Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

15/04/201312:45(Xem: 14628)
Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

phatthichca2


Kinh Pháp Cú

Ðức Bổn Sư - Hình Ảnh Của Lòng Kiên Định

Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.

Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, Ngài đã phải bao phen nhẫn nhục trước thái độ ngang tàng, phách lối của Ðề Bà Ðạt Ða, người em con chú của Ngài.

Hôm đó, Tất Ðạt Ða đang ngồi trên lưng voi diễu qua kinh thành Ca Tỳ La Vệ sau khi thắng cuộc so tài cung kiếm, và được Quốc vương Thiện Giác gả công chúa Da Du Ðà La. Ðề Bà Ðạt Ða nổi máu ganh tức và để ra uy với mọi người, chàng tóm lấy đàu voi, đấm chơi một cú, và thớt voi khổng lồ lăn đùng xuống đất. Thái tử Tất Ðạt Ða té nhào. Chàng thản nhiên đứng dậy, ôn tồn nói: -- Ðề Bà Ðạt Ða, hành động của cậu không đẹp tí nào, chưa phải lúc cho cậu dương oai diễu võ như vậy! Ðề Bà Ðạt Ða ngước mặt kênh kênh rồi bỏ đi.

Qua 6 năm tu hành khổ hạnh trong núi rừng sương tuyết, Ngài đã phải kham nhẫn đến độ tưởng chừng như sức người không chịu nổi, để rồi dưới cội Bồ đề, trước giờ đắc đạo, âm binh quỷ quái và nội chướng ngoại ma trong nhiều đời nhiều kiếp nhất tề nổi dậy công phá mục tiêu giải thoát và hóa độ chúng sanh cao cả của Ngài. Và tất nhiên là chúng đã bị trí tuệ và sức kiên định của Ngài hàng phục.

Sau khi ngộ Ðạo, trên bước đường vân du hoằng hóa, Ngài lại gặp biết bao nghịch cảnh rợn người. Với hạnh từ bi, nhẫn nhục, Ngài đã hóa giải và nhiếp thọ tất cả.

Một hôm, trên đường về Xá vệ, đức Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng nhằm mùa gặt hái. Dân chúng đang nô nức ăn mừng linh đình. Thấy đức Thế Tôn từ xa đi lại, Bharadvaja, một tín đồ Bà La Môn, chạy ra dang hai tay chặn Ngài, nói: -- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ông làm gương xấu cho mọi người. Ở đây, chúng tôi đang kiểm điểm và ăn mừng thành quả lao động của chúng tôi. Ông chả làm gì cả. Ông lang thang khắp nẻo phố phường. Ông lê la cùng đường cùng xóm. Ông chỉ mệt một chút là gặp ai, ông cũng chìa bình bát ra. Tốt hơn là ông nên lao động, ông nên cày bừa gíeo hạt mà ăn.

-- Này bạn, đức Phật mỉm cười nói, ta cũng cày bừa gieo hạt như bạn, khi công việc làm xong, ta dùng bữa thoải mái.

-- Ông mà cũng cày bừa gieo hạt! Ai tin được điều đó? Trâu bò của ông đâu? Hạt giống của ông đâu?

-- Này bạn, hiểu biết trong sạch là hạt giống mà ta gieo trồng, tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố: Lưỡi cày là trí huệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò khoẻ mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục tróc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hạt bất tử.

Như bị thôi miên, Bharadvaja đứng sững sờ một lát rồi sụp lạy dưới chân Ngài. Ðoạn mời Ngài vào nhà, cúng dường vật thực và thỉnh Ngài thuyết pháp cho gia quyến cùng nghe. Ngài đã thuyết pháp Bát chánh đạo và Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mọi người hoan hỷ lắng nghe và xin quy y Ngài.

Rồi có lần đức Thế tôn và A Nan bị Hoàng hậu Magàndiya xúi giục đám nô lệ mắng nhiếc thậm tệ. Chúng gọi thầy trò Ngài là lũ âm binh ma quái, bọn súc sanh trá hình. A Nan đau buồn, thỉnh Phật đi nơi khác. Ðức Thế tôn nhỏ nhẹ hỏi: -- Nên đi đâu bây giờ, A Nan?

-- Ðến một thành phố khác, bạch Thế tôn.

-- Nếu ở đó bị hủy báng nữa thì sao?

-- Thì đến thành phố khác nữa.

-- Nếu bị hủy báng nữa?

-- Thì đến nơi khác nữa.

