Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Giác Ngộ

31/12/201012:38(Xem: 2577)
Tâm Giác Ngộ

TÂM GIÁC NGỘ

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị
Biên dịch: Vô Úy

drukpa-ducphapvuong-003Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết. Giác ngộ là mức độ cuối cùng của hiểu biết. Nếu bạn hiểu những kiến thức lượm lặt đó đây, đó cũng là một loại giác ngộ, song không phải là dạng giác ngộ hoàn toàn. Hiểu biết trọn vẹn còn được gọi là giác ngộ. Ví dụ như chúng ta hiểu việc pha trà - và đó là một loại giác ngộ song rất nhỏ bé và thông thường. Nếu bạn hỏi liệu đây có phải là một sự giác ngộ hay chưa thì câu trả lời là “Có, đây là một sự giác ngộ.

Hiểu biết toàn diện hoặc giác ngộ chắc chắn bao hàm hình thức của tình yêu thương và lòng bi mẫn

Bất cứ điều gì bạn hiểu biết đều là một dạng giác ngộ. Tuy nhiên, sự giác ngộ hoàn toàn hay giác ngộ chân thực chỉ có thể đạt được thông qua việc hiểu biết về bản chất của chính bạn – bản chất của chân lý vũ trụ nằm bên trong bản thân bạn. Trong bản thân bạn không nhất định có nghĩa là nằm bên trong hay bên ngoài con người – nó không chỉ vị trí địa lí – nhưng tựa như nó nằm bên trong. Tại sao chúng ta nói nó nằm bên trong? Vì nó là điều phải được phát triển trong tâm bạn. Hiểu biết toàn diện này hay còn gọi là giác ngộ chắc chắn tồn tại dưới hình thức tình yêu thương và lòng từ bi. Những phẩm chất này hiện hữu tự nhiên vì sau khi đã đạt đến toàn giác thì không có lý do gì những phẩm chất ấy không hiện hữu. Tình yêu thương và tâm từ bi vốn dĩ đi cùng với nhau như hơi ấm xuất hiện cùng ngọn lửa, và hơi ẩm đến cùng với nước. Chúng xuất hiện đồng thời. Do đó, tương tự như vậy, sự toàn giác tự xuất hiện sau khi ta đã đạt được hiểu biết hoàn toàn. Lúc ấy không thể không có tâm từ bi và tình yêu thương. Trên thực tế mà nói, tâm Bồ đề phải được phát triển trong cuộc sống hàng ngày của bạn, thông qua việc rèn luyện tâm, với sự trí giúp của tâm bi mẫn và tình yêu thương. Có hai loại tâm Bồ đề. Một loại được gọi là tâm Bồ đề tương đối và loại nữa là tâm Bồ đề tuyệt đối. Tâm Bồ đề tuyệt đối là hiểu biết toàn vẹn về chân lý cứu kính. Bản thân chân lý cứu kính là tâm Bồ đề tuyệt đối và đây là phẩm hạnh chúng ta có thể phát triển trong tư thân. Trong thực tế, có nhiều cách con người có thể phát triển tâm Bồ đề tương đối. Có rất nhiều phương thức phát triển tâm từ bi. Những kinh điển linh thiêng và các bài giảng của nhiều bậc Thầy tôn quý chứa đựng vô vàn chỉ dẫn về việc phát triển tâm Bồ đề. Song tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình với các bạn. Tất cả chúng ta đều mong muốn có hạnh phúc và không muốn phải chịu phiền não khổ đau. Về khía cạnh này, chúng ta đều giống nhau, không chỉ riêng con người, mà tất cả chúng sinh trên thế giới này đều chung một mong nguyện đó – mong muốn hạnh phúc và không muốn chịu khổ đau. Mặc dù vậy, chúng ta lại không thực sự suy nghĩ hay hiểu biết về điều này. Có thể chúng ta biết về điều đó song chúng ta không thực sự quan tâm đến mong muốn mà mọi người đều có. Chúng ta chỉ quan tâm đến những gì chúng ta mong muốn và chúng ta có. Tôi cho rằng đây là lỗi lầm ban đầu mà chúng ta phạm phải trong cách suy nghĩ. Vào bất cứ thời khắc quan trọng nào, ví dụ như trong những xung đột, đánh lộn hoặc tranh luận, hoặc bất cứ mâu thuẫn nhỏ nào trong tư tưởng giữa hai người – giữa những lứa đôi, những người bạn hoặc những người hàng xóm – chúng ta đều phạm phải lỗi lầm này. Đây là điều chúng ta cần hiểu.

Việc thực hành đức tính nhẫn nhục là cánh cửa chính dẫn đến trưởng dưỡng Bồ đề tâm hay còn gọi là tu tập giác ngộ

Trước tiên, bạn phải hiểu là mọi người đều mong muốn về điều này như nhau. Điều này chắc chắn sẽ làm cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút. Tùy theo sự hiểu biết của bạn đối với vấn đề này nhiều đến mức nào, bạn sẽ có ít nhất một cơ hội để suy nghĩ và thỏa hiệp với mọi người hoặc chúng sinh hoặc bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang phải đối mặt. Bạn sẽ có thể chấp nhận điều đó hoặc có thể bạn sẽ có khả năng tìm thấy hình thức thỏa hiệp. Toàn bộ câu chuyện có vẻ sẽ tốt hơn rất nhiều. Trong những hoàn cảnh như vậy, nếu bạn không cho chính mình một cơ hội để suy ngẫm và hiểu được mong cầu của mọi người, hoặc việc ai cũng có quyền mong muốn điều này, thì toàn bộ câu chuyện sẽ trởnên ngày càng tồi tệ hơn. Sẽ không có cơ hội để chấm dứt sự giận dữ và khi đó, sẽ không có việc thực hành lòng bi mẫn và tình yêu thương vì bạn không thể khoan dung độ lượng với những điều mọi người đang làm. Vì vậy, việc thực hành đức tính nhẫn nhục là cánh cửa chính dẫn đến việc tu tập Bồ đề tâm, hay còn gọi là sự giác ngộ. Nếu bạn có thực hành điều đó – sự nhẫn nhục và lòng vị tha – thì bạn có thể có được nhiều thứ. Điều này dễ nói song không dễ dàng thực hiện nếu bạn không có đôi chút hiểu biết. Mọi chúng sinh đều có quyền khát khao mong muốn – “quyền” theo nghĩa mọi người đều được tự nhiên ban tặng quyền được khát khao hạnh phúc. Mọi người đều mơ ước và mong muốn có những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Không ai muốn chịu khổ đau. Ai ai cũng mong muốn hạnh phúc như nhau. Vì vậy, bạn phải hiểu biết toàn diện về điều này để có đức tính nhẫn nhục và phát triển lòng vị tha; nếu không, trừ khi bạn là một người vĩ đại, bạn sẽ không bao giờ có thể có lòng vị tha, ngay cả khi bạn đố nộn mình không nổi giận. Bạn sẽ không thể kiềm chế được sự tức giận khi cơn giận đến.

Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ về lối sống hàng ngày của chính thân, chúng ta sẽ thấy rằng mình luôn sống theo những gì chúng ta muốn và chúng ta không cho người khác cơ hội sống cuộc sống riêng của họ. Chúng ta thấy điều này rất khó khăn và không thể chấp nhận được. May mắn thay, nhiều người có thể hiểu ra điều đó, có lẽ song họ có thể thỏa hiệp và sau đó mọi việc diễn ra khá tốt đẹp. Điều này phù hợp với thời gian hiện tại. Song bất cứ khi nào mọi việc có đôi chút thăng trầm và theo cách nhìn của bạn, mọi người có hành vi sai trái thì bạn không thể chấp nhận điều đó vì nó không phù hợp với mong muốn và ước vọng của bạn. Do đó, bạn muốn mọi thứ, muốn cả thế giới phải được sắp đặt cho phù hợp với những mong muốn của mình, song bạn lại không muốn điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống của những người khác. Nếu một ai đó muốn cả thế giới phải điều chỉnh cho phù hợp với lối sống của mình, thì đó là điều rất vị kỷ và thể hiện sự yếu đuối thực sự trong bản thân hành giả. Đặc biệt, đây là trởngại lớn để thực hành tình yêu thương và lòng bi mẫn - pháp tu tinh yếu của giáo pháp tâm linh.

Suy ngẫm, quán chiếu về cuộc sống của bạn là sự tu tập Đạo Phật căn bản và chân thực

Sự tu tập Đạo Phật phải được thực hiện thông qua suy ngẫm, quán chiếu: suy ngẫm, quán chiếu về cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn đã làm gì và thường hành động như thế nào trong cuộc sống? Bạn giải quyết những việc đang diễn ra trong cuộc sống của mình như thế nào và bạn sẽ làm gì nếu một điều nào đó xảy ra với bạn? Những câu hỏi và sự thiền quán tương tự như vậy chính là Phật pháp và tu tập Phật pháp. Đây là sự thực hành Đạo Phật chân chính. Điều này tạo ra sự phát triển tâm linh và đồng nghĩa với thiền quán về đời sống của bạn là phần thực hành chủ yếu. Nó có thể được thực hành dựa theo kinh nghiệm song nếu bạn chưa có được toàn bộ các kinh nghiệm – những kinh nghiệm rất sâu sắc và thâm thuý – thì cũng không sao – bạn có thể chỉ cần thực hành và suy ngẫm trong đầu. Khả năng suy nghẫm sâu sắc trong tâm lại là một vấn đề khác. Nếu bạn không thể đào sâu phần thực hành này trong tâm cũng không thành vấn đề. Chỉ cần suy nghĩ trong đầu thôi cũng đã rất hữu ích rồi. “Trong đầu” ở đây hàm chỉ khía cạnh tri thức và “sâu trong tâm” hàm chỉ khía cạnh kinh nghiệm. Nhiều Phật tử và thậm chí cả một số bậc Thầy Phật giáo cho rằng tri thức là điều vô nghĩa – tri thức không bao giờ hữu ích cả mà phải là kinh nghiệm. Tuy nhiên, tôi cho rằng tri thức cũng có thể rất hữu ích nếu bạn biết làm thế nào để kiểm soát tri thức đó. Làm thế nào để kiểm soát tri thức có nghĩa là làm thế nào để vận dụng tri thức một cách đơn giản trong cuộc sống hàng ngày chứ không để tri thức ấy kéo bạn rời xa khỏi tự tính chân thật của tâm. Chẳng hạn, nếu bạn gặp một người đang có vấn đề lớn về sức khoẻ, ví dụ như bị đột quỵ, ung thư, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, hoặc bất cứ vấn đề nào về sức khoẻ, thì thông thường, là những con người bình thường, khi chúng ta đi ngang qua những người đó, hầu hết chúng ta đều thậm chí không tìm hiểu xem điều gỡ đang xảy đến với họ. Chúng ta không quan tâm vì chúng ta thậm chí còn không nhìn đến họ. Đôi khi, chúng ta nhìn thấy họ nhưng chúng ta không quan tâm – hầu hết chúng ta đều không quan tâm. Một vài người trong số chúng ta, những người tự xưng là có chút lòng nhân hậu, sẽ nghĩ: “ôi, anh ta mới tội nghiệp làm sao!” Như vậy, bạn có thể cảm nhận một chút về lòng nhân hậu song chưa đủ. Trong pháp tu của Đạo Phật, khi bạn đi ngang qua và chứng kiến những người như vậy, bạn cần tiếp nhận điều đó như một bài pháp về lòng bi mẫn.

Bạn cần quán chiếu điều này và suy nghĩ về khả năng nếu một ngày kia bạn cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự, bạn sẽ tiếp nhận chuyện đó như thế nào? Bạn sẽ có thể tồn tại như thế nào? Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy và suy nghĩ xem nên chả lời như thế nào. Phương cách thực hành này vô cùng cần thiết và nó sẽ giúp bạn có sự hiểu biết đứng đắn; cho dù nếu bạn cũn rất vô minh, bạn sẽ hiểu rằng mình không thể tiếp nhận những hoàn cảnh đó một cách dễ dàng. Không ai có thể bảo vệ hay bảo đảm với bạn là điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Không. Không một ai biết được. Ngày mai bạn có thể gặp hoàn cảnh tồi tệ hơn những gì con người khốn khổ trên phố đang trải qua – ai biết trước được tương lai? Trong trường hợp đó, bạn sẽ làm gì? Đó là câu hỏi cần được đặt ra. Đây chính là một bài pháp trọn vẹn - bạn không nhất thiết phải đến gặp một bậc Thầy mới nhận được lời giảng về cái gọi là Bồ đề tâm. Con người khốn khổ trên phố có thể gián tiếp dạy bạn một bài pháp trọn vẹn về Bồ đề tâm.Nhiều người, thậm chí một số Phật tử không có lòng nhân hậu và không được giảng dạy về lòng bi mẫn và tình yêu thương (hay nói cách khác, những người không có may mắn được tu tập lòng bi mẫn và tình yêu thương) thường nói: “ồ, đó là nghiệp, đó là nghiệp chướng của anh ta - đừng lo, đó là nghiệp chướng nặng nề mà anh ta đã tích luỹ. Do đó, anh ta đáng phải trải qua thời gian tồi tệ, bệnh tật và tất cả mọi chuyện này. Song đừng lo lắng, anh ta phải tự chăm sóc cho bản thân. Nếu bạn lo lắng cũng không ích gì.” Họ sử dụng từ “nghiệp” rồi bỏ đi và thậm chí còn không nghĩ về điều đó. Tuy nhiên, là người Phật tử chân chính chúng ta không nên nghĩ theo cách này.

