Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh cần giữa phóng dật

15/04/201312:45(Xem: 16687)
Tinh cần giữa phóng dật

hoa_sen (6)


Kinh Pháp Cú

Tinh Cần Giữa Phóng Dật

Thuở nọ có hai Tỳ kheo lãnh thọ chủ đề thiền quán của đức Thế Tôn rồi lui về rừng khổ hạnh tu tập. Sáng sớm hôm đó, một vị mang củi ra, chuẩn bị lò than chu đáo để suốt canh một đêm đó ngồi sưởi ấm tán dóc với các chú Sa di và các chú điệu, thôi thì bàn tán đủ thứ: chuyện trong chùa ngoài ngõ, chuyện thiện nam tín nữ, chuyện xuất gia hoàn tục, chuyện giải thoát trầm luân, chuyện cải trang khất thực, chuyện giả danh sa môn, chuyện nghe kinh ngủ gục v.v... các chú Sa di và các chú điệu cứ há mồm ra nghe thầy nhận xét và luận chuyện phiếm mà không biết chán.

Trong khi vị Sa môn kia thì nhất tâm quán niệm, hạ thủ công phu. Thấy pháp hữu của mình phí phạm giờ giấc một cách oan uổng, thầy ngỏ lời nhắc nhở:

-- Thưa thầy, xin thầy đừng giận nghe! "Trung ngôn nghịch nhĩ " đó. Thấy thầy đêm đêm ngồi chơi tán gẫu uổng quá. Thời giờ qua mau mà thầy. Vả lại "Thị phi chỉ vị đa khai khẩu". Nói nhiều thì lỗi nhiều. Chê khen nhiều thì tâm hồn mình bị rối rằm. Ðức Thế Tôn từng dạy:

"Vậy đó A Tu La
Xưa nay đều thế cả,
Ngồi im bị đả phá,
Nói nhiều bị người chê,
Nói ít bị người phê,
Không ai không bị trách,
Trên trần thế bộn bề!" (Pháp Cú 227)

Phân tích, mổ xẻ, phê bình, chỉ trích thì dễ lắm, nhưng bắt tay vào việc, âm thầm hành đạo, mang lại lợi ích cho mình cho người, cho hiện tại và cho tương lai thì khó khăn vô cùng. Ðúng là:

"Khó thay sống khiêm tốn,
Thanh tịnh tâm vô tư
Giản dị đời trong sạch
Sáng suốt trọn kiếp người" (Pháp Cú 245)

Tỳ kheo mà buông lung cẩy thả, lộng ngữ phóng tâm, lững thững qua ngày thì nhất định phải đắm chìm khốn khổ. Không thể dùng xảo ngôn lợi khẩu mà lường gạt ân đức của Phật Tổ tôn sư. Chỗ huynh đệ thâm giao, xin huynh tha cho những lời thắm thiết".

Ðộng lòng tự ái, vị Sa môn giải đãi buông lời hờn mát:

-- Ôi! Phật pháp nhiệm mầu, thậm thâm vi diệu, tám vạn bốn ngàn pháp môn. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, hơi đâu mà bận tâm đến gia phong đạo nghiệp của người khác! Xin cám ơn thầy.

Thấy mình chưa đủ sức cảm hóa thân hữu, vị Sa môn tinh chuyên cần mẫn liền nhập từ bi quán, cất bước hành thiền và đi vào chánh định.

Sau canh tán dóc bên lò lửa, vị Sa môn thích ba hoa đi vào cùng lúc với vị Sa môn tinh tấn, đã xả thiền và vào am riêng của mình. Lát sau, thấy vị sư tinh tấn nằm ngủ, vị giải đãi đến thả giọng đâm hông:

-- Ủa! Thầy lành thọ yếu chỉ thiền tông của chư Phật để rồi vào rừng ăn no ngủ kỹ như vậy à! Thầy không chuyên tâm tỉnh thức, nội quán thanh lương nữa sao?

Nói xong, sư về phòng nằm đánh một giấc ngon lành tới sáng. Còn sư tinh tấn thì canh ba thức dậy, quán niệm thiền hành, và sau một thời gian nỗ lực tu tập, thầy chứng quả A La Hán, đầy đủ thần thông diệu dụng, trong khi sư ba hoa kia thì mãi lún sâu vào nếp sống buông lung phóng dật.

Sau giai đoạn ẩn tu trong rừng khổ hạnh, hai sư bèn cùng về thăm đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ Ngài rồi ngồi sang một bên. Ðức Thế Tôn đáp lễ trong niềm hoan hỷ và ngỏ lời thăm dò:

-- Ta tin là các thầy đã nỗ lực trong nếp sống tinh tấn tu hành. Ta tin là các thầy đã thành tựu đạo nghiệp.

Vị sư phóng túng đáp:

-- Bạch đức Thế Tôn, làm sao thầy ấy có thể được gọi là tinh chuyên cần mẫn! Từ khi xa đức Thế Tôn, thầy ấy chỉ biết trưởng dưỡng sắc thân, ngủ nghỉ thoải mái.

-- Còn thầy thì sao? Ðức Thế Tôn hỏi.

-- Con ấy à! Bạch Ðức Thế Tôn, sáng sớm con đem củi ra chuẩn bị một lò than tươm tất để đêm đêm ngồi sưởi ấm và luận chuyện Ðông Tây chứ không ngủ.

-- Thầy đã hoang phí thời giờ trong buông lung thất niệm mà gọi là chuyên tâm thiền định sao? Ðức Thế Tôn nói. Thầy đã lầm hạnh nỗ lực tinh cần với tính buông lung cẩu thả. Thầy biết đấy, trong cuộc so tài, con tuấn mã bao giờ cũng bỏ xa con ngựa hèn.

Ngài đọc kệ:

-- "Tinh cần giữa phóng dật
Tỉnh thức giữa ngủ mê
Người trí như tuấn mã
Bỏ xa con ngựa hèn." (Pháp Cú 29)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2014(Xem: 8993)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11280)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/03/2014(Xem: 6875)
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
12/03/2014(Xem: 28307)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/03/2014(Xem: 10197)
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa. Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
11/03/2014(Xem: 12489)
Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm.
11/03/2014(Xem: 6734)
Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì cóchữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青 là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen.
10/03/2014(Xem: 8769)
Mặt trời lên ở phương Đông, giữa trưa ở tại đỉnh đầu rồi ngả dần về phương Tây và mất bóng. Ngày nào cũng theo chu trình đó mà đi. 21/3 mỗi năm, mặt trời ở thiên đỉnh xích đạo. Những tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất ở xích đạo. Sau đó nó di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và ở thiên đỉnh chí tuyến Bắc vào ngày 22/6.
09/03/2014(Xem: 9190)
minh_hoa_quang_duc (160) Lòng tham bắt rễ từ sự mong muốn có được của mỗi con người. Nó là một nhu cầu thực tế bởi do nghiệp duyên quá khứ ràng buộc nên ta mới được sinh ra trên cõi đời này. Nghiệp thì có tốt, có xấu chứ không một chiều như nhiều người lầm tưởng. Một em bé vừa chào đời cất tiếng khóc oa oa vì muốn có sữa mẹ, khi nó đói khát thì khóc lên đòi vú mẹ, một thời gian sau nó còn biết nắm bầu vú bên kia để thỏa mãn sự muốn có của mình.
09/03/2014(Xem: 7810)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]