu tên A vào ta,ngoài ta không có ai tên A nữa hết. Nên nghe khen là sướng,nghe chê là khổ, có phải vô minh không?

Lúc đức Phật còn tại thế, mộthôm Ngài dẫn một đoàn đệ tử đi trên đường. Ði sau Ngàicó hai thầy trò ngoại đạo tên Phạm-ma-đạt. Thầy thì dùngmọi lời lẽ xấu xa, chỉ trích, chê bai Phật, chê bai đệtử Phật; còn người học trò thì dùng mọi lời lẽ hay hokhen Phật, khen đệ tử Phật. nhưng Phật vẫn làm thinh khôngnói gì cả. Ðến khi về tinh xá thụ trai xong, các vị đệtử ngồi lại bàn tán: họ khen chê như vậy mà đức ThếTôn có nghe hay không! Nếu Ngài có nghe thì tại sao Ngài lạilàm thinh, không nói gì cả? Chúng đệ tử thắc mắc. ÐứcPhật đi ngang qua nghe được liền hỏi các thầy bàn tán chuyệngì. Các thấy trả lời Phật: Các con bàn chuyên khi nãy. Cóhai thầy trò ngoại đạo Phạm-ma-đạt đi sau lưng, ngườithầy thì chê mà người trò thì khen. Không biết đức ThếTôn có nghe không mà không thấy Ngài nói gì cả. Phật dạy:"Ðừng, khi nghe ai khen chớ vội mừng, vội mừng thì bị sađọa; khi nghe ai chê chớ vội buồn, vội buồn thì bị sađọa. Bình tĩnh xét người khen đó có đúng với ta hay khôngđúng với ta". Sự bình tĩnh đó quan trọng lắm. Có bình tĩnhthì mới sáng suốt, có bình tĩnh mới đối phó đúng đắn,nếu không có sự bình tĩnh, thì chúng ta sẽ xử sự sai.

Thành thử đức Phật ra đời cốtlà để khai thị cho chúng sanh những cái gì thấy trước mắtphải hiểu cho rõ, nhận thức cho đúng. Phải thay đổi cáchnghĩ sai lầm đối với sự vật. Khi đã hiểu rõ, nhận thứcđúng rồi thì ta sẽ có sự xử sự đúng. Xử sự đúng thìbao giờ cũng đem tới an vui lợi lạc. Lợi ích của đạoPhật là vậy. Người theo đạo Phật hiểu chừng nào, thựchành chừng nào thì càng thấy sự vui vẻ chừng đó.

Chính đức Phật là người đãtự giác. Giáo lý của Ngài đã dạy chúng ta sự tự giác,nhắc chúng ta phải làm chủ lấy mình, nhìn lại lòng mình,từng hành động của mình trong từng ngày, từng giờ có đammê điều gì xấu xa, điều gì u tối, điều gì độc ác haykhông, nếu có thì trừ diệt đi. Tự soi lại trong lòng mìnhngày nay có được điều thiện nào không, có nghĩ đượcđiều tốt điều hay nào cho ai không? Nếu chưa có thì cốgắng phát huy. Nếu mỗi ngày mà mình tự tin, phản tỉnh lạimình như vậy (tự giác) thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thànhmột con người sáng suốt, một con người hiền lành; con ngườicó đạo đức. Nếu thiếu sự tự giác đó, thì tất nhiênchúng ta sẽ sa đọa mãi, mà khi đã sa đọa rồi thì khôngthể làm lợi cho ai được hết. Ðạo Phật được gọi làđạo Giác ngộ cũng vì vậy: Tự giác, giác tha, giác hạnhviên mãn.

Những người đến với Phật giáo,nhất là những người đã thấm nhuần giáo lý đạo Phật,người ấy sẽ thấy rằng, đến với Phật giáo thì tâm hồnta sẽ mở rộng thêm chứ không phải thu hẹp lại; tâm hồnta sẽ sáng lên chứ không tối tăm lại; tâm hồn ta sẽ hiềnra chứ không phải độc ác. Ðến với đạo Phật mà nếuta đến với một sự chân thành và hiểu rõ, cộng với lòngưa thích giáo lý của đức Phật, tất nhiên ta sẽ trở nêncon người tốt.