Cứu độ chúng sinh là thông điệp chính yếu của Đức Phật và của việc thực hành tâm linh, đây cũng là thông điệp chính của tất cả mọi tôn giáo

Đối với một hành giả tu tập tâm linh, đặc biệt là hành giả tu tập Bồ đề tâm, thực hành Bồ Tát Đạo, chúng ta phải suy ngẫm tường tận về điều này. Như tôi đã nói ở phần trước, khi bạn thấy những con người hay những chúngsinh đang phải trải qua vô vàn những khó khăn chướng ngại, thì trước hết bạn cần phải thực sự suy nghĩ về nó. Như vậy , bạn sẽ phát triển được sự hiểu biết của mình. Thứ hai, chắc chắn bạn sẽ khai phát lòng bi mẫn và tình yêu thương một cách tự nhiên vô tác hướng tới những con người ấy. Thứ ba, bạn sẽ có thể giành thời gian để lợi ích chúng sinh. Đây là thông điệp cơ bản của Đức Phật và của việc thực hành tâm linh, cũng là thông điệp chính của mọi tôn giáo. Các tôn giáo khác cũng nói về việc có tâm từ bi và tình yêu thương. Họ nói rất nhiều về những điều này, song sau đó họ không đưa ra những lời khuyên thực tế về việc phải thực hành tmtừ bi như thế nào. Do vậy, bằng việc thực hành này, mọi người sẽ có thể chuẩn bị cho bản thân sẵn sàng trước bất kỳ biến cố nào như chết chóc hay tai nạn có thể xảy ra ngay trong giờ phút tới – hay trong ngày mai, tháng tới hay năm tới. Chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra; chúng ta có thể sẵn sàng đón nhận điều tồi tệ nhất và điều này sẽ đem lại sức mạnh; sức mạnh để đối mặt với bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống. Đây là lý do Bồ đề tâm được gọi là “đại hộ pháp” hay “kim cương”. Cách gọi đó mang ý nghĩa đây là một pháp tu bất hoại hay một phương thuốc đối trị bất cứ căn bệnh nào của tâm và thân. Các chúng sinh đang khổ đau, họ không sẵn sàng vượt qua những khó khăn chướng ngại. Đó là do nghiệp; họ đã tích lũy tội nghiệp trong thời gian dài và bây giờ là lúc tội nghiệp chín muồi. Vì thế, họ đang phải chịu khổ đau mà không có lựa chọn nào khác, và thực sự chắc chắn 100% là họ không muốn trải qua những giai đoạn khủng khiếp đó, song họ không có lựa chọn nào khác. Đó nghĩa là bạn có thể không giúp đỡ được họ ngay lúc đó, ngay tại đó vì nghiệp chướng sâu dày của họ, song ít nhất chúng ta có thể giúp họ bằng cách suy ngẫm, quán chiếu về vô thường và nghiệp chướng liên quan đến họ. Điều này mang lại lợi ích trực tiếp cho sự tu tập của bạn, và một cách gián tiếp, bạn sẽ có thể chia sẻ lòng bi mẫn – tức là khai phát lòng bi mẫn và tình yêu thương – với người đang chịu khổ đau. Không phải chỉ có một người, mà là vô lượng chúng hữu tình trên khắp thế giới và trong khắp vũ trụ đang phải chịu khổ đau theo nhiều cách khác nhau. Bởi thế bạn có thể chia sẻ với họ. Bạn có thể đền đáp cho họ bằng cách chia sẻ tình yêu thương và hiểu biết chân thực. Họ sẽ trực tiếp mang lợi ích cho bạn bằng cách giúp bạn phát triển sự hiểu biết, khi đó một cỏch gián tiếp, bạn cũng có thể trí giỳp cho họ rất nhiều, mặc dù có thể không ngay lập tức do nghiệp chướng sâu dày họ đang phải trải qua. Nhìn chung, tôi cho rằng chúng ta rất ngoan cố. Chúng ta không dễ thấm nhuần những bài pháp đang được tuyên thuyết một cách tự nhiên hai tư tiếng một ngày, ngay cả khi có những sự kiện lớn xảy ra trên thế giới xung quanh bạn như chiến tranhv.v… Mỗi buổi sáng, bạn có thể tự hỏi bao nhiêu động vật bị giết mổ để lấy thịt, trong khi bạn lại không chấp nhận tổn hại ngay cả một chút xíu ngón tay mình. Ngay cả những vết muỗi đốt cũng là một chuyện rất lớn đối với chúng ta. Ưu tiên hàng đầu là giết chết con muỗi, giết chết con chuột và giết bất cứ loài vật nào chúng ta không muốn có: tất cả chúng ta đều cùng chung xu hướng này.

Việc bạn muốn mọi chúng sinh khác phải phù hợp với cuộc sống của mình là không đúng đắn

Đây chính là điều mà lúc trước tôi đã nói – bạn không muốn hòa hợp với cuộc sống của những người khác. Bạn muốn mọi chúng sinh khác phải phù hợp với cuộc sống của mình. Như vậy là không đó ng đắn. Bạn phải giết bất kỳ sinh linh nào không phù hợp với cuộc sống của bạn. Mọi thứ phải bị phá huỷ. Bạn cũng phải loại bỏ những người bạn không ưa thích trong cuộc sống. Nếu vậy, làm thế nào bạn có thể trởthành một con người nhân hậu? Làm thế nào bạn có thể trởthành một con người hiểu biết? Nếu bạn không có lòng bi mẫn, bạn không thể được coi là một người tốt, ngay cả khi bạn là người có tài ăn nói, ngoại hình rất ưa nhìn, hay khi bạn có nhiều tiền và nhiều thứ để chia sẻ cho mọi người. Bạn không có cách nào để thực hành lòng từ bi. Chúng ta ngoan cố và rất ích kỷ. Chúng ta ích kỷ vì chúng ta không cho phép những chúng sinh khác có bất cứ quyền gì. Ví dụ như, nếu chúng ta muốn ăn thịt, chúng ta nuôi động vật và giết chúng chỉ để ăn thịt chúng, và chúng ta không đếm xỉa đến cảm giác và suy nghĩ của chúng. Chúng ta không cho chúng được quyền thể hiện cảm giác thực - như việc muốn được sống lâu giống như chúng ta vẫn mong muốn được trường sinh. Chúng cũng mong muốn sống hạnh phúc như chúng ta và mong muốn được tự do giống như chúng ta khao khỏt tự do. Loài súc sinh có những ước muốn giống như chúng ta song chúng ta không quan tâm đến những điều đó. Chúng ta muốn làm tất cả những gì chúng ta muốn – chúng ta muốn ăn thịt. “Mày sẽ bị xẻ thịt, thế thôi.” Chúng ta chỉ cần nói một tiếng và ngày hôm sau những động vật đó bị mang ra giết mổ. Chúng không được quyền lựa chọn nói “Không!” Trước tiên, các động vật khác không biết nói tiếng người. Thứ hai, chúng không thể trả lời nên sáng hôm sau chúng bị đem ra giết mổ. Không chỉ một hay hai chúng sinh, mà mỗi sáng có hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ chúng sinh bị giết hại. Hàng tỷ tỷ động vật bị giết mổ để lấy thịt. Con người đang làm điều này. Như vậy đấy, chúng ta không cho động vật được hưởng quyền của chúng. “Chúng tao muốn ăn thịt mày nên sẽ giết mày.” – chỉ đơn giản vậy thôi. Không có câu hỏi hay sự lựa chọn nào khác, thế là chấm hết. Làm sao lại có thể như vậy?Nhiều động vật tội nghiệp sắp bị đem ra giết mổ chỉ biết trước vài phút hay vài tiếng đồng hồ. Chúng ý thức được điều đó và thậm chí còn rơi nước mắt; chúng vùng vẫy ra hiệu và thực sự đang tuyệt vọng tìm kiếm một con đường thoát thân song không làm được vì đang nằm trong một công-ten-nơ hay đang bị xích. Dù ở đâu, các động vật đó cũng không có lựa chọn. Và những người Phật tử nhẫn tâm nói: “ồ, đây là nghiệp chướng của chúng. Chúng phải trải qua kiếp nạn này. Nghiệp của chúng ta là ăn thịt chúng và thưởng thức, còn nghiệp của chúng là bị giết mổ. ”Nếu ngay cả những Phật tử cũng nói điều này, tôi sẽ gọi họ là những Phật tử nhẫn tâm, song họ không chỉ nhẫn tâm, họ hoàn toàn không phải là Phật tử. Như tôi đã đề cập ở phần trước, có thể chúng ta không giúp đỡ ngay được nhưng chúng ta nên xem đó là một bài pháp để suy ngẫm, quán chiếu. Chúng ta có thể dựa vào những cơ sở này để thực sự quán chiếu, suy ngẫm, và trưởng dưỡng lòng bi mẫn– tức là thông qua quán sát những gì đang diễn ra, đặc biệt là những điều tàn ác luôn đang diễn ra trên thế giới. Bạn không có nhiều lý do để đắc thắng hay ích kỷ và cũng không có nhiều lý do để vị kỷ vì bất cứ điều gì có thể xảy đến ngay tức khắc. Vì vậy, bạn sẽ tự động quy phục trước chân lý và thực hành chân lý – lòng bi mẫn, tình yêu thương và trí tuệ. Không chỉ có vậy, bạn chắc chắn sẽ trởthành một con người hoàn thiện hơn nhờ chính kiến này. Như thế, nhìn chung, mọi người có thể gọi bạn là một người rất hiểu biết. Qua đây tôi muốn nói đến người hiểu được hoàn cảnh xung quanh mình và có thể chấp nhận hoàn cảnh đó nhờ vào sự hiểu biết này. Bạn có thể chấp nhận hoàn cảnh một cách dễ dàng, êm dịu và nhẹ nhàng mà không nổi giận với những chuyện rất nhỏ hay gào thét, cao giọng hay quát nạt mọi người, nói một cách khác là không nổi sân.

Sân giận đơn thuần chỉ là một dấu hiệu của thiếu tu tập và quán chiếu

Người ta cho rằng nóng tính đôi khi có thể là do di truyền. Cha mẹ rất nóng tính thì con cái cũng sẽ như vậy. Tôi cho rằng điều này có thể đó ng song thông thường, đó chỉ là một dấu hiệu của sự thiếu tu tập thực hành và không suy ngẫm, quán chiếu. Di truyền cũng có thể được thay đổi, do đó ngay cả khi bạn rất thô lỗ với mọi người hoặc rất nóng tính, bạn có thể ghìm cơn nóng giận để mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng. Nhìn chung, không có gì trong vũ trụ này bạn không thể rèn luyện, thực hành hay thuần dưỡng. Một con người có thể được rèn rũa; ngay cả con chim, con rắn cũng có thể được huấn luyện. Bất cứ điều gì cũng đều có thể được thực hiện với bất cứ ai nhờ rèn luyện. Do đó, tất cả những gì bạn cần làm là làm quen với sự tu tập. Đây là cái được gọi là thiền định; chúng ta gọi là thiền Đại Thừa (Bồ đề tâm thiền), thiền Kim Cương Thừa, thiền Tiểu Thừa. Mọi người gọi đó là thiền và thực sự rất thích tập thiền. Thiền thực chất là việc tập cho bản thân làm quen với một điều nào đó chẳng hạn như tập thiền với pháp tu Bồ đề tâm. Bạn phải tập làm quen với những gì tôi vừa nói đến.Có thể hôm nay bạn chưa làm tốt được điều này song dần dần, nếu bạn kiên trì, sau một hai tuần, chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn một chút. Sau một hay hai tháng sẽ còn tốt hơn, rồi sang năm sau và những năm tiếp theo, bạn sẽ có thể thiền định dễ dàng mà không gặp phải khó khăn nào.

Trong thực tế, thiền là việc làm quen với những điều xung quanh bạn

Cái được gọi là thiền thực chất là việc làm quen. Đó chỉ đơn thuần là việc bạn làm quen với những điều xung quanh mình. Hãy làm điều nó ngay bây giờ – ngay ngày hôm nay: ngày hôm nay có nghĩa là thời khắc này. Như tôi đã nói ở phần trước, chúng ta không thực sự quan tâm về những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm đến những điều chúng ta quan tâm và khi chúng ta muốn một điều gì đó thì đó là điều duy nhất chúng ta tận tâm cống hiến. Và nếu điều đó không đạt được, chúng ta sẽ rất giận dữ, rất thất vọng và nếu thỉnh thoảng làm được điều đó, chúng ta sẽ rất hoan hỷ. Tất cả những điều chúng ta làm đều ngốc nghếch và chúng ta vô cùng ngoan cố. Chúng ta không quan tâm đến lời giáo huấn của các bậc tôn sư và thánh nhân. Chúng ta chỉ quan tâm đến những gì chúng ta muốn và điều này thật nực cười. Có hai loại tâm giác ngộ là Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh

Trong trạng thái giác ngộ tương đối, có hai loại tâm giác ngộ khác nhau. Đó là Bồ đề tâm nguyện và là Bồ đề tâm hạnh. Tâm truyền cảm hứng giác ngộ thực chất gắn liền với tâm khát khao giác ngộ. Là một người thực hành, không quan trọng là bạn đang tu tập Kim Cương Thừa, Đại Thừa hay Tiểu Thừa, bạn cần có nguồn cảm hứng từ một điều gì đó. Đương nhiên, nếu bạn đang tu tập Bồ đề tâm, điều này có nghĩa là bạn đang thực hành tâm từ bi; nếu vậy bạn phải có cảm hứng và phải làm quen với điều sẽ làm bạn thay đổi. Khi một điều nào đó có ảnh hưởng nhiều đến bạn, bạn sẽ nói, “ồ, điều này thật truyền cảm”. Không nhất thiết phải là một điều đẹp đẽ song phải là điều thực sự thu hút tâm trí của bạn thì mới truyền cảm hứng cho bạn được. Do vậy, trong pháp tu này, việc làm quen với mọi việc xung quanh phải truyền cảm hứng cho bạn. Như tôi đã nói ở phần trước, bạn có thể bị tác động trước những người nghèo khó, ăn xin hay những người ốm đau phải chịu đựng chứng đột quỵ, bệnh ngoài da, bệnh về mắt hay những loại bệnh khác. Bạn cũng cần làm quen với những hoàn cảnh khác như các quyền của con người và động vật, chiến tranh, thảm họa và những điều tương tự, bạn phải làm quen với mọi thứ xảy ra trong luân hồi. Điều này sẽ giúp bạn khai phát Bồ đề tâm nguyện– và đây chính là sự tu tập. Thực hành đạo Phật, và cá nhân tôi cho rằng đối với bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, cần tạo cho chúng ta niềm cảm hứng. Đây là trọng tâm chính của các pháp tu như trì chú, tụng kinh, vũ điệu tâm linh và Thượng sư yoga … Tu các pháp này nhằm khai phát cảm hứng - chủ yếu ở nơi hành giả - để khai mở Bồ đề tâm nguyện và sau đó sự gia trì cùng những điều tốt đẹp cần thiết khác sẽ tự đến mà không gặp phải bất kì trởngại hay khó khăn gì.

Bồ đề tâm nguyện chắc chắn sẽ tạo ra không gian rộng lớn để trang trải lòng bi mẫn

Tôi cho rằng đây là mục đích chính, đặc biệt trong Bồ đề tâm. Trong thực hành lòng bi mẫn và tình yêu thương đích thực, chúng ta thực sự cần có cảm hứng, và khi đó Bồ đề tâm nguyện chắc chắn sẽ tạo ra một khônggian rộng mở. Nơi đó sẽ đủ chỗ để trải rộng lòng bi mẫn; không chỉ riêng lòng bi mẫn mà còn khích lệ tình yêu thương và sự hiểu biết đối với muôn loài chúng sinh.Cảm hứng có vai trò rất quan trọng trong mọi tôn giáo. Một số tôn giáo có lý thuyết về việc tạo ra cảm hứng cho các vị thần bằng cách tụng niệm, có ng dường và những hoạt động khác tương tự. Tuy nhiên, Phật giáo không nhấn mạnh đến đức Phật ở ngoài mà cho rằng phải tìm thấy Phật tại tâm. Đương nhiên, có nhiều học giả cho rằng Phật tử không tin vào thần thánh nhưng tôi không cho là như vậy. Người Phật tử tin rằng Phật hay tự tính chân như phải được tìm thấy bên trong mỗi con người. Theo đó, mọi hành giả Phật giáo phải có niềm cảm hứng, mặc dù đức tin của đạo Phật là không có vị thần nào ngự trên không trung hay trên mái nhà để nghe bạn tụng niệm truyền cảm hứng. Thay vào đó, với tư cách là những Phật tử, chúng ta tin tưởng rằng con người ta nên tự khích lệ bản thân. Như vậy, với sự trí giúp của việc tu tập, suy ngẫm, quán chiếu, thiền định hay làm quen, bạn sẽ có thể mở rộng tấm lòng hoặc ít ra cũng cảm thấy thư thái nhờ tự đem lại cảm hứng cho chính mình.

