Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Tin Phật trước khi chết

09/11/201018:36(Xem: 10412)
17. Tin Phật trước khi chết


TIN PHẬT TRƯỚC KHI CHẾT

"Là một người đồng tính luyến ái mắc bệnh Aids (Sida), tôi có nhiều thời gian để chấp nhận hoàn cảnh bi đát của mình. Nhưng khi nói chuyện với Sư cô về vấn đề chết và hấp hối, tôi cảm thấy mình có một nhận thức sâu sắc về cuộc sống và chấp nhận căn bệnh quái ác này. Qua phương pháp thiền chữa bệnh, kỹ thuật khống chế cơn đau và nhiều lần tranh luận với Sư cô... giờ đây tôi có cảm giác yên bình kỳ lạ, một cảm giác mà chưa từng bao giờ có trong cuộc đời của tôi. Theo cái nhìn của nhà Phật thì mỗi chúng sinh đều bị sinh, lão, bệnh, tử chi phối, nhưng dòng tâm thức thì vẫn lưu chuyển từ đời này sang đời khác. Quan niệm này rất chí lý và an ủi tôi...".

Trên đây là lá thư cuối cùng của Tim Sulliwan đề ngày 26/6/94 gửi cho tôi (Sư cô T. Wongmo) từ bang Chicago. Tim đến trung tâm tu học Togmay Sangpo tìm kiếm sự bình ổn cho tâm hồn vì tự biết mình sẽ chết trong vòng mấy tháng nữa từ bệnh Aids.

Giống như một người bị ruồng bỏ, Tim dành hết thời giờ để học Phật. Đọc sách, bàn thảo về Phật tánh, sự tái sinh, nhân quả, nghiệp báo... tất cả đều làm cho anh ta say mê và nó đã tạo cho anh ta một cảm giác dễ chịu. Anh ta là một người có từ tâm, dù rõ ràng bị đau đớn và đối diện với cái chết, nhưng cái đau lớn nhất của Tim là vẫn lo lắng cho gia đình và bạn bè, những người đang đau khổ vì căn bệnh nan y của anh. Tim tổ chức một buổi họp mặt với số người thân này lại để tôi có dịp giải thích về cuộc hành trình của tâm thức đi tới kiếp sau. Vai trò hộ niệm của người thân rất quan trọng đối với việc chuyển sanh của tâm thức. Người thân có thể cầu nguyện, phóng sanh, bố thí, cúng dường, hồi hướng công đức đó cho người mạng chung thọ sanh vào cảnh giới an lành. Bằng cách tập trung hộ niệm của quyến thuộc và bạn bè như thế sẽ giúp cho tâm thức của người đó tự động nâng lên. Tim và người thân của anh ta nhận thấy ý tưởng này mới lạ và tích cực so với những cảm giác bình thường của sự bơ vơ và chán nản đi kèm với cái chết.

Ngay cả lúc khó chịu với cơ thể bệnh hoạn của mình, Tim vẫn cố gắng tập thiền và niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư mỗi ngày. Đặc biệt, vào những ngày cuối cùng anh ta quá đau đớn không làm đưọc gì cả, tôi đến hướng dẫn cho anh ta phương pháp thư dãn khống chế cơn đau. Tim để cho trí não của mình đi theo sự dẫn dắt của thiền và cuối cùng dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Tim thành thật nói với mọi người đừng lo buồn, rằng anh ra sẽ saün sàng đón nhận cái chết. Tim cho thấy sự từ bỏ đó của anh ta đối với tiền bạc bằng cách ban phát từ thiện. Khi Tim phàn nàn về việc tóc rụng do liệu pháp hóa học (chemotherapy), tôi đề nghị Tim nên cạo nó đi. Thoạt đầu anh ta cảm thấy bồn chồn vì sợ dư luận, nhưng sau đó anh ta cũng cạo nó và bắt đầu mặc chiếc áo thun màu vàng cam. Vì thế chúng tôi thường chế nhạo anh ta trông giống như một "tu sĩ" Chicago.

Rồi thời gian trôi qua, Tim tự theo dõi khi nỗi lo âu hiện lên trên diện mạo của mình, anh ta cười khúc khích và nói : "đừng quyến luyến nữa!".

Khi người nhà biết rõ Tim đang hấp hối, tôi được mời đến nhà Tim. Tôi đến anh ta đang vật lộn với bình ôxy và gần như không thể nói chuyện được. Như đã hứa, tôi bắt đầu trì trú hộ niệm và nhắc nhỡ anh ta nên nhiếp niệm trong giờ phút căng thẳng đó. Tôi hỏi Tim có cần gì nữa không, anh ta tháo mặt nạ ôxy ra và nói : "Không cần gì cả, cảm ơn cô đã lo cho con". Đó là những lời sau cùng của Tim.

Tôi nói với Tim : "Mọi thứ đều ổn cả, con có thể ra đi được rồi, đừng quyến luyến và sợ hãi, thôi con có thể ra đi". Tim đáp lại những lời này bằng cách gật đầu xuống và ngừng thở trong yên bình.

Đại đức Jangchup tiếp tục niệm Phật tiếp dẫn cho Tim. Bầu không khí trong phòng yên lặng và nghiêm trang giữa tiếng cầu kinh như để đưa lối cho Tim ra đi.

Với tro của Tim, Đại đức Jangchup đã tạo ra một pho tượng Chuẩn Đề ngay sau lễ hỏa táng. Tim đã có dịp tạo ra công đức của mình.

Theo MANDALA Journal, tháng 10/1994

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 54006)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18301)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 20130)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 10381)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3776)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 6278)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 9652)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8919)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 11939)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 14827)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]