Tôi mong rằng các bạn hiểu điềunày để chúng ta tự giác tỉnh. Trong đạo Phật có một phépThiền định để tu luyện tâm tính. Thiền là gì? Thiền làtập trung tư tưởng. Tâm của chúng ta bây giờ đây nó chạybậy đủ thứ. Khi tâm như vậy thì làm một bài tập thấyđã khó. Vậy nên các bạn phải tập trung tư tưởng lại,không cho tư tưởng chạy qua việc khác, mà phải tập trungvào bài tập đó. Chính sự tập trung này đạo Phật gọilà Thiền. Tham thiền (ngồi thiền) tức là ngồi định lại,yên lặng gom tất cả tư tưởng chạy loạn của mình có sứctự chủ. Luyện tâm mình như người luyện võ, một anh luyệnvõ, người đó luyện một cách thuần thục, tuyệt diệu rồi,thì khi bị đánh sau lưng anh đỡ sau lưng; đánh trước mặtanh đỡ trước mặt. Khi ta có được cái tâm tự chủ địnhrồi, thì trước mọi hoàn cảnh đều có thể bình tĩnh đốiphó được hết. Còn nếu như không, nhiều khi người ta vôtình nói lỡ một câu nói trái ý, thì đã lồng lộn lên,và căm tức suốt mấy ngày. Vô tình mình mang lại cái khổcho mình, mà không tự biết, ngủ không được, ăn không ngon.Nếu như ta không có một sức bình tĩnh tự chủ thì ta sẽđối phó sai lầm, đối phó sai lầm là đau khổ. Nếu ta cómột sức tự chủ, nhận xét, thì trước mọi sự ta sẽ sángsuốt để đối phó. Ðó là điều mà tôi muốn nhắc nhởcác bạn luôn luôn tự giác, mà muốn tự giác thì ta phảitập thêm một tính tự tin. Mỗi ngày nên để mười lăm hoặchai mươi phút để ngồi lại, ngồi lắng lòng lại, gạt tấtcả những chuyện hơn thua, hay dở, được mất ra ngoài ýnghĩ, gạt hết tất cả để cho tâm hồn của chúng ta đượcbình an, định tĩnh một lúc.

Nếu muốn dễ dàng hơn nữa thìcác bạn chú ý nơi hơi thở ra vào. Ðức Phật có phép quángọi là Sổ tức quán. Là đếm hơi thở ra vào, theo dõi hơithở ra vào. Bởi vì trong người của chúng ta con mắt có khinhắm lại, lỗ tai có khi không nghe, cái chân cái tay có khikhông cử động chứ còn hơi thở lúc nào vẫn có. Ngủ cũngthở, thức cũng thở, ăn cũng thở, thậm chí khi cãi lộncũng thở... Vì vậy, đức Phật dạy chú định tâm nơi hơithở, khi tâm chú định nơi hơi thở, chúng ta có được mộtsức mạnh rồi, thì khi đó y như ngọn đèn có một cái bóngche chở thì ngọn đèn đó mới sáng soi, sự vật mới rõ,chứ còn ngọn đèn để trước gió, chao qua liệng lại thìvật gì cũng chỉ thấy lờ mờ, không rõ.

Ý nghĩa ở trong nhà Phật dạy chữ"tự giác" tức là dạy chúng ta điều đó. Muốn có tự giácthì hằng ngày phải để dành một thì giờ thật yên lặng.Trong giờ phút ấy không để chuyện gì vướng trong đầuhết, phải giữ cho tâm thật yên lặng, sáng suốt. Thân bìnhlặng, tâm bình lặng thì dễ sáng suốt.

Ðó là tôi nói những khái quátcăn bản về đạo Phật cho các bạn thấy. Bây giờ tôi nóitiếp Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam ta như thế nào.

Nói đến đạo Phật hay Phật giáo,thì đối với những người đã học nhiều về lịch sửViệt Nam, lịch sử Phật giáo Việt Nam, họ thường có câunói: "Ðạo Pháp và Dân tộc". Vì sao nói vậy?