Tôi thích thiền quán; thiền quán đem lại cho tôi sự hiểu biết sâu sắc

Điều này diễn ra thường xuyên khi bạn trì chú hoặc tụng kinh; bạn trì chú bằng một giai điệu du dương trầm bồng rồi sau đó thiền định. Tức là bạn quán chiếu, làm quen với giai điệu và thư giãn một chút, rồi bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy thư thái như thể đang bơi giữa đại dương với nhịp điệu. Đây là tác động của Bồ đề tâm nguyện, là dấu hiệu cho thấy Bồ đề tâm nguyện đang hoạt động. Đõy cũng có thể được gọi là một sự gia trì. Bạn muốn được thư thái, bình an trong tâm và bạn đạt được thông qua việc khích lệ bản thân với sự trí giúp của các phương pháp khác nhau như trì chú, tụng kinh, thiền định, quán chiếu. Đối với tôi, tôi thường thích suy ngẫm, quán chiếu. Suy ngẫm, quán chiếu cho tôi sự hiểu biết sâu sắc. Tôi thực sự không cố gắng đạt đến sự vui vẻ, hoan lạc; tôi không quan tâm đến chúng vì nếu bạn muốn có kiểu dục lạc này thì bạn có thể đạt được thông qua những phương pháp khác mang tính trần tục. Có nhiều cách để đạt được những điều ấy song khi bạn trải qua quá trình thực hành tâm linh thiêng liêng thì những gì bạn thực sự muốn đạt được là một hiểu biết sâu sắc, kết hợp với cảm giác thư thái. Đó là một cảm giác rất an bình và sâu sắc chỉ có thể thực sự đạt được thông qua suy ngẫm, quán chiếu, chẳng hạn như quán chiếu những gì đang diễn ra trên thế giới này. Suy ngẫm, quán chiếu một cách thấu đáo sẽ khích lệ bạn vững vàng không gặp nhiều khó khăn và tôi cho rằng nó sẽ tự nhiên vô tác diễn ra. Đây được gọi là Bồ đề tâm nguyện .Hạnh nguyện này phải được tu tập thông qua suy ngẫm, quán chiếu hoàn cảnh xảy ra xung quanh bạn và, không chỉ có thế, mà còn cần suy ngẫm, quán chiếu về hoàn cảnh cá nhân bạn đang phải trải qua. Bạn cũng đang thầm lặng trải qua tất cả những thăng trầm. Bạn không cần giữ bí mật về những chuyện này. Có thể bạn muốn giữ kín những điều này không cho người khác biết vì bạn không muốn chúng được công khai, song tại sao bạn lại giữ bí mật với chính bản thân? Bạn cần tiết lộ những bí mật đó đối với chính bản thân. Nếu không, bạn đang tự dối lừa và không muốn đối mặt với mình. Có nhiều người đã lừa dối bạn, vì vậy tại sao bạn lại muốn lừa dối chính bản thân mình? Bạn phải nhìn thẳng vào những bí mật sâu kín của mình và sau đó, cố gắng suy ngẫm, quán chiếu về cả những điều đang diễn ra xung quanh. Nhìn chung, có lẽ là không ý thức được nên trong vô thức chúng ta giữ nhiều điều bí mật trước ngay cả bản thân. Chúng ta không muốn biết nhiều điều diễn ra ngay trong tâm mình và chúng ta không thực sự đi sâu tìm hiểu những gì đang thực sự diễn ra. Chúng ta rất nông cạn nên không hiểu được lòng bi mẫn và tình yêu thương là gì cũng như đâu là tầm quan trọng của những phẩm hạnh đó. Do vậy, sự thực hành Bồ đề tâm bị tê liệt. Tôi đã đọc một số bài viết về lòng bi mẫn và tình yêu thương trong đó nói rằng chúng ta phải biết thương chính bản thân mình. Sau đó, bạn mới có thể cố gắng thực hành tình yêu thương đối với những người khác. Lúc còn trẻ khi được học về những điều này, tôi đã không thực sự hiểu cặn kẽ. Tuy nhiên, gần đây, tôi nhận ra rằng sự hiểu biết này là vô cùng quan trọng.

Cần biết làm thế nào để quán chiếu những gì đang xảy ra bên trong bạn và sau đó bạn có thể nghĩ đến những người khác

Trước tiên, bạn cần phải thương yêu chính bản thân mình. Bạn cần biết cách suy ngẫm, quán chiếu về những điều đang diễn ra bên trong bạn như thế nào và sau đó bạn có thể nghĩ đến những người khác; làm theo cách thức này sẽ sắc bén và hiệu quả hơn rất nhiều. Quán chiếu tâm niệm của bản thân không nhất thiết có nghĩa là phải quán chiếu những việc tốt xấu bạn đã làm, mà phải tỏ tường những việc bạn đang làm trong cuộc sống; bạn cũng phải đặt cõu hỏi động cơ của bạn ở những việc đó là gỡ. Bạn sẽ biết rằng động cơ bạn có trong phần lớn thời gian mang rất nhiều màu sắc vị kỷ và nú luôn tạo ra “những điều sai trái”. Bằng thuật ngữ “điều sai trái”, tôi muốn nói việc bạn luôn làm điều tốt cho bạn nhưng lại không tốt cho những người khác. Sự việc luôn diễn ra như vậy. Do đó, một khi bạn đã hiểu biết về điều này thì chắc chắn bạn sẽ biết rằng mọi người cũng đang trải qua những điều tương tự. Ví dụ như, nếu bạn chặt một cây tre và bạn thấy bên trong rỗng thì bạn biết chắc rằng tre có thân rỗng. Vì thế, bạn không cần cắt tất cả các thân tre trên thế giới để kiểm tra xem liệu các cây tre có rỗng không. Chỉ cần kiểm tra một đến hai cây tre là đủ biết đây là sự thật. Tương tự như vậy, nếu bạn biết chính xác những gì bạn đang trải qua, cách bạn chèo lái con thuyền cuộc sống, những gì bạn đang thực sự tìm kiếm và bạn hành động như thế nào đối với mọi việc đang diễn ra xung quanh và bên trong con người bạn, thì bạn sẽ biết rằng mọi người cũng giống nhau. Việc hiểu biết được điều này tự nhiên khiến cho bạn thấy lý do để lòng từ bi hướng tới những người khác, đây là cách tu tập Bồ đề tâm đích thực. Có nhiều cách để khai mở tâm từ bi như thông qua suy ngẫm, quán chiếu lòng tốt của chúng sinh và bạn đã được hưởng lòng tốt của chúng sinh như thế nào khi họ đã từng là mẹ và quyến thuộc của bạn. Đây là những lý do rất tốt song hơi phức tạp; bạn phải biết rằng vào một thời gian nào đó, tất cả mọi chúng sinh đều đã từng là mẹ của bạn và đều rất nhân hậu đối với bạn, dù cho hiện giờ họ có còn nhân hậu như thế hay không. Khi đó, bạn nhận được từ họ sự quan tâm vô hạn và sự đối xử tuyệt vời nhất. Đây là lý do tại sao bạn cần luôn giàu lòng từ bi khi bạn thấy chúng sinh khổ đau bởi lẽ trong quá khứ họ đó từng là mẹ của bạn. Chỉ vì sự thay đổi hình hài mà bạn không còn nhận ra họ nữa. Bạn không thể nhận ra họ là quyến thuộc nên mới không quan tâm. Trong thực tế, họ đã từng là cha mẹ, con cái của bạn trong vô lượng kiếp và ở mỗi kiếp ấy họ đều đã từng rất yêu quý và trao cho bạn những điều tốt đẹp nhất, giống như những gì bạn đang dành cho con cái mình. Họ chăm sóc bạn bằng cách tốt nhất và họ đã phải chết rất nhiều lần – hàng tỷ lần vì bạn, hy sinh cuộc sống của họ cho bạn và cứu sống bạn vô số lần. Có muôn vàn lý do chính đáng để đối xử nhân hậu với mọi người, vì mọi người đã từng là mẹ bạn – không chỉ một lần mà vô số lần. Đây là lý do chân thực để thương yêu người khác, tuy nhiên, từ kinh nghiệm của bản thân tôi cho thấy việc quán chiếu tâm niệm và đời sống của chính mình sẽ trực tiếp dạy ta cách thức thương yêu những người khác bởi vì những người khác cũng đang trải nghiệm những điều tương tự như chúng ta. Suy ngẫm, quán chiếu về hành động sát sinh cũng giống như vậy. Khi bạn suy nghĩ về việc tước đoạt sinh mạng của chúng sinh khác, điều đó không đơn giản chút nào. Nếu bạn tưởng tượng ra ai đó đang tước đi sinh mạng của bạn, thì bạn sẽ nghĩ gì và cảm giác như thế nào? Nhờ hiểu được điều này, hiển nhiên bạn sẽ tránh không đoạt mạng chúng sinh. Đây là lý do tại sao tôi lựa chọn ăn chay trường. Không phải vì tôi không thích mùi vị của thịt, mà đơn giản là vì tôi không thích ý nghĩ tước đi sinh mạng của các chúng sinh khác. Đương nhiên, tôi không giết hại động vật, song nếu tôi ăn thịt, thì nhiều người đó nhân danh tôi giết nhiều động vật và có ng dường cho tôi. Đây chỉ là một ví dụ, song mọi người nên tu tập Bồ đề tâm theo cách này – quán chiếu suy ngẫm những gì bạn đang suy nghĩ trong cuộc sống và đâu là giá trị của đời sống.Cuộc sống của mỗi chúng sinh đều rất có giá trị đối với chúng sinh đó. Vì thế, tại sao chúng ta không trao cho họ quyền được có
cuộc sống thanh bình và an lạc? Tại sao chúng ta can thiệp vào đời sống và tước đoạt sinh mạng của các chúng sinh khác, làm họ buồn phiền bằng cách mắng chửi họ, nói những điều vô nghĩa hay bằng cách gây ra những ác nghiệp khác ? Tại sao chúng ta lại làm họ phiền não như thể họ không có quyền gì? Chúng ta không nên có ý định làm họ phiền não, thay vào đó hãy mang đến cho họ hạnh phúc và niềm vui. Nếu không làm được, chúng ta hãy để họ yên vì họ hoàn toàn có quyền được vui sống. Chúng ta cần hiểu rõ điều này. Bồ đề tâm nguyện bao hàm sự hiểu biết về tầm quan trọng của sinh mạng những chúng sinh khác cũng như tầm quan trọng của an lạc và hạnh phỳc đối với tất cả hữu tình chúng ta– không chỉ riêng với “cái tôi bản ngã”. Nên nghĩ rằng mọi chúng sinh đều có quyền được hưởng niềm vui như nhau. Thế nên, tại sao chúng ta lại không cho họ những quyền họ được hưởng?

Hãy để chúng sinh tự tận hưởng niềm vui sống của mình

Hãy để chúng sinh tự tận hưởng niềm vui sống của mình thay vì việc can thiệp vào cuộc sống của họ. Suy nghĩ như thế được gọi là Bồ đề tâm nguyên vì bạn đã hiểu biết. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và quán chiếu về bản thân, sau đó tự bạn sẽ phải tiến dần từng bước. Hiểu biết đó là của riêng bạn và rồi cuối cùng bạn sẽ thấy được khích lệ. Đây được gọi là Bồ đề tâm nguyện, hay tâm khát khao giác ngộ. Giác ngộ, như tôi đã nói ở phần trước, có nghĩa là trí tuệ hiểu biết – một hiểu biết vĩ đại. Không chỉ là hiểu biết, mà còn được gọi là giác ngộ. Tâm giác ngộ này được gọi là Bồ đề tâm nguyện. Nhờ đó, chúng ta có thể thực hành bố thí, trì giới, tinh tiến, thiền định, v.v... Sẽ không có trởngại nào nhờ tâm khát khao giác ngộ mãnh liệt này. Một nỗ lực mạnh mẽ và tự nhiên sẽ phát khởi bởi lẽ bạn thực sự muốn giúp đỡ chúng sinh và đây chính là phương pháp thực hành. Thực hành vì những lý do vị kỷ không phải là con đường của Đạo Phật; động lực phải đến từ sự hiểu biết về nhu cầu của chúng sinh và tâm nguyện giúp đỡ họ thông qua thực hành giáo pháp và các pháp tu như bố thí, v.v…

Sự thực hành Bồ đề tâm hạnh không thể là chân chính nếu Bồ đề tâm nguyện không được khai phát

Sau khi đã phát triển Bồ đề nguyện, bước tiếp theo là thực hành Bồ đề hạnh – tu tập Bồ đề