-- A Nan, ở đâu có chướng duyên, ở đó ta dừng bước. Ta như một thớt voi lâm trận, chấp nhận mọi cung tên và kham nhẫn mọi hủy báng. Có ai nghe voi than phiền giữa trận mạc bao giờ. Hãy tu tập hạnh nhẫn nhục, A Nan.

Lố bịch nhất là nhóm ẩn sĩ Bà La Môn âm mưu xúi giục Chiến già (Sincâ) lăng nhục Ðức Phật.

Một buổi sáng đẹp trời, Ngài đang thuyết pháp giữa chánh điện. Chiến già, trông giống như một bà đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khệnh khạng vào ngồi trước mặt đức Thế Tôn rồi cất giọng sang sảng nói: -- Ngài thuyết pháp lời lẽ ngọt như đường mật. Còn em, mang thai với Ngài, sắp làm mẹ trong nay mai, thì không có đến một nơi nằm chỗ; củi lửa than dầu cũng không có! Nếu Ngài xấu hổ thì nhờ đệ tử của Ngài như quốc vương Ba Tư Nặc hay trưởng giả Cấp Cô Ðộc lo cho em chứ. Nhưng không ! Ngài chỉ biết vui hưởng ái tình mà cóc cần cưu mang trách nhiệm ! Ả vừa nói vừa huơ huơ hai tay lên trời như một mụ phù thủy.

Ðức Thế Tôn thản nhiên, hỏi: -- Này cô em, cô nói thật hay vu khống đó?

-- Anh biết rõ quá mà, em đâu có nói láo!

Các Phật tử Ưu bà di định đứng dậy lôi cổ con mẹ khùng khùng ra khỏi chùa, nhưng đức Thế Tôn đưa tay ra hiệu họ ngồi xuống. Thấy thế, Chiến già càng thêm sôi máu, ả đứng phắt dậy, định xông đến làm nhục đức Thế Tôn, nhưng vì ả thở mạnh quá, chiếc dây nịt ở bụng đứt ra, trái banh gỗ rớt xuống sàn nghe cái bạch, đức Thế Tôn cười nói: -- Ðó, con của cô sanh rồi đó! Vừa xấu hổ, vừa sợ hãi, ả té xỉu bất tỉnh, hai sư cô phải dìu ả sang nhà bên xoa dầu, thoa bóp và chăm sóc cho đến khi ả tỉnh lại.

Ngay với cả đệ tử của mình, đức Thế Tôn cũng thường giáo hóa bằng hạnh nhẫn nhục.

Nhóm Tăng trẻ tại Kiều Thưởng Di say mê tranh luận đến bất chấp ngôn hạnh của Bổn sư. Hai ba lần khuyên răn không được, đức Thế Tôn họp chúng lần chót, dạy rằng:

-- "Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn sáng suốt. Chướng ngại nào mà hai bạn tài đức không thể vượt qua? Người không có bạn tâm giao khác nào vua không có đất nước, phải lang thang phiêu bạt trong cô đơn hiu hắt như thớt voi già trong cánh rừng hoang."

Ngài lặng lẽ giã từ Tăng chúng, một mình ôm bát núi an cư ba tháng mùa mưa với sự trợ giúp của chú voi già và cậu khỉ vàng thân thiện.

Ðề Bà Ðạt Ða, đệ tử Phật, quyết tâm hại Phật để thống lãnh Tăng đoàn, Ngài vẫn không hề than trách. Ngài cố tình tránh mặt và nghĩ rằng chỉ có lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục mới đủ sức cảm hóa con người một dạ hai lòng và nhiều tham vọng đó. Và đúng như vậy, trong thời gian lâm bệnh, Ðề Bà Ðạt Ða đã ngày đêm ăn năn sám hối và niệm danh hiệu Ngài cho đến khi giã từ dương thế trong đau thương khốn khổ. Ngài từng dạy:

"Nhẫn nhục hạnh tối cao
Niết bàn quả tối thượng
Xuất gia nhiễu hại người
Ðâu còn là Sa Môn." (Pháp Cú 184)

Nhẫn nhục quả là đức hạnh cao cả của bậc Ðại hùng, Ðại lực, Ðại trí, Ðại bi. Thiếu kiên định và nhẫn nhục thì Phật sự và đạo nghiệp khó thành. Thảo nào trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn đã di chúc lại cho môn đệ của Ngài trong kinh Di giáo: -- "Ai kham thọ nhẫn nhục một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, người ấy xứng danh là bậc vào đạo có trí".

Ðúng vậy ! Chỉ có Nhẫn Nhục mới tránh được mọi xung đột, oan khiên và bất hạnh trên đời.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2013(Xem: 8078)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10496)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7476)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16413)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8933)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9705)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9541)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9325)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 12433)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 12235)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com