Nói Ðạo pháp và Dân tộc tứclà muốn nói sự gắn liền, sự hòa nhập của đạo Phậtvào trong dân tộc Việt Nam. Như trên tôi đã nói, đạo Phậtđã ăn sâu và bám gốc rễ vào dân tộc Việt Nam trên hainghìn năm nay nên những đặc tính của Phật giáo đã thấmvào da thịt của mỗi người dân, đến nay vẫn còn ngấmngầm tồn tại ở trong đó. Ngày nay mặc dù có nhiều ngườiđi chùa, lạy Phật thì lạy chứ không hiểu Phật là sao,lời của Phật dạy thế nào. Nhưng họ vẫn đi chùa, vẫnlạy Phật, là vì sao? Vì sao mà lạy? Một là vì truyền thốngtừ xưa đã huân tập thành chủng tử ở trong máu huyết củadân tộc ta. Hai nữa là vì cái tình cảm, cái sự đối đãicủa Phật giáo đối với dân tộc này có một sự hòa điệu.Ðạo Phật đi đến với Việt Nam chúng ta một cách hiềnlành, như người bạn quý đến với nhau, không có một cáigì mưu mô, thủ đoạn, hung dữ. Dân tộc chúng ta đã tiếpnhận đạo Phật và đạo Phật đã hòa nhập vào dân tộcchúng ta một cách êm thắm, và đã góp sức xây dựng cho nềnđộc lập vinh quang của Việt Nam. Thế nên, ngày nay trong máu,trong tâm, trong truyền thống gia tộc của chúng ta có khôngít thì nhiều, không nhiều thì ít cái mầm Phật giáo trongđó. Cho nên, từ chỗ đó nếu như chúng ta đến gần hơnđể tìm hiểu đạo Phật nhiều hơn nữa, thì chúng ta sẽthấy ngày trước Tổ tiên chúng ta theo đạo Phật rất cóý nghĩa, các Ngài không phải tầm thường. Cũng vì sự theođó nên trên nền lịch sử Việt Nam, đạo Phật đã đónggóp một phần rất lớn, rõ rệt nhất là hai đời Lý, Trầnmà bây giờ đây trong văn hóa, trong nếp sống và trong phongtục tập quán của dân tộc Việt Nam đã bàng bạc ý nghĩacũng như tinh thần Phật giáo. Ðó là một ảnh hưởng lớn,mà những người nào đã đến với Phật, chắc chắn đãhiểu rõ.

Tháng 3 vừa rồi trong buổi liênhoan phim Truyền hình tại Huế, có một nhóm phóng viên truyềnhình đã thực hiện một cuốn phim đề tài là "Nét đẹpchùa Huế", được giải huy chương bạc. Trước đó họ đếnchùa quay phim, có hỏi tôi đạo Phật ảnh hưởng đến quầnchúng như thế nào và động cơ nào đạo Phật cuốn hút đượcnhiều tín đồ đến với chùa như vậy. Tôi nói, sự ảnhhưởng của đạo Phật cũng như những người đến với đạoPhật, như thế này: Bởi từ xưa đến nay, người ta tin tưởngđạo Phật là đạo Từ bi, là đạo hiền lành, đạo vịtha và là đạo hòa bình... Vì sự tin tưởng đó, cho nên khiđến chùa, tự nhiên cảm thấy mình gần với đức Phật.đó là điều thứ nhất. Ðiều thứ hai là cảnh trí chùachiền luôn luôn trang nghiêm, thanh tịnh, ở đó không có sựgiành giật, mưu mô; không có sự lấn ép, dối gạt. Chínhnhững tinh thần đó bàng bạc trong cảnh chùa, ngấm ngầmnơi cây cỏ. Nên những người sẵn có thiện tâm khi đếncảnh chùa thấy tâm hồn mình khỏe khoắn, thanh thản. Cógiận hờn ở bên ngoài bao nhiêu đi nữa, nhưng đến chùatự biết rằng, đức Phật là từ bi, nhẫn nhục, dạy conngười từ bi nhẫn nhục. Tự nhiên người ta cảm nhận đượcđiều đó, mà sự thù hằn lúc ấy cũng vơi bớt đi. Ở ngoàitham lam đến mấy độc ác đến mấy mà người ấy đếnchùa biết đó là chỗ từ bi, hỷ xả, thì thế nào tâm hồnhọ cũng nhẹ bớt chuyện tham lam độc ác ấy đi. "Gần mựcthì đen; gần đèn thì sáng", đó là lẽ tất nhiên.