Sau khi đã phát triển Bồ đề nguyện, bước tiếp theo là thực hành Bồ đề hạnh– tu tập Bồ đề tâm – bố thí, nhẫn nhục. Tuy nhiên, lục Ba la mật không thể được tu tập một cách chân chính khi Bồ đề nguyện chưa được phát triển. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn đang cố gắng thực hành bố thí và các Ba la mật khác mà không hiểu về Bồ đề nguyện thì hầu hết sự tu tập sẽ được thực hiện một cách vị kỷ. Ví dụ như, khi thực hành bố thí, bạn có thể bố thí một chút và sau đó hy vọng nhận được một thứ gì đó. Bạn có thể cho đi một đô la và mong nhận lại mười đô la. Bạn cho đi một trăm đô la và mong nhận lại một nghìn đô la. Bạn có thể có ng dường một bậc đạo sư mười đô la và đỉnh lễ ngài, v.v… để sau đó kỳ vọng vào ngày hôm sau, đạo sư sẽ làm nâng giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và giúp bạn kiếm được một triệu đô la! Như thế, mười đô la có thể biến thành một tỷ đô la. Đó là một sự đầu tư rất có lãi, song theo giáo pháp của Bồ tát thì kiểu hoài vọng đó hoàn toàn không phải là đỳng đắn. Nó không chỉ khôngđó ng với việc có ng dường đạo sư mà còn khôngđó ng với bất kỳ sự thực hành bố thí nào, như bố thí cho người ăn xin hay làm từ thiện; không nên kèm theo đó bất cứ điều kiện vị kỷ nào. Ví dụ như, khi tài trí cho một công ty hay một dự án, hành động này phải được thực hiện với một thái độ thực sự thiện chí, hoàn toàn mong muốn giúp đỡ; nếu ai đó cảm ơn bạn thì cũng tốt, song nếu không nhận được lời cảm ơn nào thì cũng chẳng sao, dù thế nào bạn vẫn bố thí. Điều này có nghĩa là bố thí phải xuất phát từ tâm với sự hiểu biết về Bồ đề tâm nguyện. Những pháp tu này sẽ trởnên khó khăn do bạn không có sự khai triển nền tảng Bồ đề nguyện. Khó khăn là vì bạn đặt điều kiện để rồi bất cứ điều gì bạn làm hoặc bố thí đều bị ràng buộc. Như thế là rất vị kỷ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn, chúng ta cho đi một thứ và sau đó kỳ vọng nhận lại được thứ khác. Có thể không phải lúc nào cũng như vậy song thông thường thì như thế. Khi bạn cho đi nhiều hơn, bạn hy vọng sẽ được nhận lại nhiều hơn một chút nữa so với những gì bạn đã cho người khác. Sau đó bạn sẽ một lần nữa lại cho hơn những thứ mọi người đã cho bạn và chuyện đó không có điểm dừng. Cuối cùng, các bạn sẽ thấy ghét nhau! “ồ, anh ta lại đến à? Phải… vậy thì hãy đóng cửa, đừng cho anh ta vào vì anh ta đang trông đợi việc mình sẽ cho anh ta thứ gì đó.” Tôi đã chứng kiến nhiều người gặp phải vấn đề này. Bạn tạo ra để tự chuốc lấy cảnh ngộ này để rồi sau đó cảm thấy: “Ôi, thế là quá đủ, thật khốn khổ.” Vì vậy, bạn muốn dừng lại, mà dừng lại đồng nghĩa với bạn phải làm rất nhiều việc. Bạn sẽ phải lảng tránh, nói dối, thay đổi số điện thoại hoặc bất cứ thứ gì tương tự! Nó kéo theo rất nhiều chuyện đau đầu song sự thực chính bạn là người gây nên. Trong thực tế, phiền não xuất hiện ngay từ lúc bắt đầu nhưng bạn thích thú điều đó vì bản ngã của mình. Bạn thấy thích thú khi bắt đầu, song về sau, hóa ra lại là một gánh nặng rất khó khăn.Do đó, nếu bạn cho đi, bạn phải cho đi với hiểu biết về Bồ đề nguyện. Nếu không, hãy đừng bố thí; nếu bố thí, hãy đừng hy vọng được đền đáp. Đây là thực hành Bồ đề tâm. Điều đầu tiên trong Lục độ Ba la mật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy là bố thí. Ba la mật thứ hai là trì giới song tôi sẽ đề cập đến Ba la mật này và các Ba la mật khác trong những phần sau. Thực hành bố thí Ba la mật là một pháp thực hành khác, vì nó không chỉ giới hạn trong có ng dường phẩm vật mà còn bao gồm những việc khác, ví dụ như bố thí pháp. Bạn có thể không đủ trình độ thuyết pháp vì bạn không phải là một bậc Thầy – hoặc có thể là một bậc Thầy có trình độ, song điều tối thiểu bạn có thể làm là đem lại an lạc và giải thoát khỏi khổ đau cho người khác . Đó có thể không phải là một bài thuyết pháp chính thức nhưng có thể là sự khích lệ, động viên. Chỉ riêng việc khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác đã là một sự thực hành bố thí rất tốt rồi; đó là một trong những điều lớn lao nhất, bởi vì pháp lợi ích hơn bất cứ món quà nào bạn có thể cho đi.Cách bố thí thứ ba là vô úy thí: che chở bảo vệ chúng sinh khỏi sự sợ hãi. Đây là pháp tu bố thí cao quý. Chẳng hạn như khi có người cần được che chở trong những giai đoạn khó khăn của cuộc đời như đang gặp phải kiện tụng, bệnh tật, bị mất cắp hay tính mạng bị đe doạ và bạn chở che cho họ, đây là sự bố thí vô cùng lớn lao. Như vậy, Đức Phật chia bố thí thành ba loại. Tu bất kỳ pháp nào trong ba pháp bố thí này đều là sự thực hành Bồ tát đạo và phải xuất phát từ tấm lòng chân thành.Bố thí của cải vật chất (tài thí) phải được thực hiện với tâm chân thật vô điều kiện – thông qua Bồ đề tâm. Bố thí pháp cũng phải thẳng thắn, trực tiếp, vô điều kiện. Ví dụ, người thầy phải giảng pháp cho đệ tử một cách vô điều kiện, chỉ vì động cơ thanh tịnh là nhằm giúp đỡ chúng sinh, không phải vì những lý do như: “Được thôi, ta sẽ giảng và sau đó mọi người có thể yêu quý ta và trở thành những đệ tử; về sau họ có thể giúp đỡ, cầu nguyện cho ta, và ta sẽ có danh tiếng, sẽ trởthành một đạo sư nổi tiếng.”

Nếu bài thuyết pháp bị những động cơ sai trái làm cho nhiễm ô thì nó sẽ giống như độc dược

Về phía người thầy có thể khởi phát những động cơ không trong sáng. Một người thày với Bồ Đề Tâm chân chính – một vị Bồ tát, một bậc đạo sư – sẽ không bao giờ có những động cơ khôngnngay thẳng như thế trong suy nghĩ của họ. Họ thuyết giảng một cỏch vụ điều kiện. Thuyết pháp được như thế sẽ giúp ích cho rất nhiều người và đem lại lợi lạc vô lượng. Nếu bài thuyết pháp bị những động cơ sai trái, bất tịnh - một kiểu động cơ vòng vèo như tôi đã nói - làm cho nhiễm ô thì nó sẽ giống như độc dược. Mặc dù người thày đó có thể thuyết giảng rất hay, rất mạch lạc và thâm thuý, nhưng những lời giảng ấy sẽ không có ích và thay vì đem lại lợi lạc cho mọi người, nó có thể làm phương hại đến tâm thức của họ. Ngay cả khi người thày đó có sự an bình nhất định trong tâm, nhưng bài pháp kèm theo kiểu động cơ này sẽ khuấy động tâm thức bạn và hậu quả là bạn sẽ bị phiền não. Theo Bồ tát đạo, động cơ như vậy không phải là động cơ chân thực.

Nguồn: The Heart of Enlightenment (Part 1), The Dragon, December, 2005.
Biên dịch: Nguyễn Thế Trang

Hiệu đính: Vô Úy

Có nhiều phương pháp thực hành trì giới

Ba La Mật thứ hai là trì giới. Tùy theo các thừa và các cấp độ khác nhau mà có các pháp tu trì giới khác nhau.

Nói một cách giản lược, Tiểu Thừa có bảy phân loại giới. Bồ Tát Giới của Đại Thừa gồm rất nhiều giới và nguyện khác nhau. Còn Kim Cương Thừa quy định các tam muội gia giới cần phải trì giữ. Đây chính là pháp tu giới hạnh. Trên thực tế, đó đơn thuần là luật do Đức Phật Thích Ca đề ra. Ngài đã suy ngẫm rất lâu về những điều gì mọi người nên làm và không nên làm- những điều gần gũi nhất với quy luật tự nhiên. Chúng ta cách rất xa quy luật tự nhiên và luôn có xu hướng xa rời quy luật tự nhiên là quy luật rất quan trọng cần tuân theo. Chúng ta không biết làm thế nào để tuân theo quy luật tự nhiên và chúng ta rất thiếu trung thực. Sự giả dối này luôn làm cho chúng ta xa rời quy luật của nhiên. Vì vậy, quy luật của tự nhiên phải được thực hành và để chúng ta hiểu về thực hành được Đức Phật đã chế ra các giới luật, quy định, và quy tắc nhất định. Chúng ta gọi đó là giới. Tôi nghĩ, không chỉ riêng Đức Phật mà các bậc khác như Chúa Giê-su và Đấng Mô-ha-mét cũng đưa ra những giới luật. Tất cả các bậc thánh này đều có cách thức xây dựng hệ thống các quy tắc và luật lệ riêng của các Ngài cho đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Trong đạo Phật, Đức Phật chế luật và những quy định đó gọi là giới.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, trì giới vô cùng vĩ đại

Tìm hiểu tất cả những hệ thống giới luật và quy định do Đức Phật thiết lập ở các cấp độ khác nhau trong giáo pháp của Ngài sẽ mất rất nhiều thời gian và phức tạp. Theo kinh nghiệm của chính tôi, bản thân trì giới đã là điều rất vĩ đại. Trong kinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã dạy rằng trì giới – trong tiếng Phạn là shila, một danh định rất hay – giống như một cơ chế làm mát. Khi bạn cảm thấy rất nóng thì trì giới giống như một cái quạt hay một chiếc máy điều hoà nhiệt độ khiến bạn dễ chịu. Khi bạn thực sự đánh mất tự chủ thì sẽ rất rắc rối; vì vậy, khi bạn cảm thấy mất tự chủ thì lập tức phải trì giới (shila). Phải có sự kiểm soát, giới hạnh phải hiện hữu trong bản thân bạn. Không cần phải để Đức Phật dạy bạn. Không cần phải để đạo sư nhắc bạn - bạn phải giúp đỡ chính mình. Như thế đã là quá đủ rồi, đấy chính là shila hay giới hạnh hoàn hảo nhất. Tiếc thay, trong trong nhiều người không có giới hạnh cho nên rất nhiều người trởthành kẻ nghiện ma tuý, nghiện rượu, cùng đủ mọi thứ khác để rồi cuối cùng họ sẽ chết vì không kiểm soát được bản thân. Họ cứ để cho lạc thú, cái được gọi là lạc thú, cuốn đi. Bởi vì bản thân chúng ta không có khả năng tự giác trì giới nếu không có sự giúp đỡ, nên đức Phật cùng các bậc thánh nhân khác như chúa Giê-su và những vị sáng lập ra các tôn giáo khác buộc phải tuyên thuyết – họ buộc phải đề ra các quy định và răn dạy chúng ta nên làm gì hoặc không nên làm gì. Bạn không được làm điều này, bạn không được uống thứ đồ uống kia, bạn không được ăn thứ đồ ăn nọ... - tất cả những quy định đó đều có trong các tôn giáo. Không may là những quy định này phải có trong các tôn giáo và chúng lại là một gánh nặng. Bạn muốn uống một thứ đồ uống gì đó nhưng theo giới luật bạn không được phộp. Bạn muốn ăn một món ăn nhưng bạn không thể ăn món ăn đó được. Dường như bất kỳ thứ gì bạn muốn ăn đều không được phép và bạn cũng không được phép bị bất kỳ điều gì lôi cuốn. Điều này đôi khi là gánh nặng nhưng tiếc thay nó phải tồn tại bởi vì bản thân chúng ta không có khả năng tự làm được. Nếu bản thân bạn có thể tự trì giới hạnh thì khi đó quy định ấy sẽ không còn cần thiết nữa. Như vậy, nhìn chung phải có shila hay giới hạnh.

Bạn nên thực sự hiểu cách thực hành từ và bi như thế nào để ít nhất bạn có thể tồn tại trong thế giới này mà không phương hai đến chúng sinh

Dĩ nhiên, bạn có thể đọc các kinh điển và luận giảng về shila và tuân thủ theo một cách có hệ thống, nhưng tôi nghĩ các bạn nên thực sự hiểu cách thực hành từ bi và lòng yêu thương như thế nào để ít nhất bạn có thể tồn tại trong thế giới này mà không phương hại đến chúng sinh. Khi bạn đã phát triển Bồ đề tâm nguyện thì tự nhiên bạn sẽ biết shila là gì và giới hạnh bạn cần tuân thủ là gì. Tiếp đó, bạn sẽ tuân thủ nền tảng này của giáo pháp nhưng không nhất thiết phải tuân thủ một cách có hệ thống. Lý do tôi nói như vậy là vì nếu như ai đó buộc bạn không được ăn thịt và bạn lại thực sự thích ăn thịt thì điều này là một vấn đề lớn. Bạn sẽ không bao giờ có thể làm theo tâm mình, mọi việc bạn làm chỉ vì bị người khác bắt buộc. Do vậy, trước tiên, bạn sẽ không thích mình là người ăn chay; thứ hai, bạn sẽ không biết mình đang làm gì bởi vì bạn không trân trọng việc ăn chay; và thứ ba, bạn sẽ không ăn chay một cách thành thật. bạn có thể sẽ bí mật lén ăn một thứ gì đó. Không chỉ có vậy, trong các nhà hàng ăn chay ở cộng đồng người Hoa, họ có rất nhiều thứ như: thịt lợn nướng, gà và cá - tất cả những món ăn này đều được làm từ đồ ăn chay. Thịt lợn hầm và tất cả những thứ này, bít tết chay, thịt lợn chay, thịt gà chay, cá chay, tất cả những điều này thực ra là giả dối. Bạn tự lừa dối chính bản thân mình. tại sao bạn lại muốn lừa dối chính bản thân mình? Là do không có thịt. Thực chất điều này có nghĩa là bạn không có cảm hứng. Bạn không có Bồ đề tâm nguyện, mà chỉ vì bạn đang là một Phật tử người Trung Quốc. Vì vậy, bạn buộc phải ăn chay. Bạn thích ăn cá, bạn muốn ăn thịt lợn, bạn muốn ăn thịt bò; bạn thích bất kỳ loại bít tết nào nhưng rồi bạn lại không được phép ăn chúng. Do vậy, hiện tại bạn đang tự lừa dối chính bản thân mình và nấu thức ăn có mùi vị như thịt bò và rồi bạn ăn các món ăn đó.Điều này thực chất là sự lừa dối lớn. Bạn không những lừa dối Phật, Pháp và Tăng đoàn mà còn lừa dối chính bản thân mình. Dường như đây là một chuyện rất nực cười. Tôi nghĩ trường hợp này sẽ xảy ra nếu như ai đó bảo với bạn: “Đừng làm điều này, hãy làm điều này, làm điều kia, bạn không nên ăn thức ăn này”. Như thế là không tốt. Trong bạn nên có Bồ đề tâm nguyện bên trong bản thân mình và khi đó bạn sẽ không dựng những món ăn đó nữa. Khi tôi trơ thành người ăn chay, mọi người không ai tin, gia đình, thị giả, các tăng ni, bạn bè và những người xung quanh tôi đều không tin vào điều đó – tôi vốn là một người rất thích ăn thịt cơ mà. Vì vậy, họ hỏi “Làm sao ông tồn tại được nếu như ông không ăn thịt?” Tôi trả lời: “Được chứ, tôi có thể”. Một vài người bạn bác sĩ của tôi nói “Nhẽ ra ông không nên quyết định ăn chay nhanh đến như vậy. Nó không tốt bởi vì điều đó có hại cho sức khoẻ”. Tôi nói: “Nếu tôi chết, điều đó không thành vấn đề, tôi chỉ là một chúng sinh đang chết mà thôi trong khi có biết bao nhiêu hữu tình khác đang bị giết hại ở ngoài kia”.Trên phương diện lý thuyết, tôi không bận tâm đến việc mình có thể bị chết ngay buổi sáng ngày mai chỉ bởi vì tôi là người ăn chay, nhưng tôi có niềm tin và sự tự tin mạnh mẽ nhờ Bồ đề tâm nguyện của mình . Thậm chí nếu tôi chỉ có một chút niềm tin thì nó vẫn đủ mạnh để tôi trởthành người ăn chay rất thành công mà không gặp vấn đề gì về sức khoẻ hoặc bất kỳ trởngại nào. Đã chẳng có chuyện gì xảy ra, mọi việc diễn ra rất tốt đẹp. Đó là nhờ sự gia trì – Bồ đề tâm nguyện của chính bản thân tôi. Tôi biết không phải do bất kỳ điều gì khác mà chính là nhờ Bồ đề nguyện đã được khai phát đôi chút nơi tôi.

