Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh cần giữa phóng dật

15/04/201312:45(Xem: 17252)
Tinh cần giữa phóng dật

hoa_sen (6)


Kinh Pháp Cú

Tinh Cần Giữa Phóng Dật

Thuở nọ có hai Tỳ kheo lãnh thọ chủ đề thiền quán của đức Thế Tôn rồi lui về rừng khổ hạnh tu tập. Sáng sớm hôm đó, một vị mang củi ra, chuẩn bị lò than chu đáo để suốt canh một đêm đó ngồi sưởi ấm tán dóc với các chú Sa di và các chú điệu, thôi thì bàn tán đủ thứ: chuyện trong chùa ngoài ngõ, chuyện thiện nam tín nữ, chuyện xuất gia hoàn tục, chuyện giải thoát trầm luân, chuyện cải trang khất thực, chuyện giả danh sa môn, chuyện nghe kinh ngủ gục v.v... các chú Sa di và các chú điệu cứ há mồm ra nghe thầy nhận xét và luận chuyện phiếm mà không biết chán.

Trong khi vị Sa môn kia thì nhất tâm quán niệm, hạ thủ công phu. Thấy pháp hữu của mình phí phạm giờ giấc một cách oan uổng, thầy ngỏ lời nhắc nhở:

-- Thưa thầy, xin thầy đừng giận nghe! "Trung ngôn nghịch nhĩ " đó. Thấy thầy đêm đêm ngồi chơi tán gẫu uổng quá. Thời giờ qua mau mà thầy. Vả lại "Thị phi chỉ vị đa khai khẩu". Nói nhiều thì lỗi nhiều. Chê khen nhiều thì tâm hồn mình bị rối rằm. Ðức Thế Tôn từng dạy:

"Vậy đó A Tu La
Xưa nay đều thế cả,
Ngồi im bị đả phá,
Nói nhiều bị người chê,
Nói ít bị người phê,
Không ai không bị trách,
Trên trần thế bộn bề!" (Pháp Cú 227)

Phân tích, mổ xẻ, phê bình, chỉ trích thì dễ lắm, nhưng bắt tay vào việc, âm thầm hành đạo, mang lại lợi ích cho mình cho người, cho hiện tại và cho tương lai thì khó khăn vô cùng. Ðúng là:

"Khó thay sống khiêm tốn,
Thanh tịnh tâm vô tư
Giản dị đời trong sạch
Sáng suốt trọn kiếp người" (Pháp Cú 245)

Tỳ kheo mà buông lung cẩy thả, lộng ngữ phóng tâm, lững thững qua ngày thì nhất định phải đắm chìm khốn khổ. Không thể dùng xảo ngôn lợi khẩu mà lường gạt ân đức của Phật Tổ tôn sư. Chỗ huynh đệ thâm giao, xin huynh tha cho những lời thắm thiết".

Ðộng lòng tự ái, vị Sa môn giải đãi buông lời hờn mát:

-- Ôi! Phật pháp nhiệm mầu, thậm thâm vi diệu, tám vạn bốn ngàn pháp môn. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, hơi đâu mà bận tâm đến gia phong đạo nghiệp của người khác! Xin cám ơn thầy.

Thấy mình chưa đủ sức cảm hóa thân hữu, vị Sa môn tinh chuyên cần mẫn liền nhập từ bi quán, cất bước hành thiền và đi vào chánh định.

Sau canh tán dóc bên lò lửa, vị Sa môn thích ba hoa đi vào cùng lúc với vị Sa môn tinh tấn, đã xả thiền và vào am riêng của mình. Lát sau, thấy vị sư tinh tấn nằm ngủ, vị giải đãi đến thả giọng đâm hông:

-- Ủa! Thầy lành thọ yếu chỉ thiền tông của chư Phật để rồi vào rừng ăn no ngủ kỹ như vậy à! Thầy không chuyên tâm tỉnh thức, nội quán thanh lương nữa sao?

Nói xong, sư về phòng nằm đánh một giấc ngon lành tới sáng. Còn sư tinh tấn thì canh ba thức dậy, quán niệm thiền hành, và sau một thời gian nỗ lực tu tập, thầy chứng quả A La Hán, đầy đủ thần thông diệu dụng, trong khi sư ba hoa kia thì mãi lún sâu vào nếp sống buông lung phóng dật.

Sau giai đoạn ẩn tu trong rừng khổ hạnh, hai sư bèn cùng về thăm đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ Ngài rồi ngồi sang một bên. Ðức Thế Tôn đáp lễ trong niềm hoan hỷ và ngỏ lời thăm dò:

-- Ta tin là các thầy đã nỗ lực trong nếp sống tinh tấn tu hành. Ta tin là các thầy đã thành tựu đạo nghiệp.

Vị sư phóng túng đáp:

-- Bạch đức Thế Tôn, làm sao thầy ấy có thể được gọi là tinh chuyên cần mẫn! Từ khi xa đức Thế Tôn, thầy ấy chỉ biết trưởng dưỡng sắc thân, ngủ nghỉ thoải mái.

-- Còn thầy thì sao? Ðức Thế Tôn hỏi.

-- Con ấy à! Bạch Ðức Thế Tôn, sáng sớm con đem củi ra chuẩn bị một lò than tươm tất để đêm đêm ngồi sưởi ấm và luận chuyện Ðông Tây chứ không ngủ.

-- Thầy đã hoang phí thời giờ trong buông lung thất niệm mà gọi là chuyên tâm thiền định sao? Ðức Thế Tôn nói. Thầy đã lầm hạnh nỗ lực tinh cần với tính buông lung cẩu thả. Thầy biết đấy, trong cuộc so tài, con tuấn mã bao giờ cũng bỏ xa con ngựa hèn.

Ngài đọc kệ:

-- "Tinh cần giữa phóng dật
Tỉnh thức giữa ngủ mê
Người trí như tuấn mã
Bỏ xa con ngựa hèn." (Pháp Cú 29)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2016(Xem: 8731)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 8314)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8405)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8557)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 12318)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 18029)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 11243)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7548)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 8174)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 8115)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]