Vả lại, có những người khi thấylòng mình bận rộn, bứt rứt, phiền não, họ liền tìm tớichùa. Nhìn Phật cũng được, lạy Phật hoặc không lạy cũngđược, ngồi bên gốc cây hoặc ở một nơi nào đó, lắnglòng ngồi im lặng, liền tự thấy lòng mình an. Ðó cũng làmột lợi ích rất lớn. Lúc có những điều trong lòng bứtrứt, rối rắm, bất an, thì chính những lúc đó, tiền bạckhông làm cho an được, mà chỉ có tinh thần vô ngã vị tha,tinh thần từ bi hỷ xả phá chấp của đức Phật mới đemlại sự an lòng cho ta. Do đó, nhiều người đến với Phật,tự nhiên thấy lòng mình nhẹ nhàng, an lạc. Và cũng vì lẽnày, tinh thần Phật giáo được lan truyền và nhiều ngườiđến với Phật giáo.

Chính tại thành phố Huế này, trongvà ngoài Thành nội có hàng chục ngôi chùa. Mà chính nhữngngôi chùa này toàn do Cư sĩ quản lý. Chư Tăng khi nào có lễlượt mới về thuyết kinh, giảng dạy giáo pháp, còn bìnhthường thì Cư sĩ quản lý để đến tụng niệm, tu học.Ðến các làng ở thôn quê bây giờ hầu như làng nào cũngcó chùa, có làng đến ba hoặc bốn ngôi chùa. Cũng như miềnBắc nước ta, nhưng miền Bắc phần nhiều chùa lớn, chứkhông nhiều khắp xã thôn như ở Thừa Thiên-Huế.

Như vậy điều đó đã nói lêncái gì? Nói lên sự ảnh hưởng của đạo Phật đối vớidân chúng, và cũng nói lên cái tinh thần dân chúng đi đếnvới đạo Phật. họ thấy được cái hay, cái an tâm, cáivui thích cho họ thì họ mới đến với đạo Phât. Bởi vìđạo Phật truyền bá không có gì hơn, không đem tiền bạc,của cải; không đem sức mạnh để truyền, mà chỉ truyềnbằng giáo lý, truyền bằng đạo đức; truyền bằng tinh thầncởi mở, vị tha, hỷ xả của đức Phật mà thôi.

Trước đây, có một ông Ðốc họcở tỉnh Tiền Giang dẫn một đoàn học sinh ra thăm Huế. Saukhi đã thăm viếng một số cảnh chùa, khi đến đây, ôngnói với tôi: "Ði đến chùa rồi, tôi thấy đây là một chỗtắm gội linh hồn của dân thành phố".

Tại sao ông ta có thể nói như vậy?Bởi vì con người sống giữa thành phố với giành giựt,với hơn thua, bon chen... đủ thứ, lâu lâu họ đến chùa mộtlần, tâm hồn họ sẽ gột rửa bớt đi, sạch bớt đi. Ðólà một lời cảm nhận rất sâu sắc. Tất cả chúng ta đềubiết vậy. Chúng ta đi vào một chỗ toàn mùi hôi thối, khiđi ra tự nhiên y phục, da thịt của chúng ta cũng đượm mùihôi thối. Ði vào một rừng hương thơm thì khi đi ra tự nhiêny phục da thịt ta cũng thơm. Ðó là một hiện tượng tựnhiên. Ðến với đạo Phật có được sự bình an, cởi mởthì cũng là lẽ tự nhiên.

Tục ngữ có câu:

"Kiếp xưa hẳn có nhânduyên,
Thỉnh thoảng ai dễ chống thuyềnđến đây".
Hôm nay tôi và các bạn gặp nhau đểnói chuyện Phật hẳn đã phải có nhân duyên từ trước.Mong rằng việc gặp gỡ này của chúng ta sẽ lưu lại tronglòng những thiện cảm tốt giữa các bạn và chùa. Tôi xinchúc các bạn luôn luôn tinh tiến, dõng mãnh và thành tựusự nghiệp của mình [*]
Từ Ðàm, một buổichiều.
[*] Nói chuyện với sinh viên khoaSử, Ðại học Sư phạm Vinh - 1999

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 54021)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18305)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 20134)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 10382)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3778)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 6281)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 9655)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8919)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 11941)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 14827)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]