Shila là một cảm giác thực sự làm bạn bình tâm và cảm thấy an lạc, hạnh phúc

Một khi bạn có Bồ đề tâm nguyện thì điều này đến một rất cách tự nhiên và đó thực sự là shila. Nó thực sự cho bạn cảm giác an lành. đó là một cảm giác thực sự làm bạn bình tâm và khiến bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc, an lạc,– không phải là tự hào mà là trân trọng. Sự thực là bạn sẽ trõn trọng khả năng thực hiện điều đó mà không phô trương bạn là người ăn chay hoặc là thế này hay thế kia. Bạn không nên phô trương sự trì giới của mình. Đừng như một số vị tăng nói rằng họ không ăn một thứ gì sau ngọ để rồi nổi sân vì điều này. Do tắc đường nên họ đến muộn một chút - vào lúc một giờ chiều, và thế là họ làm ầm lên: “Thôi, tôi không ăn trưa nữa, bây giờ đã là một giờ chiều mất rồi”. Điều này là vô nghĩa.Trì giới là tốt nhưng đáng lẽ họ nên dành thời gian để dùng bữa cơm trưa ấy. Gia đình nghèo mời họ đến đã vất vả nấu nướng và chuẩn bị tất cả mọi thứ cho các vị khách mời để rồi chỉ vì các vị khách đến muộn một vài phút, họ đã nói không muốn ăn và họ rất bực mình. Tại sao lại như thế? Thậm chí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không nói như thế. Một số người phụ phô trương núi rằng: “Tôi trì giới rất nghiêm mật nên không muốn ăn trưa. Tôi có thể nhịn bữa trưa nếu bị chậm trễ một vài phút”. Đó không phải cách thức để trưởng dưỡng tâm từ bi. Như thế nghĩa là chúng ta thực sự chưa cảm thông cho gia đình đó, cho những khó khăn vất vả họ đã phải trải qua để chuẩn bị bao nhiêu món ăn vì bạn với tất cả lòng thành. Bạn có thể chịu hy sinh và nói rằng: “ Vâng, tôi sẽ dùng cơm vì gia đình các bạn”. Một số người quá nghiêm khắc, chủ yếu là bởi vì họ không có tâm Bồ Đề. Thay vào đó, họ khởi tâm kiêu mạn, họ nghĩ: “Tôi rất mạnh mẽ nên thậm chí có thể không ăn trưa, ăn tối mà vẫn rất ổn.” Nhưng sau đó thì ai biết? Có thể họ đang trởvề nhà và lén ăn những món ngon, ai biết được? ý tôi muốn nói điều đó có thể xảy ra. Điều đó là có thể; mọi thứ đều có thể trên thế giới này.

Để tu tập và trì giới chân thật, bạn phải có Bồ đề tâm nguyện

Để bất kỳ sự tu tập Kim Cương Thừa, Đại Thừa và Tiểu Thừa – bất cứ sự tu tập và trì giới chân thật nào, bạn phải sẵn có Bồ đề nguyện trong bản thân. Khi đó mọi việc làm của bạn sẽ đều chân thành, không chỉ có vậy, tâm chân thành sẽ mang lại cho bạn niềm hỷ lạc, bình an, mãn nguyện lớn lao từ những việc bạn đang làm và bạn sẽ cảm thấy thực sự may mắn là mình có thể làm được điều đó.Nếu như bạn phát nguyện sẽ không ăn vào buổi tối thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và thực sự may mắn. Trên thực tế, điều này xuất phát từ tâm bởi vì bạn có khả năng lợi ớch cho tất cả hữu tình, ngoài ra bạn là một người ăn chay nờn đây là điều rất tốt. Bạn sẽ cảm thấy thực sự mãn nguyện và ngày nào bạn cũng được thụ hưởng niềm vui, an lạc, và sự món nguyện. Tất cả những lợi lạc này đều bắt nguồn từ giới hạnh (shila). Đây mới là giới hạnh (shila) thực sự, rất an ổn và thực sự an lạc. Đây là ý nghĩa của shila, giới hạnh – bất kỳ giới luật, điều kiện hoặc quy định nào có thể có.Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy đó là một gánh nặng, hoặc thậm chí nếu bạn không cảm thấy đó là gánh nặng thì bạn sẽ khởi tâm ích kỷ: “Không ai làm những việc như tôi đang làm, vậy tôi là một người rất vĩ đại. Tôi là người rất đặc biệt, tôi không ăn tối. Tôi là người rất vĩ đại bởi vì tôi không ăn thịt. Tôi vĩ đại bởi vì tôi không uống rượu. Mọi người uống rượu còn tôi thì không uống. Tôi rất đặc biệt.” Loại tâm tự phụ này không bao giờ phù hợp với sự tu tập đạo Phật. Thông thường, có năm nguyên tắc hay năm giới luật (ngũ giới). Nói chung, trong Phật Pháp quy định mười hành vi - mười thiện nghiệp (thập thiện) mà bạn nên làm và ngược lại là mười hành vi bất thiện (thập ác) mà bạn nên tránh.

Sát sinh là hành vi đầu tiên trong năm ác nghiệp cần tránh

Vậy, có mười hành vi nhưng khi đi vào thực tế thì có năm. Đôi khi, họ cho rằng có bốn hoặc năm hành vi ác nghiệp. Hành vi thứ nhất là sát sinh. Đây là ác nghiệp đầu tiên. Sát sinh là điều rất tồi tệ. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng hiểu rằng sát sinh vô cùng tồi tệ. Bạn không thể chấp nhận được nếu như ai đó giết bạn, bạn không thể chấp nhận được điều đó. Vậy tại sao những chúng sinh khác lại phải chấp nhận nó? Điều này rất tệ hại – thậm chí nếu như chúng ta có ý chí rất mạnh mẽ để giết một trăm hoặc một nghìn người hoặc những chúng sinh quanh ta. Tôi muốn nói ví dụ như bạn muốn giết một con muỗi, bạn chỉ phun thuốc một lần nhưng tôi nghĩ sẽ có một trăm con muỗi chết. Điều này không có nghĩa bạn có quyền sát sinh. Dẫu sao, sát sinh là hành vi ác nghiệp đầu tiên nên tránh – sát sinh là điều vô cùng tệ hại. Sát sinh là hành vi ác nghiệp trực tiếp và rất tai hại.

Thứ hai là trộm cắp

Thứ hai là trộm cắp. Việc trộm cắp tài sản hoặc lấy tài sản của người khác không thuộc về bạn là rất tội lỗi. Tôi muốn nói đó là điều rất tệ hại đối với bạn, đối với những người khác và đối với xã hội.

Thứ ba là tà dâm

Thứ ba là tà dâm. Đây là hành vi rất có hại. Bạn có thể hiểu rằng trong thời đại ngày nay, nếu có sự không trung thực giữa bạn đời như việc chồng lừa dối vợ thì sẽ gây ra nhiều nỗi đau trong gia đình và cả trong xã hội. Hành vi đó làm cho tâm của bạn bất an và nú có thể gây ra cái chết, nhiều người có thể tự tử và có thể gây ra những tiêu cực khác, dẫn đến những chuyện khủng khiếp có thể xảy ra. Vì vậy, không nên phạm vào nghiệp tà dâm.

Thứ tư là nói dối

Tiếp đó, lừa gạt, nói dối (vọng ngữ) cũng là vấn đề gây phiền toái cho bạn và những người khác. Dần dần, bạn mất thể diện còn mọi người cũng không tin bạn nữa vì bị lừa dối. Đây chính là một trong những ác nghiệp. Vì vậy, đó cũng là điều phải tránh. Nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, thậm chí điều nhỏ nhặt như nói đùa sẽ dần dần ngày càng trởthành vấn đề lớn và rốt cuộc, bạn đang lừa gạt rất nhiều người. Rồi một ngày nào đó bạn cũng sẽ lừa dối chính mình. Nói dối cũng là một tội nặng giống như sát sinh. Nó là điều rất xấu xa, rất nghiêm trọng. Thoạt đầu có thể không nghiêm trọng lắm bởi vì có thể bạn đang làm điều này như một trò đùa với sự hài hước nhưng sau đó câu chuyện sẽ trởnên ngày càng xấu đi theo thời gian. Vì vậy, nói dối cần phải bị loại bỏ.

Thứ năm là uống rượu

Đồ uống có men như rượu rất độc hại bởi vì sau khi uống rượu bạn sẽ bị say và mất ý thức. Dĩ nhiên, chúng ta luôn mất ý thức bởi vì chúng ta không ý thức về bản thân mình do thiếu hiểu biết, nhưng trên hết nếu chúng ta uống rượu thì chúng ta thực sự sẽ trởnên cuồng loạn. Chúng ta sẽ đánh mất nhân phẩm. Vớ như, có nhiều người ban ngày rất được tôn trọng nhưng buổi tối mọi người dỏm không đến gặp họ. Họ nói: “Anh ta đã hoàn toàn say xỉn, đừng đi gặp anh ta, chẳng có ích gì khi đi gặp anh ta. Lúc này anh ta là người rất xấu nhưng sáng mai bạn có thể đi gặp anh ta và lúc đó, anh ta là người rất hiểu biết, rất ân cần và nhã nhặn.” Có nhiều người như thế vỡ họ thường uống rượu vào buổi đêm. Cho nên, uống rượu thực sự khiến người ta cảm thấy rất tồi tệ và chán nản. Chúng ta không muốn điều đó. Ngoài ra, khôngchỉ vỡ lý do vị kỷ ấy, mà nguyên nhân chính là một khi bạn bị say, bạn thường có xu hướng đỏnh mất ý thức về trì giới, đỏnh mất tất cả mọi giới luật. Nếu bạn là người ăn chay, bạn sẽ ăn thịt trong lúc say rượu. Nếu bạn không có thói quen ăn cắp, bạn sẽ ăn cắp; thậm chớ nếu bạn là một người rất nhó nhọc, bạn sẽ dần có thói quen gắt gỏng, gây gổ, nôn oẹ và làm vấy bẩn tất cả các tấm thảm - tất cả những điều tương tự như vậy, tất cả những điều dơ bẩn như vậy - chuyện đó thật đỏng hổ thẹn. Nú sẽ là m phương hại đến nhiều người xung quanh bạn và đặc biệt có hại đối với tâm Bồ đề của bạn. Do vậy, bạn không nên say rượu. Đó chính là trì giới giới (shila). Ba la mật thứ ba là nhẫn nhục và Ba la mật thứ tư là tinh tiến Ba la mật Ba La Mật thứ ba là nhẫn nhục, vị tha. Tôi đó từng đề cập sơ qua về nội dung này, tôi không muốn nhắc lại nữa vỡ thông qua hiểu biết, cỏc bạn sẽ tự nhiên có được đức tính nhẫn nhục. Nếu không hiểu biết về những người khác, bạn sẽ không bao giờ nhẫn nhục được mà thậm chớ nếu có cố gắng, các bạn cũng sẽ không thể. Tuy nhiên, nhẫn nhục là việc thực hành tu tập quan trọng nhất của một người tu tập tâm Bồ đề. Song người tu tập cần phải thực hành tu tập với sự hỗ trí của tinh tiến, nếu khụng, việc tu tập đức tính nhẫn nhục sẽ không mang lại kết quả nhiều. Điều này luôn luôn đúng - thực sự là chúng ta đang có nhiều vấn đề. Chúng ta luôn muốn thực hành song không hoàn thành việc tu tập nào cả và thiếu đi Ba La Mật.

Ba la mật thứ năm là thiền định

Phải có định tâm trong bất kỳ pháp tu tập nào. Nếu không có định tâm, hành giả lúc đầu có thể siêng năng tu tập nhưng cuối cùng lại không tu tập được vì có nhiều việc xảy ra xung quanh là họ tận tâm. Nếu họ có định tâm trong khi thực hành tu tập, việc đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Cuối cùng là Ba la mật trí tuệ

Ba La Mật cuối cùng là giác ngộ hay trí tuệ, đại trí tuệ là sự hiểu biết lớn lao – là hiểu biết toàn diện mà tôi đó đề cập đến. Hiểu biết toàn diện về chân lý phổ quát. Bản thân hiểu biết toàn diện cũng là chân lý phổ quát, đó là Bát Nhã Ba La Mật (Prajna Paramita). Điều này cần phải được quán chiếu vì đây là thiện hạnh cao quý của bất cứ việc thực hành nào đối với Bồ Tát. Ngoài ra, thông qua trí tuệ chúng ta đạt được tâm Bồ đề tuyệt đối mà tôi đó đề cập ở phần trên. Hành giả chỉ có thể đạt được Bồ đề tâm tuyệt đối sau khi đó chứng ngộ được đại trí tuệ. Đó là tất cả nội dung tu tập tâm Bồ đề. Có hàng trăm triệu cách thực hành tâm Bồ đề, song Lục độ Ba La Mật là pháp tu chủ yếu.

Một trong những pháp tu quan trọng nhất của lục độ Ba la mật là trì giới.

Nếu muốn thực hànhtu tập theo Đại thừa, trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng từ bi đối với hết thảy chúng sinh, hành giả phải thực hành Lục độ. Song trước tiên, như tôi đã nói và muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng hành giả cần phải khai phát Bồ đề tâm nguyện; đó là pháp tu căn bản đầu tiên và tâm Bồ đề chân thật. Một trong những pháp quan trọng nhất của Lục độ Ba La Mật là trì giới giới. Đây là điều rất quan trọng mà hành giả cần hiểu. Đương nhiên là thực hành bố thí luôn có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là một trong những lý do khiến bố thí là Ba La Mật đầu tiên và mọi người có thể tu tập Ba La Mật này. Trong chừng mực nào đó , hầu hết mọi người trên thế giới này đều có thể thực hành tu tập bố thí. Mặc dự bố thí là Ba La Mật đầu tiên song nhìn chung và trong thực tế mà nói, trì giới có vai trò rất quan trọng. Do đó, khi bạn phát nguyện trì giới, chắc chắn bạn sẽ quen dần và khi đó quen với trì giới bạn sẽ biết trân trọng nó. Một ngày kia, bạn sẽ trân trọng sự tu tập trì giới. Ví dụ như một người nghiện rượu có thể cai rượu từng bước một. Nếu may mắn, người đó có thể thực hiện được việc này, và chắc chắn cuối cùng sẽ đoạn tuyệt được với rượu. Như thế là rất tốt.Bạn cần luôn nỗ lực không ngừng, nếu không, như tôi đó đề cập ở phần trước, sẽ tiếp tục bị những cám dỗ này lôi cuốn: uống rượu một cách sai trái, làm những điều sai trái, ăn những đồ sai trái và do đó mọi thứ sẽ có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khoẻ, rất xấu đối với tâm và rất xấu đối với gia đình, xã hội, đối với đời kế tiếp và đương nhiên là lừa dối Phật, Pháp, Tăng, tôi cho rằng việc đó cũng có ảnh hưởng rất xấu đến tâm.Bạn thậm chí có thể chỉ chọn tu tập một trong mười giới luật. Bạn chỉ thực hành tu tập một giới luật và nghiêm trì giới luật đó. Việc này cuối cùng sẽ đem lại cho bạn niềm hỷ lạc to lớn sau khi thànhtựu bất kỳ pháp tu nào. Cũng có thể trì giới giữ các giới luật trong một thời gian nhất định. Bạn có thể phát nguyện: “Mình sẽ không ăn thịt trong một năm” và sau đó kiểm chứng những điều diễn ra. Bạn có thể làm được những điều như vậy. Bạn có thể phát nguyện không uống rượu trong một năm và sau đó kiểm chứng. Điều này có thể thực hiện được từng bước một và sau đó người tu tập có thể thực hành trì giới.Ví dụ như đối với việc thực hành bố thí, từ nhiều năm trước, một ngàn năm về trước, một số đại hành giả yogi Ấn Độ đó từng viết trong các luận tạng là các Ngài đó học được cách thực hành bố thí bằng cách chuyển mọi thứ từ tay phải sang tay trái và sau đó chuyển từ tay trái sang tay phải. Họ thực hành điều rất vi tế này để rèn luyện bản thân có được đức tính bố thí. Để trở thành một người tu tập có đức tính bố thí là một việc rất khó. Điều này nghe có thể như đùa song lại hữu ích. Từng bước một, chuyển từ tay nọ sang tay kia - thực hiện việc luyện tập từng bước nhỏ, rất nhỏ. Dần dần người tu tập có thể thực hành nhiều hơn. Tất cả mọi việc thực hành tu tập đều như vậy. Bạn cần phải làm được điều này. Bạn có thể không cần bố thí cho ai khác song bằng việc vừa chuyển từ tay phải qua tay trái, vừa suy nghĩ và nói: “Xin hãy cầm lấy, tôi đang bố thí đồ này cho anh”. Rồi lại chuyền từ tay phải qua tay trái và núi: “Xin hãy nhận lấy món đồ này, tôi không cần đến nó, xin hãy sử dụng món đồ này cho bản thân anh.” Nói ra những câu từ là một cách luyện tập, tôi nghĩ rằng đó là một cách luyện tập đơn giản, song thực sự hiệu quả cao. Đó là cách các đại hành giả yogi Ấn Độ đó thực hành cách đây nhiều năm. Cách đó rất hiệu quả và cuối cùng cách nghĩ đó chứng đạt Phật quả ngay trong hiện đời.

Không nên có thái độ vị kỷ trong việc thực hành tu tập

Có nhiều mức độ hiểu biết khác nhau. Do đó, cũng có những mức độ tu tập khác nhau về tâm Bồ đề. Ví dụ như, tôi đó đề cập đến trong buổi sáng hôm nay, không nên có thái độ ich kỷ trong việc thực hành tu tập. Đây là điểm cơ bản. Khi thực hành tu tập tâm từ bi và tình yêu thương, điều trọng yếu trước hết mà người tu tập cần phải hiểu là khôngđược thực hành chỉ vì lợi ích cá nhân. Điều này rất quan trọng. Không được tu tập chỉ vì lợi ích bản thân mà không nghĩ đến những người khác. Không bao giờ được làm như vậy. Song đối với những người mới bắt đầu tu tập, những người đó sẽ cảm thấy không rõ ràng việc tu tập vừa đem lại lợi lạc cho bản thân họ và cho những người khác . Chắc chắn những người mới bắt đầu tu tập sẽ có cảm giác đó. Điều này là tự nhiên và có nghĩa là người tu tập chưa phải là người đạt được trì giới độ cao. Tuy nhiên, để trởthành hành giả tu tập tâm Bồ đề thực sự, động lực cần có chỉ có thể được trưởng dưỡng dựa trên sự hiểu biết về đạo Phật; làm thế nào để thấu hiểu những khổ đau của người khác và để chia sẻ những khổ đau ấy. Khi đó bạn sẽ khám phá bản thân để kiểm chứng xem liệu đó thực hành được công hạnh đó hay chưa.Các bạn cần làm quen với phương pháp này trong cuộc sống hàng ngày và nếu thành công, nó có thể mang lại lợi lạc cho chính bạn, đồng thời bạn cũng sẽ có động lực thanh tịnh để lợi ích cho những người khác. Động lực tu tập phục vụ cho bản thân và cả những người khác nữa. Do đó, trong thực tế, động lực này không xấu, bản thân nó tốt song chưa phải ở mức độ cao – như tôi đó đề cập đến. Khi bạn đó phát triển được động lực tu tập của bản thân, bạn sẽ phát triển được hiểu biết về trì giới tu tập trong đời sống hàng ngày, và một ngày nào đó sẽ có thể không chỉ làm lợi lạc cho bản thân và cũng cho khắp thảy hữu tình khác. Bạn đem lại lợi ich cho bản thân chủ yếu vì mong muốn được lợi lạc. Bạn mong muốn được lợi ich song cũng mong muốn làm lợi lạc cho các chúng sinh khác. Để lợi lạc chúng sinh trước hết bạn phải lợi ich cho bản thân. Đây là cấp độ thứ hai bạn sẽ đạt tới. Đây là động lực tu tập ở mức độ cao hơn khi ấy nếu bạn tiếp tục thực hành tu tập bạn sẽ chỉ cũn nghĩ đến việc làm lợi lạc cho hết thảy những chúng sinh khác . Bạn sẽ không bao giờ nghĩ về mình ; suốt 24 tiếng một ngày, bạn sẽ chỉ còn động lực làm lợi lạc cho chúng sinh và bất cứ việc gì cũng sẽ chỉ vì lợi ich của vạn loài hữu tình.

Ở mức độ này, thậm chí bạn không còn nghĩ về “cái tôi” của mình nữa. Từ “bạn”, từ “tôi” sẽ không có trong vốn từ của bạn nữa. Đây là sự giác ngộ tối thượng, hay là cấp độ cao nhất trong tu tập Bồ Đề tâm. Người thực hành được như vậy sẽ được coi là hành giả cao cấp nhất, như một bậc Bồ Tát. Đại Thừa có ba bậc Bồ Tát chính; đó là Đức Quán Thế Âm Bồ tát, Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đức Kim Cương Thủ Bồ Tát. Ba bậc Bồ Tát này đại diện cho ba khía cạnh khác nhau của Bồ Đề tâm và mức độ phỏt nguyện khác nhau của các Ngài để lợi ich giải thoát chúng sinh. Trong ba đại Bồ Tát, đức Quán Thế Âm là Bồ Tát có hạnh nguyện đại bi cao nhất.Đức Quán Thế Âm đã phát tâm Bồ Đề và thệ nguyện rằng bản thân Ngài sẽ chưa thành Phật, mang hình tướng Bồ Tát cho đến khi độ thoát tất cả mọi chúng sinh trong pháp giới, cho đến khi không còn có bất kỳ chúng sinh khổ đau nào trong vũ trụ này. Đó là lý do tại sao, Đức Quán Thế Âm chưa muốn đạt ngôi vị giải thoát. Do vậy, tất cả các Bồ Tát đều rất tôn kính Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài được tôn kính là hiện thân của hết thảy tình yêu thương và lòng bi mẫn ; Ngài là Bồ Tát vĩ đại nhất và được tôn kính nhất.

Bạn nên đối xử với người khác như cách bạn đối xử với chính mình

Liệu Bồ Tát có tồn tại hay không, điều đó không quan trọng. Hiện tại, thực tế mà nói, chúng ta cần thực hành và chúng ta cần khởi đầu theo cấp độ của chính mình. Dĩ nhiên, đối với phàm tình chúng sinh như chúng ta, chúng ta phải bắt đầu từ một cấp độ rất thấp. Tôi nghĩ xét về mặt thực hành thì chúng ta ở cấp độ rất thấp,chưa đủ điều kiện để trởthành người hành trì Bồ Đề Tâm nhưng dù sao ít nhất chúng ta nên cố gắng đạt đến vị trí đó. Tuy nhiên, chúng ta phải bắt đầu từ cấp độ thấp hơn, điều đó có nghĩa là hãy đặt chính bạn và mọi thứ bình đẳng trong cùng mức độ. Nói cách khác, bạn nên đối xử với mọi người như cách mà bạn đối xử với chính bản thân mình. Đó là cấp độ căn bản của việc hành trì Bồ Đề Tâm. Điều này cũng khá khó khăn cho chúng ta nhưng chúng ta nên bắt đầu từ cấp độ đó, và sau đấy tất cả các pháp thực hành nên được hành trì tương ứng. Chẳng hạn, bố thí, trì giới nên được hành trì theo như cấp độ hiện tại của bản thân, và các pháp khác cũng vậy – hành trì một cách đúng đắn mà không khoa trương. Sự tu tập phải được thực hành rất chính xác, rất thiện sảo – không phải bằng cách phóng đại. Ví dụ như, các Bồ Tát, những bậc Bồ tát vĩ đại đôi khi bố thí con mắt, các bộ phận trên cơ thể, mạng sống, con cái và vợ của họ – có nghĩa là tất cả mọi thứ. Nếu như có người muốn có và cầu xin một điều gỡ đó thì các vị Bồ Tát sẽ ban cho, nhưng đó là cách hành trì của các bậc Bồ Tát rất cao cấp. Chúng ta không thể thực hành công hạnh đó; thậm chí chúng ta không thể cố gắng làm điều đó. Ngay cả khi chúng ta cố gắng làm thì sẽ bị coi là phạm tội. Bạn không nên làm bất cứ việc gì không thuộc cấp độ của mình – cấp độ bạn đang có. Vì vậy, nên thực hiện cái gọi là việc hành trì “đầy đủ”. Cấp độ thấp hơn của việc thực hành, đặc biệt với việc bố thí, là khi bạn cho đi thứ mà bạn có thể bố thí, thứ mà bạn cho phép bản thân bố thí. Đó là con đường đúng đắn để thực hành tu tập Bồ Đề Tâm. Bạn không nên ép buộc chính mình bố thí thứ mà bạn không hoàn toàn sẵn sàng bố thí. Việc bố thí phải được thực hiện theo cách người bố thí sẽ không hối hận hay hối tiếc về những gỡ đó bố thí hay bất kỳ điều gì khác. Bạn không nên cảm thấy hối hận về những thiện hạnh mà mình đã làm.


Hối tiếc về một thiện nghiệp là một cách phá hủy công đức, và thứ hai là khoe khoang. Cách thứ ba hủy hoại công đức là nổi lòng sân hận với bậc Bồ tát


Lấy ví dụ như, đối với bố thí, nếu như bạn mời ai một chén trà và sau đó bạn hối tiếc: “ồ, đáng lẽ mình không nên mời anh ta chén trà này vì nó thật đắt tiền và bây giờ mình không có trà để uống”. Không nên có thái độ hoặc khởi niệm này ngay sau một thiện hạnh của bạn. Lý do chính tại sao việc bố thí không nên thực hiện theo cách này là bởi vì bạn không hoan hỷ bố thí một cách vô điều kiện. Hối tiếc về một thiện nghiệp đã làm là một trong những cách phá hủy công đức, và thứ hai là sự phô trương. Đây là hai yếu tố chủ yếu phá hủy công đức của bạn. Hai điều này không bao giờ khiến mọi người tôn trọng, không bao giờ được những người tu tập hoan nghênh . Bởi vậy, không nên cảm thấy hối tiếc ngay sau khi đã thực hiện được một thiện nghiệp. Điều thứ ba huỷ hoại công đức là khởi tâm sân hận đối với các vị Bồ Tát. Nếu như các bạn cãi cọ, hoặc thậm chí nếu bạn không cãi cọ nhưng bạn sân hận và bất kính - một sự tức giận sâu sắc và nghiêm trọng - đối với các vị Bồ Tát, nó sẽ phá huỷ hoàn toàn công đức của nghiệp thiện bạn đã tích lũy. Trên đây là ba yếu tố chủ yếu huỷ hoại công đức cho dù công đức mà bạn đã tích luỹ nhiều và lớn lao đến như thế nào. Vì vậy, để ba yếu tố huỷ hoại này không tổn thất công đức ngay sau khi thực hiện một thiện nghiệp thì chúng ta phải rất thận trọng.Là một hành giả, những gì mà chúng ta phải làm là hiểu được mức độ hiện tại của mình. Cần hết sức cẩn trọng bởi vì chúng ta không muốn lãng phí năng lượng của mình để rồi không đạt được mục tiêu gì. Chẳng hạn như, chúng ta bố thí rất nhiều thứ và sau đó chúng ta muốn khoe khoang, khi ấy tất cả công đức mà chúng ta tích luỹ đều biến mất. Cũng như thế, chẳng hạn như trong khi thực hành Bồ Tát Đạo, Bồ Đề Tâm, thiền định, bố thí, v.v… bạn cũng có thể sẽ cảm nhận được điều này – có thể là vì một lý do vô nghĩa, có thể là vì một lý do phù hợp. Dẫu sao thì vì bất kỳ lý do nào, nếu bạn cảm thấy hối tiếc về việc mình đã làm thì cảm giác hối tiếc sẽ huỷ hoại toàn bộ công đức. Vì vậy, không nên để nó xảy ra bởi vì bạn đã uổng phí rất nhiều năng lượng, thời gian và nhiều thứ khác nữa.

Hãy tu tập Bồ đề tâm và lục độ Ba la mật với sự cảm hứng trọn vẹn, với niềm hỷ lạc lớn lao và một cách tự nguyện

Chúng ta không muốn thế, dĩ nhiên việc để cho những tư tưởng hối tiếc về thiện nghiệp len lỏi vào trong tâm và trong sự thực hành tu tập không chỉ là lãng phí thời gian mà còn rất tội lỗi. Do vậy, như tôi đã chỉ ra ở phần trước, thực hành đạo Phật, đặc biệt là tu tập Bồ Đề Tâm, lòng bi mẫn, từ ái, bố thí, trì giới và lục độ Ba La Mật nên được thực hiện với sự cảm hứng khởi trọn vẹn, với niềm hỷ lạc lớn lao và nên được thực hiện một cách tự nguyện. Điều đó có nghĩa là bạn phải thực hành bằng tất cả tấm lòng chân thành, bằng trí tuệ của mình -bằng Bồ đề tâm nguyện. Sau đấy bạn sẽ làm mọi việc một cách nhiệt thành. Thậm chí nếu như bạn phải hiến tặng một phần cơ thể mình trong khi bạn đang sống, chứ không phải là lúc bạn đang sống những ngày cuối cùng, bạn sẽ thấy chỉ đơn thuần cho đi bộ phận đó. Nếu như có người muốn tôi cho đôi mắt, tôi sẽ sẵn sàng cho đi đôi mắt, chỉ đơn giản vậy thôi, không chút hối hận, trái lại, tôi sẽ thấy một niềm hoan hỷ lớn lớn lao. Với niềm hoan hỷ ấy, tôi có thể bố thí đôi mắt của mình. Nếu bạn đạt được cấp độ này thì sẽ không còn vấn đề gì. Bạn nên thực hành tu tập như vậy, tuy nhiên, trong khi bạn đang trên con đường đạt đến cấp độ đó, bạn chớ để bản thân bị lôi cuốn vào sự tu tập một cách phô trương. Bạn không nên như thế. ở những cấp độ thực hành thấp hơn, chúng ta cần luôn có hiểu biết một cách toàn diện về tầm quan trọng của việc đối xử với mọi người giống như việc đối xử với bản thân chúng ta. Thông qua sự hiểu biết này, việc thực hành sẽ diễn ra tự nhiên và chúng ta sẽ có thể chia sẻ tình yêu thương, chia sẻ quyền lợi và lợi ích – chia sẻ bất cứ thứ gì mà chúng ta đã tạo ra – mà không mong cầu đáp trả bất cứ điều gì.Bất kỳ điều gì mà bạn làm- ngay cả khi bạn không thể bố thí tất cả hoặc toàn bộ- bạn có thể chia làm đôi và bố thí một nửa cho người khác và giữ nửa còn lại cho bản thân Chẳng hạn như khi chúng ta hồi hướng cụng đức sau bài giảng này, sau khi thiền định hay sau mỗi thời khóa tu tập, chúng ta đem công đức đó tích lũy được hồi hướng cho người khác; điều này có nghĩa chúng ta đang chia sẻ. Chúng ta sẽ nói: “Nguyện đem cụng đức tích luỹ được, xin hoan hỷ đó n nhận và thụ hưởng”. Tâm nguyện như vậy có nghĩa là bạn đang chia sẻ. Khi bố thí cũng nên làm như vậy. Bất kỳ điều gì mà bạn làm – ngay cả khi bạn không thể bố thí tất cả– bạn có thể chia làm đôi, bố thí một nửa cho người khác và giữ nửa còn lại cho bản thân. Thái độ vị kỷ vẫn hiện hữu nhưng nó không còn mạnh mẽ như trước nữa và bạn hoàn toàn tôn trọng người khác, vì họ cũng có quyền được hưởng những điều tốt đẹp: đức hạnh, an lạc, niềm vui và tất cả điều may mắn. Vì vậy, bạn nguyện cầu và hồi hướng cho họ công đức mà bạn đã tích luỹ. Bạn phải chia sẻ với họ - đây là thái độ đúng đắn.Về mặt thực hành tu tập giới hạnh, trì giới và những quy định khác, đặc biệt là trì giới, hầu hết những hành giả ích kỷ đều trì giới với mục đích để được tái sinh với một cuộc sống tốt đẹp, nhờ đó họ có thể trở thành một vị vua hoặc được sinh ra trong một gia đình danh giá, với những tướng tốt ưa nhìn và có đầy đủ mọi điều kiện. Họ hy vọng được tái sinh trong một thành phố sạch đẹp, ở một nơi thuận lợi, tại một đất nước danh tiếng, giàu có và tất cả những nơi tương tự như thế. Họ tin rằng nếu như họ đã tích luỹ được công đức bằng việc tuân thủ các giới hạnh, họ sẽ có những phúc duyên này. Vì đây là điều rất phổ biến trong đạo Phật cũng như trong cộng đồng tu tập đạo Phật, hầu hết mọi người hành trì là vì những lý do đó để trong kiếp sau họ sẽ được sinh ra trong những điều kiện rất thuận lợi. Do vậy, nhiều người cho rằng họ nên tuân thủ các giới hạnh của đạo Phật để họ có thể gặt hái được những phúc lành như thế. Đó là con đường chưa rốt ráo. Thực ra, ý tôi nói cách tu tập đó không phải là sai trái nhưng đó chưa phải là cách thích hợp để hành trì giới hạnh theo truyền thống Kim Cương Thừa. Việc bố thí cũng được nhiều người thực hiện với mong muốn trở nên giàu có và có thể loại bỏ những chướng ngại cùng những thứ khác cản trở họ. Đó cũng chưa phải là con đường đúng đắn – chúng ta nên bố thí với động lực khác. Chẳng hạn, nếu như chúng ta có mười đô
la và người khác không có đồng nào, chúng ta nên nghĩ rằng: “Tôi sẽ cho anh ta năm đô-la bởi vì anh ta rất nghèo và tôi sẽ giữ lại năm đô-la cho bản thân. Nếu làm như vậy, tôi sẽ có thể tồn tại và anh ta cũng vậy”. Chúng ta cần phải có động lực như vậy.Chính là như thế đấy, đó mới là động lực thuần khiết và đúng đắn. Không cần phải vòng vo. Có thể bạn không bố thí đúng một nửa số tiền nói trên, song điều đó không quan trọng. Bạn có thể chỉ bố thí chút ít vì lợi ích của người kia mà không trông đợi sự đền đáp, đồng thời bạn cũng phải hiểu rằng họ có quyền được hưởng sự bố thí đó. Bạn bố thí vì bạn nghĩ : “Tôi muốn tâm bình an và có thời gian thư giãn để tu tập được nhiều hơn mà không bị chướng ngại vì lợi ích của tất cả chúng sinh, bởi lẽ họ cần sự tu tập và giúp đỡ của tôi. Tuy nhiên, tôi không thể tu tập thực hành tốt nếu tôi không có giới hạnh nâng đỡ hộ trì giới bởi vì tôi thường hay bị tán tâm. Do vậy, tôi cần phải trì giới.”Đây là động lực đúng đắn để trì giới. Cùng với việc ngày một tinh tiến trong tu tập, trong cụng hạnh thực hành Bồ Tát Đạo hay Bồ Đề Tâm, thái độ ích kỷ cũng của bạn sẽ tự động biến mất hoặc giảm thiểu. Khi ấy tâm nguyện lợi ich chúng sinh sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Cuối cùng, bạn sẽ làm mọi việc hoàn toàn vì lợi ích người khác, nhưng điều này không có nghĩa là bạn hy sinh bản thân mình. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không còn chút tiền nào, không có tài sản hoặc bất kỳ thứ gì và bạn sẽ phải chịu đựng khổ đau và bị bỏ lại đằng sau. Nó không có nghĩa là nếu như bạn bố thí cho người khác mọi thứ, hành trì mọi việc cho mọi người thì bạn sẽ không còn gì cho bản thân, bạn sẽ trởthành kẻ ăn mày và phải chịu nhiều khổ đau. Không phải như thế. Bạn sẽ chẳng bao giờ thấy đau khổ nếu như bạn thực hiện tốt từng bước với trí tuệ hiểu biết. Thay vào đó, bạn sẽ có sự an lạc để tu tập thực hành bố thí. Trong tâm sẽ tràn đầy sự mãn nguyện và niềm vui vô bờ. Khi bạn thực hành tu tập với tâm vô ngã, không còn thái độ vị kỷ thì sẽ không còn bóng dáng khổ đau. Từ giây phút đó trở đi, lo lắng này sẽ không còn tồn tại. Còn quá sớm để bạn suy nghĩ về điều đó. Có lẽ, ngay trong đời này, chúng ta sẽ chưa thể tự do giải thoát hoàn toàn khỏi cái tôi. Tôi nghĩ rằng điều đó là chưa thể làm được, do vậy chúng ta không phải lo lắng.

Phật thực sự có nghĩa là giác ngộ

Chẳng hạn, mọi người thường nói khá nhiều về việc họ sẽ là ai; họ sẽ gặp tình huống nào nếu như họ trở thành Phật. Mọi người lo ngại về điều đó. Tôi cảm thấy điều này là nực cười và cũng rất ngây ngô, ngay cả khi chúng ta chỉ bàn về điều đó. Họ cho rằng khi họ thành Phật thì họ sẽ chẳng làm gì và sẽ giống như cỏ cây. Có lẽ đó là do trong tâm tưởng của họ, hình ảnh của đức Phật giống như một bức tượng; bức tượng này luôn an tọa trên ban thờ và chẳng làm gì cả, thậm chí không uống nước. Do vậy, họ mới suy nghĩ như thế và bắt đầu lo lắng, băn khoăn về nó. Tôi cho rằng còn quá sớm để bàn về điều đó. Rất nhiều người nói như vậy; họ muốn thực hành Phật Pháp chỉ để nhận được một vài lợi ích chứ không muốn trở thành Phật. Tôi nghĩ họ nói rằng họ không muốn trơ thành Phật vì trơ thành Phật không có gì vui vẻ cả - hoặc tương tự như vậy. Thêm nữa, họ không biết Phật có nghĩa là gì. Phật thực chất có nghĩa là giác ngộ. Đó là một trạng thái trong sáng của tâm, trạng thái tối thượng của trí tuệ trong bạn, trong tâm của bạn - đấy mới là cốt tủy. Trạng thái đó tốt hơn hàng trăm nghìn triệu lần so với những hiểu biết hiện có của chúng ta.Những hiểu biết chúng ta hiện có cũng không tồi. Tôi muốn nói chúng ta đã có một chút hiểu biết về chuyện này, chuyện kia và hiểu biết đó đem lại cho chúng ta hạnh phúc lớn lao. Nếu như chúng ta học hỏi được một điều gì đó, chúng ta thấy hạnh phúc, vui vẻ. Chẳng hạn như, có thể chúng ta muốn học một ngôn ngữ như tiếng Pháp hoặc tiếng Trung. Về phần mình, tôi thích học và giao tiếp với người Pháp, tôi muốn nói đến các đệ tử của tôi. Nhưng khi đó tôi chưa thể giao tiếp tiếng Pháp thành thạo và tôi cảm thấy thất vọng và hơi nản một chút. Sau đó, tôi đã bắt đầu học tiếng Pháp và dần dần tôi có thể giao tiếp và trò chuyện bằng tiếng Pháp. Và rồi, tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ, hạnh phúc chỉ bởi vì tôi có thể nói được ngôn ngữ đó. Đấy chỉ là sự hiểu biết đôi chút, tuy rất nhỏ bé nhưng nó cũng tạo ra nhiều niềm vui. Không chỉ riêng việc học tiếng Pháp, việc học các ngôn ngữ khác và những kỹ năng khác như lái xe hoặc cách pha trà, một chén trà thật ngon; đó cũng là niềm vui lớn. Nếu như bạn không biết cách pha một chén trà thật ngon thì điều đó thật đáng tiếc vì sẽ không có ai muốn uống trà bạn pha, còn bạn cũng sẽ không bao giờ thích trà do bạn pha và bạn sẽ chỉ tiêu tốn nhiều ga, điện, nước cùng tất cả những thứ dùng để uống trà. Bạn sẽ đánh sóng trà ra khắp nơi và chẳng biết phải làm gì cả. Vì vậy, sẽ rất khổ sở, nhưng khi bạn biết làm cách nào để pha được chén trà ngon thì chính nó sẽ tạo cho bạn cảm giác rất thú vị. Tôi không định nói đó là niềm vui lớn nhưng nó thực sự mang lại niềm vui và hạnh phúc trong chính công việc đó.Phật nghĩa là giác ngộ. Khi bạn đạt giác ngộ thì bạn biết tất cả mọi thứ. Bạn sẽ không có khó khăn với rào cản ngôn ngữ; bạn sẽ không gặp bất kỳ chướng ngại nào trong cuộc sống. Chẳng hạn như ngay lúc này đây, tôi cần có người hỗ trí để dịch bài giảng của tôi. Khi chúng ta trơ thành Phật thì bài giảng này không cần thiết phải dịch nữa. Phật có thể đi khắp nơi và có thể nói được tám trăm, một nghìn, tám nghìn ngôn ngữ cùng một lúc. Bất kể điều gì một đức Phật cần làm, Ngài đều có thể làm được. Vì vậy, đó là lý do đơn giản khi chúng ta nói Phật là đại hỷ lạc. Do có đại trí tuệ nên tất cả mọi hành động cũng đều vĩ đại Chẳng có gì phải ích kỷ cả, điều đó tự nhiên như vậy khi bạn biết và hiểu mọi điều. Đây chính là đại trí tuệ và đại hỷ lạc. Bạn biết điều đó. Tôi muốn nói chúng ta có thể kiểm chứng trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay. Không chỉ trí tuệ trởnên vĩ đại mà còn do thành tựu đại trí tuệ, tất cả mọi hoạt động cũng đều trởnên vĩ đại. Một nghìn triệu, hàng tỷ tỷ, hằng hà sa số chúng sinh sẽ được giải thoát chỉ trong một vài giây, và hàng ngàn người, hàng ngàn loài sẽ được lợi ích thông qua giáo pháp và các cụng hạnh của Đức Phật. Không chỉ học mới đem lại lợi ích mà vô số những hoạt động đa dạng khác cũng đem lại lợi ích, không chỉ hạn chế ở bài giảng mà chúng ta đang thực hiện vào lúc này.Tất cả mục tiêu đều sẽ được hoàn thành ngay tức khắc. Đây là những hoạt động mà một người đã gi
ác ngộ có thể thực hiện, có thể làm lợi ich, có thể phát nguyện thực hiện. Vì vậy, Phật không bao giờ có nghĩa là tĩnh tọa trên một ban thờ lớn, ngồi đó và chẳng làm gì cả, nhìn, ngắm và không làm gì cả, thậm chí còn không nói gì. Không, không phải như vậy. Phật năng động hơn chúng ta hàng trăm lần. Phật trí tuệ hơn chúng ta hàng trăm lần và chúng ta nên hiểu điều này. Tôi nghĩ đó cũng là một trong những lí do tại sao mà nhiều hành giả Phật giáo hiện nay lại cho rằng họ phải rất nghiêm túc: thậm chí không quay trái, quay phải, chỉ ngồi bất động, và không cười thành tiếng hay chỉ mỉm cười. Họ nghĩ rằng bậc Thầy không nên mỉm cười hoặc quay trái, quay phải hoặc thực hiện những động tác giống như vậy. Đầu và mọi bộ phận cần phải bất động. Tôi cho rằng họ đã tưởng tượng không đúng bởi vì họ nghĩ Phật phải ngồi an toạ giống như một pho tượng. Đáng tiếc là một bức tượng không thể chuyển động. Đáng tiếc đó chỉ là một bức tượng. Bức tượng là bức tượng. Bức tượng được làm bằng đồng, bằng thép, hoặc bằng vàng hoặc bằng chất liệu nào đó. Thậm chí nếu như bức tượng được làm bằng vàng và rất đắt tiền thì chúng ta vẫn chắc chắn rằng bức tượng sẽ không chuyển động. Vì vậy, Phật không chuyển động, thì lý do gì bậc Thầy lại cử động? bậc Thầy không được cử động như thế. Nếu như bậc Thầy đó là một hành giả Phật giáo vĩ đại và tuân theo Phật Pháp, tại sao bậc Thầy đó lại cử động? Nếu như bậc Thầy muốn cử động cần cử động rất từ tốn, chậm chạp. Đây là hình tượng trong đầu chúng ta, nó hoàn toàn sai lệch và lầm lạc. Tôi nghĩ đó là định kiến vô cùng ngây ngô. Kiểu định kiến này đang ngày càng phổ biến trong xã hội. Một vài bậc Thầy tội nghiệp và những hành giả tội nghiệp phải tập luyện để trơ nên rất tĩnh lặng, không cử động và phải rất nghiêm túc. Họ không có sự lựa chọn; họ phải giả bộ rằng đó là cách cần thực hiện.Tại Tây Tạng cũng vây, chúng tôi được dạy cách đi đứng, giao tiếp với mọi người và những thứ tương tự. chúng tôi được đào tạo như thế theo yêu cầu của xã hội. Trong xã hội, mọi người đều kính trọng cách này, vậy nên tất cả các bậc Thầy phải được huấn luyện theo đó mà không có sự lựa chọn. Tất cả các đạo sư và hành giả đều có phương thức đào tạo nhất định, mặc dù điều này là không xấu, nhưng thành thật mà nói nó rất ấu trĩ. Dĩ nhiên chẳng có điều gì là sai trái cả, nó đã tồn tại như vậy kể từ buổi ban đầu, kể từ thời Đức Phật đã là như vậy rồi. Đức Phật cũng dạy rằng những đệ tử của Ngài cần có cách ăn mặc nhất định. Chiếc áo cà sa không nên quá dài đến mức trùm lên đôi bàn chân nhưng cũng không nên quá ngắn bên trên đầu gối và Ngài dạy nhiều điều tương tự như vậy. Ngài đã đề ra nhiều quy định bởi vì lúc đó xã hội muốn họ làm những việc nhất định.

Đức Phật chế giới luật để mọi nguời phải tôn trọng đạo Phật

Đức Phật không có sự lựa chọn nào khác. Đức Phật chế giới luật. quy định được làm việc này, phải ăn mặc như thế kia... nên mặc màu này hay màu kia nhưng không được mặc màu đó. Chẳng hạn như Ngài cho phép chư tăng của mình chỉ được mặc ba màu duy nhất – màu vàng cam, màu nâu đỏ và màu lam. Đây là ba màu được Ngài quy định và giới hạn cho họ. Họ không được phép mặc các màu khác. Họ không được phép mặc màu trắng và các màu khác, đặc biệt màu trắng. Màu trắng được coi là có ý nghĩa rất xấu. Tại sao? Bởi vì thường dân ấn Độ hay mặc màu trắng. Vì vậy, nếu như một hành giả mặc màu trắng thì họ sẽ không được kính trọng. Do đó, để khiến cho mọi người tôn trọng các tăng ni, Đức Phật đã quyết định đề ra quy định đó và nói: “từ bây giờ trở đi, tất cả các đệ tử nên mặc màu nâu đỏ như vậy mọi người sẽ kính trọng Tăng đoàn hơn”. Chuyện là như vậy; nó phù hợp với nguỵện vọng của mọi người.Ngài đề ra những giới luật như thế và tiếp đó khi đạo phật được truyền đến Tây Tạng, màu lam không được kính trọng. Vào thời điểm đó, Đức Phật đã nhập Niết bàn và bây giờ các tín đồ Tây Tạng nghĩ rằng màu lam không tốt – tại sao? Bởi vì những thường dân Tây Tạng mặc đồ màu lam; họ không mặc màu trắng, lúc nào họ cũng chỉ mặc màu lam. Những thường dân ở Tây Tạng nghĩ rằng: “ồ, vị hành giả đáng kính và tăng đoàn này, họ mặc màu lam và chúng ta không muốn kính trọng họ”. Đó là xã hội và tâm si mê của con người. Cho nên, quy định này được thay đổi một chút và yêu cầu chúng ta không nên mặc màu lam bởi vì màu lam không được tôn trọng, chúng ta phải mặc trang phục màu nâu đỏ và màu vàng cam. Vì vậy, những điều ấu trĩ này luôn tồn tại khắp mọi nơi. Nó có thể có những ý nghĩa nhất định nhưng nó không tốt cũng chẳng xấu. Điều quan trọng nhất là tâm, là trạng thái tâm thức – sự an định, hiểu biết và trí tuệ. điều quan trọng nhất trong đạo Phật và thực hành Phật Pháp là sự thực chứng. Từ nay trở đi cho đến khi thành tựu tâm giác ngộ, đó là những gì mà chúng ta thực sự cần chú ý và thận trọng chứ không phải là hình tướng bên ngoài. Tiếc thay, hình thức bên ngoài phải phù hợp với những gì mà xã hội mong muốn và coi trọng.

Phải thiện xảo khi thực hành bất cứ điều gì

Do vậy, phải thiện xảo khi làm bất kỳ điều gì và khi đó chúng ta mới có thể chỉ cho họ thấy Bồ đề nguyện theo một hình thức thích hợp. Hãy “cử động như loài voi”, có thế họ mới thích bạn. Tôi muốn nói, vào thời trước, người ta nhất định sẽ thích một hành giả như bạn nếu bạn cử động giống như loài voi. Có câu nói rằng: nếu sự hành trì, tu tập giống như con hươu, càng nhanh, càng tiến bộ thì cử động lại càng chậm chạp. Câu này không có trong giáo pháp; tôi chưa từng thấy nó trong kinh điển nhưng đó là một câu ngạn ngữ Tây Tạng. Đôi khi, nó cũng có lý vì nếu bạn hành trì, tu tập rất nhiều, rất tiến bộ thì đó ng là cử động của thân thể sẽ chậm lại đôi chút. Theo kinh nghiệm mà nói, cũng đúng phần nào, nó chứa đựng một phần sự thật nhưng không nhiều. Tôi tin là như vậy nhưng vấn đề này lại trở nên rất to tát. Mọi người kỳ vọng người thầy phải cử động di chuyển theo “cách của loài voi”, nhẹ nhàng, chậm chạp, không quay trái, quay phải. Khi ấy, họ sẽ kính trọng và chừng nào họ còn kính trọng, họ cũng được lợi ích nhờ được truyền cảm hứng. Họ sẽ hứng khởi nghĩ rằng “ ồ, cử chỉ của đạo sư theo cách này thật hay, Quần áo của ngài có màu rất đẹp mà chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy – chúng ta chưa bao giờ mặc. Đó là màu nâu đỏ mà thực sự chúng ta chưa bao giờ mặc; đó là màu rất đẹp và tất cả những điều này là rất tốt”. Hình thức bề ngoài sẽ tạo cảm hứng cho họ và chừng nào họ có nguồn cảm hứng, họ sẽ đi theo bậc Thầy ấy, và khi đó sự hướng dẫn của ông sẽ được những người hứng khởi chấp nhận. Cho nên, đây là việc tốt đẹp, không có gì là sai trái cả. Cũng là rất tốt vì nó diễn ra như thế. Như vậy, tôi đã bàn về mức độ tu hành cao cấp của Bồ đề tâm, bố thí chính bản thân bạn cho người khác, bố thí gia đình của bạn, tài sản của bạn, kể cả thân thể của bạn, đôi mắt của bạn, tất cả mọi thứ. Bạn sẽ cảm thấy hoan hỷ khi làm tất cả những việc này, nhưng từ giờ cho đến lúc đó bạn chưa nên thực hiện những công hạnh ở mức độ cao này.

Bồ tát giới là lời hứa nguyện

Tôi sẽ giảng nhanh về Bồ Tát giới: đó là hình thức lời hứa nguyện, ví dụ như “Tôi nguyện bằng hết sức mình đem lại lợi ích cho chúng sinh”. Đó là lời nguyện và không cần có bất kỳ lời nguyện nào lớn hơn nữa. Đó là lời nguyện rất ý nghĩa và bạn phải phát nguyện đó, nếu như bạn – một hành giả có lòng bi mẫn và tình yêu thương đó đối với tất cả chúng sinh - trước hết muốn lợi ích cho bản thân, sau đó cứu độ muôn loài. Hãy chia sẻ tất cả lợi ích, mọi công đức hoặc bất kể những gì mà bạn tích luỹ được cho mọi người. Đó là điều vô cùng đáng quý và bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc làm phương hại bất cứ chúng sinh nào. Vậy lời nguyện này, lời cam kết hay lời hứa này, nhất định sẽ khiến bạn trở thành con người cao cả. Từ thời điểm bạn phát nguyện, bạn trơ thành một Bậc Bồ Tát vĩ đại. Mặc dù bạn không phải là hành giả cao cấp nhưng đơn giản là bạn trơ thành một người rất vĩ đại, từ giây phút bạn phát lời hứa nguyện đó. Trên thực tế, có mười tám đại nguyện và bốn mươi sáu giới nguyện nhỏ nhưng rất chi tiết. Tuy nhiên, cốt yếu là chúng ta không nên từ bỏ sự nghiệp lợi tha trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thậm chí nếu ai đó đối xử rất bất công với bạn, bạn cũng không nên trách móc họ về điều đó. Bạn cần có đủ vững vàng để tiếp tục thương yêu và từ bi đối với mọi người, bao gồm cả người đó. Chẳng hạn, bạn có thể chăm sóc một con chó trong nhiều năm và bạn thực sự hoà hợp với con chó đó, nhưng rồi một ngày kia, vì một lý do nào đấy mà con chó cắn bạn. Rồi bạn nghĩ thầm rằng: “Không, từ nhiều năm rồi, mình đã cho con chó này ăn và rồi nó lại đền đáp bằng cách cắn mình, vậy thì từ nay, mình sẽ không bao giờ cho nó ăn nữa”. nếu như thái độ đó xuất hiện trong tâm của bạn thì nó sẽ phá hủy lời nguyện Bồ Tát của người thực hành tu tập Bồ Đề Tâm. Tuy nhiên, lời nguyện có thể được phục hồi lại bằng cách phát nguyện hàng ngày. Bạn có thể phát nguyện lại, sáu lần một ngày hoặc có thể là một lần một ngày. Bạn phải phát nguyện và rồi giới phẩm có thể được phục hồi. Thậm chí nếu bạn làm bể nguyện thì bạn vẫn có thể phục hồi lại lời nguyện đó. Nhưng kiểu thái độ như trên là yếu tố huỷ hoại, một trong những yếu tố huỷ hoại lớn nhất. Tôi cho rằng hầu hết giới nguyện Tiểu Thừa đều không thể được khôi phục lại, nếu bạn phá giới thì không còn cách nào khôi phục lại. Bồ Đề Tâm giới có thể được khôi phục khi ta phát nguyện lại. Giới nguyện trong Kim Cương Thừa hay tam muội gia giới cũng có thể khôi phục được nhưng khó khăn một chút.

Bồ tát giới có nghĩa là chúng ta phát nguyện không làm tổn hại bất kỳ ai mà đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh

Điểm quan trọng nhất trong Bồ Tát và Bồ Đề Tâm giới như tôi đã trình bày ở phần trên là không từ bỏ bất kỳ ai trong lời nguyện của bạn, trong những công hạnh lợi tha của bạn cũng như không làm hại bất kỳ ai. Không làm hại bất kỳ ai, thậm chí ngay trong ý nghĩ. Nhiều người có vẻ bề ngoài rất hiền hòa, tĩnh tại và hữu ích, nhưng về nội tâm họ có thể rất xấu xa. Điều này cũng có thể được thực hành tu tập trong Bồ Đề Tâm giới. Về mặt tinh thần, con người ta phải rất từ bi với tâm khát khao giác ngộ.hoàn toàn phát triển. Bồ Tát giới có nghĩa là chúng ta phát nguyện không tổn hại bất kỳ một ai và đem lại lợi ích cho chúng sinh; cho dù đó là con người, động vật hay bất kỳ một hữu tình nào, trong mọi trường hợp, chúng ta hãy tận tâm nỗ lực để lợi ích vạn loài hữu tình.

Nguồn: The Heart of Enlightenment (Part 2), The Dragon, August 2006.

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2012(Xem: 54045)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 18309)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
03/02/2012(Xem: 20136)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
13/12/2011(Xem: 10384)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
30/09/2011(Xem: 3779)
Thứ nhất: Việc của bản thân. Thứ hai: Việc của người khác. Thứ ba: Việc của Hoàn cảnh thiên nhiên trời đất. 1-Việc của bản thân: Mỗi sáng thức dậy, ta biết mình vẫn còn sống với một ngày mới như hôm nay mình làm gì, ăn uống ra sao, cần quan tâm và giúp đỡ những ai, ta sẽ cảm nhận phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại, vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc… đều do ta quyết định, không một ai có thể ban phước giáng họa.
05/09/2011(Xem: 6283)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
20/06/2011(Xem: 9661)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 8922)
Ngày xưa, lúc đức Thế Tôn mới Thành Đạo, số lượng đệ tử còn ít, hơn nữa những vị đệ tử này đa số là những vị xuất chúng, nhiều vị đã có căn cơ chứng ngộ. Nhưng về sau càng ngày đệ tử càng đông, cuộc sống Tăng Đoàn có phần phức tạp, gây nhiều sai trái, do đó đức Phật chế ra Giới Luật.
20/06/2011(Xem: 11943)
Cuộc sống của con người có lúc thịnh, lúc suy, lúc thanh nhàn dễ dãi, lúc gian nan thử thách. Nếu khi gặp gian nan thử thách mà con người không có một ý chí vững chắc, một nghị lực phi thường, một tinh thần dũng cảm thì trước sau gì cũng bị thất bại.
24/05/2011(Xem: 14827)
01 Nghi thức quá đường 02 Tại sao không thờ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm sơ Tổ? 03 Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật. 04 Vấn đề sát sanh hại vật 05 Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng? 06 Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? 07 Ý nghĩa chắp tay như thế nào? 08 Tại sao khi cúng vong tụng chú biến thực biến thủy? 09 Tại sao đưa linh cữu còn ghé thăm nhà? 10 Vấn đề bản ngã thật giả thế nào? 11 Ý nghĩa Phật bước đi bảy bước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]